Đề đề xuất thi chọn học sinh giỏi tỉnh Vĩnh Phúc lớp 10 năm học 2013-2014 môn: Sinh học (dành cho thpt chuyên)

doc 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1405Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề đề xuất thi chọn học sinh giỏi tỉnh Vĩnh Phúc lớp 10 năm học 2013-2014 môn: Sinh học (dành cho thpt chuyên)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề đề xuất thi chọn học sinh giỏi tỉnh Vĩnh Phúc lớp 10 năm học 2013-2014 môn: Sinh học (dành cho thpt chuyên)
SỞ GD & ĐT
VĨNH PHÚC
ĐỀ ĐỀ XUẤT
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10 NĂM HỌC 2013-2014
MÔN : SINH HỌC
(Dành cho THPT chuyên)
Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (1 điểm)
a. Các tế bào nhận biết nhau bằng các “dấu chuẩn” có trên màng sinh chất. Theo em dấu chuẩn là hợp chất hóa học nào? Chất này được tổng hợp và vận chuyển đến màng sinh chất như thế nào?
 b. Một loại polisaccarit được cấu tạo từ các phân tử glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết b-1,4- glycozit thành mạch thẳng không phân nhánh.Tên của loại polisaccarit này là gì? Ở tế bào nấm, chất hóa học nào thay thế vai trò của loại polisaccarit này? Hãy cho biết đơn phân cấu tạo nên chất hóa học này?
Câu 2 (1 điểm)
 Trong tế bào có một bào quan được ví như “hệ thống sông ngòi, kênh rạch trên đồng ruộng”? Hãy cho biết tên gọi, cấu tạo, chức năng của loại bào quan này trong tế bào nhân thực?
Câu 3 (1 điểm)
a.Vì sao nói quang hợp ở vi khuẩn lam tiến hóa hơn quang hợp ở vi khuẩn lưu huỳnh?
b. Để phân giải một phân tử glucozơ tế bào cần bao nhiêu phân tử NAD + và FAD?
Câu 4 (1 điểm)
a.Hệ số hô hấp là gì? Xét trên cùng số nguyên tử C thì dầu thực vật hay mỡ động vật sẽ có hệ số hô hấp cao hơn? Giải thích.
b.Bằng chứng nào liên quan đến enzim ATP syltetaza để chứng minh ti thể bắt nguồn từ sinh vật nhân sơ theo con đường nội cộng sinh?
Câu 5 (1 điểm)
 Chất adrênalin gây đáp ứng ở tế bào gan bằng phản ứng phân giải glicôgen thành glucôzơ, nhưng khi tiêm adrênalin vào tế bào gan thì không gây được đáp ứng đó.
a. Tại sao có hiện tượng trên?
b. Trong con đường truyền tín hiệu từ adrênalin đến phản ứng phân giải glicôgen, chất AMP vòng (cAMP) có vai trò gì?
Câu 6 (1 điểm)
 Nêu 3 sự kiện chỉ xảy ra trong quá trình phân bào giảm phân mà không xảy ra trong phân bào nguyên phân? Giải thích tại sao 3 sự kiện đó lại dẫn đến sự đa dạng di truyền.
Câu 7 (1 điểm)
a.Các vi khuẩn cố định đạm có những đặc điểm cấu tạo nào đặc biệt giúp chúng thực hiện được việc cố định nitơ khí quyển? 
b.Ở vi sinh vật có 2 dạng quang hợp: Quang hợp thải O2 và quang hợp không thải O2. Nêu tên 1 số vi sinh vật thuộc 2 dạng này? Trong 2 dạng này, dạng nào tiến hóa hơn, vì sao?
Câu 8 (1 điểm)
 Hãy nêu kiểu phân giải, chất nhận điện tử cuối cùng và sản phẩm khử của vi khuẩn lam, vi khuẩn sinh mê tan, vi khuẩn sunfat, nấm men rượu .
Câu 9 (1 điểm) Phagơ SP01 là loại phagơ độc đối với vi khuẩn Baccillus subtilis.
 - Phagơ độc và phagơ ôn hòa là gì? Trình bày chu trình gây tan của SP01 đối với Bac. subtilis?
 - Một dịch huyền phù Bac. subtilis trong môi trường được đường hóa 2mol/l. Tiếp tục bổ sung lizôzim vào dịch nuôi cấy của vi khuẩn này. Các vi khuẩn có bị nhiễm bởi phagơ SP01 không? Vì sao?
Câu 10 (1 điểm)
 Quan sát thấy 1 tế bào động vật có màng sinh chất nguyên vẹn, các bào quan tham gia quá trình tổng hợp protein không bị hỏng nhưng không thấy có protein xuất bào. Nêu giả thuyết tại sao có hiện tượng như vậy ? Trình bày thí nghiệm chứng minh ?
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 10 – MÔN SINH
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
1
a
b
a.
- Dấu chuẩn là hợp chất glycoprotein.
- Protein được tổng hợp ở các riboxom trên mạng lưới nội chất hạt, sau đó đưa vào trong xoang của mạng lưới nội chất hạtàtạo thành túiàbộ máy Golgi. Tại đây protein được hoàn thiện cấu trúc gắn thêm hợp chất saccarit à glicoprotein hoàn chỉnhà đóng góià đưa ra ngoài màng bằng xuất bào.
b.
a. Xellulozơ
b. Kitin
Đơn phân: Glucozơ liên kết với N-axetylglucozamin.
0,25
0,25
0,25
0,25
2
- Lưới nội chất 
- Cấu tạo 
+ Là hệ thống màng đơn, có cấu tạo giống màng sinh chất
+ Gồm một hệ thống ống và xoang dẹp thông với nhau tạo thành mạng lưới phân bố khắp tế bào, ngăn cách với phần còn lại của tế bào chất. 
+ Xuất phát từ màng nhân, có thể nối liền màng sinh chất, liên hệ với bộ máy golgi, thể hoà tan thành một thể thống nhất.
+ Lưới nội chất hạt mặt ngoài còn gắn các riboxom, lưới nội chất trơn thì đính rất nhiều các enzim.
- Chức năng: 
+ Chức năng chung : là hệ thống trung chuyển nhanh chóng các chất ra vào tế bào đồng thời đảm bảo sự cách li của các quá trình khác nhau diễn ra đồng thời trong tế bào.
+ Lưới nội chất hạt: Nơi tổng hợp protein
+ Lưới nội chất trơn: Tổng hợp lipit, chuyển hóa đường, phân hủy các chất độc hại.
0,25
0,5
0,25
3
a
b
a. QH ở VK lam tiến hóa hơn VK lưu huỳnh do:
- Thải ôxi → thúc đẩy tiến hóa của SV hiếu khí khác
- Nguồn H+; e-: H2O - phổ biến và rất dồi dào trong tự nhiên so với S, H2S
- Sắc tố quang hợp là Chl (không phải khuẩn diệp lục) nên hấp thu ánh sáng hiệu quả hơn 
- Bước đầu xuất hiện sự chuyên hóa về chức năng do đã xuất hiện các tylacôid.
b. Để phân giải một phân tử glucozơ 
- Trong điều kiện có O2, O2 là chất nhận điện tử cuối cùng trên màng trong của ti thể và kết hợp với H+tạo thành H2O; glucozơ sẽ được phân giải hoàn toàn thành H2O và CO2. Lượng NAD + và FAD cần để tạo chất NADH và FADH2 là:
+ Giai đoạn đường phân: 	2NAD+
+Giai đoạn Decacboxy tạo axetyl coA: 	2NAD+
+ Trong chu trình Crep : 	6NAD+ và 2FAD
	Tổng cộng cần 	10 NAD+ và 2 FAD 	
- Khi không có O2: con đường dẫn truyền Hydro và điện tử bị ức chế, sẽ không có NAD+ để tái sử dụng do đó 2NADH tạo ra trong đường phân sẽ nhường 2H+ để tạo thành axit lactic hoặc rượu etylic (sự lên men); do đó quá trình này chỉ cần 2NAD+ để sử dụng tuần hoàn. 
0,5
0,25
0,25
4
a
b
a. – Hệ số hô hấp là tỉ số giữa số phân tử CO2 được giải phóng ra với số phân tử oxi tiêu thụ khi ôxi hoàn toàn nguyên liệu hô hấp xác định. 
- Với cùng số nt C thì dầu thực vật có hệ số hô hấp cao hơn mỡ động vật do dầu thực vật là các axit béo không no khi oxi hóa sẽ cần ít O2 hơn so với mõ động vật.
b. – ATP syltetaza của sinh vật nhân sơ nằm ở màng tế bào còn ATP syltetaza trong ti thể nằm ở màng trong của ti thể được tiến hóa từ màng của sinh vật nhân sơ nguyên thủy trong quá trình nội cộng sinh. 
0,5
0,5
5
a. Adrênalin (epinephrin) tác động lên tế bào gan bằng cách liên kết đặc thù với thụ thể màng, phức hệ [adrênalin/thụ thể] hoạt hóa prôtêin G, prôtêin G hoạt hóa enzym adênylat – cyclaza, enzym này phân giải ATP → AMP vòng (cAMP), cAMP hoạt hóa các enzym kinaza, các enzym này chuyển nhóm phosphat và hoạt hoá enzym glicôgen phosphorylaza là enzym xúc tác phân giải glicôgen thành glucôzơ. Tiêm adrênalin trực tiếp vào trong tế bào không gây đáp ứng do thiếu thụ thể màng. 
b. cAMP có vai trò là chất thông tin thứ hai có chức năng hoạt hóa enzym photphorilaza phân giải glycogen → glucôzơ, đồng thời có vai trò khuếch đại thông tin: 1 phân tử adrênalin → 104 phân tử cAMP → 108 phân tử glucôzơ. 
0,5
0,5
6
– Sự trao đổi chéo các cromatit ở kì đầu của giảm phân 1 tạo các NST có sự tổ hợp mới của các alen. 
- Kì sau của giảm phân I có sự phân li độc lập của các NST có nguồn gốc từ mẹ và bố trong cặp tương đồng ngẫu nhiên về hai cực tế bào tạo sự tổ hợp khác nhau của các NST có nguồn gốc từ bố và mẹ. 
- Kì sau của giảm phân II có sự phân li của các NST chị em trong cặp tương đồng ngẫu nhiên về các tế bào con. 
0,25
0,5
0,25
7
a
b
a.
- Có hệ enzim Nitrogenaza xúc tác cho phản ứng khử N2 thành NH3.
- Có những cấu trúc đặc biệt để tạo ra và duy trì môi trường kị khí cho hoạt động của hệ enzim Nitrogenaza (hình thành tế bào màng dày ở vi khuẩn lam, hình thành LegHb có ái lực cao với O2 ở vi khuẩn nốt sần).
b. 
- Quang hợp thải O2: tảo lam, vi khuẩn lam
- Quang hợp không thải O2: Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía, vi khuẩn lưu huỳnh màu lục
- Dạng quang hợp thải O2 tiến hóa hơn do: 
+ Sử dụng chất cho electron là H2O phổ biến hơn các hợp chất vô cơ
+ Thải O2 thúc đẩy cho sự tiến hóa của các sinh vật khác
+ Có sắc tố là diệp lục nên sử dụng năng lượng hiệu quả hơn
0,5
0,5
8
Vi sinh vật
Kiểu phân giải
Chất nhận điện tử
Sản phẩm khử
Vi khuẩn lam
Hô hấp hiếu khí
O2
H2O
Vi khuẩn sinh mê tan
Hô hấp kị khí
CO32-
CH4
Vi khuẩn khử sunfat
Hô hấp kị khí
SO42-
H2S
Nấm men rượu
Lên men
Chất hữu cơ.
Êtanol
0,25
0,25
0,25
0,25
9
- Bacteriophagơ là virut nhiễm vào vi khuẩn, có tính đặc trưng đối với vi khuẩn, cài xen vật chất di truyền vào NST của vi khuẩn.
- Bacteriophagơ độc là loại virut sau khi nhiễm vào vi khuẩn thì gây ra chu trình tan bằng cách nhân nhanh thành các phagơ trong tế bào và làm tan tế bào.
- Chu trình diễn ra theo 5 giai đoạn: hấp phụ, xâm nhập, sinh tổng hợp, lắp ráp, phóng thích.
- Lizôzim trong môi trường sẽ làm tan tế bào vi khuẩn, nhưng vì môi trường có đường (đẳng trương) nên vi khuẩn sau khi mất thành sẽ biến thành tế bào trần. Các tế bào này không có thụ thể để cố định các phagơ, do đó không thể là đích tấn công của các SP01.
0,25
0,25
0,25
0,25
10
* Giả thuyết: Tế bào đó bị hỏng bộ khung xương tế bào..............................................
* Thí nghiệm chứng minh giả thuyết:
- Lấy 1 tế bào bình thường và 1 tế bào bị hỏng khung xương nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng............................................................................................................
- Sau 1 thời gian quan sát:
+ Tế bào bị hỏng bộ khung xương không xảy ra quá trình phân chia tế bào nên số lượng tế bào không thay đổi.............................................................................................
+ Tế bào bình thường xảy ra hiện tượng phân chia tế bào nên số lượng tế bào tăng lên........
0,25
0,25
0,25
 0,25

Tài liệu đính kèm:

  • docHSG_THAM_KHAO.doc