Đề cương ôn thi học kỳ 1 môn Hóa học Khối 12 - Năm học 2016-2017

doc 13 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 21/06/2022 Lượt xem 678Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi học kỳ 1 môn Hóa học Khối 12 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn thi học kỳ 1 môn Hóa học Khối 12 - Năm học 2016-2017
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KỲ I KHỐI 12
NĂM HỌC 2016 – 2017
CHƯƠNG I: ESTE VÀ LIPIT
Câu 1: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là
	A. 5. 	B. 4. 	C. 2. 	D. 3
Câu 2: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
	A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 3: Chất X có công thức phân tử C3H6O2, là este của axit axetic. Công thức cấu tạo thu gọn của X là 
	A. C2H5COOH. 	B. HO-C2H4-CHO. 	C. CH3COOCH3. 	D. HCOOC2H5. 
Câu 4: Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là
	A. etyl axetat.	B. metyl propionat.	C. metyl axetat.	D. propyl axetat.
Câu 5: Este etyl axetat có công thức là
	A. CH3CH2OH. 	B. CH3COOH. 	C. CH3COOC2H5. 	D. CH3CHO.
Câu 6: Este etyl fomiat có công thức là
	A. CH3COOCH3. 	B. HCOOC2H5. 	C. HCOOCH=CH2. 	D. HCOOCH3.
Câu 7: Este metyl acrylat có công thức là	
	A. CH3COOCH3. 	B. CH3COOCH=CH2.	C. CH2=CHCOOCH3. 	D. HCOOCH3.
Câu 8: Este vinyl axetat có công thức là
	A. CH3COOCH3. 	B. CH3COOCH=CH2. 	C. CH2=CHCOOCH3. 	D. HCOOCH3.
Câu 9: Propyl fomat được điều chế từ
	A. axit fomic và ancol metylic.	B. axit fomic và ancol propylic.
	C. axit axetic và ancol propylic.	D. axit propionic và ancol metylic.
Câu 10: Có thể gọi tên este (C17H33COO)3C3H5 là
	A. triolein	B. tristearin	C. tripanmitin	D. stearic
Câu 11: Công thức chung của một este tạo bởi một axit no đơn chức và một ancol no đơn chức (cả axit và ancol đều mạch hở) là?
	A.CnH2nO2 	B. CnH2n -2O2 	C. CnH2nO3 	D. CnH2n +1COOCmH2m+1
Câu 12: Đặc điểm của phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường axit là ?
	A. phản ứng thuận nghịch 	B. phản ứng xà phòng hoá
	C. phản ứng không thuận nghịch 	D. phản ứng oxihoá khử
Câu 13: Phát biểu nào sau đây đúng ?
	A. chất béo là trieste của glixerol với axit	B. chất béo là trieste của glixerol với axit béo 
	C. chất béo là trieste của glixerol với axit vô cơ 	D. chất béo là trieste của ancol với axit béo
Câu 14: Phát biểu sau luôn đúng:
	A. Tất cả các este khi phản ứng với dung dịch kiềm luôn thu được sản phẩm cuối cùng là muối và ancol.
	B. Khi thủy phân chất béo luôn thu được C2H4(OH)2.
	C. Phản ứng giữa ancol và axit khi có H2SO4 đặc là phản ứng một chiều.
	D. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
Câu 15: Thủy phân este E có công thức phân tử C4H8O2 (có mặt H2SO4 loãng) thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y bằng một phản ứng duy nhất. Tên gọi của E là:
	A. metyl propionat.	B. propyl fomat.	C. ancol etylic.	D. etyl axetat.
Câu 16: Đun nóng este HCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
	A. CH3COONa và C2H5OH. 	B. HCOONa và CH3OH.
	C. HCOONa và C2H5OH. 	D. CH3COONa và CH3OH.
Câu 17: Đun nóng este CH3COOC2H5 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
	A. CH3COONa và CH3OH. 	B. CH3COONa và C2H5OH.
	C. HCOONa và C2H5OH. 	D. C2H5COONa và CH3OH.
Câu 18: Thủy phân este X trong môi trường kiềm, thu được natri axetat và ancol etylic. Công thức của X là
	A. C2H3COOC2H5. 	B. CH3COOCH3. 	C. C2H5COOCH3. 	D. CH3COOC2H5.
Câu 19: Đun nóng este CH3COOCH=CH2 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
	A. CH2=CHCOONa và CH3OH. 	B. CH3COONa và CH3CHO.
	C. CH3COONa và CH2=CHOH. 	D. C2H5COONa và CH3OH.
Câu 20: Đun nóng este CH2=CHCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
	A. CH2=CHCOONa và CH3OH. 	B. CH3COONa và CH3CHO.
	C. CH3COONa và CH2=CHOH. 	D. C2H5COONa và CH3OH.
Câu 21: Khi đốt cháy hoàn toàn một este no, đơn chức thì số mol CO2 sinh ra bằng số mol O2 đã phản ứng. Tên gọi của este là
	A. n-propyl axetat. 	B. metyl axetat. 	C. etyl axetat. 	D. metyl fomiat.
Câu 22: Hai chất hữu cơ X1 và X2 đều có khối lượng phân tử bằng 60 đvC. X1 có khả năng phản ứng với: Na, NaOH, Na2CO3. X2 phản ứng với NaOH (đun nóng) nhưng không phản ứng Na. Công thức cấu tạo của X1, X2 lần lượt là:
	A. CH3-COOH, CH3-COO-CH3. 	B. (CH3)2CH-OH, H-COO-CH3.
	C. H-COO-CH3, CH3-COOH. 	D. CH3-COOH, H-COO-CH3.
Câu 23: Cho sơ đồ chuyển hóa sau (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng):
Tinh bột → X → Y → Z → metyl axetat. Các chất Y, Z trong sơ đồ trên lần lượt là:
	A. C2H5OH, CH3COOH. 	B. CH3COOH, CH3OH. 
	C. CH3COOH, C2H5OH. 	D. C2H4, CH3COOH.
Câu 24: Một este có công thức phân tử là C4H6O2, khi thuỷ phân trong môi trường axit thu được axetanđehit. Công thức cấu tạo thu gọn của este đó là
	A. HCOO-C(CH3)=CH2. 	B. HCOO-CH=CH-CH3. 
	C. CH3COO-CH=CH2. 	 	D. CH2=CH-COO-CH3.
Câu 25: Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste được tạo ra tối đa là
	A. 6. 	B. 3. 	C. 5. 	D. 4.
Câu 26: Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và
	A. phenol. 	B. glixerol. 	C. ancol đơn chức. 	D. este đơn chức.
Câu 27: Khi xà phòng hóa tristearin ta thu được sản phẩm là
	A. C15H31COONa và etanol. 	B. C17H35COOH và glixerol.
	C. C15H31COOH và glixerol. 	D. C17H35COONa và glixerol.
Câu 28: Khi thuỷ phân trong môi trường axit tristearin ta thu được sản phẩm là
	A. C15H31COONa và etanol. 	B. C17H35COOH và glixerol.
	C. C15H31COOH và glixerol. 	D. C17H35COONa và glixerol.
Câu 29: Chất X có công thức phân tử C2H4O2, cho chất X tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra muối và nước. Chất X thuộc loại
	A. ancol no đa chức.	B. axit không no đơn chức.
	C. este no đơn chức	D. axit no đơn chức.
Câu 30: Cho dãy các chất: HCHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng bạc là
	A. 3. 	B. 6. 	C. 4. 	D. 5.
Câu 31: Hợp chất Y có công thức phân tử C4H8O2. Khi cho Y tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Z có công thức C3H5O2Na. Công thức cấu tạo của Y là
	A. C2H5COOC2H5.	B. CH3COOC2H5.	C. C2H5COOCH3.	D. HCOOC3H7. 
Câu 32. Khi thuỷ phân chất nào sau đây sẽ thu được glixerol 
	A. muối 	B. Este đơn chức 	C. chất béo 	D. Etylaxetat
Câu 33. Trong cơ thể chất béo bị oxi hóa thành
	A. NH3 và CO2	B. H2O và CO2	C. NH3, CO2 và H2O	D. NH3 và H2O 
Câu 34. Biện pháp để phản ứng thủy phân este xảy ra nhanh và có hiệu suất cao là:
	A. thủy phân với xúc tác axit	B. thủy phân trong dung dịch kiềm
	C. thủy phân với lượng lớn nước	D. thủy phân trong dung dịch muối NaCl
Câu 35. Dãy các chất sau được xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần
	A. CH3COOH, CH3COOC2H5, CH3CH2CH2OH. 	B. CH3COOH, CH3CH2CH2OH, CH3COOC2H5
	C. CH3COOC2H5, CH3CH2CH2OH, CH3COOH. 	D. CH3CH2CH2OH, CH3COOH, CH3COOC2H5
Câu 36. Cho các chất lỏng: axit axetic, glixerol và triolein. Để phân biệt các chất lỏng trên, có thể chỉ cần dùng
	A. nước và quì tím	B. nước và dung dịch NaOH
	C. dung dịch NaOH.	D. nước brom 
Câu 37: Đốt cháy hoàn toàn 7,8 gam este X thu được 11,44 gam CO2 và 4,68 gam H2O. Công thức phân tử của este là
	A. C4H6O4	B. C4H8O2	C. C2H4O2	D. C3H6O2
Câu 38: Thuỷ phân hoàn toàn 11,44 gam este no, đơn chức, mạch hở X với 100ml dung dịch NaOH 1,3M (vừa đủ) thu được 5,98 gam một ancol Y. Tên gọi của X là
	A. Etyl fomat	B. Etyl axetat	C. Etyl propionat	D. Propyl axetat	
Câu 39: Thuỷ phân este X có CTPT C4H8O2 trong dung dịch NaOH thu được hỗn hợp hai chất hữu cơ Y và Z trong đó Y có tỉ khối hơi so với H2 là 16. X có công thức là
	A. HCOOC3H7	B. CH3COOC2H5	C. HCOOC3H5	D. C2H5COOCH3
Câu 40: Cho 4,4g este đơn chức no E tác dụng hết với dung dịch NaOH ta thu được 4,8g muối natri. Công thức cấu tạo của E có thể là 
	A. CH3COOCH3 	B. C2H5COOCH3	C. CH3COOC2H5	D. HCOOC2H5
Câu 41: Đốt cháy hoàn toàn 0,11g este đơn chức thì thu được 0,22g CO2 và 0,09g H2O. Số đồng phân của chất này là
	A. 3	B. 4	C. 5	D. 6
Câu 42: Trong phân tử este (X) no, đơn chức, mạch hở có thành phần oxi chiếm 36,36 % khối lượng. Số đồng phân cấu tạo của X là 
	A. 4.	B. 2.	C. 3.	D. 5.
Câu 43: Xà phòng hoá hoàn toàn 22,2 gam hỗn hợp gồm hai este HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH 1M (đun nóng). Thể tích dung dịch NaOH tối thiểu cần dùng là
	A. 400 ml. 	B. 300 ml. 	C. 150 ml. 	D. 200 ml.
Câu 44: Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là
	A. 16,68 gam. 	B. 18,38 gam. 	C. 18,24 gam. 	D. 17,80 gam.
Câu 45: Xà phòng hóa 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là
	A. 3,28 gam. 	B. 8,56 gam. 	C. 8,2 gam. 	D. 10,4 gam.
Câu 46: Đun nóng chất béo cần vừa đủ 40 kg dung dịch NaOH 15%, giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng (kg) glixerol thu được là	
	A. 13,8	B. 4,6	C. 6,975	D. 9,2
Câu 47: Xà phòng hoá hoàn toàn 37,0 gam hỗn hợp 2 este là HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH, đun nóng. Khối lượng NaOH cần dùng là
	A. 8,0g	B. 20,0g	C. 16,0g	D. 12,0g
Câu 48: Xà phòng hoá hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp 2 este là etyl axetat và metyl propionat bằng lượng vừa đủ V (ml) dung dịch NaOH 0,5M. Giá trị V đã dùng là
	A. 200 ml.	B. 500 ml.	C. 400 ml.	D. 600 ml.
Năm 2015
Câu 49: Xà phòng hóa hoàn toàn 3,7 gam HCOOC2H5 bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là 
	A. 4,8. 	B. 5,2. 	C. 3,2. 	D. 3,4. 
Câu 50: Trong các chất sau đây, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất? 
	A.CH3COOH. 	B. CH3CHO. 	C. CH3CH3. 	D. CH3CH2OH.
Câu 51: Đun 3,0 gam CH3COOH với C2H5OH dư (xúc tác H2SO4 đặc), thu được 2,2 gam CH3COOC2H5. Hiệu suất của phản ứng este hoá tính theo axit là 
	A. 20,75%. 	B. 36,67%. 	C. 25,00%. 	D. 50,00%.
Câu 52: Chất béo là trieste của axit béo với 
	A. ancol metylic. 	B. etylen glicol. 	C. ancol etylic. 	D. glixerol.
Câu 53: Số este có công thức phân tử C4H8O2 mà khi thủy phân trong môi trường axit thì thu được axit fomic là 
	A. 1.	B. 2. 	C. 3.	D. 4.
Năm 2016
Câu 54: Chất X có công thức cấu tạo CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là 
	A. propyl axetat. 	B. metyl propionat. 	C. metyl axetat. 	D. etyl axetat. 
Câu 55: Chất X (có M = 60 và chứa C, H, O). Chất X phản ứng được với Na, NaOH và NaHCO3. Tên gọi của X là
	A. axit fomic. 	B. ancol propylic. 	C. axit axetic. 	D. metyl fomat.
Năm 2017 Minh họa
Câu 56: Số este có công thức phân tử C4H8O2 là 
	A. 6. 	B. 3. 	C. 4. 	D. 2.
Câu 57: Thuỷ phân 4,4 gam etyl axetat bằng 100 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là 
	A. 2,90. 	B. 4,28. 	C. 4,10. 	D. 1,64.
CHƯƠNG II: CACBOHIDDRAT
Câu 1: Gluxit (cacbohiđrat) là những hợp chất hữu cơ tạp chức có công thức chung là 
	A. Cn(H2O)m 	B. CnH2O 	C. CxHyOz 	D. R(OH)x(CHO)y
Câu 2: Glucozơ là một hợp chất:
	A. Gluxit	B. Mono saccarit 	C. Đisaccarit	D. A, B đều đúng
Câu 3: Saccarozơ và mantozơ là:
	A. monosaccarit	B. Gốc glucozơ 	C. Đồng phân	D. Polisaccarit
Câu 4: Tinh bột và xenlulozơ là
	A. monosaccarit	B. Đisaccarit 	C. Đồng phân	D. Polisaccarit
Câu 5: Glucozơ và fructozơ
	A. monosaccarit	B. Đisaccarit 	C. Đồng phân	D. Polisaccarit
Câu 6: Saccrozơ và mantozơ là:
	A. Đisaccarit	B. gluxit	C. Đồng phân	D. Tất cả đều đúng
Câu 7: Để chứng minh glucozơ có nhóm chức anđêhit, có thể dùng một trong ba phản ứng hoà học. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào không chứng minh được nhóm chức anđehit của glucozơ?
	A. Oxi hoá glucozơ bằng AgNO3/NH3	B. Oxi hoà glucozơ bằng Cu(OH)2 đun nóng
	C. Lên men glucozơ bằng xúc tác enzim	D. Khử glucozơ bằng H2/Ni, t0
Câu 8: Những phản ứng hóa học nào chứng minh rằng glucozơ là hợp chất tạp chức.
	A. Phản ứng tráng gương và phản ứng cho dung dịch màu xanh lam ở nhiệt độ phòng với Cu(OH)2.
	B. Phản ứng tráng gương và phản ứng lên men rượu
	C. Phản ứng tạo phức với Cu(OH)2 và phản ứng lên men rượu
	D. Phản ứng lên men rượu và phản ứng thủy phân
Câu 9: Glucozơ không phản ứng với chất nào sau đây?
	A. (CH3CO)2O 	B. H2O 	C. dd AgNO3/NH3 	D. Cu(OH)2
Câu 10: Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với
	A. kim loại Na.	
	B. AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3, đun nóng.
	C. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng.	
	D. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. 
Câu 11: Những pứng hóa học nào chứng minh rằng glucozơ có chứa 5 nhóm hiđrôxyl trong phân tử?
	A. phản ứng cho dung dịch màu xanh lam ở nhiệt độ phòng với Cu(OH)2.
	B. Phản ứng tráng gương và phản ứng lên men rượu
	C. Phản ứng tạo kết tủa đỏ gạch với Cu(OH)2 khi đun nóng và phản ứng lên mên rượu
	D. Phản ứng với axit tạo este có 5 gốc axit trong phân tử 
Câu 12: Phát biểu không đúng là
	A. Dung dịch fructozơ hoà tan được Cu(OH)2.
	B. Thủy phân (xúc tác H+, t0) saccarozơ cũng như mantozơ đều cho cùng một monosaccarit.
	C. Sản phẩm thủy phân xenlulozơ (xúc tác H+, to) có thể tham gia phản ứng tráng gương.
	D. Dung dịch mantozơ tác dụng với Cu(OH)2 khi đun nóng cho kết tủa Cu2O.	 	
Câu 13: Glucozơ tác dụng được với :
	A. H2 (Ni,t0); Cu(OH)2 ; AgNO3 /NH3; H2O (H+, t0) 
	B. AgNO3 /NH3; Cu(OH)2; H2 (Ni,t0); CH3COOH (H2SO4 đặc, t0)
	C. H2 (Ni,t0); . AgNO3 /NH3; NaOH; Cu(OH)2	
	D. H2 (Ni,t0); . AgNO3 /NH3; Na2CO3; Cu(OH)2
Câu 14: Những gluxit có khả năng tham gia phản ứng tráng gương là :
	A. Glucozơ, fructozơ, saccarozơ 	B. Glucozơ, fructozơ, tinh bột
	C. Glucozơ, fructozơ, xenlulozơ 	D. Glucozơ, fructozơ, mantozơ
Câu 15: Cho các hợp chất sau:
1) Glixerin 2) Lipit 3) Fructozơ 4) Saccarozơ 5) Mantozơ 6) Tinh bột	 7) Xenlulozơ
Những hợp chất cho phản ứng thủy phân tới cùng chỉ tạo glucozơ là: 
	A. 4, 5, 6,7	B. 3, 4, 5, 6, 7	C. 1, 2, 5, 6, 7	D. 5, 6, 7
Câu 16: Nhận định sai là
	A. Phân biệt glucozơ và saccarozơ bằng phản ứng tráng gương. 
	B. Phân biệt tinh bột và xenlulozơ bằng I2
	C. Phân biệt saccarozơ và glixerol bằng Cu(OH)2 
	D. Phân biệt mantozơ và saccarozơ bằng phản ứng tráng gương 
Câu 17: Ba ống nghiệm không nhãn, chứa riêng ba dung dịch: glucozơ, hồ tinh bột, glixerol. Để phân biệt 3 dung dịch, người ta dùng thuốc thử.
	A. Dung dịch iot 	B. Dung dịch axit 
	C. Dung dịch iot và phản ứng tráng bạc 	D. Phản ứng với Na
Câu 18: Nhận biết glucozơ, glixerol, anđehit axetic, lòng trắng trứng và rượu etylic có thể chỉ dùng một thuốc thử là: 
	A. HNO3	B. Cu(OH)2	C. AgNO3/NH3	D. dd brom
Câu 19: Thuốc thử duy nhất có thể chọn để phân biệt các dung dịch glucozơ, etylic, HCHO, glixerin là
	A. Ag2O/NH3 	B. Cu(OH)2 	C. Na 	D. H2
Câu 20: Tinh bột, saccarozơ và mantozơ được phân biệt bằng: 
	A. Cu(OH)2	B. AgNO3 /NH3	C. Dd I2	D. Na
Câu 21: Cho 3 dung dịch: glucozơ, axit axetic, glixerol. Để phân biệt 3 dung dịch trên chỉ cần dùng 2 hóa chất là: 
	A. Qùy tím và Na 	B. Dung dịch NaHCO3 và dung dịch AgNO3
	C. Dung dịch Na2CO3 và Na 	D. Ag2O/dd NH3 và Qùy tím
Câu 22: Hai ống nghiệm không nhãn, chứa riêng hai dung dịch: saccarozơ và glixerol. Để phân biệt 2 dung dịch, người ta phải thực hiện các bước sau:
	A. Thủy phân trong dung dịch axit vô cơ long.	
	B. Cho tác dụng với Cu(OH)2 hoặc thực hiện phản ứng tráng gương
	C. đun với dd axit vô cơ loãng, sau đó trung hòa bằng dd kiềm rồi thực hiện phản ứng tráng gương
	D. cho tác dụng với H2O rồi đem tráng gương 
Câu 23: Cacbohiđrat Z tham gia chuyển hoá dung dịch xanh lam kết tủa đỏ gạch. Vậy Z không thể là chất nào trong các chất cho dưới đây? 
	A. Glucozơ 	B. Fructozơ 	C. Saccarozơ 	D. Mantozơ 
Câu 24: Cho sơ đồ phản ứng: Thuốc súng không khói ¬ X ® Y ® Sobit. X , Y lần lượt là 
	A. xenlulozơ, glucozơ B. tinh bột, etanol	C. mantozơ, etanol 	D. saccarozơ, etanol
Câu 25: Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ → X → Y → CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là
	A. CH3CH2OH và CH2=CH2. 	B. CH3CHO và CH3CH2OH. 
	C. CH3CH2OH và CH3CHO. 	D. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO.
Câu 26: Phản ứng nào sau đây chuyển hoá glucozơ và fructozơ thành một sản phẩm duy nhất 
	A. Phản ứng với Cu(OH)2	B. Phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3
	C. Phản ứng với H2/Ni, t0	D. Phản ứng với Na
Câu 27: Cho các hợp chất sau:
1) Glucozơ	2) Tinh bột 3)Saccarozơ 4) Xenlulozơ 5) Mantozơ
Những hợp chất tham gia được phản ứng tráng gương là: 
	A. 1, 2, 3	B. 1, 5	C. 1, 3	D. 2, 3, 4
Câu 28: Cho các hợp chất sau: 1) Glixerol 2) Glucozơ 3) Fructozơ 4) Saccarozơ 5) Mantozơ 
6) Tinh bột	7) Xenlulozơ	
Những hợp chất tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam là:
	A. 1, 2, 6	B. 1, 2, 3, 4, 5	C. 1, 2, 4, 7	D. 1, 2, 3, 4
Câu 29: Chọn phát biểu sai:
	A. Phân tử tinh bột gồm nhiều gốc glucozơ liên kết với nhau và có công thức phân tử (C6H10O5)n
	B. Tinh bột là hỗn hợp của hai thành phần amilozơ và amilopectin
	C. Amilozơ có mạch phân tử không phân nhánh, được cấu tạo bởi gốc a - glucozơ
	D. Amilopectin có mạch phân tử không phân nhánh, được cấu tạo bởi các phân tử amilozơ.
Câu 30: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột → A→B → axit axetic. A và B lần lượt là
	A. glucozơ, etyl axetat.	B. glucozơ, ancol etylic.
	C. ancol etylic, andehit axetic.	D. glucozơ, andehit axetic
Câu 31: Cho các hợp chất hữu cơ sau : glucozơ, saccarozơ, fructozơ, tinh bột, glixerol, etyl fomat, axit propionic. Có bao nhiêu chất không tham gia phản ứng tráng gương ?
	A. 4.	B. 2. 	C. 3. 	D. 5.	
Câu 32: Để phân biệt tinh bột và xenlulozơ, người ta dùng phản ứng:	
	A. Phản ứng màu với iot	B. Tráng gương	C. Thuỷ phân	D. A, B, C đều sai
Câu 33: Phản ứng nào của glucozơ sau đây không chứng minh có chứa nhóm andehit?
	A. Phản ứng lên men glucozơ tạo ra ancol etylic.	B. Glucozơ phản ứng với dd AgNO3/NH3, to.
	C. Glucozơ phản ứng với H2 (Ni, t0).	D. Glucozơ phản ứng với Cu(OH)2, khi đun nóng.
Câu 34: Dãy gồm các dung dịch đều tác dụng với Cu(OH)2 là
	A. glucozơ, glixerol, ancol metylic, xenlulozơ.	B. tinh bột, glucozơ, glixerol, natri axetat.
	C. fructozơ, glucozơ, glixerol, axit fomic, saccarozơ.	D. glucozơ, glixerol, anđehit fomic, etyl axetat.
Câu 35: Trong mùn cưa, vỏ bào có chứa hơp chất nào sau đây:
	A. Xenlulozơ	B. Tinh bột	C. Saccarozơ	D. Glucozơ
Câu 36: Điều khẳng định nào sau đây không đúng:
	A. Glucozơ, fructozơ là 2 chất đồng phân của nhau.
	B. Glucozơ, fructozơ đều tham gia phản ứng tráng gương.
	C. Glucozơ, fructozơ đều làm mất màu nước brom.
	D. Glucozơ, fructozơ đều tham gia phản ứng cộng H2 (Ni/t0).
Câu 37: Thủy phân 324g tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là 
	A. 360 g. 	B. 270 g. 	C. 250 g 	D. 300 g.
Câu 38: Đun nóng dung dich chứa 27 gam glucozơ với dung dich AgNO3/NH3 (dư) thì khối lượng Ag tối đa thu được là
	A. 32,4 g. 	B. 21,6 g. 	C. 16,2 g. 	D. 10,8 g. 
Câu 39: Glucozơ lên men thành rượu etylic, toàn bộ khí sinh ra được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư tách ra 40 g kết tủa, biết hiệu suất lên men đạt 75%. Khối lượng glucozơ cần dùng bằng bao nhiêu gam?
	A. 24 g	B. 40 g	C. 50 g	D. 48 g
Câu 40: Đun nóng dung dịch chứa 6,75 gam glucozơ với AgNO3/NH3, giả sử hiệu suất phản ứng là 75% thấy Ag kim loại tách ra. Khối lượng Ag kim loại thu được là ( cho Ca=40, C=12, H=1, O=16, Ag= 108)
	A. 10,8 gam.	B. 6,075 gam.	C. 24,3 gam.	D. 8,1 gam.
Câu 41: Cho 50ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 2,16 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol (hoặc mol/l) của dung dịch glucozơ đã dùng là
	A. 0,20M. 	B. 0,10M. 	C. 0,01M. 	D. 0,02M.
Câu 42: Cho m gam glucozơ lên men thành etanol với hiệu suất 80%.Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 sinh ra vào dd nước vôi trong dư thu được 20g kết tủa.Giá trị m là
	A. 45 	B. 22,5 	C. 11,25 	D. 14,4
Câu 43: Cho m gam glucozơ lên men thành ancol etylic với hiệu suất 90%. Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 sinh ra vào dung dịch nước vôi trong dư thì thu được 10 gam kết tủa. Giá trị của m là
	A. 8,10.	B. 10,0.	C. 9,00.	D. 7,29.
Câu 44: Muốn sx 59,4 kg xenlulozơ trinitrat với hiệu suất phản ứng là 90% thì thể tích dd HNO3 99.67 % (D=1,52 g/ml),cần dùng là
	A. 27,23 lít 	B. 27,723 lít 	C. 28 lít 	D. 29,5 lít
Câu 45: Thủy phân hoàn toàn 62,5g dd saccarozơ 17,1% trong môi trường axit vừa đủ ta thu được dd X. Cho AgNO3/NH3 vào dd X và đun nhẹ ,khối lượng Ag thu được là
	A. 6,25g 	B. 6,75g 	C. 13,5g 	D. 8g
Câu 46: Khối lượng xenlulozơ cần để sản xuất 1 tấn xenlulozơtrinitrat, biết hao hụt trong sản xuất là 10%.
	A. 0,6061 tấn	B. 1,65 tấn	C. 0,491 tấn	D. 0,6 tấn
Câu 47: Khối lượng glucozơ cần để điều chế 0,1 lít ancol etylic (D = 0,8 g/ml) với hiệu suất 80% là
	A. 185,6 g.	B. 196,5 g.	C. 190 g.	D. 200 g.
Câu 48: Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy, nổ mạnh, được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc tác axit sunfuric đặc, nóng. Để có 29,7 kg xenlulozơ trinitrat, cần dùng m kg xenlulozơ( hiệu suất phản ứng đạt 90%). Giá trị của m là
	A. 21	B. 18	C. 14,58	D. 16,2
Câu 49: Xenlulozơtrinitrat là chất dể cháy, nổ mạnh. Muốn điều chế 29,7 kg xenlulozơtrinitrat từ xenlulozơ và HNO3 với H=90%, thì thể tích HNO396% ( d= 1,52 g/ml) cần dùng là bao nhiêu lit?
	A. 14,390 lit	B. 15,000 lit	C. 1,439 lit	D. 24,390 lit
Câu 50: Cho m g tinh bột lên men để sản xuất ancol etylic. Toàn bộ CO2 sinh ra cho vào dung dịch Ca(OH)2 lấy dư được 750 gam kết tủa. Hiệu suất mỗi giai đoạn lên men là 80%. Giá trị của m là:
	A. 940 g	B. 949,2 g	C. 950,5 g	D. 1000 g
Năm 2016
Câu 51: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm xenlulozơ, tinh bột, glucozơ và saccarozơ cần 2,52 lít O2 (đktc), thu được 1,8 gam nước. Giá trị của m là 
	A. 3,15. 	B. 5,25. 	C. 6,20. 	D. 3,60.
Câu 52: Thủy phân m gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 90%, thu được sản phẩm chứa 10,8 gam glucozơ. Giá trị của m là 
	A. 22,8. 	B. 17,1. 	C. 18,5. 	D. 20,5.
Năm 2017 minh họa
Câu 53: Chất nào sau đây còn có tên gọi là đường nho? 
	A. Glucozơ. 	B. Saccarozơ. 	C. Fructozơ. 	D. Tinh bột. 
Câu 54: Cho 500 ml dung dịch glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 10,8 gam Ag. Nồng độ của dung dịch glucozơ đã dùng là 
	A. 0,20M. 	B. 0,01M. 	C. 0,02M. 	D. 0,10M. 
Câu 55: Polime thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, X tạo với dung dịch iot hợp chất có màu xanh tím. Polime X là 
 	A. tinh bột. 	B. xenlulozơ. 	C. saccarozơ.	D. glicogen. 
Câu 56: Chất không có phản ứng thủy phân là 
	A. glucozơ. 	B. etyl axetat. 	C. Gly-Ala. 	D. saccarozơ.
CHƯƠNG 3: AMIN – AMINO AXIT – PROTEIN
Câu 1: Anilin có công thức là: 
	A. CH3COOH. 	B. C6H5OH. 	C. C6H5NH2. 	D. CH3OH. 
Câu 2: Trong các chất sau, chất nào là amin bậc 2:
	A. H2N-[CH2]6–NH2 	B. C6H5NH2	C. CH3–NH–CH3	D. CH3–CH(CH3)–NH2 
Câu 3: Trong các tên gọi dưới đây, chất nào có lực bazơ mạnh nhất:
	A. NH3 	B. C6H5CH2NH2 	C. C6H5NH2 	D. (CH3)2NH 
Câu 4: Cho 9,3 gam anilin tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối thu được là: 
	A. 11,95 gam. 	B. 12,95 gam. 	C. 12,59 gam. 	D. 11,85 gam.
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol metylamin sinh ra V lít khí N2 (ở đktc). Giá trị của V là: 
	A. 4,48. 	B. 1,12. 	C. 2,24. 	D. 3,36. 
Câu 6: Cho m gam Anilin tác dụng hết với dd Br2 thu được 9,9 gam kết tủa. Giá trị m đã dùng là:
	A. 0,93 gam	B. 2,79 gam	C. 1,86 gam	D. 3,72 gam
Câu 7: Cho biết số amin bậc III của C4H11N:
 	A. 1 	B. 2 	C. 3 	D. 4
Câu 8: C7H9N có bao nhiêu đồng phân thơm?
 A. 3	B. 4 	C. 5 	D. 6
Câu 9: Cho 9,85 gam hỗn hợp 2 amin đơn chức, bậc một tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 18,975 g muối. Khối lượng của HCl phải dùng là:
	A. 9,521g 	B. 9,125g 	C. 9,215g 	D. 9,512g
Câu 10: Đốt cháy một amin no đơn chức X thu được CO2 và H2O với tỉ lệ mol 2:3. X là:
	A. Etyl amin 	B. Etyl metyl amin 	C. Trietyl amin 	D. B và C đều đúng
Câu 11: Để trung hoà 3,1g một amin đơn chức cần 100ml dung dịch HCl 1M. Amin đó là
	A. CH5N       	B. C3H9N         	C. C2H7N    	D. C3H7N
Câu 12: Tính bazơ của các chất tăng dần theo thứ tự:
	A. NH3 < CH3CH2NH2 < CH3NHCH3< C6H5NH2	B. NH3 < C6H5NH2 < CH3NHCH3 < CH3CH2NH2
	C. C6H5NH2 < NH3 < CH3NHCH3 < CH3CH2NH2	D. C6H5NH2 < NH3 < CH3CH2NH2 < CH3NHCH3
Câu 13: Cho dãy các chất: H2NCH2COOH, C2H5NH2, CH3NH2 , CH3COOH. Số chất trong dãy phản ứng với HCl trong dung dịch là:
	A. 3	B. 2	C. 4	D. 1
Câu 14: Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc một?
	A. CH3NHCH3. 	B. (CH3)3N. 	C. CH3NH2. 	D. CH3CH2NHCH3.
Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ nào sau đây thu được sản phẩm có chứa N2?
	A. Chất béo. 	B. Tinh bột. 	C. Xenlulozơ. 	D. Protein.
Câu 16: Số liên kết peptit có trong một phân tử Ala-Gly-Val-Gly-Ala là
	A. 4. 	B. 5. 	C. 3. 	D. 2.
Câu 17: Phần trăm khối lượng nitơ trong phân tử anilin bằng
	A. 15,05%. 	B. 12,96%. 	C. 18,67%. 	D. 15,73%.
Câu 18: Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử:
	A. Chứa nhóm cacboxyl và nhóm amino. 	B. Chỉ chứa nhóm amino.
	C. Chỉ chứa nhóm cacboxyl. 	D. Chỉ chứa nitơ hoặc cacbon.
Câu 19: C4H9O2N có mấy đồng phân amino axit có nhóm amino ở vị trí α?
	A. 4.	B. 3.	C. 2.	D. 5.
Câu 20: Có bao nhiêu amino axit có cùng công thức phân tử C4H9O2N:
	A. 3 chất. 	B. 4 chất. 	C. 5 chất. 	D. 6 chất. 
Câu 21: Có bao nhiêu amino axit có cùng công thức phân tử C3H7O2N: 
	A. 3 chất. 	B. 4 chất. 	C. 2 chất. 	D. 1 chất. 
Câu 22: Chất X vừa tác dụng được với axit, vừa tác dụng được với bazơ. Chất X là:
	A. CH3COOH. 	B. H2NCH2COOH. 	C. CH3CHO. 	D. CH3NH2.
Câu 23: Trong các tên gọi dưới đây, tên không phù hợp với chất CH3-CH(CH3)-CH(NH2)-COOH:
 	A. Axit 3-metyl-2-aminobutanoic.	B. Valin.
	C. Axit 2-amino-3-metylbutanoic.	D. Axit a-aminoisovaleric.
Câu 24: Trong các chất dưới đây, chất nào là glixin:
	A. H2N-CH2-COOH 	B. CH3–CH(NH2)–COOH 
	C. HOOC-CH2CH(NH2)COOH	D. H2N–CH2-CH2–COOH 
Câu 25: Dung dịch của chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím:
	A. Glixin (CH2NH2-COOH) 	B. Lizin (H2NCH2-[CH2]3CH(NH2)-COOH) 
	C. Natriphenolat (C6H5ONa)	D. Axit glutamic (HOOCCH2CHNH2COOH)
Câu 26: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với chất CH3–CH(NH2)–COOH: 
	A. Axit 2-aminopropanoic. 	B. Axit a-aminopropionic. 	
	C. Anilin. 	D. Alanin. 
Câu 27: Chất nào sau đây vừa tác dụng được với H2NCH2COOH, vừa tác dụng được với CH3NH2:
	A. NaCl. 	B. HCl. 	C. CH3OH. 	D. NaOH.
Câu 28: Chất tham gia phản ứng trùng ngưng là:
	A. C2H5OH. 	B. CH3COOH.	C. H2NCH2COOH. 	D. CH2 = CHCOOH. 
Câu 29: Cho dãy các chất: C6H5NH2 (anilin), H2NCH2COOH, CH3CH2COOH, CH3CH2CH2NH2, C6H5OH (phenol). Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là:
	A. 4. 	B. 2. 	C. 3. 	D. 5.
Câu 30: Có các dd riêng biệt sau: C6H5-NH3Cl, H2N-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, ClH3N-CH2-COOH, HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, H2N-CH2-COONa. Số lượng dd có pH < 7 là:	
 	A. 2. 	B. 5. 	C. 4. 	D. 3.
Câu 31: Glixin không tác dụng với: 
	A. H2SO4 loãng. 	B. CaCO3. 	C. C2H5OH. 	D. NaCl. 
Câu 32: Cho 7,5 gam axit aminoaxetic (H2N-CH2-COOH) phản ứng hết với dung dịch HCl. Sau phản ứng, khối lượng muối thu được là:
	A. 43,00 gam.	B. 44,00 gam.	C. 11,05 gam.	D. 11,15 gam.
Câu 33: Cho m gam alanin phản ứng hết với dung dịch NaOH. Sau phản ứng, khối lượng muối thu được 11,1 gam. Giá trị m đã dùng là
	A. 9,9 gam.	B. 9,8 gam.	C. 8,9 gam.	D. 7,5 gam.
Câu 34: Trong phân tử aminoaxit X có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Cho 15,0 gam X tác dụng vừa đủ với dd NaOH, cô cạn dd sau phản ứng thu được 19,4 gam muối khan. Công thức của X là:
	A. H2NC3H6COOH. 	B. H2NCH2COOH. 	C. H2NC2H4COOH. 	D. H2NC4H8COOH.
Câu 35: Có bao nhiêu tripeptit mà phân tử chứa 3 gốc amino axit khác nhau:
 	A. 3 chất. 	B. 5 chất. 	C. 6 chất. 	D. 8 chất. 
Câu 36: Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân các protein đơn giản nhờ chất xúc tác thích hợp:
	A. α-aminoaxit. 	B. β-aminoaxit.	C. axit cacboxylic. 	D. este.
Câu 37: Protein phản ứng với Cu(OH)2 tạo sản phẩm có màu đặc trưng là:
	A. Màu da cam 	B. Màu tím 	C. Màu vàng 	D. Màu đỏ
Câu 38: Số đồng phân đipeptit tạo thành từ 1 phân tử glyxin và 1 phân tử alanin là:
	A. 3. 	B. 1. 	C. 2. 	D. 4.
 Câu 39: Một α- amino axit X chỉ chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl. Cho 10,68 gam X tác dụng với HCl dư thu được 15,06 gam muối. Tên gọi của X là 
	A. Axit glutamic.	B. Valin.	C. Alanin.	D. Glixin
Câu 40: Từ glyxin (Gly) và alanin (Ala) có thể tạo ra mấy chất đipeptit:
	 A. 1 chất. 	B. 2 chất. 	C. 3 chất. 	D. 4 chất. 
Câu 41: Trong các chất dưới đây, chất nào là đipeptit:
	A. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH.	
	B. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH.
	C. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH.
	D. H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH
Câu 42: Số đồng phân amin bậc một ứng với công thức phân tử C3H9N là:
	A. 4. 	B. 3. 	C. 2. 	D. 5.
Câu 43: Số đồng phân amin bậc một ứng với công thức phân tử C4H11N là:
	A. 4. 	B. 3. 	C. 2. 	D. 5.
Quốc gia 2015
Câu 44: Amino axit X trong phân tử có một nhóm –NH2 và một nhóm -COOH. Cho 26,7 gam X phản ứng với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa 37,65 gam muối. Công thức của X là 
	A. H2N-[CH2] 3-COOH. 	B. H2N-[CH2] 2-COOH. 	C. H2N-[CH2] 4-COOH. 	D. H2N-CH2-COOH.
Câu 45: Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc một? 
	A. (CH3)3N. 	B. CH3NHCH3. 	C. CH3NH2. 	D. CH3CH2NHCH3. 
Câu 46: Cho các phát biểu sau: 
(a) Ở nhiệt độ thường, Cu(OH) 2 tan được trong dung dịch glixerol. 
(b) Ở nhiệt độ thường, C2H4 phản ứng được với nước brom. 
(c) Đốt cháy hoàn toàn CH3COOCH3 thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. 
(d) Glyxin (H2NCH2COOH) phản ứng được với dung dịch NaOH. 
Số phát biểu đúng là 
	A. 2. 	B. 4. 	C. 1. 	D. 3.
Câu 47: Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ nào sau đây thu được sản phẩm có chứa N2? 
	A. Xenlulozơ. 	B. Protein. 	C. Chất béo. 	D. Tinh bột. 
Câu 48: Amino axit X chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH trong phân tử. Y là este của X với ancol đơn chức, MY = 89. Công thức của X, Y lần lượt là: 
	A. H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-COOCH2. 	B. H2N-[CH2] 2-COOH, H2N-[CH2] 2-COOC2H5. 
	C. H2N-[CH2] 2-COOH, H2N-[CH2] 2-COOCH3. 	D. H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-COOC2H5.
Quốc gia 2016
Câu 49: Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc ba? 
	A. C2H5–NH2. 	B. (CH3)3N. 	C. CH3–NH–CH3. 	D. CH3–NH2.
Câu 50: Thủy phân hoàn toàn 14,6 gam Gly-Ala trong dung dịch NaOH dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là 
	A. 16,8. 	B. 22,6. 	C. 20,8. 	D. 18,6.
Câu 51: Cho m gam H2NCH2COOH phản ứng hết với dung dịch KOH, thu được dung dịch chứa 28,25 gam muối. Giá trị của m là 
	A. 37,50. 	B. 18,75. 	C. 21,75. 	D. 28,25.
Câu 52: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic (trong đó nguyên tố oxi chiếm 41,2% về khối lượng). Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 20,532 gam muối. Giá trị của m là 
	A. 13,8. 	B. 13,1. 	C. 12,0. 	D. 16,0.
Minh họa 2017
Câu 53: Chất có phản ứng màu biure là 
	A. Chất béo. 	B. Protein. 	C. Tinh bột. 	D. Saccarozơ. 
Câu 54: Phát biểu nào sau đây đúng? 

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_thi_hoc_ky_1_mon_hoa_hoc_khoi_12_nam_hoc_2016_20.doc