Đề cương ôn tập môn Vật lí Lớp 7

docx 4 trang Người đăng Trịnh Bảo Kiên Ngày đăng 20/09/2023 Lượt xem 300Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Vật lí Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập môn Vật lí Lớp 7
1. Điện tích
 - Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát.
    - Vật nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng hút các vậy khác.
    - Có hai loại điện tích là điện tích âm (-) và điện tích dương (+). Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, nhiễm điện khác loại thì hút nhau.
    - Sơ lược về cấu tạo nguyên tử: 
        + Ở tâm mỗi nguyên tử có 1 hạt nhân mang điện tích dương.
        + Xung quanh hạt nhân có các electron mang điện tích âm chuyển động tạo thành lớp vỏ của nguyên tử.
        + Tổng điện tích âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Do đó bình thường nguyên tử trung hòa về điện.
        + Electron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác.
    - Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron.
    Chú ý: Người ta quy ước gọi điện tích của thanh thủy tinh khi cọ xát vào lụa là điện tích (+), điện tích của thanh nhựa sẫm màu khi cọ xát vào vải khô là điện tích âm (-).
2. Dòng điện – Nguồn điện
   - Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
    - Nguồn điện là thiết bị cung cấp dòng điện lâu dài cho các dụng cụ điện để các dụng cụ đó hoạt động bình thường. 
    - Mỗi nguồn điện đều có hai cực: Cực âm (-) và cực dương (+).
    - Dòng điện chạy trong mạch điện kín bao gồm các thiết bị điện được nối với hai cực của nguồn điện bằng dây dẫn. 
3. Chất dẫn điện và chất cách điện – Dòng điện trong kim loại
    - Chất dẫn điện ⇒ cho dòng điện đi qua.
    Ví dụ: Đồng, bạc, sắt, dung dịch axit...
    - Chất cách điện ⇒ không cho dòng điện đi qua.
    Ví dụ: Sứ, thủy tinh, nhựa...
    - Trong kim loại các electron thoát ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong kim loại và được gọi là electron tự do ⇒ Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng.
4. Sơ đồ mạch điện – Chiều dòng điện
    - Mạch điện được mô tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ mạch điện có thể lắp mạch điện tương ứng.
    - Kí hiệu của một số bộ phận mạch điện được cho như dưới đây:
    - Quy ước về chiều dòng điện: Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.
    Chú ý:
        + Dòng điện cung cấp bởi pin hay acquy có chiều không đổi gọi là dòng điện một chiều.
        + Dòng điện trong mạch điện là dòng điện xoay chiều.
5. Tác dụng của dòng điện
    a) Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng
    - Dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn nóng lên. Đây là tác dụng nhiệt của dòng điện.
    Ứng dụng: Bếp điện, bàn là, lò nướng...
    - Nếu vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao thì nó phát sáng. Đây là tác dụng phát sáng của dòng điện.
    Ứng dụng: bóng đèn, đèn báo (tivi, điện thoại...)....
    - Dòng điện có thể làm sáng bóng đèn bút thử điện và đèn điot phát quang mặc dù các đèn này chưa nóng tới nhiệt độ cao.
    b) Tác dụng từ
    - Nam châm có tính chất từ vì có khả năng hút các vật bằng sắt hoặc thép.
    - Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt có dòng điện chạy qua là một nam châm điện vì nó hút các vật bằng sắt, thép và làm quay kim nam châm. Đây là tác dụng từ của dòng điện.
    Ứng dụng: nam châm điện, chuông điện, cần cẩu điện...
    c) Tác dụng hóa học
    Dòng điện có tác dụng hóa học. Khi có dòng điện chạy qua dung dịch muối đồng thì nó tách đồng ra khỏi dung dịch, tạo thành lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm của nguồn.
    Ứng dụng: Mạ điện (mạ kẽm, mạ vàng, mạ bạc...), tinh chế kim loại, nạp điện cho acquy...
    d) Tác dụng sinh lý
    Dòng điện đi qua cơ thể người và động vật sẽ làm các cơ co giật, tim ngừng đập, ngạt thở và thần kinh bị tê liệt. Đây là tác dụng sinh lý của dòng điện.
    Ứng dụng: châm cứu điện, chạy điện...
6. Cường độ dòng điện
    - Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn
    - Đo cường độ dòng điện bằng ampe kế. Ampe kế được mắc trực tiếp vào mạch điện, chốt dương (+) mắc về phía cực dương của nguồn điện, còn chốt âm (-) mắc về phía cực âm của nguồn điện.
    - Cường độ dòng điện kí hiệu bằng chữ I.
    - Đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe, kí hiệu là A. Ngoài ra còn dùng đơn vị là miliampe (kí hiệu là mA).
    1 A = 1000 m A         1 mA = 0,001 A
    Lưu ý: Không được mắc trực tiếp hai chốt của ampe kế vào hai cực của nguồn điện.
7. Hiệu điện thế
   - Nguồn điện tạo ra giữa hai điện cực của nó một hiệu điện thế.
    - Hiệu điện thế được kí hiệu bằng chữ U. 
    - Đơn vị đo hiệu điện thế là Vôn, kí hiệu là V. Ngoài ra còn dùng đơn vị milivôn (mV) hoặc kilôvôn (kV)
    1 mV = 0,001 V         1 kV = 1000 V
    - Đo hiệu điện thế bằng Vôn kế
    Lưu ý: Vôn kế phải mắc song song với vật cần đo hiệu điện thế sao cho chốt (+) của Vôn kế mắc về phía cực dương của nguồn điện, chốt (-) của Vôn kế mắc về phía cực âm của nguồn điện.
    - Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện là giá trị hiệu điện thế định mức của dụng cụ đó. Hiệu điện thế định mức là hiệu điện thế lớn nhất mà dụng cụ đó có thể chịu đựng được. 
    Mỗi dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường khi hiệu điện thế sử dụng đúng bằng hiệu điện thế định mức của nó. Nếu hiệu điện thế sử dụng lớn hơn hoặc nhỏ hơn hiệu điện thế định mức thì các dụng cụ điện sẽ bị hỏng, hoạt động yếu hoặc không hoạt động.
8. Cường dộ dòng điện và hiệu điện thế trong các mạch điện
 a) Mạch điện mắc nối tiếp
- Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện qua các thiết bị điện trong mạch là như nhau: IAB = I1 = I2 = ... = In
    - Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch gồm các thiết bị điện mắc nối tiếp bằng tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi thiết bị thành phần:
UABB = U1 + U2 + ... + Un
    b) Mạch điện mắc song song: 
    - Trong đoạn mạch mắc song song, cường độ dòng điện chạy trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện chạy trong các thiết bị điện (trong các đoạn mạch rẽ).
    IAB = I1 + I2 + ... + In
    - Trong đoạn mạch mắc song song, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch gồm các thiết bị mắc song song bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi thiết bị điện (hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ):
    UAB = U1 = U2 = ... = Un
9. An toàn khi sử dụng điện
    - Cơ thể người là một vật dẫn điện. Do đó dòng điện có thể đi qua cơ thể người khi chạm vào mạch điện.
    - Dòng điện có cường độ trên 25 mA đi qua ngực gây tổn thương tim.
    - Dòng điện với cường độ 70 mA trở lên đi qua cơ thể người tương ứng với hiệu điện thế 40 V trở lên sẽ làm tim ngừng đập, gây chết người.
    - Khi bị đoản mạch, cường độ dòng điện trong mạch tăng đáng kể, dễ gây hỏa hoạn.
    - Cần lắp cầu chì để tự động ngắt mạch khi dòng điện có cường độ tăng quá mức, đặc biệt khi đoản mạch.
    - Phải thực hiện các quy tắc an toàn khi sử dụng điện:
        + Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40 V.
        + Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc cách điện.
        + Không được tự mình chạm vào mạng điện và các thiết bị sử dụng trong gia đình nếu chưa biết rõ cách sử dụng.
        + Khi có người bị điện giật phải tìm cách ngắt ngay công tắc và gọi người cấp cứu.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_vat_li_lop_7.docx