Đề khảo sát chất lượng giữa học kỳ I năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn lớp 7 ( thời gian làm bài 90 phút không kể thời gian giao đề)

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1106Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng giữa học kỳ I năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn lớp 7 ( thời gian làm bài 90 phút không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát chất lượng giữa học kỳ I năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn lớp 7 ( thời gian làm bài 90 phút không kể thời gian giao đề)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM TRỰC
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I 
NĂM HỌC 2015-2016
Môn: Ngữ văn lớp 7
( Thời gian làm bài 90 phút không kể thời gian giao đề)
Phần I: Trắc nghiệm: ( 2 điểm)
Đọc kĩ câu hỏi và trả lời bằng cách lựa chọn chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất, sau đó ghi lại vào tờ giấy thi.
Câu 1: Văn bản nào sau đây không phải là văn bản nhật dụng?
A. Cổng trường mở ra	B. Mẹ tôi
C. Cuộc chia tay của những con búp bê	D. Bài ca Côn Sơn
Câu 2: Về hình thức “ Sông núi nước Nam” là bài thơ được viết như thế nào?
A. Thất ngôn tứ tuyệt bằng chữ Hán	B. Ngũ ngôn tứ tuyệt bằng chữ Hán
C. Thất ngôn bát cú bằng chữ Hán	D. Thể thơ lục bát bằng chữ Nôm
Câu 3: Ai được mệnh danh là “ Bà chúa thơ Nôm”
A. Bà Huyện Thanh Quan	B. Hồ Xuân Hương
C. Đoàn Thị Điểm	D. Lý Lan
Câu 4: Trong các dòng dưới đây dòng nào chỉ gồm từ láy?
A. Mênh mông, bát ngát, phất phơ	B. Non nước, phất phơ, quanh quanh
C. Bát ngát, đòng đòng, non nước	D. Phất phơ, xanh xanh, non nước.
Câu 5: Trong đoạn văn sau có mấy quan hệ từ?
“ Tôi và lão kết tình bằng hữu nhiều năm rồi. Nhưng đã lâu chúng tôi chưa có dịp gặp nhau...”
A. Hai quan hệ từ	B. Ba quan hệ từ
C. Bốn quan hệ từ 	D. Năm quan hệ từ
Câu 6: Trong các đại từ sau đại từ nào dùng để hỏi về số lượng?
A. Ai, gì	B. Sao, thế nào
C. Bao nhiêu, mấy	D. Bấy, bấy nhiêu
Câu 7: Yếu tố thiên trong từ Hán Việt nào sau đây không có nghĩa là trời?
A. Thiên thư	B. Thiên lí	C. Thiên mã	D. Thiên hạ
Câu 8: Bài văn biểu cảm có đặc điểm gì nổi bật?
A. Kể chuyện chi tiết, tỉ mỉ	B. Lập luận chặt chẽ
C. Bộc lộ tình cảm mạnh mẽ	D. Miêu tả tinh tế sinh động
Phần II: Tự luận: ( 8 điểm)
Câu 1: (1 điểm): Phân biệt ý nghĩa của cụm từ “ ta với ta” qua hai văn bản: Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan và Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến
Câu 2: (2 điểm): Viết một đoạn văn( Khoảng 20 dòng) trình bày cảm nhận của em về bài ca dao sau:
“ Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”
Câu 3: (5 điểm): Loài cây em yêu.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM TRỰC
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I 
NĂM HỌC 2015-2016
Môn: Ngữ văn lớp 7
Phần I: Trắc nghiệm ( 2 điểm): 
Mỗi câu đúng cho 0,25 điểm, sai hoặc thừa không có điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
D
A
B
A
A
C
B
C
Phần II : Tự luận ( 8 điểm):
Câu 1:( 1 điểm): Học sinh viết ngắn gọn đảm bảo các ý sau:
Trong câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan ( 0,5đ):
+ Chỉ một mình tác giả với nỗi niềm của chính mình ( 0,25đ)
+ Diễn tả sự cô đơn, nhỏ bé của con người trước non nước bao la của Đèo Ngang (0,25đ)
Trong câu thơ của Nguyễn Khuyến (0,5):
+ Chỉ tác giả và người bạn tuy hai mà như một ( 0,25đ)
+ Thể hiện tình bạn cao đẹp, thắm thiết, chan hòa , sẻ chia ấm áp ( 0,25đ) 
Câu 2: ( 2 điểm) Học sinh làm bài cần đảm bảo các ý sau:
Giới thiệu bài ca dao ( 0,25đ)
Lần lượt trình bày những cảm xúc suy nghĩ được gợi ra từ bài ca dao, cụ thể:
+ Bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “thân em”- mô tuýp quen thuộc trong ca dao- người phụ nữ trong xã hội phong kiến ( 0,25đ)
+ Hình ảnh so sánh gợi số phận chìm nổi, lênh đênh, vô định của người phụ nữ đồng thời thể hiện thân phận cay đắng, bị phụ thuộc, vùi dập, không có cơ hội để lựa chọn, tìm hạnh phúc ( 0,75 đ)
+ Nỗi xót thương cho thân phận người phụ nữ, thể hiện sự phản kháng tố cáo xã hội phong kiến bất công ( 0,5đ)
* Lưu ý: Viết đúng hình thức một đoạn văn cho 0,25 đ
Câu 3: ( 5 điểm): Học sinh có thể tự do lựa chọn loại cây mà mình yêu thích
Yêu cầu về hình thức
Bài viết phải đúng bố cục 3 phần, đúng đặc điểm bài văn biểu cảm, không kể lể dài dòng
Lời văn giàu cảm xúc, đúng chính tả, đúng ngữ pháp
Yêu cầu về mặt nội dung: 
 Bài làm cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
Mở bài: Nêu tên loài cây và lí do em yêu thích ( trình bày ý chung nhất) ( 0,5đ)
Thân bài: 
+ Cảm nghĩ chung của bản thân về loài cây ( 1 đ)
+ Loài cây đó có đặc điểm gì khiến cho em có cảm mến: thân cây, lá cây, hoa, quả
( 1 điểm)
+ Loài cây đó đem đến lợi ích gì( 1 điểm)
+ Loài cây đó trong cuộc sống của riêng bản thân em; những kỉ niệm của em với loài cây đó, kỉ niệm của loài cây đó với mọi người( 1 điểm)
Kết bài: Tình cảm của người viết, những hy vọng và mong muốn cho cây ( 0,5 đ)
Cách cho điểm:
Từ 4 -> 5 điểm: Đảm bảo các yêu cầu về hình thức và nội dung đã nêu ở trên
Từ 3- > 4 điểm: Đủ ý nhưng viết còn sơ sài, thiếu cảm xúc
Từ 1->2 điểm: Bài viết cảm xúc mờ nhạt thiên về kể lể hoặc miêu tả quá nhiều
Thiếu ý nào trừ điểm ý đó
* Lưu ý: 
 - Đề văn ra theo hướng đề mở. Giám khảo căn cứ vào yêu cầu của đề, thực tế bài viết của học sinh để chấm điểm cho phù hợp.
 - Động viên những bài viết sáng tạo, hành văn lưu loát,trong sáng.
 - Điểm trừ:
 	+ Sai từ 3 đến 4 lỗi chính tả, từ 2 đến 3 lỗi diễn đạt: trừ 0,5 điểm
 + Sai từ 5 lỗi chính tả , 4 lỗi diễn đạt trở lên : trừ 1,0 điểm
Điểm toàn bài để lẻ đến 0,25 điểm, không làm tròn.

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 7-PGD.doc