Sở GD-ĐT TPHCM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT GIỮA HK2 – NĂM HỌC: 2014 – 2015 Trường THPT Mạc Đĩnh Chi MÔN HÓA HỌC – LỚP 10 – CHUYÊN ĐỀ 1 Thời gian làm bài : 45 phút (có 02 trang) (Đề HỌC SINH CÓ SBD LẺ LÀM ĐỀ 1 VÀ PHẢI GHI VÀO GIẤY LÀM BÀI “ ĐỀ 1 ’’ Cho: Cl=35,5 O=16, H=1, Mn=55, Zn=65, Al=27, Na=23, Li=7, K=39, Rb=87,Zn=65, Fe=56, Mg=24, Cu=64, N=14 1. Lượng khí clo sinh ra khi cho dd HCl đặc , dư tác dụng với 13,92 g MnO2 đã oxi hoá hoàn toàn kim loại M , tạo ra được 15,2gam muối Kim loại M là A. Mg(24) B. Fe(56) C. Cu (64) D. Zn(65) 2. Để loại bỏ Al, Fe, CuO ra khỏi hỗn hợp gồm Ag, Al, Fe và CuO, có thể dùng lượng dư dung dịch nào sau đây? A. dd Fe(NO3)3. B. dd NaOH. C. dd HNO3. D. dd HCl. 3. Đốt cháy 11,9 gam hỗn hợp gồm Zn, Al trong khí Cl2 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 40,3 gam hỗn hợp muối. Thể tích khí Cl2 (đktc) đã phản ứng là A. 8,96 lít B. 6,72 lít C. 17,92 lít D. 11,2 lít 4. Điện phân dung dịch AgNO3 ở catot ( cực âm) thu được chất nào? A. H2. B. Ag C. N2. D. O2. 5. Sản phẩm thu được khi điện phân dung dịch KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp) là A. KOH, O2 và HCl. B. KOH, H2 và Cl2. C. K và Cl2. D. K, H2 và Cl2. 6. Điện phân một muối clorua kim loại kiềm nóng chảy thu được 0,896 lít khí Cl2 (đkc) ở anốt và 1,84 g kim loại ở catốt. Công thức muối đó là: A. NaCl B. LiCl C. KCl D. RbCl 7. Cho m gam hỗn hợp gồm Mg, Zn, Fe tác dụng hết với dd HCl loãng thu được 6,72 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 43,3 g muối khan. Giá trị của m là ? A. 13,9 g B. 14,5 g C. 22 g D. 19,3 g 8. Thể tích dd HCl 2M tối thiểu cần dùng để hòa tan hết 2,32 gam sắt từ oxit là : A. 30ml B. 60ml C. 50ml D. 40ml 9. Có 4 chất bột màu trắng là vôi bột, bột gạo, bột thạch cao (CaSO4.2H2O) bột đá vôi (CaCO3). Chỉ dùng chất nào dưới đây là nhận biết ngay được bột gạo? A. Dung dịch HCl B. Dung dịch H2SO4 loãng C. Dung dịch Br2 D. Dung dịch I2 10. Phản ứng nào sau đây được dùng để điều chế khí hiđro clorua trong phòng thí nghiệm? A. H2 + Cl2 2HCl B. Cl2 + H2O ® HCl + HClO C. Cl2 + SO2 + 2H2O ® 2HCl + H2SO4 D. NaHSO4 + HCl 11. Ứng dụng nào sau đây không đúng? A. Clo dùng sản xuất Teflon để phủ lên chảo không dính. B. Dung dịch NaF loãng dùng làm chất chống sâu răng. C. Dung dịch 5% Iốt trong etanol dùng sát trùng vết thương. D. KI hoặc KIO3 được dùng sản xuất muối iốt. 12. Những hiđro halogenua có thể thu được khi cho H2SO4 đặc lần lượt tác dụng với các muối NaF, NaCl, NaBr, NaI là A. HF, HCl, HBr, HI B. HF, HCl, HBr và một phần HI C. HF, HCl, HBr D. HF, HCl . 13. Clo không phản ứng với chất nào sau đây? A. NaOH B. NaCl C. Ca(OH)2 D. NaBr 14. Hoà tan hết 1 lượng kim loại hoá trị 2 bằng dd HCl 14,6% vừa đủ thu được 1 dung dịch muối có nồng độ 18,19%. Kim loại đã dùng là A. Ca (40) B. Fe(56) C. Mg(24) D. Zn(65) 15. Chọn phát biểu sai: A. Trong tất cả các hợp chất flo chỉ có số oxi hoá là -1. B. Không dùng bình thuỷ tinh để đựng axit flohiđric. C. Các đơn chất nhóm halogen đều là chất khí ở điều kiện thường. D. Trong các hợp chất với hđrô và kim loại các halogen luôn có số oxi hoá -1 16. Dấu hiệu nào sau đây dùng để nhận biết phản ứng oxi hóa - khử ? A. Tạo ra chất kết tủa B. Tạo ra chất khí ( sủi bọt) C. Màu sắc của các chất thay đổi D. Có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố 17. Số oxi hóa của các nguyên tử cacbon trong CH3CHO lần lượt là : A. -3 , +1 B. -3 , +1 C. +3,-1 D. +3, 0 18. Trong phản ứng : 3M + 2NO3- + 8H+ → Mn+ + NO + H2O . Giá trị của n là : A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 19. Cho phản ứng : a FeS + b H+ + c NO3- → Fe3+ + SO42- + NO + H2O . Sau khi cân bằng tổng hệ số a+b+c là A. 3 B. 4 C. 6 D. 8 20. Cho các phản ứng sau: (a) 4HCl + PbO2 → PbCl2 + Cl2 + 2H2O. (b) HCl + NH4HCO3 → NH4Cl + CO2 + H2O. (c) 2HCl + 2HNO3 → 2NO2 + Cl2 + 2H2O. (d) 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2. Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là A. 1. B. 2. C. 3 D. 4. 21. Loại phản ứng nào dưới đây luôn luôn là phản ứng oxi hóa khử ? A. Phản ứng hóa hợp B. Phản ứng phân hủy C. Phản ứng trao đổi D. Phản ứng thế 22. Cho phản ứng: 6 FeSO4 +K2Cr2O7 + 7 H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 +K2SO4+7 H2O Trong phản ứng trên chất oxi hóa và chất khử lần lượt là A. FeSO4 và K2Cr2O7 B. K2Cr2O7 và FeSO4 C. H2SO4 và FeSO4 D. K2Cr2O7 và H2SO4 23. Cho sơ đồ phản ứng : FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + NO + H2O Nếu tỉ lệ mol giữa NO2 : NO là 1: 2 thì các hệ số của HNO3 trong phương trình hóa học trên là : A. 14 B.10 C. 26 D. 24 24. Trong phản ứng đốt cháy FeS2 tạo ra sản phẩm Fe2O3 và SO2 thì một phân tử FeS2 sẽ A. nhận 11 electron. B. nhận 12 electron. C. nhường 11 electron. D. nhường 12 electron. 25. Trong phản ứng: K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + Cl2 + KCl + H2O Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử bằng: A. 14 B. 6 C. 8 D. 7 26. Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam kim loại Mg vào dung dịch HNO3 dư thấy thoát ra 224 ml N2 ( đktc). Khối lượng muối thu được là: A. 14,8 gam B. 15,8 gam C. 16,8 gam D. 24,8gam 27. Cho m gam Cu phản ứng hết với dung dịch HNO3 thu được 8,96 lít ( đktc) hỗn hợp khí NO và NO2 có tỉ khối hơi đối với H2 là 19 . Giá trị m là : A. 25,6 gam B. 16,0 gam C. 2,56 gam D. 8,0 gam 28. Đốt cháy hoàn toàn x mol Fe bởi oxi thu được 5.04 gam hỗn hợp A gồm các oxit sắt . Hòa tan hoàn toàn A trong dung dịch HNO3 thu được 0,035 mol hỗn hợp Y gồm NO và NO2 . Tỉ khối hơi của Y đối với H2 là 19. Tính x A. 0,06 mol B. 0,065 mol C. 0.07 mol D. 0.075 mol 29. Thể tích dung dịch HNO3 1M ( loãng) ít nhất cần để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu là ( biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO) A. 0,8 lít B.1,0 lít C. 0,6 lít D.1,2 lít 30. Khử 16 gam Fe2O3 bằng CO ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp rắn X , cho hỗn hợp X tác dụng vời dung dịch HNO3 dư thu được 1,12 lít khí NO duy nhất ( đktc) . Thể tích khí CO2 ( đktc) tạo ra khi khử Fe2O3 là : A. 1,68 lít B. 6,72 lít C. 3,36 lít D.1,12 lít ------ HẾT ------
Tài liệu đính kèm: