Đề cương ôn thi môn vật lý 8 học kì II - Năm học 2015 - 2016

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1293Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi môn vật lý 8 học kì II - Năm học 2015 - 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn thi môn vật lý 8 học kì II - Năm học 2015 - 2016
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN VẬT LÝ 8
HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2015 - 2016
I/ LÝ THUYẾT
1 Công cơ học là gì? Cho ví dụ
Điều kiện để có công cơ học: Có lực tác dụng vào vật và quãng đường vật dịch chuyển theo phương của lực. 
vd1: Một người kéo một chiếc xe chuyển động trên đường. Lực kéo của người đã thực hiện công.
vd2: Người lực sĩ cử tạ đỡ quả tạ ở tư thế đứng thẳng, mặc dù rất mệt nhọc nhưng người lực sĩ không thực hiện công.
2. Công thức tính công cơ học, các đại lượng, đơn vị trong công thức
Công thức tính công cơ học: A = F.s; 
trong đó: A là công của lực F (J); 
 F là lực tác dụng vào vật (N); 
 s là quãng đường vật dịch chuyển theo hướng của lực (m).
Đơn vị của công là Jun, kí hiệu là J ; 1J = 1N.1m = 1Nm. ; 1kJ(ki lô Jun) = 1000J
3. Phát biểu được định luật về công ? 
Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
VD: Dùng ròng rọc động, mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy được lợi hai lần về lực thì lại thiệt hai lần về đường đi. Dùng ròng rọc cố định đề nâng vật lên cao không được lợi về lực cũng không thiệt về đường đi. Công thực hiện để nâng vật không thay đổi.
5. Công suất là gì ? Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
6. Viết công thức tính công suất và các đơn vị đo trong công thức. Công thức: ; 
trong đó: 	là công suất (W); A là công thực hiện (J); t là thời gian thực hiện công (s).
Đơn vị công suất là oát, kí hiệu là W ; 1 W = 1 J/s (jun trên giây) ; 1 kW (kilôoát) = 1000 W ; 1 MW (mêgaoát) =1000000 W
Lưu ý: Ngoài công thức tính công suất đã nêu mối quan hệ giữa công suất và vận tốc: Khi vật chuyển động đều theo chiều tác dụng của lực thì công suất được tính bằng công thức: = F.v (F là lực tác dụng; v là tốc độ)
7. Ý nghĩa các số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị là gì?. 
Số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị là công suất định mức của dụng cụ hay thiết bị đó.
Ví dụ: Số ghi công suất trên động cơ điện: = 1000W, có nghĩa là khi động cơ làm việc bình thường thì trong 1s nó thực hiện được một công là 1000J.
8. Khi nào vật có cơ năng?
- Khi một vật có khả năng thực hiện công cơ học thì ta nói vật có cơ năng.
- Đơn vị cơ năng là jun (J).
Lưu ý: Cơ năng là năng lượng cơ học, bao gồm động năng do chuyển động cơ học của các vật và thế năng do tương tác giữa các vật sinh ra.
9. Thế năng hấp dẫn là gì ? Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào gì?
- Thế năng được xác định bởi độ cao của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn. Thế năng hấp dẫn của vật phụ thuộc vào mốc tính độ cao và khối lượng của vật.
- Vật ở vị trí càng cao so với mặt đất và có khối lượng càng lớn thì khả năng thực hiện công của nó càng lớn, nghĩa là thế năng của vật đối với mặt đất càng lớn.
10. Thế năng đàn hồi là gì? Thế năng đàn hồi phu thuộc vào gì? 
- Khi một vật bị biến dạng đàn hồi thì ta nói vật đó có thế năng đàn hồi, thế năng đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng của lò xo. 
Ví dụ: Nén một lò xo lá tròn và buộc lại bằng một sợi dây không dãn, lúc này lò xo bị biến dạng. Nếu cắt đứt sợi dây, thì lò xo bị bật ra và làm bắn miếng gỗ đặt phía trước lò xo. Như vậy, khi lò xo bị biến dạng thì có cơ năng. Cơ năng của vật đàn hồi bị biến dạng gọi là thế năng đàn hồi.
11. Động năng là gì? Động năng phụ thuộc vào gì? 
- Một vật chuyển động cũng có khả năng thực hiện công, tức là có động năng. Động năng phụ thuộc vào vận tốc và khối lượng của vật
12. Các chất được cấu tạo như thế nào? Tại sao các chất có vẽ như liền một khối.
Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ bé riêng biệt gọi là nguyên tử và phân tử nên các chất có vẻ như liền một khối. Giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách.
13. Giải thích một số hiện tượng xảy ra do giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách.
Ví dụ: Khi thả một thìa đường vào một cốc nước rồi khuấy đều thì đường tan và nước có vị ngọt.
Giải thích: Khi thả thìa đường vào cốc nước và khuấy đều, thì đường sẽ tan ra trong nước. Giữa các phân tử nước có khoảng cách, nên các phân tử đường sẽ chuyển động qua những khoảng cách đó để đến khắp nơi của nước ở trong cốc. Vì vậy, khi uống nước trong cốc ta thấy có vị ngọt của đường. 
14. Nêu thí nghiệm Bơ-rao? Từ đó rút ra kết luận các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng?
- Chuyển động Bơ-rao :
+ Khi quan sát các hạt phấn hoa trong nước bằng kính hiển vi, Bơ-rao đã phát hiện thấy chúng chuyển động không ngừng (hỗn độn) về mọi phía.
+ Nguyên nhân gây ra chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm của Bơ-rao là do các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động không ngừng. Trong khi chuyển dộng các phân tử nước đã va chạm với các hạt phấn hoa, các va chạm này không cân bằng nhau và làm cho các hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng.
15. Khi ở nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử chuyển động như thế nào? Thế nào là chuyển động nhiệt?
- Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh, vì thế những chuyển động liên quan đến nhiệt độ gọi là chuyển động nhiệt.
- Trong thí nghiệm Bơ-rao nếu tăng nhiệt độ của nước thì các hạt phấn hoa chuyển động càng nhanh, chứng tỏ các phân tử nước chuyển động nhanh hơn và va đập mạnh hơn vào các phân tử phấn hoa.
16. Hiện tượng khuếch tán là gì? Ví dụ, giải thích?
- Hiện tượng khuếch tán là hiện tượng các chất tự hoà lẫn vào nhau do chuyển động không ngừng của các phân tử, nguyên tử. Khi nhiệt độ tăng cao thì hiện tượng khuếch tán xãy ra nhanh hơn.
- Ví dụ: Khi đổ nước vào một bình đựng dung dịch đồng sunfat có màu xanh, ban đầu nước nổi lên trên, sau một thời gian cả bình hoàn toàn có màu xanh.
- Giải thích: Các phân tử nước và đồng sunfat đều chuyển động không ngừng về mọi phía, nên các phân tử đồng sunfat có thể chuyển động lên trên, xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước và các phân tử nước cũng chuyển động xuống dưới và xen vào khoảng cách giữa các phân tử của đồng sunfat. Vì thế, sau một thời gian ta nhìn thấy cả bình hoàn toàn là một màu xanh.
17. Phát biểu định nghĩa nhiệt năng? Đơn vị? Khi nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của vật như thế nào?
- Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
- Đơn vị nhiệt năng là jun (J).
- Khi nhiệt độ của vật càng cao, thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.
18. Nêu tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng và cho ví dụ minh hoạ cho mỗi cách?. 
Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi bằng hai cách: Thực hiện công hoặc truyền nhiệt. 
Ví dụ thực hiện công: Cọ xát miếng đồng vào mặt bàn, ta thấy miếng đồng nóng lên. Điều đó chứng tỏ rằng, động năng của các phân tử đồng tăng lên. Ta nói, nhiệt năng của miếng đồng tăng.
Ví dụ truyền nhiệt: Thả một chiếc thìa bằng nhôm vào cốc nước nóng ta thấy thìa nóng lên, nhiệt năng của thìa tăng chứng tỏ đã có sự truyền nhiệt từ nước sang thìa nhôm.
19. Phát biểu định nghĩa nhiệt lượng và nêu đơn vị đo của nhiệt lượng.
- Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. 
- Đơn vị của nhiệt lượng là jun (J).
20. Nêu ví dụ minh hoạ về sự dẫn nhiệt?
- Dẫn nhiệt: là sự truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của một vật hoặc từ vật này sang vật khác.
- Chất rắn dẫn nhiệt tốt (kim loại dẫn nhiệt tốt nhất). Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém. Chân không không dẫn nhiệt
Ví dụ: Khi đốt ở 01 đầu thanh kim loại, chạm tay vào đầu kia ta thấy nóng dần lên. Khả năng dẫn nhiệt giảm: Bạc - đồng – nhôm – thép – nước đá – đất – thủy tinh – nước – gỗ - len – không khí
21. Vận dụng về dẫn nhiệt để giải thích một số hiện tượng đơn giản.
Ví dụ1: Thả một phần chiếc thìa kim loại vào một cốc nước nóng, sau một thời gian thì phần cán thìa ở trong không khí nóng lên. Tại sao? Giải thích: Phần thìa ngập trong nước nhận được nhiệt năng của nước truyền cho, sau đó nó dẫn nhiệt đến cán thìa và làm cán thìa nóng lên.
Ví dụ 2: Tại sao nồi xoong thường làm bằng kim loại, còn bát đĩa thường làm bằng sứ?
Giải thích: Kim loại dẫn nhiệt tốt nên nồi hay xoong thường làm bằng kim loại để dễ dàng truyền nhiệt đến thức ăn cần đun nấu. Sứ dẫn nhiệt kém nên bát hay đĩa thường làm bằng sứ để giữ nhiệt cho thức ăn được lâu hơn.
22. Đối lưu là gì? Nêu ví dụ minh hoạ về sự đối lưu?
Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.
Ví dụ: + Khi đun nước ta thấy có dòng đối lưu chuyển động từ dưới đáy bình lên trên mặt nước và từ trên mặt nước xuống đáy bình. + Các ngôi nhà thường có cửa sổ để tạo điều kiện thuận lợi cho sự đối lưu trong không khí.
23. Bức xạ nhiệt là gì ? Nêu ví dụ minh hoạ về bức xạ nhiệt?
Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không. Những vật càng sẫm mầu và bề mặt càng xù xì thì hấp thụ bức xạ nhiệt càng tốt.
Ví dụ:+ Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất.
+ Cảm giác nóng khi ta đặt bàn tay gần và ngang với ấm nước nóng
24. Nguyên lí truyền nhiệt? Nhiệt lượng vật thu vào (tỏa ra): Phụ thuộc vào những yếu tố nào? Công thức tính nhiệt lượng, nêu rõ tên và đơn vị các đại lượng? Phương trình cân bằng nhiệt? Nhiệt dung riêng: Định nghĩa? Ký hiệu? Đơn vị?
- Nguyên lí truyền nhiệt
+ Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
+ Sự truyền nhiệt xảy ra tới khi nhiệt độ của 2 vật bằng nhau.
+ Nhiệt lượng vật này toả ra bằng nhiệt lượng vật kia thu vào.
- Nhiệt lượng vật thu vào phụ thuộc vào: Khối lượng của vật, độ tăng nhiệt độ của vật, chất cấu tạo nên vật.
- Công thức tính nhiệt lượng: Q = mcDt. Trong đó: 
 Q Nhiệt lượng vật thu vào (J); m Khối lượng của vật (kg); Dt Độ tăng nhiệt độ (0C); c Nhiệt dung riêng (J/kgK)
- Phương trình cân bằng nhiệt : Qtoả ra = Qthu vào m1 c1 (t1 - t) = m2 c2 (t – t1)
- Nhiệt dung riêng là nhiệt lượng cần cung cấp cho 1kg chất đó để t0 của nó tăng thêm 10C. Kí hiệu: c. Đơn vị: J/kgK
Ví dụ: nhiệt dung riêng của chì là 130J/kgK là để 1kg chì tăng thêm 10C ta cần cung cấp cho nó một nhiệt lượng là 130J.
TT
Tên đại lượng
Công thức
Công thức liên quan
Các đại lượng liên quan (đơn vị)
1
Khối lượng riêng
D = m/V
m = D.V
V = m/D
m: khối lượng (kg)
V: thể tích (m3)
P: trọng lượng (N)
D: khối lượng riêng(kg/m3)
d: trọng lượng riêng(N/m3)
Dnước=1000
Ddầu, rượu =800
Dthủy ngân =13600
Dnước biển=1030
2
Trọng lượng riêng
d = P/V
P = d.V
V = P/d
3
Trọng lượng
P = 10m
m=P/10
4
Vận tốc
v = S/t
vtb = (S1+S2)/(t1 +t2)
S = v.t
t = S/v
S: quãng đường (m, km)
t: thời gian (s, h)
v: vận tốc (m/s, km/h)
5
Áp suất
p = F/S
F = p.S
S = F/p
F: áp lực (N)
S: diện tích bị ép (m2)
p: áp suất (N/m2)
6
Áp suất chất lỏng
 p = d.h
d = p/h
h = p/d
d: trọng lượng riêng(N/m3)
h: độ cao cột chất lỏng (m)
p: áp suất chất lỏng (N/m2)
7
Lực đẩy Ácsimet
FA = d.V
d = FA/V
V=FA/d
V: thể tích chất lỏng bị chiếm chỗ(m3)
d: trọng lượng riêng(N/m3)
FA: lực đẩy ác si mét (N)
8
Công cơ học
A = F.S
F = A/S
S = A/F
F: lực tác dụng (N)
S: quãng đường dịch chuyển (m)
A: công (1J = 1N.m)
t: thời gian thực hiện công (s)
P: Công suất (1J/s=1W; 1kW=1000W)
9
Công suất
P = A/t
A = P.t
t = A/P
10
Nhiệt lượng
Q = m.∆t.c
Qtỏa = Qthu
 m1.∆t1.c1=m2.∆t2.c2
(∆t1= t1-t ; ∆t2=t-t2)
m = Q/∆t.c
∆t = Q/m.c
c = Q/m.∆t
m: khối lượng chất (kg)
∆t: độ tăng nhiệt độ (0C,K)
c: nhiệt dung riêng (nhiệt
 lượng để 1kg chất đó tăng
 thêm 10C) (J/kg.K)
Q: nhiệt lượng (J)
cnước=4200
cnhôm=880
cđồng=380
cthép=460
crượu=2500
cnướcđá=1800
cđất=800
cchì=130
11
Nhiệt lượng đốt cháy nhiên liệu
Q = q.m
q = Q/m
m = Q/q
q năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu (J/kg)
m khối lượng của nhiên liệu bị đốt cháy (kg)
Q nhiệt lượng tỏa ra (J)
A công động cơ nhiệt (J)
H hiệu suất động cơ
qcủi=10.106
qdầuhỏa=44.106
qxăng=46.106
qkhíđốt=44.106
qhidro=120.106
qthanđá=27.106
qthangỗ=34.106
qthanbùn=14.106
12
Hiệu suất động cơ nhiệt
H=A/Q
Q=A/H
A=H.Q
II/ BÀI TẬP
 13.4 (sbt) F = 600N ; t=5 phút = 300s ; A = 360kJ =360000J ; v=?
A = F.s = F. (v.t) => v = A/F.t = 360000/600.300 = 2m/s
13.5 (sbt) p = 6.105N/m2 ; V= 15 dm3 = 15.10-3m3 ; CM A= p.V = ?
A = F.s = (p.S).h = p.V = 6.105 . 15.10-3 = 9000J
14.2 (sbt) h= 5m; s = 40m ; Fms = 20N ; m = 60kg => P= 600N ; Atoàn phần =? H =?
Acó ích = P.h = F.s 600.5 = F.40 =3000J => F = 75N
Atoàn phần =Acó ích + Fms.s = 3000 + 20.40 = 3800J
H = Acó ích /Atoàn phần .100% =78,9%
14.11(sbt) P= 200N ; h= 20cm = 0,2m ; l= 1,6m ; F=?; A=?
A = P.h = F.l 200.0,2 = F.1,6 = 40J => F= 40/1,6 =25N 
14.13(sbt) OB=20cm = 0,2cm; AB = 5cm = 0,05cm; P= 40N; T=?
A= P.OB =T.OA = T. (OB+AB) 40.0,2 = T. (0,2+0,05) => T= 32N
15.5(sbt) h=34m, m=1000kg =>P=10000N ; t=1 phút = 60s ; P=? 1kwh mất 800đ chi phí =? Khi P1=2P
P= A/t =P.h/t = 10000.34/60 = 5666 W
Chi phí = số điên . giá tiền = (2A/3600000) . 800 = (2.10000.34/3600000) . 800 = 151 Đồng
15.10 (sbt) h= 120m ; V/t = 50m3/s ; D= 1000kg/m3 => d = 10000N/m3 ; H=20% ; P= ? thắp sáng được mấy bóng60W
P= A/t = F.s /t = P.h/t = (P/V) . (V/t) .h = d.(V/t).h = 10000.50.120 = 6.107W
Pcó ích = P.H = 6.107.20% = 12.106 W => Thắp sáng được 12.106 /60=200000 bóng
25.5(sbt) m=5kg; Q= 59kJ = 59000J ; t1 = 200C ; t2 =500C ; c =? Chất đó là chất gì?
Q= m.c.∆t => c = Q/m.∆t =59000/5.(50-20) = 393J/kg.K đó là đồng
24.4(sbt) nhôm ( m1=400g = 0,4kg c1= 880J/kgK ); nước ( v2 =1 lít => m2= 1kg c2= 4200J/kgK; t1 = 200C ; t2 =1000C); 
Q=( m1.c1+m2.c2).∆t = (0,4.880+1.4200).(100 -20) = 364160J
25.3(sbt) chì ( m1=300g = 0,3kg ; t1 =1000C ); nước ( m2= 250g =0,25kg c2= 4190J/kgK; t2 = 58,50C ; t =600C ); 
a, nhiệt độ của chì sau khi cân bằng nhiệt bằng nhiệt độ của nước t =600C
b, Qthu= m2.c2.∆t2 = m2.c2.(t- t2) = 0,25.4190.(60-58.5) = 1571,25J
c, Qthu=Qtỏa 1571,25 = m1.c1.(t1- t) = 0,3.c1.(100-60) => c1=130,9 J/kgK
d, nhiệt dung riêng của chì tính được lớn hơn giá trị tra báng vì một lượng nhiệt truyền ra không khí và nhiệt lượng riêng của nước nhỏ hơn so với giá trị tra bảng
25.17(sbt)
Chì: m1; c1 = 130J/kgk
t1 = 1360C ; t =180C
Kẽm: m2; c2=210J/kgK
t2 = 1360C ; t =180C
Nước: m3 =50g = 0.05kg, c1 =4200J/kgK
t3 = 140C ; t =180C
Nhiệt lượng kế tăng 10Cmất 65,1J
m1 + m2 = 50g = 0.05kg
 Qthu = Qtỏa ( m1.c1+ m2.c2).∆t = (m3.c3+65,1).∆t3 ( m1.c1+m2.c2).(t1- t) = (m3.c3+65,1).(t- t3) 
 ( m1.130+m2.210).(136- 18) = (0.05.4200+65,1).(18- 14) 
 m1.130+m2.210 = 1100,4/118 = 9.3 Mà m1 + m2 = 0.05 kg => m1 = 0,015kg , m2 = 0,035kg
B
C
A
1. Công thức nào dưới đây cho phép tính nhiệt lượng tỏa ra của một vật?
a. Q = mc(t2 – t1) với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối. 
b. Q = mc(t1 – t2) với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối.
(Hình 1)
c. Q = mc(t1 + t2) với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối. 
d. Q = mc∆t với ∆t là độ tăng nhiệt độ.
2. Có ba bình A, B, C đựng cùng một loại chất lỏng ở cùng một nhiệt độ (hình 1). Sau khi dùng các đèn cồ tỏa nhiệt giống nhau để đun nóng các bình này trong những khoảng thời gian như nhau thì nhiệt độ của chất lỏng ở các bình sẽ như thế nào?
a. Ở bình A cao nhất, rồi đến bình B, bình C. b. Ở bình B cao nhất, rồi đến bình C, bình A.
c. Ở bình C cao nhất, rồi đến bình B, bình A. d. Ở ba bình như nhau.
3. Hình 2 biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của ba vật A, B, C nhận được những nhiệt lượng như nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau. Biết cả ba vật đều làm bằng thép và có khối lượng ma > mb > mc. Nếu bỏ qua sự tỏa nhiệt ra môi trường xung quanh thì đường tương ứng với vật trong trường hợp nào dưới đây đúng?
a. I - B, II - C, III - A. b. I - A, II - C, III - B. c. I - C, II - B, III - A. d. I - B, II - A, III - C.
4. Chọn câu sai:a. Chất khí không có hình dạng xác định b. Chất lỏng không có hình dạng xác định 
 c. Các chất rắn,lỏng,khí đều có thể tich xác định d. Chất rắn có hình dạng xác định
5. Cả 3 vật A ,B ,C được cho truyền nhiệt lẫn nhau.Gỉa sử tA > tB > tC tìm kết luận đúng:
a. Vật tỏa nhiệt là A và B ,vật C thu nhiệt. b Vật tỏa nhiệt là A, vật thu nhiệt là B và C.
(Hình 2)
c. Vật tỏa nhiệt là A, vật thu nhiệt là C, vật không tỏa không thu nhiệt. 
d. Vật tỏa nhiệt là A, Vật thu nhiệt là C, vật B có thể tỏa hay thu nhiệt.
6. Một viên đạn đang bay trên cao, những dạng năng lượng mà viên đạn có được là:
 A. Động năng và cơ năng B. Động năng, thế năng và nhiệt năng
 C. Thế năng và cơ năng D. Động năng, thế năng và nhiệt lượng
7. Thả một thỏi KL đã được nung nóng đến 900Cvào một cốc nước ở nhiệt độ250C.Thông tin nào sau đây là sai?
A. Nhiệt lượng ban đầu của thỏi kim loại lớn hơn của nước. B. Nhiệt năng của nước tăng lên. 
D. Có một phần nhiệt năng từ thỏi kim loại truyền sang nước. C. Nhiệt năng của thỏi kim loại giảm.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_CUONG_ONTAP_LI_8_HK_II.doc