Đề khảo sát chất lượng ôn thi THPT quốc gia năm 2016 môn: Hóa học - Mã đề thi 134

doc 5 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1084Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng ôn thi THPT quốc gia năm 2016 môn: Hóa học - Mã đề thi 134", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát chất lượng ôn thi THPT quốc gia năm 2016 môn: Hóa học - Mã đề thi 134
TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU
(Đề thi gồm có 5 trang)
ĐỀ KSCL ÔN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2016
Môn: Hóa học 
Thời gian làm bài: 90 phút; không kể thời gian phát đề
Mã đề thi 134
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố : H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32 ; Cl = 35,5; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Sr = 88; Ag=108; Ba = 137; Mn = 55.
Câu 1: Ancol etylic tan nhiều trong nước là do
A. ancol etylic tạo thành liên kết hiđro với nước.
B. ancol etylic có khối lượng phân tử nhỏ.
C. ancol etylic là chất điện ly.
D. ancol etylic là hợp chất hữu cơ.
Câu 2: Cộng hóa trị của N trong HNO3 là:
A. 3	B. 5	C. 4	D. +5
Câu 3: Khi thủy phân pentapeptit X (Gly-Ala-Val-Ala-Gly) thì dung dịch thu được có tối đa bao nhiêu peptit chứa gốc glyxyl tham gia phản ứng màu biure?
A. 9	B. 2	C. 5	D. 4
Câu 4: Etyl acrylat có công thức là
A. CH3COOCH3	B. CH3COOCH=CH2
C. C2H5COOCH3	D. CH2=CHCOOCH2CH3
Câu 5: Chất không phải axit béo là
A. axit picric	B. axit panmitic	C. axit stearic	D. axit oleic
Câu 6: Chất dùng làm gia vị thức ăn (gọi là mì chính hay bột ngọt) có công thức cấu tạo là
A. NaOOC-CH2-CH(NH2)-CH2-COONa	B. NaOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COONa
C. NaOOC-CH2-CH(NH2)-CH2-COOH	D. NaOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH
Câu 7: Khi cho Na vào dung dịch CuSO4, số phản ứng tối đa có thể xảy ra là
A. 4	B. 1	C. 3	D. 2
Câu 8: Cho phản ứng sau ở trang thái cân bằng: H2 (k) + F2 (k) 2HF (k) < 0. Sự biến đổi nào sau đây không làm chuyển dịch cân bằng hoá học?
A. Thay đổi nồng độ khí H2 hoặc F2.	B. Thay đổi nồng độ khí HF.
C. Thay đổi áp suất.	D. Thay đổi nhiệt độ.
Câu 9: Để nhận biết ion clorua (Cl-) dùng:
A. quỳ tím.	B. dung dịch AgNO3.
C. vụn đồng.	D. dung dịch natri hidroxit.
Câu 10: Cho S vào cốc đựng HNO3 đặc, dư, thấy thoát ra hỗn hợp khí A, A là:
A. NO2	B. NO	C. SO2; NO	D. SO2; NO2
Câu 11: Chất nào sau đây không có đồng phân hình học :
A. CH3CH2CH=CHCH2CH3	B. CH3CH=CHCH3
C. CH3CH=CHCH2CH3	D. CH3CH=C(CH3)2
Câu 12: Saccarozơ, xenlulozơ và tinh bột đều có phản ứng
A. tráng gương.	B. thuỷ phân trong môi trường axit.
C. màu với iốt.	D. với dung dịch NaCl.
Câu 13: Cho các cặp oxi hóa-khử Al3+/Al , Fe2+/Fe , Ni2+/Ni , Cu2+/Cu , Fe3+/Fe2+, được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của ion. Kim loại có khả năng khử được Fe3+ về Fe là:
A. Ni	B. Fe	C. Al	D. Cu.
Câu 14: Loại tơ thường dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi “len” đan áo rét là:
A. tơ nitron	B. tơ capron	C. tơ capron	.	D. tơ nilon -6,6
Câu 15: Công thức phân tử tổng quát của axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở là:
A. CnH2n+2O2 (n >2)	B. CnH2nO2 (n >0)	C. CnH2nO2 (n >1)	D. CnH2n-2O2 (n >1)
Câu 16: Cặp ancol và amin nào sau đây có cùng bậc?
A. (CH3)3C-OH và (CH3)3C-NH2	B. (CH3)2CH-OH và (CH3)2CH-NH2
C. C6H5-CH(OH)-CH3 và C6H5-NH-CH3	D. C6H5CH2-OH và CH3-NH-C2H5
Câu 17: Có thể phân biệt ankan với anken bằng cách:
A. cho lội qua nước.	B. cho đốt cháy.
C. cho lội qua dung dịch axit.	D. cho lội qua dung dịch nước brôm.
Câu 18: Dãy các nguyên tố sắp xếp theo thứ tự tính kim loại tăng dần là:
A. Li, Na, K	B. Na, Ca, Al	C. K, Ca, Al	D. Al, Na, Mg
Câu 19: Dãy đồng đẳng của benzen có công thức chung là
A. CnH2n-6 ; n 3	B. CnH2n-6 ; n 6	C. CnH2n-6 ; n > 6	D. CnH2n+6 ; n 6
Câu 20: Trong các loại phản ứng hóa học vô cơ dưới đây, loại phản ứng nào luôn là phản ứng oxi hóa - khử?
A. Phản ứng hóa hợp	B. Phản ứng thế
C. Phản ứng phân hủy	D. Phản ứng thủy phân
Câu 21: Dung dịch A chứa 0,02 mol Fe(NO3)3 và 0,3 mol HCl có khả năng hoà tan được Cu với khối lượng tối đa là:
A. 0,64 gam	B. 5,76 gam	C. 0,576gam	D. 6,4gam
Câu 22: Sục từ từ đến dư CO2 vào một cốc đựng dung dịch Ca(OH)2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị như hình vẽ. Khi lượng CO2 đã sục vào dung dịch là 0,85 mol thì lượng kết tủa đã xuất hiện là m gam. Giá trị của m là: 
A. 40 gam	B. 55 gam	C. 45 gam	D. 35 gam
Câu 23: Cho V lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm CO và H2 phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là:
A. 0,224	B. 0,560	C. 0,112	D. 0,448
Câu 24: Hỗn hợp 2 anken ở thể khí có tỉ khối hơi so với H2 là 21. Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít hỗn hợp (đktc) thì thể tích CO2 và khối lượng nước tạo ra là:
A. 1,68 lít và 18 gam	B. 22,4 lít và 9 gam
C. 1,68 lít và 9 gam	D. 16,8 lít và 13,5 gam
Câu 25: Cho các phương trình hóa học dưới đây: 
Al4C3 + 12H2O → 4Al(OH)3 + 3CH4 
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2	 
C2H2 + H2O CH3CHO 	 
 (1) 
 (2) 
 (3) 
C2H5Cl + H2O C2H5OH + HCl (4) 
NaH + H2O → NaOH + H2 (5) 
2F2 + 2H2O → 4HF + O2 (6) 
Trong các phản ứng trên có bao nhiêu phản ứng mà H2O đóng vai trò chất oxi hóa hoặc chất khử?
A. 1	B. 4	C. 2	D. 3
Câu 26: Cho 2,84 gam hỗn hợp 2 ancol đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng vừa đủ với Na kim loại tạo ra 4,6 gam chất rắn và V lít khí H2 (đktc). Công thức phân tử của 2 ancol và giá trị V là?
A. C2H5OH, C3H7OH, 1,792 lít	B. CH3OH, C2H5OH, 0,896 lít
C. C3H7OH, C4H9OH, 1,12 lít	D. C2H5OH, C3H5OH, 2,24 lít
Câu 27: Cho phản ứng: A + 2B C. Nồng độ ban đầu của A là 0,8 mol/l, của B là 1 mol/l. Sau 10 phút, nồng độ của B còn 0,6 mol/l. Vậy nồng độ của A còn lại là
A. 0,4	B. 0,8	C. 0,2	D. 0,6
Câu 28: Cho 10 kg glucozơ chứa 10% tạp chất lên men thành ancol. Tính thể tích ancol 460 thu được. Biết ancol nguyên chất có khối lượng riêng 0,8 g/ml và trong quá trình chế biến ancol bị hao hụt mất 5%.
A. 11,875 lít	B. 2,185 lít	C. 2,785 lít	D. 3,875 lít
Câu 29: Cho số hiệu nguyên tử của các nguyên tố H = 1; B = 5, N = 7; O = 8. Dãy chất nào sau đây đều chứa các chất không tuân theo quy tắc bát tử:
A. NO2, NH4NO3, H2O2	B. NO, BH3, NO2
C. N2O, N2O5, NH3	D. NO, N2O, HNO3
Câu 30: Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ dưới đây. Sau một thời gian thì ở ống nghiệm chứa dung dịch Pb(NO3)2 quan sát thấy
A. không có hiện tượng gì xảy ra.	B. có sủi bọt khí màu vàng lục, mùi hắc.
C. có xuất hiện kết tủa màu trắng.	D. có xuất hiện kết tủa màu đen.
Câu 31: Hòa tan hết hỗn hợp X gồm K và Ba vào nước được dung dịch X và có 7,84 lít khí H2 (đktc). Cần dùng V ml dung dịch HCl 2M để trung hòa hoàn toàn dung dịch X. Giá trị của V là:
A. 131,25ml	B. 175ml	C. 87,5ml	D. 350ml
Câu 32: Tiến hành hai thí nghiệm sau: 
Thí nghiệm 1: Cho m gam bột Fe (dư) vào V1 lít dung dịch Cu(NO3)2 1M. 
Thí nghiệm 2: Cho m gam bột Fe (dư) vào V2 lít dung dịch AgNO3 0,1M. 
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở hai thí nghiệm bằng nhau. Giá trị của V1 so với V2 là:
A. V1 = V2	B. V1 = 5V2	C. V1 = 2V2	D. V1 = 10V2
Câu 33: Thuỷ phân hoàn toàn 8,25 gam một photpho trihalogenua thu được dung dịch X. Để trung hoà X cần 100 ml dung dịch NaOH 3M. Công thức của photpho trihalogenua là:
A. PI3	B. PCl3	C. PF3	D. PBr3
Câu 34: Cho từ từ 200 ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch X chứa Na2CO3, NaHCO3 và K2CO3 thu được dung dịch Y và 2,24 lít khí CO2 (đktc). Cho dung dịch nước vôi trong dư vào dung dịch Y thu được 10 gam kết tủa. Hãy cho biết khi cho nước vôi trong dư vào dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?
A. 15,0 gam	B. 20,0 gam	C. 10,0 gam	D. 30 gam
Câu 35: Cho 9,75 gam Zn tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư thu được 0,84 lít khí (đktc) gồm một sản phẩm khử duy nhất. Sản phẩm khử duy nhất đó là :
A. H2	B. SO2	C. H2S	D. S
Câu 36: Cho 28 gam hỗn hợp X gồm CO2 và SO2 (tỉ khối hơi so với oxi là 1,75) lội chậm qua 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,7M và Ba(OH)2 0,4M. Sau khi các phản ứng kết thúc, thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là: (Coi tốc độ phản ứng của SO2 và CO2 như nhau)
A. 41,80 gam	B. 49,25 gam	C. 54,25 gam	D. 52,25 gam
Câu 37: Cho một lượng KI tác dụng với dung dịch KMnO4 vừa đủ trong môi trường H2SO4 , người ta thu được dung dịch chứa 1,51 gam MnSO4. Số mol I2 tạo ra sau phản ứng là:
A. 0,0025 mol	B. 0,025mol	C. 0,25 mol	D. 0,00025 mol
Câu 38: Trộn V1 lít dung dịch NaOH pH = 13 với V2 lít dung dịch HNO3 pH = 1. Xác định tỷ số V1/V2 để pH của dung dịch thu được bằng 2.
A. V1/V2 = 11/9	B. V1/V2 = 1/2	C. V1/V2 = 9/11	D. V1/V2 = 1/1
Câu 39: Cho sơ đồ chuyển hoá sau: 
 1) C3H4O2  + NaOH (A) + (B) 
2) (A) + H2SO4 loãng (C) + (D) 
3) (C) + AgNO3 + NH3 + H2O (E) + Ag + NH4NO3	 
4) (B) + AgNO3 + NH3 + H2O (F) + Ag + NH4NO3
Các chất B và C có thể là:
A. CH3CHO  và HCOOH	B. HCOOH và CH3CHO
C. HCHO và HCOOH	D. HCHO và CH3CHO
Câu 40: Cho m gam hỗn hợp A gồm: HCHO, HCOOH phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch KOH 1M. Mặt khác 0,5m gam hỗn hợp A phản ứng hết với dung dịch AgNO3 dư trong môi trường NH3 thu được 86,4 gam Ag. Giá trị của m gam là:
A. 21,2	B. 12,2	C. 18,2	D. 6
Câu 41: Đốt cháy hoàn toàn m gam este X tạo bởi ancol no, đơn chức, mạch hở và axit không no, mạch hở, đơn chức (thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic) thu được 3,584 lít CO2 (đktc) và 2,16 gam H2O. Giá trị của m là:
A. 3,44 gam	B. 4 gam	C. 7,44 gam	D. 1,72 gam
Câu 42: Este A được điều chế từ amino axit B và ancol metylic. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol A thu được 1,12 lít N2 (đktc); 13,2 gam CO2 và 6,3 gam H2O. Biết tỉ khối của A đối với hidro là 44,5. Công thức cấu tạo của A là:
A. H2N-CH2-COOCH3	B. H2N-CH2-CH2-COOCH3
C. CH3-CH(NH2)COOCH3	D. CH3-CH=C(NH2)COOCH3
Câu 43: Chia hỗn hợp gồm 2 kim loại X, Y có hoá trị không đổi thành 2 phần bằng nhau: 
+ Phần 1: Hoà tan hoàn toàn trong dung dịch hỗn hợp gồm HCl và H2SO4 thu được 3,36 lít H2 (ở đktc). 
+ Phần 2: Hoà tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 thu được V lít NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là:
A. 4,48 lít	B. 5,60 lít	C. 2,24 lít	D. 3,36 lít
Câu 44: Hỗn hợp N2 và H2 có tỉ khối hơi so với H2 là 6,2. Sau khi tổng hợp thu được hỗn hợp có tỉ khối hơi so với H2 là 6,74. Hiệu suất của phản ứng là:
A. 20%	B. 15%	C. 10,8%	D. 10%
Câu 45: Hoà tan 15,2 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu vào 500ml dung dịch HNO3 loãng dư , thì thu được 2,24 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở 00C, 2atm). Nồng độ mol/l của dung dịch HNO3 ban đầu (biết để trung hoà axit còn dư phải dùng vừa đủ 80 gam dung dịch NaOH 20%) là:
A. 3,6M	B. 1,8M	C. 2,4M	D. 1,2M
Câu 46: X và Y lần lượt là các tripeptit và hexapeptit được tạo thành từ cùng một amino axit no mạch hở, có một nhóm - COOH và một nhóm -NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X bằng O2 vừa đủ thu được sản phẩm gồm CO2, H2O, N2, có tổng khối lượng là 40,5 gam. Nếu cho 0,15 mol Y cho tác dụng hoàn toàn với NaOH (lấy dư 20% so với lượng cần thiết), sau phản ứng cô cạn dung dịch thì thu được bao nhiêu gam chất rắn?
A. 94,5 gam	B. 107,1 gam	C. 9,99 gam	D. 87,3 gam
Câu 47: X là trieste có công thức phân tử CmH2m–6O6 được tạo từ glixerol và hỗn hợp các axit cacboxylic, trong đó có axit Y thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic. Đem đốt cháy hết 10,6 gam hỗn hợp E gồm X và Y rồi dẫn toàn bộ sản phẩm qua bình nước vôi trong dư thấy tạo thành 50,0 gam kết tủa. Mặt khác, cho 26,5 gam E phản ứng vừa đủ với dung dịch KOH đun nóng thu được dung dịch F chứa 36,0 gam muối. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, giá trị khối lượng muối kali của axit Y có trong hỗn hợp F không thể là:
A. 25,6 gam	B. 22 gam	C. 27,6 gam	D. 24,8 gam
Câu 48: Cho 23,52 gam hỗn hợp 3 kim loại Mg, Fe, Cu vào 200ml dung dịch HNO3 3,4M khuấy đều thấy thoát ra một khí không màu hóa nâu trong không khí (sản phẩm khử duy nhất), trong dung dịch còn dư một kim loại chưa tan hết. Cho tiếp từ từ dung dịch H2SO4 5M vào, chất khí trên lại thoát ra cho đến khi kim loại vừa tan hết thì mất đúng 44 ml, thu được dung dịch X. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X, lọc kết tủa, rửa rồi nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn B nặng 31,2 gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ mol/l các ion sunfat và ion nitrat trong dung dịch X.
A. 0, 900 M và 1,600 M	B. 0,902 M và 1,640 M
C. 0,904 M và 1,460 M	D. 0,120 M và 0,020 M
Câu 49: Cho 20 gam hỗn hợp A gồm FeCO3, Fe, Cu, Al tác dụng với 60 ml dung dịch NaOH 2M thu được 2,688 lít khí hiđro. Sau khi kết thúc phản ứng cho tiếp 740 ml dung dịch HCl 1M và đun nóng đến khi hỗn hợp khí B ngừng thoát ra. Lọc và tách cặn rắn C. Cho B hấp thụ từ từ vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được 10 gam kết tủa. Cho C tác dụng hết với dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được dung dịch D và 1,12 lít một chất khí duy nhất. Cô cạn D rồi nhiệt phân muối khan đến khối lượng không đổi được m gam sản phẩm rắn. Giá trị m gần nhất với (Biết rằng các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn).
A. 5,4 gam	B. 1,8 gam	C. 3,6 gam	D. 18 gam
Câu 50: Hỗn hợp X gồm peptit A mạch hở có công thức CxHyN5O6 và hợp chất B có công thức phân tử là C4H9NO2. Lấy 0,09 mol X tác dụng vừa đủ với 0,21 mol NaOH chỉ thu được sản phẩm là dung dịch gồm ancol etylic và a mol muối của glyxin, b mol muối của alanin. Nếu đốt cháy hoàn toàn 41,325 gam hỗn hợp X bằng lượng oxi vừa đủ thì thu được N2 và 96,975 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Giá trị a : b gần nhất với
A. 1,30.	B. 0,76.	C. 0,50.	D. 2,60
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu.doc