Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kì II môn Vật lí Lớp 9

doc 3 trang Người đăng Trịnh Bảo Kiên Ngày đăng 23/09/2023 Lượt xem 350Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kì II môn Vật lí Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kì II môn Vật lí Lớp 9
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ II LÍ 9
I. TRẮC NGHIỆM 
Câu 1: Khi đưa một cực của nam châm lại gần hay ra xa đầu cuộn dây thì
A. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn không đổi.
B. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn luôn tăng.
C. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn tăng hoặc giảm (biến thiến).
D. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn luôn giảm.
Câu 2: Trong trường hợp nào dưới đây, trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng ?
A. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín lớn.
B. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín được giữ không thay đổi.
C. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín thay đổi.
D. Từ trường xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín mạnh.
Câu 3: Cách làm nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng?
A. Nối hai cực của pin vào hai đầu cuộn dây dẫn.
B. Nối hai cực của nam châm với hai đầu cuộn dây dẫn.
C. Đưa một cực của acquy từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.
D. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.
Câu 4: Với điều kiện nào thì xuất hiện dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín?
A. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây rất lớn.
B. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây được giữ không tăng.
C. Khi không có đường sức từ nào xuyên qua tiết diện cuộn dây.
D. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây biến thiên.
Câu 5: Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây:
A. luôn luôn tăng.                             B. luôn luôn giảm.
C. luân phiên tăng, giảm.                  D. luôn luôn không đổi
Câu 6: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống
Dòng điện cảm ứng chỉ xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín trong thời gian có sự.. qua tiết diện S của cuộn dây.
A. biến đổi của cường độ dòng điện. B. biến đổi của thời gian.
C. biến đổi của dòng điện cảm ứng. D. biến đổi của số đường sức từ.
Câu 7: Trường hợp nào sau đây có số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây khác với các trường hợp còn lại?
A. Đưa nam châm lại gần cuộn dây theo phương vuông góc với tiết diện S của cuộn dây.
B. Đặt nam châm đứng yên trong cuộn dây.
C. Để nam châm đứng yên, cho cuộn dây chuyển động lại gần nam châm.
D. Đưa nam châm và cuộn dây lại gần nhau.
Câu 8: Dòng điện xoay chiều là:
A. dòng điện luân phiên đổi chiều. B. dòng điện không đổi.
C. dòng điện có chiều từ trái qua phải. D. dòng điện có một chiều cố định.
Câu 9: Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi:
A. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng lên.
B. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại đang giảm mà chuyển sang tăng.
C. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây giảm đi.
D. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây không thay đổi.
Câu 10: Khi nào dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín đổi chiều?
A. Nam châm đang chuyển động thì dừng lại.
B. Cuộn dây dẫn đang quay thì dừng lại.
C. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây đang tăng thì giảm hoặc ngược lại.
D. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây liên tục tăng hoặc liên tục giảm.
Câu 11: Trường hợp nào sau đây có số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây khác với các trường hợp còn lại?
A. Đưa nam châm lại gần cuộn dây theo phương vuông góc với tiết diện S của cuộn dây.
B. Đặt nam châm đứng yên trong cuộn dây.
C. Để nam châm đứng yên, cho cuộn dây chuyển động lại gần nam châm.
D. Đưa nam châm và cuộn dây lại gần nhau.
 Câu 12: Khi đưa một cực của nam châm lại gần hay ra xa đầu cuộn dây thì
A. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn không đổi.
B. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn luôn tăng.
C. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn tăng hoặc giảm (biến thiến).
D. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn luôn giảm.
Câu 13: Trên cùng một đường dây tải điện, nếu tăng hiệu điện thế ở hai đầu dây dẫn lên 10 lần thì công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây sẽ 
A. tăng 102 lần. B. giảm 102 lần. C. tăng 104 lần. D. giảm 104 lần.
Câu 14: Phương án làm giảm hao phí hữu hiệu nhất là:
A. Tăng tiết diện dây dẫn	 B. Chọn dây dẫn có điện trở suất nhỏ
C. Tăng hiệu điện thế	D. Giảm tiết diện dây dẫn
Câu 15: Các bộ phận chính của máy biến thế gồm:
A. Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau và nam châm điện.
B. Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau và một lõi sắt.
C. Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây giống nhau và nam châm vĩnh cửu.
D. Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây giống nhau và nam châm điện.
D. Lấy điện ra là cuộn sơ cấp.
Câu 16: Máy biến thế là thiết bị:
A. Giữ hiệu điện thế không đổi.	 B. Giữ cường độ dòng điện không đổi.
C. Biến đổi hiệu điện thế xoay chiều	 D. Biến đổi cường độ dòng điện không đổi.
Câu 17: Khi truyền tải điện năng đi xa, điện năng hao phí đã chuyển hoá thành dạng năng lượng 
A. Hoá năng. B. Năng lượng ánh sáng. C. Nhiệt năng. D. Năng lượng từ trường. 
Câu 18: Khi truyền tải một công suất điện P bằng một dây có điện trở R và đặt vào hai đầu đường dây một hiệu điện thế U, công thức xác định công suất hao phí P hp do tỏa nhiệt là 
	A. P hp = 	B. P hp = 	C. P hp = 	D. P hp = 
Câu 19: Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện 
A. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây. 
B. Tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây.
C. Tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây. 
D. Tỉ lệ thuận với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây.
Câu 20: Khi tăng hiệu điện thế hai đầu dây dẫn trên đường dây truyền tải điện lên gấp đôi thì công suất hao phí trên đường dây sẽ 
A. Giảm đi một nửa. B. Giảm đi bốn lần C. Tăng lên gấp đôi. D. Tăng lên gấp bốn.
Câu 21: Một máy biến thế có hai cuộn dây với số vòng dây tương ứng là 125 vòng và 600 vòng. Sử dụng máy biến thế này 
A. Chỉ làm tăng hiệu điện thế. B. Chỉ làm giảm hiệu điện thế.
C. Có thể làm tăng hoặc giảm hiệu điện thế. D. Có thể đồng thời làm tăng và giảm hiệu điện thế.
Câu 22: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường 
A. Bị hắt trở lại môi trường cũ. B. Tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai.
C. Tiếp tục đi thẳng vào môi trường trong suốt thứ hai.
D. Bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường và tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai.
Câu 23: Khi tia sáng đi từ không khí tới mặt phân cách giữa không khí và nước thì 
A. chỉ có thể xảy ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng 
B. chỉ có thể xảy ra hiện tượng phản xạ ánh sáng.
C. có thể đồng thời xảy ra cả hiện tượng khúc xạ lẫn hiện tượng phản xạ ánh sáng.
D. không thể đồng thời xảy ra cả hiện tượng khúc xạ lẫn hiện tượng phản xạ ánh sáng.
Câu 24: Ta có tia tới và tia khúc xạ trùng nhau khi
A. góc tới bằng 0. B. góc tới bằng góc khúc xạ. C. góc tới lớn hơn góc khúc xạ. D. góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.
Câu 25: Đặt một vật AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng d = 2f thì ảnh A’B’của AB qua thấu kính có tính chất 
A. ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật. B. ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật.
C. ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật. D. ảnh thật, ngược chiều và bằng vật.
Câu 26: Thấu kính hội tụ là loại thấu kính có 
A. phần rìa dày hơn phần giữa. B. phần rìa mỏng hơn phần giữa.
C. phần rìa và phần giữa bằng nhau. D. hình dạng bất kỳ.
Câu 27: : Đặt một vật AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng d > 2f thì ảnh A’B’của AB qua thấu kính có tính chất là
A. ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật. B. ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
C. ảnh thật , ngược chiều và lớn hơn vật. D. ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật.
Câu 28: Thấu kính phân kỳ có đặc điểm biến đổi chùm tia tới song song thành 
A. chùm tia phản xạ. B. chùm tia ló hội tụ.
C. chùm tia ló phân kỳ. D. chùm tia ló song song khác.
II. TỰ LUẬN 
Bài 1: Từ một nguôn điện có hiệu điện thế 20000V, điện năng được truyền bằng dây dẫn đến nơi tiêu thụ. Biết điện trở dây dẫn là 20 và công suất của nguồn 200KW. Tính công suất hao phí trên đường dây truyền tải.
Bài 2: Một vật sáng AB = 2cm có dạng mũi tên được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự f=12cm . Điểm A nằm trên trục chính cách thấu kính 16cm . 
a. Dựng ảnh A'B' của AB qua thấu kính , nêu đặc điểm của ảnh . 
b. Xác định khoảng cách từ ảnh tới thấu kính , độc cao của ảnh.
Bài 3: Một máy biến thế gồm cuộn sơ cấp có 500 vòng, cuộn thứ cấp 40 000 vòng, đựợc đặt tại nhà máy phát điện. Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp hiệu điện thế 400V.Tính hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp?
Bài 4: Đặt một vật AB có dạng mũi tên cao 1cm vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, Có điểm A nằm trên trục chính và cách thấu kính 3cm. Thấu kính có tiêu cự 2cm.
 a. Vẽ ảnh của vật qua thấu kính. Nhận xét tính chất của ảnh.
 b. Tính độ cao của ảnh và khoảng cách từ ảnh đến thấu kính 

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_vat_li_lop_9.doc