ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC KHỐI 12 ( Năm học 2021 – 2022 ) Câu 1: Bộ ba có vai trò mở đầu dịch mã là A. AUG. B. UAA. C. UAG. D. UGA. Câu 2: Kết quả của quá trình nhân đôi ADN, từ một phân tử ADN mẹ đã tạo ra A. hai ADN con, một mạch là mới được tổng hợp, mạch kia là của ADN ban đầu. B. hai ADN con mới hoàn toàn. C. hai ADN con, trong đó mỗi mạch có sự xen đoạn cũ và đoạn mới được tổng hợp. D. hai ADN con, một ADN mới hoàn toàn và một ADN cũ. Câu 3: Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc gì? A. Hai mạch được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung song song liên tục. B. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục. C. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn. D. Mạch liên tục hướng vào, mạch gián đoạn hướng ra chạc ba tái bản. Câu 4: Loại ARN nào sau đây mang bộ 3 đối mã A. Cả 3 loại. B. tARN. C. rARN. D. mARN. Câu 5: ARN được tổng hợp từ mạch nào của gen? A. Từ mạch có chiều 5’ → 3’. B. Từ cả hai mạch đơn. C. Khi thì từ mạch 1, khi thì từ mạch 2. D. Từ mạch mang mã gốc. Câu 6: 5 gen tham gia quá trình phiên mã để tổng hợp ARN thông tin. Vậy sau 5 lần phiên mã thì taọ ra bao nhiêu phân tử ARN thông tin? A. 5. B. 25. C. 32 D. 10 Câu 7: Khi nói về quá trình dịch mã, phát biểu nào sau đây đúng? A. Quá trình dịch mã xảy ra trong nhân tế bào. B. Dịch mã xảy ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn. C. Khi riboxom tiếp xúc với bộ ba kết thúc thì dịch mã hoàn tất. D. Quá trình dịch mã sẽ tổng hợp ra các phân tử ARN. Câu 8: Thành phần nào sau đây KHÔNG trực tiếp tham gia vào quá trình dịch mã là A. tARN B. mARN C. ADN D. Riboxom Câu 7: Thành phần nào sau đây KHÔNG thuộc cấu trúc Operon Lac ở vi khuẩn E.coli? A. Vùng vận hành (O). B. Gen điều hòa (R). C. Vùng khởi động (P) của cụm gen cấu trúc. D. Cụm gen cấu trúc (Z,Y,A). Câu 9: Nội dung phân biệt đúng về đột biến với thể đột biến là A. đột biến là những biến đổi trong vật chất di truyền; thể đột biến là những cá thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình. B. đột biến là những biến đổi trong gen; thể đột biến là những cá thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình. C. đột biến là những biến đổi trong vật chất di truyền; thể đột biến là biến đổi do môi trường tác động. D. đột biến là những biến đổi trong gen; thể đột biến là cơ thể có dị dạng biểu hiện bên ngoài. Câu 10: Mã di truyền mang tính thoái hóa nghĩa là A. 1 axitamin có thể được mã hóa bởi 2 hay nhiều bộ ba B. có 1 bộ ba khởi đầu C. có 1 bộ ba không mã hóa axitamin D. 1 bộ ba mã hóa 1 axitamin Câu 11: Một gen ở sinh vật nhân sơ có 3000 nuclêôtit và có tỉ lệ A/G = 2/3. Gen này bị đột biến mất một cặp nuclêôtit do đó giảm đi 2 liên kết hiđrô so với gen bình thường. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen mới được hình thành sau đột biến là: A. A = T = 599; G = X = 900. B. A = T = 600; G = X = 899. C. A = T = 900; G = X = 599. D. A = T = 600; G = X = 900. Câu 12: Giả sử 1 gen ở sinh vật nhân thực có 2400 nucleotit và số nucleotit loại adenin (A) gấp 3 lần số nucleotit loại guanin (G). Đột biến xảy ra đã tạo ra gen mới có 899 nu loại A và 301nu loại G. Hãy xác định dạng đột biến? A. Thay 1 cặp G - X bằng 1 cặp A - T B. Thay 1 cặp A - T bằng 1 cặp G - X C. Mất 1 cặp A - T D. Mất 1 cặp G - X Câu 13: Mức độ có lợi hay có hại của gen đột biến phụ thuộc vào A. môi trường sống và tổ hợp gen B. tần số phát sinh đột biến C. số lượng cá thể trong quần thể D. tỉ lệ đực, cái trong quần thể Câu 14: Nếu xảy ra đột biến thay thế một cặp nucleotit, số liên kết hydro của gen sẽ có thể A. tăng 1. B. tăng 1 hoặc giảm 1. C. tăng 1 hoặc giảm 1 hoặc không đổi. D. giảm 1. Câu 15: Điều KHÔNG đúng về đột biến gen? A. Đột biến gen có thể có lợi hoặc có hại hoặc trung tính. B. Đột biến gen gây hậu quả di truyền lớn ở các sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen. C. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá. D. Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú. Câu 16: Thành phần hóa học chủ yếu cấu trúc nên nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực gồm A. ARN mạch đơn và prôtêin loại histôn. B. ADN mạch đơn và lipit. C. ADN và prôtêin loại histôn. D. ADN và ARN. Câu 17:Một nuclêôxôm gồm A. 8 phân tử histôn được quấn quanh bởi 7/4 vòng xoắn ADN dài 146 cặp nuclêôtit. B. phân tử ADN quấn 7/4 vòng quanh khối cầu gồm 8 phân tử histôn. C. phân tử histôn được quấn quanh bởi một đoạn ADN dài 146 cặp nuclêôtit. D. một đoạn phân tử ADN quấn 11/4 vòng quanh khối cầu gồm 8 phân tử histôn. Câu 18: Cấu trúc của NST sinh vật nhân thực có các mức xoắn theo trật tự: A. phân tử ADN → đơn vị cơ bản nuclêôxôm→ sợi cơ bản→sợi nhiễm sắc→ crômatit. B. phân tử ADN→ đơn vị cơ bản nuclêôxôm→sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản →crômatit. C. phân tử ADN→sợi cơ bản → đơn vị cơ bản nuclêôxôm →sợi nhiễm sắc → crômatit. D. phân tử ADN→ sợi cơ bản→ sợi nhiễm sắc → đơn vị cơ bản nuclêôxôm→ crômatit. Câu 19: Trong các mức cấutrúc siêu hiển vi của nhiễm sắcthể điển hình ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản và sợi nhiễm sắc thể có đường kính lần lượt là A. 30 nm và 300 nm. B. 11nm và 300 nm. C. 30 nm và 11 nm. D. 11 nm và 30 nm. Câu 20: Dạng đột biến cấu trúc NST nào sau đây làm tăng hoạt tính của enzim amilaza ở đại mạch, có ý nghĩa trong công nghiệp sản xuất bia? A. Chuyển đoạn. B. Mất đoạn. C. Lặp đoạn. D. Đảo đoạn. Câu 21: Sơ đồ sau minh họa cho các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào? A. (1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể. B. (1): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể; (2): đảo đoạn chứa tâm động. C. (1): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể; (2): đảo đoạn không chứa tâm động. D. (1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn không chứa tâm động. Câu 22: Dạng đột biến nào sau đây sẽ làm tăng số lượng gen trên một nhiễm sắc thể? A. Mất đoạn. B. Lặp đoạn. C. Đảo đoạn. D. Chuyển đoạn trên một nhiễm sắc thể. Câu 23: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 12. Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng của thể ba là A. 13. B. 11. C. 18. D. 24. Câu 24: Cơ chế phát sinh thể đa bội chẵn là A. tất cả các cặp nhiễm sắc thể (NST) tự nhân đôi nhưng có một số cặp NST không phân li B. một số cặp nhiễm sắc thể (NST) tự nhân đôi nhưng không phân li C. tất cả các cặp nhiễm sắc thể (NST) tự nhân đôi nhưng không phân li D. một cặp nhiễm sắc thể (NST) tự nhân đôi nhưng không phân li Câu 25: Ở một loài thực vật lưỡng bội (2n = 8) các cặp NST tương đồng được kí hiệu là Aa, Bb, Dd, Ee. đột biến lệch bội đã làm xuất hiện thể ba. Thể ba này có bộ NST nào trong các bộ NST sau đây: A. AaBbEe B. AaBbDEe C. AaBbDdEe D. AaaBbDdEe Câu 26: Người mắc bệnh hoặc hội chứng bệnh nào sau đây là một dạng thể ba? A. Hội chứng Tocno. B. Bệnh pheninketo niệu. C. Bệnh ung thư vú. D. Hội chứng Đao. Câu 27: Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 14. Nếu xảy ra đột biến lệch bội thì số loại thể một tối đa có thể được tạo ra trong loài này là A. 8 B. 7 C. 15 D. 13 Tế bào thể tam bội của loài có bộ NST bằng A. 15 C. 21 C. 13 D. 48 Câu 28: Thể đột biến nào sau đây thuộc loại đột biến dị đa bội? A. Thể tam bội. B. Thể song nhị bội C. Thể một nhiễm. D. Thể tứ bội. Câu 29: Quy luật phân li độc lập thực chất nói về A. sự tổ hợp các alen trong quá trình thụ tinh B. sự phân li độc lập của các alen trong quá trình giảm phân C. sự phân li độc lập của các tính trạng D. sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9:3:3:1 Câu 30: Điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự di truyền độc lập các cặp tính trạng là A. các gen không có hoà lẫn vào nhau B. mỗi gen phải nằm trên mỗi NST khác nhau C. số lượng cá thể nghiên cứu phải lớn D. gen trội phải lấn át hoàn toàn gen lặn Câu 31: Theo lí thuyết, quá trình giảm phân bình thường ở cơ thể có kiểu gen Aabb tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử? A. 1. B. 2. C. 4. D. 6. Câu 32: Theo lí thuyết, quá trình giảm phân bình thường ở cơ thể có kiểu gen AaBbDd tạo ra loại giao tử abD chiếm tỉ lệ bao nhiêu? A. 1/8. B. 1/2. C. 1/4. D. 1/6. Câu 33: Bố và mẹ của phép lai phân tích cơ thể dị hợp 2 cặp gen là A. AABb x aabb. B. AaBb x AaBb. C. AaBb x aabb. D. AAbb x aaBB. Câu 34: Phép lai nào sau đây được gọi là phép lai thuận nghịch? A. ♀AA x ♂aa và ♀Aa x ♂Aa B. ♀Aa x ♂Aa và ♀aa x ♂AA C. ♀AA x ♂AA và ♀aa x ♂aa D. ♀AA x ♂aa và ♀aa x ♂AA Câu 35: Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, những phép lai nào sau đây cho đời con có cả cây quả đỏ và cây quả vàng? A. Aa x Aa và AA x Aa. B. Aa x Aa và Aa x aa. C. Aa x aa và AA x Aa. D. AA x aa và AA x Aa. Câu 36: Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến, các gen phân li độc lập và tác động riêng rẽ, các alen trội là trội hoàn toàn. Theo lý thuyết, phép lai AaBbDd x AaBbDD cho đời con có tối đa: A. 18 loại kiểu gen và 18 loại kiểu hình. B. 9 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình. C. 8 loại kiểu gen và 6 loại kiểu hình. D. 18 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình. Câu 37: Khi lai bố mẹ P có kiểu gen AaBb với aaBb, con lai F1 kiểu gen Aabb có tỉ lệ là: A. 1/8. B. 1/16 C. 3/8 D. 1/4. Câu 38:Giả sử đột biến xảy ra đã biến alen trội thành alen lặn, trội hoàn toàn, kiểu gen của thể đột biến là A. AABBDD B. AaBbDd. C. aabbdd D. AAbbdd Câu 39: Cơ thể có kiểu gen nào sau đây thuần chủng về 3 cặp gen? A. AAbbDd. B. AaBbDd. C. AABBDD. D. AAbbDd. Câu 40: Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ và các gen trội là trội hoàn toàn, phép lai: AaBbDd × AaBbdd cho tỉ lệ kiểu hình A-bbD- ở đời con là A. 3/32. B. 1/16. C. 3/64. D. 9/64. Câu 41: Ở người, bệnh mù màu do đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên (Xm), gen trội M tương ứng quy định mắt bình thường. Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường và một con gái mù màu. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là A. XMXm x XmY. B. XMXM x X MY. C. XMXm x X MY. D. XMXM x XmY. Câu 42: Các gen ở đoạn không tương đồng trên nhiễm sắc thể X có sự di truyền A. theo dòng mẹ. B. thẳng. C. như các gen trên NST thường. D. chéo. Câu 43: Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 2 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng? A. XAXA × XaY. B. XaXa × XAY. C. XAXa × XaY. D. XAXa × XAY. Câu 44: Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến, gen qui định màu mắt nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X. Hãy tìm kiểu gen tương ứng với kiểu hình của các con ruồi giấm sau Kiểu hình Kiểu gen 1. Ruồi cái mắt đỏ a. XAXa 2. Ruồi cái mắt trắng b. XAXA 3. Ruồi đực mắt đỏ c. XaXa 4. Ruồi đực mắt trắng d. XAY e. XaY A. 1-a; 2-b,c; 3-d; 4-e B. 1-a,b; 2-c; 3-d; 4-e C. 1-c,b; 2-a,b; 3-e; 4-d D. 1-c; 2-a,b,b; 3-e; 4-d Câu 45: Ở người, bệnh Phênykêtô niệu là do đột biến gen lặn nằm trên NST thường qui định. Bố mẹ bình thường đã được sinh 1 con gái bị bệnh. Vậy xác suất họ sinh tiếp đứa con trai không bị bệnh là bao nhiêu? A. 3/8 B. 1/8 C. 1/4 D. 3/4 Câu 46: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do gen nằm trong tế bào chất quy định. Lấy hạt phấn của cây hoa trắng thụ phấn cho cây hoa đỏ (P), thu được F1. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2. Theo lí thuyết, kiểu hình ở F2 gồm A. 75% cây hoa đỏ và 25% cây hoa trắng. B. 50% cây hoa đỏ và 50% cây hoa trắng. C. 100% cây hoa trắng. D. 100% cây hoa đỏ. Câu 47: Tiến hành các phép lai thuận nghịch ở cây hoa phấn thu được kết quả như sau: Lai thuận: P: ♀ lá xanh x ♂ lá đốm " F1: 100% lá xanh. Lai nghịch : P: ♀ lá đốm x ♂ lá xanh " F1: 100% lá đốm. Nếu cho cây F1 của phép lai thuận tự thụ phấn thì kiểu hình ở F2 là: A. 3 lá đốm : 1 lá xanh B. 100% lá xanh. C. 100% lá đốm. D. 3 lá xanh : 1 lá đốm. Câu 48: Khi lai 2 cây Đậu thơm lưỡng bội thuần chủng có kiểu gen khác nhau (P), thu được F1 gồm toàn cây hoa đỏ. Cho các cây F1 giao phấn với nhau, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng. Có thể kết luận tính trạng màu sắc hoa được quy định bởi: A. hai cặp gen liên kết, tương tác với nhau theo kiểu tương tác bổ sung. B. một gen có 2 alen, trong đó alen quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen quy định hoa trắng. C. hai cặp gen phân li độc lập, tương tác với nhau theo kiểu tương tác cộng gộp. D. hai cặp gen phân li độc lập, tương tác với nhau theo kiểu tương tác bổ sung. Câu 49: Trường hợp nào sẽ dẫn tới sự di truyền liên kết? A. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau. B. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng xét tới cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể. C. Các tính trạng khi phân ly làm thành một nhóm tính trạng liên kết. D. Tất cả các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể phải luôn di truyền cùng nhau. Câu 50: Ở tằm dâu, gen quy định màu sắc vỏ trứng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen trên Y. Gen A quy định trứng có màu sẫm, a quy định trứng có màu sáng. Cặp lai nào dưới đây đẻ trứng màu sẫm luôn nở tằm đực, còn trứng màu sáng luôn nở tằm cái? A. XAXa x XaY B. XAXa x XAY C. XAXA x XaY D. XaXa x XAY Câu 51: Hoán vị gen xảy ra trong giảm phân là do A. sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST khác nhau B. sự trao đổi chéo giữa 2 cromatit khác nguồn trong một cặp NST kép tương đồng C. sự trao đổi chéo giữa 2 cromatit trong một cặp NST kép tương đồng D. sự trao đoạn giữa 2 cromatit trong một cặp NST kép không tương đồng Câu 52: Trường hợp có hoán vị gen, quá trình giảm phân bình thường ở cơ thể có kiểu gen Dd tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử? A. 8. B. 2. C. 4. D. 6. Câu 53: Ruồi giấm có 4 cặp NST, vậy ta có thể phát hiện được tối đa là bao nhiêu nhóm gen liên kết? A. 4 nhóm. B. 8 nhóm. C. 6 nhóm. D. 2 nhóm. Câu 14: Hiện tượng di truyền nào làm tăng cường tính đa dạng của sinh vật: A. Phân li độc lập và liên kết gen B. Tương tác gen và hoán vị gen C. Liên kết gen và tương tác gen D. Phân li đọc lập và hoán vị gen Câu 55: Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen với tần số 20%. Theo lý thuyết, tỉ lệ các loại giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của cơ thể có kiểu gen là: A. AB = ab = 40% và Ab = aB = 10% B. AB = ab = 10% và Ab = aB = 40% C. AB = ab = 30% và Ab = aB = 20% D. AB = ab = 20% và Ab = aB = 30% Câu 56: Một cơ thể trong quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng đã xảy ra hoán vị gen và tạo ra giao tử AB với tỉ lệ bằng 40%. Vạy kiểu gen của cơ thể này là A. B. C. D. Câu 57: Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử của sinh vật được tóm tắt theo sơ đồ: A. ADN → ARN → Protein → Tính trạng B. ADN → Protein → ARN → Tính trạng C. ADN → Tính trạng → ARN → Protein D. ADN → ARN → Tính trạng → Protein Câu 58: Gen chi phối đến sự hình thành nhiều tính trạng được gọi là A. gen trội. B. gen điều hòa. C. gen đa hiệu. D. gen tăng cường. Câu 59: Giống thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt trên toàn thân, ngoại trừ các đầu mút của cơ thể như tai, bàn chân, đuôi và mõm có lông màu đen. Giải thích nào sau đây KHÔNG đúng? A. Do các tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ các tế bào ở phần thân B. Nhiệt độ cao làm biến tính enzim điều hoà tổng hợp mêlanin, nên các tế bào ở phần thân không có khả năng tổng hợp mêlanin làm lông trắng. C. Nhiệt độ thấp enzim điều hoà tổng hợp mêlanin hoạt động nên các tế bào vùng đầu mút tổng hợp được mêlanin làm lông đen. D. Do các tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ các tế bào ở phần thân. Câu 60: Nội dung nào sau đây KHÔNG đúng khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, kiểu hình và môi trường? A. Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường. B. Kiểu hình của một cơ thể không chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà còn phụ thuộc vào điều kiện môi trường. C. Bố mẹ không truyền đạt cho con một kiểu hình có sẵn mà truyền đạt một kiểu gen. D. Khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường là do ngoại cảnh qui định. Câu 61: Tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là A. mức dao động. B. thường biến. C. mức giới hạn. D. mức phản ứng.
Tài liệu đính kèm: