Đề khảo sát chất lượng lần 3 - Năm học 2015 - 2016 môn: Hóa học 10 (thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề)

pdf 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1117Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng lần 3 - Năm học 2015 - 2016 môn: Hóa học 10 (thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát chất lượng lần 3 - Năm học 2015 - 2016 môn: Hóa học 10 (thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề)
 Trang -Mã đề 131 1/3 
Së GD-§T B¾c Ninh 
Tr-êng THPT QuÕ Vâ 1 
--------------- 
ĐỀ KH¶O S¸T CHÊT L¦îNG LÇN 3 n¨m häc 2015-2016 
M«n: Hãa häc 10 
(Thêi gian lµm bµi: 90 phót, kh«ng kÓ thêi gian ph¸t ®Ò) 
§Ò gåm cã 3 trang, 50 c©u §Ò sè: 131 
Hä tªn thÝ sinh:............................................................SBD:............................................................... 
C©u 1: Anion Y2- có cấu hình e phân lớp ngoài cùng là 2p6, số hiệu nguyên tử Y là 
A. 7 B. 9 C. 8 D. 10 
C©u 2: Ở trạng thái cơ bản cấu hình e nguyên tử của nguyên tố X là 1s22s22p63s23p4. Vị trí của nguyên tố X trong 
bảng tuần hoàn là 
A. ô số 16, chu kì 3, nhóm VIA. B. ô số 16, chu kì 3, nhóm IVA. 
C. ô số 16, chu kì 3, nhóm IVB. D. ô số 16, chu kì 3, nhóm VIB. 
C©u 3: Cho các chất và ion sau: Zn; Cl2; FeO; Fe2O3; SO2; H2S; Fe
2+; Cu2+; Ag+. Số lượng chất và ion có thể 
đóng vai trò chất khử là 
A. 9. B. 8. C. 7. D. 6. 
C©u 4: Trong phản ứng Fe3O4 + H2SO4đặc  Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O thì H2SO4 đóng vai trò 
A. là chất oxi hóa. B. là chất oxi hóa và môi trường. 
C. là chất khử. D. là chất khử và môi trường. 
C©u 5: Nguyên tử R tạo được cation R+. Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của R+ (ở trạng thái cơ bản) là 
2p6. Tổng số hạt mang điện trong nguyên tử R là 
A. 22 B. 23 C. 10 D. 11 
C©u 6: Hoà tan 25g muối CuSO4.5H2O vào nước thu được 500ml dung dịch A. Khối lượng Fe cần dùng để khử hết 
ion Cu2+ trong dung dịch A là : 
A. 8,75g B. 56g C. 0,56g D. 5,6g 
C©u 7: Mg có 3 đồng vị 24Mg, 25Mg và 26Mg. Clo có 2 đồng vị 35Cl và 37Cl. Có bao nhiêu loại phân tử MgCl2 khác 
nhau tạo nên từ các đồng vị của 2 nguyên tố đó ? 
A. 6 B. 12 C. 9 D. 10 
C©u 8: Tổng số hạt của một nguyên tố là 40. Biết số hạt nơtron lớn hơn số hạt pronton là 1. Cho biết nguyên tố trên 
thuộc loại nguyên tố nào? 
A. nguyên tố p B. nguyên tố s C. nguyên tố d D. nguyên tố f 
C©u 9: Cho phương trình hóa học (với a, b, c, d là các hệ số): aFeSO4 + bCl2  cFe2(SO4)3 + dFeCl3 
Tỉ lệ a : c là 
A. 2 : 1 B. 3 : 2 C. 3 :1 D. 4 : 1 
C©u 10: Cho phương trình phản ứng: 
4 2 2 7 2 4 2 4 3 2 4 2 4 3 2aFeSO bK Cr O cH SO dFe (SO ) eK SO fCr (SO ) gH O      
Tỷ lệ a:b là 
A. 1:6 B. 6:1 C. 2:3 D. 3:2 
C©u 11: Nguyên tử của một nguyên tố X có tổng số các loại hạt bằng 115. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số 
hạt không mang điện là 25 hạt. Kí hiệu nguyên tử của X là: 
A.
X9035 
B. X8035 
C. X4535 
D. X11535 
C©u 12: Cho phản ứng: SO2 + KMnO4 + H2O  K2SO4 + MnSO4 + H2SO4.Trong phương trình hóa học của phản 
ứng trên, khi hệ số của KMnO4 là 2 thì hệ số của SO2 là 
A. 7 B. 6 C. 4 D. 5 
C©u 13: Một nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 52 và có số khối là 35. Số hiệu 
nguyên tử của nguyên tố X là 
A. 15 B. 23 C. 17 D. 18 
C©u 14: Cho các cấu hình electron của các nguyên tử sau : X : 1s22s22p63s1 và Y : 1s22s22p63s23p1 và Z : 
1s22s22p63s23p64s2. Hãy cho biết sự sắp xếp nào sau đây đúng với tính bazơ của các hidroxit ? 
A. XOH>Z(OH)2>Y(OH)3 B. Y(OH)3>Z(OH)2>XOH C. Z(OH)2>Y(OH)3>XOH D. Z(OH)2>XOH>Y(OH)3 
C©u 15: Cho các phản ứng sau: 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O. 2HCl + Fe → FeCl2 + H2. 
 14HCl + K2Cr2O7 → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O. 6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2. 
16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O. Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxi hóa là 
A. 4 B. 1 C. 3 D. 2 
C©u 16: Số proton và số nơtron có trong một nguyên tử nhôm (
27
13 Al ) lần lượt là 
A. 13 và 13. B. 13 và 14. C. 12 và 14. D. 13 và 15. 
C©u 17: Cho 7,84 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm Cl2 và O2 phản ứng vừa đủ với 11,1 gam hỗn hợp Y gồm Mg và Al, 
thu được 30,1 gam hỗn hợp Z. Phần trăm khối lượng của Al trong Y là 
A. 75,68%. B. 24,32%. C. 51,35%. D. 48,65%. 
 Trang -Mã đề 131 2/3 
C©u 18: Nếu cho 1 mol mỗi chất: CaOCl2, KMnO4, K2Cr2O7, MnO2 lần lượt phản ứng với lượng dư dung dịch HCl 
đặc, chất tạo ra lượng khí Cl2 nhiều nhất là 
A. KMnO4. B. MnO2. C. CaOCl2. D. K2Cr2O7. 
C©u 19: Thuốc thử dùng để phân biệt 3 dung dịch riêng biệt: NaCl, NaHSO4, HCl là 
A. (NH4)2CO3. B. BaCO3. C. NH4Cl. D. BaCl2. 
C©u 20: Số nguyên tố mà nguyên tử của nó ( ở trạng thái cơ bản ) có tổng số e trên các phân lớp s bằng 7 là 
A. 9 B. 5 C. 3 D. 1 
C©u 21: X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một chu kỳ, hai nhóm A liên tiếp. Số proton của nguyên tử Y nhiều hơn 
số proton của nguyên tử X. Tổng số hạt proton trong nguyên tử X và Y là 33. Nhận xét nào sau đây về X, Y là 
đúng? 
A. Đơn chất X là chất khí ở điều kiện thường. 
B. Phân lớp ngoài cùng của nguyên tử X (ở trạng thái cơ bản) có 4 electron. 
C. Lớp ngoài cùng của nguyên tử Y (ở trạng thái cơ bản) có 5 electron. 
D. Độ âm điện của X lớn hơn độ âm điện của Y. 
C©u 22: Hợp chất ion G tạo nên từ các ion đơn nguyên tử M2+ và X2-. Tổng số hạt (nơtron, proton, electron) trong 
phân tử G là 84, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28 hạt. Số hạt mang điện của ion 
X2- ít hơn số hạt mang điện của ion M2+ là 20 hạt. Công thức phân tử của G là . 
A. CaS B. MgS C. CaO D. CuO 
C©u 23: Trong số những câu sau đây, câu nào sai ? 
A. Nguyên tử của các nguyên tố cùng chu kỳ có số electron bằng nhau. 
B. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có 7 chu kì, chu kì 1, 2, 3 là các chu kì nhỏ, chu kì 4, 5, 6, 7 là các chu kì 
lớn. 
C. Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. 
D. Trong một chu kì, theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần. 
C©u 24: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Cl2 từ 
MnO2 và dung dịch HCl: 
Khí Cl2 sinh ra thường lẫn hơi nước và hiđro clorua. Để thu 
được khí Cl2 khô thì bình (1) và bình (2) lần lượt đựng 
A. dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch AgNO3. 
B. dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch NaCl. 
C. dung dịch NaCl và dung dịch H2SO4 đặc. 
D. dung dịch NaOH và dung dịch H2SO4 đặc. 
C©u 25: Nguyên tô Y là phi kim thuôc chu kì 3, có công thức oxit 
cao nhât là YO3. Nguyên tố Y tạo với kim loại M hợp chât có 
công thức MY, trong đó M chiêm 63,64% vê khôi lượng. Kim loại M là 
A. Mg B. Fe C. Cu D. Zn 
C©u 26: Hai miếng sắt có khối lượng bằng nhau và bằng 2,8 gam .Một miếng cho tác dụng với Clo và một miếng 
cho tác dụng với dung dịch HCl. Tổng khối lượng muối Clorua thu được là : 
A. 14,475gam B. 16,475gam C. 12,475gam D. Tất cả đều sai. 
C©u 27: Cho 10,000 lít H2 và 3,36 lít Cl2 (đktc) tác dụng với nhau rồi hoà tan sản phẩm vào 385,400g nước ta thu 
được dung dịch A. Lấy 50,000g dung dịch A tác dụng với dung dịch AgNO3 thu được 2,482g kết tủa. Hiệu suất 
phản ứng giữa H2 và Cl2 là 
A. 50%. B. 66,67%. C. 45%. D. 33,33%. 
C©u 28: Cho 25gam nước clo vào một dung dịch có chứa 2,5 gam KBr thấy dung dịch chuyển sang màu vàng đậm 
và KBr vẫn còn dư. Sau thí nghiệm, nếu cô cạn dung dịch thì còn lại 1,61 gam chất rắn khan. Biết hiệu suất phản 
ứng 100%, nồng độ % của nước clo là 
A. 2,84%. B. 3,15%. C. 3,46%. D. 2,51%. 
C©u 29: Nguyên tử M có điện tích hạt nhân là 3,2.10-18 C.Cấu hình ion M2+ là: 
A. 1s22s22p63s23p6 4s2 B. 1s22s22p63s2 
C. 1s22s22p6 D. 1s22s22p63s23p6 
C©u 30: Trong tự nhiên Cu có hai đồng vị:
63 65
29 29Cu; Cu . Khối lượng nguyên tử trung bình của Cu là 63,54. Thành 
phần % về khối lượng của 
63
29Cu trong CuCl2 là giá trị nào dưới đây? Biết MCl=35,5. 
A. 73,0 % B. 34,18 % C. 27,0 % D. 32,33 % 
C©u 31: Xác định số oxi hoá của O trong các hợp chất : KMnO
4
, CO
2
, Na
2
O
2
, OF
2 
A. -4; -2; -2; -2 B. -2; -2; -1; -2 C. -2; -2; -1; +2 D. -1; -2; -1; +2 
C©u 32: Hai nguyên tố X, Y ở hai nhóm A liên tiếp trong bảng tuần hoàn. X thuộc nhóm V. Ở trạng thái đơn chất X 
và Y không phản ứng với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân của X và Y bằng 23. Hai nguyên tố X, Y là 
A. N, S B. N, O C. P, O D. P, S 
C©u 33: Trong các chất sau chất nào được cấu tạo từ 3 ion đều có cấu hình electron giống Ne? 
A. K2O. B. MgF2. C. K2O. D. Na2S. 
 Trang -Mã đề 131 3/3 
C©u 34: A và B là hai nguyên tố trong cùng một nhóm và ở hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số hạt 
proton trong hạt nhân của A và B là 32. Hai nguyên tố đó là 
A. O và S B. Mg và Ca C. N và Si D. C và Si 
C©u 35: Oxit B có công thức X2O. Tổng số hạt cơ bản (p, n, e) trong B là 92, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn 
số hạt không mang điện là 28. B là 
A. K2O B. Cl2O C. N2O D. Na2O 
C©u 36: Cho các nguyên tố M (Z = 11), X (Z = 17), Y (Z = 9) và R (Z = 19). Độ âm điện của các nguyên tố tăng dần 
theo thứ tự 
A. M < X < R < Y. B. Y < M < X < R. C. R < M < X < Y. D. M < X < Y < R. 
C©u 37: Cho các nguyên tử : Li(z=3), Cl(z=17), Na(z=11), F(z=9). Bán kính các ion Li+, Na+, Cl-, F- tăng dần theo 
thứ tự : 
A. Li+, Na+, F
-, Cl- B. F-, Li+, Cl-, Na+ C. F-, Li+, Na+, Cl- D. Li+, F-, Na+, Cl- 
C©u 38: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron thuộc phân lớp p là 11. Điện tích hạt nhân của nguyên tử 
nguyên tố Y là 11+. Liên kết giữa X và Y thuộc loại liên kết 
A. cho-nhận. B. cộng hóa trị có cực. C. ion. D. kim loại. 
C©u 39: Dãy chất nào cho dưới đây được sắp xếp theo chiều giảm dần sự phân cực liên kết hóa học trong phân tử? 
A. NH3, H2, K2O. B. K2O, NH3, H2 . C. H2, K2O ,NH3. D. H2, NH3, K2O 
C©u 40: Giả thiết trong tinh thể các nguyên tử sắt là những hình cầu chiếm 74% thể tích tinh thể, phần còn lại là các 
khe rỗng giữa các quả cầu, cho nguyên tử khối của Fe là 55,85 ở 200C khối lượng riêng của Fe là 7,87g/cm3. Bán 
kính nguyên tử gần đúng của Fe là 
A. 1,28 A0. B. 1,40 A0. C. 1,97 A0. D. 1,67 A0. 
C©u 41: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố X ở nhóm IIA, nguyên tố Y ở nhóm VA. Công thức 
của hợp chất tạo thành 2 nguyên tố trên có dạng là : 
A. X2Y5. B. X2Y3. C. X3Y2. D. X5Y2. 
C©u 42: Trong các cấu hình electron nào dưới đây không đúng: 
A. 1s22s22p63s23p63d64s2 B. 1s22s22p63s23p54s2. 
C. 1s22s22p63s23p6. D. 1s22s22p63s2. 
C©u 43: Cho các nguyên tử nguyên tố sau: X ( Z = 17), Y ( Z = 11), R ( Z = 19), T ( Z = 9), U ( Z = 13), V ( Z = 16) và 
các kết luận:(1) Tính kim loại: U < Y < R. (2) Độ âm điện: V < X < T. (3) Bán kính nguyên tử: U < X < T. (4) Hợp 
chất tạo bởi X và R là hợp chất cộng hóa trị. (5) Tính chất hóa học cơ bản X giống T và Y giống R. (6) Hợp chất 
tạo bởi Y và X là hợp chất ion.Số kết luận đúng là 
A. 5 B. 3 C. 2 D. 4 
C©u 44: Hoà tan 4,68 gam Kali vào 50g nước. Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được là : 
A. 12.32 % B. 8.58 % C. 8,56 % D. 12,29 % 
C©u 45: Tổng số e trong 2 ion 
 2
4
2
3 XYvàXY lần lượt là 42 và 50. Chỉ ra phát biểu không đúng 
A. X có tính phi kim mạnh hơn Y B. X thuộc chu kỳ 3, nhóm VIA 
C. X, Y đều có cấu hình e lớp ngoài cùng là ns 2np4 D. Y có độ âm điện lớn hơn X. 
C©u 46: Cho 29,4 gam hỗn hợp gồm hai kim loại kiềm thuộc hai chu kỳ liên tiếp tác dụng với nước thì thu được 11,2 
lít khí (đktc). Tỉ lệ phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại là : 
A. 37,28 % và 62,72 % B. 25 % và 75 % C. 46,94 % và 53,06 % D. 37,1 % và 62,9 % 
C©u 47: X, Y, Z là những nguyên tố có số đơn vị điện tích hạt nhân lần lượt là 9, 19, 8. Nếu các cặp X và Y; Y và Z; 
X và Z tạo thành liên kết hoá học thì các cặp nào sau đây có liên kết cộng hoá trị phân cực ? 
A. Cặp X và Y, cặp Y và Z. B. Cặp X và Y, cặp X và Z. 
C. Cặp X và Z. D. Cả 3 cặp. 
C©u 48: Hợp chất với hiđro của nguyên tố X có công thức XH3. Biết % về khối lượng của oxi trong oxit cao nhất của 
X là 56,34%. Nguyên tử khối của X là 
A. 14 B. 31 C. 32 D. 52 
C©u 49: Cho độ âm điện: Be (1,5), Al (1,5), Mg (1,2), Cl (3,0), N (3,0), H (2,1), S (2,5), O (3,5). Chất nào sau đây có 
liên kết ion ? 
A. MgCl2, AlCl3. B. BeCl2, BeS. C. MgO, Al2O3. D. H2S, NH3. 
C©u 50: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np4. Trong hợp chất khí của nguyên 
tố X với hiđro, X chiếm 94,12% khối lượng. Phần trăm khối lượng của nguyên tố X trong oxit cao nhất là 
A. 40,00%. B. 60,00%. C. 27,27%. D. 50,00%. 
------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố : 
H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P=31; F=19; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52, 
Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag=108; Ba = 137. 
 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu kể cả bảng tuần hoàn hóa học) 
----------------- HÕt ----------------- 

Tài liệu đính kèm:

  • pdf131.pdf