Đề kiểm tra giữa học kì II môn Vật lí Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Vinh Tân (Kèm đáp án)

docx 2 trang Người đăng Trịnh Bảo Kiên Ngày đăng 18/10/2023 Lượt xem 645Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II môn Vật lí Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Vinh Tân (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra giữa học kì II môn Vật lí Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Vinh Tân (Kèm đáp án)
 PHÒNG GD & ĐT VINH
TRƯỜNG THCS VINH TÂN
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2022 - 2023
MÔN VẬT LÍ 9 - Thời gian làm bài: 45 phút
ĐỀ 1
 Họ và tên: ................................................................... Lớp 9....
A. TRẮC NGHIỆM (28 câu: 7 điểm)
Câu Hiệu điện thế giữa hai đầu dây cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp của một máy biến thế lần lượt là 110V và 220V. Nếu số vòng dây cuộn thứ cấp là 300 vòng, thì số vòng dây cuộn sơ cấp là:
A. 400 vòng.	B. 600 vòng.	C. 150 vòng.	D. 220 vòng.
Câu Thấu kính hội tụ có đặc điểm biến đổi chùm tia tới song song thành
A. chùm tia phản xạ.	B. chùm tia ló phân kỳ.
C. chùm tia ló song song khác.	D. chùm tia ló hội tụ.
Câu Điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây:
A. luôn luôn giảm	B. luôn luôn không đổi C. luôn luôn tăng	 D. biến thiên
Câu Dòng điện xoay chiều là dòng điện cảm ứng:
A. có chiều luân phiên tăng giảm.	B. có chiều luân phiên thay đổi.
C. có chiều luân phiên thay đổi và có độ lớn không đổi.	D. có chiều không đổi và có độ lớn thay đổi.
Câu Khi truyền tải điện năng đi xa, điện năng hao phí đã chuyển hoá thành dạng năng lượng nào?
A. nhiệt năng.	B. năng lượng ánh sáng.	C. hóa năng.	D. năng lượng từ trường. 
Câu Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây: 
A. tăng dần theo thời gian.	B. tăng hoặc giảm đều đặn theo thời gian.	 
C. giảm dần theo thời gian.	D. đang tăng chuyển sang giảm hoặc ngược lại.
Câu Có thể tạo ra dòng điện xoay chiều bằng cánh:
A. Cho nam châm quay đối với cuộn dây kín.	B. Cho cuộn dây kín quay trong từ trường của nam châm.
C. A hoặc B đều đúng.	D. Cho nam châm và cuộn dây cùng quay đều với nhau
Câu Nguyên nhân gây ra hao phí điện năng trong quá trình truyền tải điện năng đi xa là do:
A. dây dẫn điện dẫn điện kém.	B. dây dẫn điện có điện trở.
B. bị mất mát điện năng dưới dạng ánh sáng.	D. bị mất mát điện năng dưới dạng hóa năng.
Câu Nếu tăng hiệu điện thế giữa hai đầu đường dây tải điện lên 50 lần thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt trên đường dây dẫn sẽ:
A. giảm đi 2500 lần	B. giảm đi 50 lần	 C. tăng lên 2500 lần 	D. tăng lên 50 lần
Câu Người ta truyền tải một công suất điện 1500kW bằng một đường dây có điện trở 120Ω. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là 110kV. Công suất hao phí trên đường dây và hiệu suất truyền tải là: 
A. 9,2975kW;97,54%	B. 22,314kW; 98,51%	C. 1859,5W; 99,876%	D. 11,157kW;99,26%
Câu Loại máy nào sau đây có nguyên tắc hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ?
A. Máy biến thế, máy phát điện xoay chiều.	B. Máy biến thế, động cơ điện.
C. Máy phát điện xoay chiều, động cơ điện.	D. Máy phát điện xoay chiều, quạt điện.
Câu Nếu đặt vào hai đầu cuộn dây sơ cấp của máy biến thế một hiệu điện thế xoay chiều thì từ trường trong lõi sắt từ sẽ:
A. luôn giảm	B. luôn tăng.	C. không đổi.	D. biến thiên.
Câu Hình vẽ nào mô tả đúng đường truyền của tất cả các tia sáng qua thấu kính hội tụ ?
F
F /
S
1
S
F
F /
2
F
F /
S
3
F
S
F/
4
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu Chiếu một tia sáng từ không khí vào nước dưới góc tới i = 450. Góc khúc xạ r có thể nhận giá trị nào sau đây?	A. 600	B. 550	C. r = 530	D. 390
Câu Trong khung dây của máy phát điện xuất hiện dòng điện xoay chiều vì:
A. khung dây bị hai cực của nam châm luân phiên hút đẩy.
B. đường sức từ của nam châm luôn song song với tiết diện S của khung dây.
C. một cạnh của khung dây bị nam châm hút, cạnh kia bị đẩy.
D. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của khung dây luân phiên tăng giảm.
Câu Khi quay núm của đinamô của xe đạp thì đèn xe đạp sáng, vì:
A. Khi quay núm của đinamô thì nam châm quay theo làm số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên, nên xuất hiện dòng điện một chiều đi qua cuộn dây làm bóng đèn sáng.
B. Khi quay núm của đinamô thì nam châm quay theo làm số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên, nên xuất hiện dòng điện xoay chiều đi qua cuộn dây làm bóng đèn sáng.
C. có ma sát giữa núm của đinamô với bánh xe.
D. bên trong đinamô có lắp sẵn một nguồn điện.
4
3
2
1
Câu Trong các hình sau, hình vẽ kí hiệu thấu kính hội tụ là:
A. Hình 4
B. Hình 2
C. Hình 3
D. Hình 1
Câu Trường hợp nào sau đây KHÔNG xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín:
A. Đưa nam châm vĩnh cửu lại gần cuộn dây.	B. Đưa nam châm ra xa cuộn dây.
C. Đặt nam châm nằm yên trong lòng cuộn dây.	D. Đưa cuộn dây lại gần nam châm.
Câu Một máy biến thế có cuộn sơ cấp gồm 2000 vòng, cuộn thứ cấp gồm 8000 vòng. Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 220V thì hiệu điện thế lấy ra ở hai đầu cuộn thứ cấp là:
43
I
1
2
K
3
A. 44V	B. 55V.	C. 440V	D. 880V
Câu Trên hình vẽ, trong số các tia tới 1, 2, 3, 4,
tia nào ứng với tia ló IK đã cho?
A. Tia 4	B. Tia 3
C. Tia 2	D. Tia 1
Câu Máy biến thế dùng để:
A. Tạo ra dòng điện một chiều	B. Tăng, giảm hiệu điện thế xoay chiều.
C. Tạo ra dòng điện xoay chiều.	D. Tăng, giảm hiệu điện thế một chiều.
Câu Chùm tia sáng đi qua thấu kính mô tả hiện tượng: 
A. Khúc xạ ánh sáng	 B. Truyền thẳng ánh sáng	 C. Tán xạ ánh sáng	 D. Phản xạ ánh sáng
Câu Để nhận biết vôn kế và ampe kế dùng cho dòng điện xoay chiều ta dựa vào:
A. kí hiệu viết tắt AC hoặc dấu ngã (~). 	B. kí hiệu viết tắt DC hoặc dấu ngã (~). 
C. kí hiệu viết tắt AC hoặc dấu trừ (-). 	D. kí hiệu viết tắt DC hoặc dấu trừ (-). 
Câu S
N
K
I
N’
 Hình vẽ bên biểu diễn đường truyền của tia sáng từ không khí vào nước.
Trong hình vẽ đó, tia tới là: 
A. tia SI.	B. tia IN.	C. tia IK. 	D. tia IN’.
Câu Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở thấu kính phân kì?
A. Tạo được ảnh ảo lớn hơn vật	B. Tạo được ảnh ảo nhỏ hơn vật
C. Tạo được ảnh thật lớn hơn vật	D. Tạo được ảnh thật nhỏ hơn vật
Câu Trường hợp nào dưới đây thì trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều ?
A. Cho nam châm chuyển động lại gần cuộn dây.
B. Đặt thanh nam châm vào trong lòng cuộn dây rồi cho cả hai đều quay quanh một trục
C. Cho cuộn dây quay trong từ trường của nam châm và cắt các đường sức từ
D. Đặt một thanh nam châm hình trụ trước một cuộn dây, vuông góc với một tiết diện cuộn dây rồi cho thanh nam châm quay quanh trục của nó.
Câu Trong thực tế người ta thường chọn cách nào để làm giảm công suất hao phí trên đường dây tải điện?
A. Giảm chiều dài của dây tải	 điện.	B. Tăng tiết diện S của dây tải điện.
C. Tăng hiệu điện thế ở hai đầu đường dây nơi truyền tải.	D. Cả 3 cách trên
Câu Dòng điện xoay chiều không có tác dụng nào sau đây?
A. Tác dụng nhiệt	B. Tác dụng từ.	C. Tác dụng hóa học	D. Tác dụng sinh lý.
 B. TỰ LUẬN (3 điểm) 
Câu 1. (1đ). Hãy nêu một cách phân biệt thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì.
Câu 2. (2đ). Một vật sáng AB cao 3cm có dạng là một mũi tên được đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 16cm. Biết A nằm trên trục chính và cách thấu kính một khoảng 48cm.
a. Vẽ ảnh A’B’ của AB qua thấu kính theo đúng tỉ lệ của d và f và cho biết tính chất ảnh?
b. Xác định khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh?

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_vat_li_lop_9_nam_hoc_2022_202.docx