Đề khảo sát chất lượng học kỳ I - Năm học 2014 - 2015 môn: Lịch sử 12 - Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề

pdf 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1032Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng học kỳ I - Năm học 2014 - 2015 môn: Lịch sử 12 - Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát chất lượng học kỳ I - Năm học 2014 - 2015 môn: Lịch sử 12 - Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
SỞ GD&ĐT BẮC NINH 
TRƯỜNG THPT QUẾ VÕ SỐ 1 
(Đề gồm có 01 trang) 
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I 
NĂM HỌC 2014 – 2015 
Môn : Lịch sử 12 
Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) 
 I- PHẦN CHUNG CHO CẢ 2 LỚP 12 A14 VÀ 12A15 (7,5 điểm): 
Câu 1: (2,5 điểm) 
 Trình bày và nêu nhận xét về sự phát triển và thắng lợi của cuộc đấu tranh giành độc 
lập ở Ấn Độ sau chiến tranh thế giới thứ hai. 
Câu 2: (2, 0 điểm) 
 Nêu ý nghĩa của phong trào công nhân đối với sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 
năm 1930. 
Câu 3: (3,0 điểm) 
Phân tích những điều kiện lịch sử dẫn đến phong trào dân chủ 1936 -1939. 
 II- PHẦN RIÊNG (2,5 điểm) 
Câu 4: (2,5 điểm) Dành cho lớp 12A 14 
 Trong cuộc kháng chiến chống Pháp từ 1946 -1954, chiến thắng nào của quân dân ta đã 
buộc Pháp phải thay đổi chiến lược chiến tranh ở Đông Dương từ “đánh nhanh thắng nhanh‟‟ 
sang “đánh lâu dài ‟‟? Trình bày hoàn cảnh, kết quả và ý nghĩa của chiến thắng đó . 
Câu 5: (2,5 điểm) Dành cho lớp 12A 15 
Trình bày những điểm giống nhau trong các chiến lược chiến tranh xâm lược của đế quốc 
Mĩ ở miền Nam Việt Nam ( 1954 – 1975 ). Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ ở miền Nam Việt 
Nam có gì khác nhau giữa hai giai đoạn 1954 – 1960 và 1961 – 1965? 
------------------------ Hết ------------------------ 
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 
Họ và tên thí sinh: Số báo danh: ..... 
ĐÁP ÁN BÀI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2014-2015 
MÔN: LỊCH SỬ 12 KHỐI: C 
I. LỊCH SỬ VIỆT NAM 
Câu 1 Trình bày và nêu nhận xét về sự phát triển và thắng lợi của cuộc đấu tranh giành 
độc lập ở Ấn Độ sau chiến tranh thế giới thứ hai 
2,5đ 
 a. Sự phát triển và thắng lợi của cuộc đấu tranh giành độc lập 
-Ấn Độ là thuộc địa của thực dân Anh Nhân dân Ấn Độ đã đấu tranh chống thực dân 
Anh. Sau CTTG thứ 2, phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ nổ ra 
mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của ĐQĐ. 
- Năm 1946 , ở Ấn Độ diễn ra 848 cuộc bãi công . Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của 2 vạn 
thuỷ binh ở cảng Bombay (2/1946) chống ĐQ Anh đòi độc lập . 
- Ngày 2/1946, 20 vạn công nhân bãi công , học sinh, sinh viên tuần hành chống Anh. 
- Năm 1947, bãi công của hơn 40 vạn công nhân ở Cancutta. 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
*Kết quả: 
- Thực dân Anh phải nhượng bộ, thương lượng chia đất nước thành 2 quốc gia trên cơ sở 
tôn giáo : Ấn Độ của người theo Ấn Độ giáo, Pakixtan của người theo Hồi giáo. Ngày 
15/8/1947,Ấn Độ đã tách thành hai quốc gia tự trị : Ấn Độ và Pakixtan . 
- Không thoả mãn với quy chế tự trị , ĐQĐ tiếp tục lãnh đạo nhân dân đấu tranh (1948-
1950). Trước sức ép của phong trào quần chúng, thực dân Anh phải công nhận nền độc lập 
của Ấn Độ 
- Ngày 26/1/1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hoà 
0,25 
0,25 
0,25 
 b.Nhận xét: 
- Thắng lợi của cuộc đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ là thành quả của cuộc đấu tranh liên 
tục , mạnh mẽ của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của ĐQĐ. 
- Kết quả của cuộc đấu tranh là sự phát triển từ thấp đến cao: từ tự trị đến độc lập hoàn toàn 
- Đưa Ấn Độ sang một thời kì mới: thời kì độc lập tự do để xây dựng và phát triển đất 
nước. 
- Thắng lợi của cách mạng Ấn Độ có ảnh hưởng đến PT GPDT trên thế giới 
0,25 
0,25 
0,25 
 Câu 2 : Nêu ý nghĩa của phong trào công nhân đối với sự thành lập ĐCS Việt Nam năm 
1930. 
2,0đ 
 -Phong trào công nhân là cơ sở để tiếp thu sự truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin, lí luận 
cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc. Qua phong trào đấu tranh tinh 
thần, ý thức tổ chức kỉ luật, ý thức chính trị của công nhân được nâng lên, giai cấp công 
nhân nhận thức rõ vai trò và sứ mệnh lịch sử của mình. 
- Đến cuối năm 1929 , phong trào công nhân có ảnh hưởng rộng lớn trong toàn quốc, 
giai cấp công trở thành một lực lượng chính trị độc lập, phong trào công nhân đóng vai 
trò trung tâm trong phong trào giải phóng dân tộc, có tác dụng thúc đẩy phong trào yêu 
nước phát triển theo khuynh hướng vô sản. 
- Phong trào công nhân phát triển mạnh, cùng với phong trào yêu nước đòi hỏi phải có 
sự lãnh đạo của Đảng . Vì vậy thúc đẩy sự hình thành các tổ chức cộng sản năm 1929 
để đến đầu năm 1930 , Nguyễn Ái Quốc thống nhất thành ĐCSVN 
- ĐCSVN là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân 
và phong trào yêu nước của nhân dân VN. Như vậy PTCN là một nhân tố để hình thành 
ĐCSVN 
0,5 
0,5 
0,5 
0,5 
Câu 3: Phân tích những điều kiện lịch sử dẫn đến phong trào dân chủ 1936 -1939 3,0đ 
a. Hoàn cảnh lịch sử 1936- 1939 
- Do tác động của tình hình thế giới 
+ Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 dẫn đến CNPX xuất hiện và lên cầm quyền ở 
Đức - Ý- Nhật, ráo riết chạy đua vũ trang, chuẩn bị CTTG. 
+ Trong hoàn cảnh đó, Đại hội Quốc tế Cộng sản lần VII (7-1935) tại Matxcơva xác 
định: 
 Kẻ thù trước mắt : CN phát xít 
 Nhiệm vụ (hàng đầu): chống phát xít chống chiến tranh bảo vệ hoà bình thế giới 
 Chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân ở mỗi nước  chĩa mũi nhọn đấu 
tranh vào chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hoà bình. 
+ Tháng 6/ 1936, chính phủ của Mặt trận nhân dân Pháp lên nắm quyền , thực hiện một 
số chính sách tiến bộ về tự do, dân chủ v.v. ở các thuộc địa ( có VN)  ta có thể lợi 
dụng tình hình đó để phát động p/trào đấu tranh đòi tự do, dân sinh, dân chủ 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
- Do tình hình trong nước 
+ Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đè nặng lên vai nhân dân VN, bọn 
cầm quyền phản động P ở ĐD tiếp tục chính sách khủng bố -> đời sống của nhân dân 
ĐD hết sức ngột ngạt -> Yêu cầu cải thiện đời sống và các quyền tự do dân chủ của 
nhân dân ta hết sức bức thiết. 
+ Đầu năm 1935, phong trào CM dần được phục hồi, Đảng chuyển sang thời kỳ đấu 
tranh mới ( 3-1935, Đại hội lần thứ nhất tại Ma Cao) 
+ Tháng 7/1936, BCH TWĐ họp Hội nghị ở Thượng Hải ( Trung Quốc ) để đề ra 
đường lối đấu tranh trong thời kì mới 
0,5 
0,5 
0,5 
Câu 4 :Trong cuộc kháng chiến chống Pháp từ 1946 -1954, chiến thắng nào của quân 
dân ta đã buộc Pháp phải thay đổi chiến lược chiến tranh ở Đông Dương từ “đánh 
nhanh thắng nhanh‟‟ sang “đánh lâu dài ‟‟? Trình bày hoàn cảnh, kết quả và ý nghĩa 
của chiến thắng đó . 
2,5đ 
 Chiến thắng .... là chiến thắng Việt Bắc.Thu đông năm 1947 
a. Âm mưu của Pháp 
Sau gần một năm chiến tranh ở VN, Pháp chưa tiêu diệt được cơ quan đầu não và 
chủ lực của ta , nước Pháp gặp nhiều khó khăn ... chúng muốn giành chiến thắng lớn về 
quân sự để mau chóng kết thúc chiến tranh. Vì vậy, Thu Đông năm 1947, Pháp tập trung 
LL tấn công Việt Bắc nhằm: 
- Tiêu diệt cơ quan đầu não của ta, phá tan căn cứ địa của ta. 
- Khoá chặt biên giới Việt - Trung, cô lập căn cứ Việt Bắc, ngăn chặn liên lạc ... 
- Tiêu diệt quân chủ lực của ta giành thắng lợi quân sự quyết định ... nhanh 
chóng kết thúc chiến tranh. 
b. Chủ trương của ta 
- 15/10/1947, Ban TVTW Đảng ra Chỉ thị “Phải phá tan đợt tấn công mùa đông 
của Pháp” nhằm mục tiêu: 
+ Bảo vệ căn địa,bảo vệ cơ quan đầu não kháng chiến 
+ Tiêu diệt sinh lực địch 
+ Đẩy mạnh cuộc KCCP lên một bước, phá tan âm mưu đánh nhanh thắng nhanh 
của Pháp. 
0,25 
0,25 
0,5 
0,25 
0,25 
 c. Kết quả, ý nghĩa 
- Kết quả : 
+ Trải qua 75 ngày đêm quân và dân ta đã biến Việt Bắc thành mồ chôn giặc 
Pháp 
0,25 
------------------------ Hết ------------------------ 
+ Ta đã đập tan cuộc tấn công lên VB của Pháp, tiêu diệt hơn 6000 tên địch... 
+ Giữ vững căn cứ địa VB và cơ quan đầu não... 
+ Bộ đội chủ lực của ta trưởng thành hơn ... 
- Ý nghĩa : 
+ Chiến thắng VB đánh dấu cuộc KCCP của ta chuyển sang một giai đoạn mới, 
buộc Pháp phải chuyển từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh lâu dài với ta 
+ Là chiến dịch phản công lớn đầu tiên của ta trong KCCP đã giành thắng lợi, thay 
đổi so sánh LL giữa ta và địch có lợi cho ta. 
0,25 
0,25 
0,25 
Câu 5: Trình bày những điểm giống nhau trong các chiến lược chiến tranh xâm lược 
của đế quốc Mĩ ở miền Nam Việt Nam ( 1954 -1975). Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ ở 
miền Nam Việt Nam có gì khác nhau giữa hai giai đoạn 1954 – 1960 và 1961 – 1965? 
2,5đ, 
Từ 1954 đến 1975 đế quốc Mĩ thực hiện các chiến lược chiến tranh : 
- Chiến lược „„chiến tranh đơn phương” ( 1954 -1960) 
- Chiến lược „chiến tranh đặc biệt‟‟ ( 1961 - 1965 ) 
- Chiến lược “ chiến tranh cục bộ ‟‟ ( 1965 -1968) 
- Chiến lược „Việt Nam hoá chiến tranh ‟‟( 1969 -1973) 
*Điểm giống nhau: 
- Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của đế quốc Mĩ, dựa vào kinh 
tế, quân sự , cố vấn Mĩ , phương tiện chiến tranh của Mĩ 
- Đều nhằm chia cắt lâu dài VN, biến MNVN thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự 
của Mĩ, làm bàn đạp tấn công MB... 
- Đều dựa vào bộ máy chính quyền và quân đội Sài Gòn làm tay sai 
0,25 
0,5 
*Âm mưu : 
- Giai đoạn 1954 – 1960: Âm mưu của Mĩ là dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm 
biến chính quyền này thành công cụ để tiến hành xâm lược và thống trị nhân dân ta, hất 
cẳng Pháp, độc chiếm MN 
- Giai đoạn 1961 -1965 : Âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt‟‟, biến MN thành 
thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ. 
0,25 
0,25 
 *Thủ đoạn : 
- Giai đoạn 1954 - 1960: Ép Pháp đưa Ngô Đình Diệm lên cầm đầu chính quyền tay sai 
ở Sài Gòn, sau đó chúng thực hiện chiến lược chiến tranh đơn phương , thực hiện chiến 
dịch tố cộng, diệt cộng , đưa ra luật 10/59 đàn áp cách mạng MN. 
- Giai đoạn 1961 -1965 : 
+ Đề ra kế hoạch Xtalây – Taylo ( bình định MN trong 18 tháng), sau đó là kế hoạch 
Giôn xơn – Mắcnama na( bình định MN trong 24 tháng) 
+ Tăng viện trợ quân sự cho Diệm, cố vấn Mĩ chỉ huy, tăng lực lượng quân đội SG... 
+ Dồn dân lập „ấp chiến lược‟‟.... – xương sống của chiến lược “ chiến tranh đặc biệt” 
+ Sử dụng chiến thuật mới “ trực thăng vận‟‟, “ thiết xa vận” 
+ Mở các cuộc hành quân càn quét ...hoạt động phá hoại MB 
0,5 
0,25 
0,25 
0,25 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfSu12.pdf