SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2014-2015 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MÔN: HÓA HỌC TRƯỜNG THPT PHAN ĐĂNG LƯU KHỐI LỚP : 10 -----oOo----- Thời gian làm bài : 45 phút ĐỀ DỰ TRỮ (không kể thời gian phát đề) Câu 1: (3 điểm) 1- Viết phương trình hóa học biểu diễn các phản ứng sau ( ghi rõ điều kiện nếu có) a- NaCl → Cl2 b- KClO3 → KCl c- H2SO4 → CuSO4 c- Fe2(SO4)3 → BaSO4 2- Viết 2 phương trình hóa học chứng tỏ Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi Câu 2: (1 điểm) Nêu hiện tượng, giải thích và viết phương trình hóa học minh họa cho thí nghiệm: Dẫn từ từ khí SO2 vào dung dịch Ca(OH)2 đến dư. Câu 3: ( 2 đểm) Nhạn biết các dung dịch sau đây chứa trong các lọ mất nhãn bằng phương pháp hóa học; viết phương trình hóa học minh họa các thí nghiệm nhận biết: CuCl2, FeCl3, MgCl2, KCl. Câu 4: ( 1 điểm) Tính khối lượng CaF2 cần dùng để điều chế 2,2 kg dung dịch HF 20% , biết hiệu suất phản ứng bằng 80% . Câu 5: (3 điểm) Cho 14,12g hỗn hợp bột các kim loại Al, Fe, Cu vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 9,408 lít khí (đkc) và 2g chất không tan. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu . Cho: Cu = 64; Fe = 56; Ca = 40; Al = 27; F = 19 ; H = 1. ------HẾT------ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THPT PHAN ĐĂNG LƯU HÓA 10 – NĂM HỌC 2014 – 2015 Câu Nội dung Điểm Câu 1: 3 điểm đpnc 1- viết phương trình hóa học: t0 a- 2NaCl 2Na + Cl2 b- 2KClO3 → 2KCl + 3O2 c- H2SO4 + CuO → CuSO4 + H2O d- Fe2(SO4)3 + 3BaCl2 → 3BaSO4 ↓ + 2FeCl3 2- Chứng tỏ ozon mạnh hơn oxi: a- Ozon oxi hóa được Ag, oxi thì không . O3 + 2Ag → Ag2O + O2 b- Ozon oxi hóa được KI, oxi thì không. O3 + 2KI + H2O → 2KOH + I2 + O2 Chú ý: * phần 1a,c, học sinh có thể viết phản ứng khác, nếu đúng vẫn tính điểm * Cân bằng sai hoặc không cân bằng, thiếu điều kiện : trừ 0,25 đ * Viết sai công thức khôn cho điểm 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ Câu 2: 1 điểm Dẫn từ từ khí SO2 qua dung dịch Ca(OH)2 đến dư : Hiện tượng: lúc đầu có kết tủa trắng ngày càng nhiều, sau đó kết tủa từ từ tan ra . Giải thích : SO2 phản ứng với Ca(OH)2 tạo muối CaSO3 không tan Khi SO2 dư, sẽ phản ứng với CaSO3 thành Ca(HSO3)2 tan được. Phương trình hóa học SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3↓ + H2O SO2 + CaSO3 + H2O → Ca(HSO3)2 Chú ý: Nếu hs chỉ nói một hiện tượng và 1 lời giải thích chỉ cho 0,125/ mỗi phần 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ Câu 3: 2 điểm Dùng dung dịch NaOH Mẫu thử tạo kết tủa keo xanh lơ là CuCl2 CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + 2NaCl Mẫu thử tạo kết tủa keo nâu đỏ là FeCl3 FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ + 3NaCl Mẫu thử tạo kết tủa trắng là MgCl2 MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2↓ + 2NaCl Mẫu thử không phản ứng là KCl 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,5 đ Câu 4: 1 điểm t0 Phương trình hóa học : CaF2 + H2SO4 → CaSO4 + 2HF Khối lượng HF thu được : 2,2 x 20 : 100 = 0,44kg Khối lượng CaF2 cần dùng : 78 x 0,44 x 100 : 2: 20 : 80 = 1,0725 kg 0,5 đ 0,25 đ 0,25 đ Câu 5: 3 điêm Cu không phản ứng với H2SO4 loãng nên mCu = 2 gam Phương trình hóa học : 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2 x → 3/2x Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 y → y hệ phươn trình : 27x + 56y = 14,12 – 2 = 12,12 (1) 3/2x + y = 9,408 / 22,4 = 0,42 (2) Giải ra : x = 0,2 và y = 0,12 Phần trăm khối lượng: %Cu = 14,16% %Al = 38, 24% % Fe = 47,6 % 0,25 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,5 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ
Tài liệu đính kèm: