Đề cương ôn tập học kì II môn: Sinh học 8

doc 12 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 13226Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn: Sinh học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập học kì II môn: Sinh học 8
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II
MÔN: SINH HỌC 8
________________________ 
Câu 1: Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là gì? Việc bài tiết chúng do các cơ quan nào đảm nhiệm? Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan nào?
Câu 2: Trình bày các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu?
Câu 3: Trình bày cấu tạo của da? Da có phản ứng như thế nào khi trời nóng quá hay lạnh quá?
Câu 4: Cho biết các hình thức và nguyên tắc phù hợp để rèn luyện da? Theo em để bảo vệ da điều nên làm là gì?
Câu 5: Trình bày các bộ phận của hệ thần kinh và thành phần cấu tạo của chúng dưới hình thức sơ đồ?
Câu 6: Cho biết các thành phần của não bộ? Nêu chức năng của trụ não, tiểu não?
Câu 7: Mô tả cấu tạo của cầu mắt và cấu tạo của màng lưới ?
Câu 8: Tật cận thị và tật viễn thị là gì? Nguyên nhân là do đâu? cách khắc phục như thế nào?
Câu 9: Cho biết nguyên nhân, triệu chứng, hậu quả, biện pháp phòng chống bệnh đau mắt hột?
Câu 10 Phản xạ là gì? Thế nào là phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện? Mỗi phản xạ cho 2 thí dụ?
Câu 11: So sánh các tính chất của phản xạ không điều kiện với phản xạ có điều kiện? 
Câu 12: Tiếng nói và chữ viết có vai trò gì trong đời sống con người?
Câu 13: Vì sao nói giấc ngủ là một nhu cầu sinh lí của cơ thể? Cho biết những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến giấc ngủ?
Câu 14: Để tránh được những tác động xấu có ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh, theo em cần thực hiện các yêu cầu nào?
Câu 15: Thế nào là tuyến nội tiết? Tuyến nội tiết khác với tuyến ngoại tiết như thế nào? Nêu vai trò và tính chất của hoocmôn?
Câu 16: Kể các tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết? Cho biết sản phẩm của các tuyến nội tiết là gì?
Câu 17: Nêu cấu tạo và chức năng của tuyến yên?
Câu 18: Trình bày quá trình điều hòa lượng đường trong máu? 
Câu 19: Trình bày chức năng của tuyến tụy?
Câu 20: Trình bày chức năng của tinh hoàn và buồng trứng? Nêu các dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì của nam, nữ?
	GIÁO VIÊN BỘ MÔN
	 	 Trần Thanh Dũng
Ngày soạn: 08/4/2016
Tiết 70 : 	KIỂM TRA HỌC KỲ II
I.Mục tiêu:
	-HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi
II. Chuẩn bị:
	Đề thi học kỳ II: 2 đề
III.Tổ chức dạy học :
 1.Ổn định lớp – kiểm tra sỉ số : 
 2.Tiến trình làm bài :
	a.Phát đề thi
	b.HS làm bài thi
	c.Thu bài thi và nhận xét tình hình làm bài thi của học sinh 
Thiết kế MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN SINH HỌC 8
 1.Ma trận : 
-Tỉ lệ trắc nghiệm : Tự luận là 4: 6
 -Mức độ nhận thức : Biết – Hiểu – Vận dụng: 40 % - 40 % - 20 % 
Nội dung
Mức độ kiến thức kĩ năng
Tổng
Biết 40 %
Hiểu 40 %
Vận dụng 20 %
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
ChươngVII: Bài Tiết
1 câu (0,5đ)
1 câu
(0,5đ)
1 câu
(2 đ)
3 câu
(3đ)
ChươngVIII: Da
1 câu (0,5đ)
1 câu
(0,5đ)
2 câu
(1 đ)
Chương IX:
Thần kinh và Giác quan
1 câu
(0,5đ)
1 câu
 (2đ)
1 câu 
(0,5đ)
3 câu
(3 đ)
Chương X:
Nội tiết
1 câu
(0,5đ)
1 câu
(2 đ)
1 câu
(0,5đ)
3 câu
(3 đ)
Tổng
3 câu
(1,5đ)
1câu 
(2 đ)
4 câu
(2 đ)
1 câu
 (2đ)
1 câu
(0,5 đ)
1 câu
(2 đ)
11 câu
(10 đ)
Họ và tên HS................................ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II năm học 2015-2016
Lớp................. MÔN SINH LỚP 8 (Thời gian 45 phút)
Điểm
Lời phê:
 A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN 
Hãy chọn câu đúng nhất trong các câu sau đây (3điểm)	
1) Cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu là:
  A. Thận	 B. ống dẫn nước tiểu 
  C. Bóng đái 	  D. Ống đái . 
2) Chức năng của cầu thận là:
  A.Lọc máu và hình thành nước tiểu đầu. 
  B.Lọc máu và hình thành nước tiểu chính thức
  C.Hình thành nước tiểu và thải nước tiểu
  D.Lọc máu, hình thành nước tiểu và thải nước tiểu .
3) Cơ quan điều hoà và phối hợp các hoạt động phức tạp của cơ thể là:
  A. Trụ não	 B.Tiểu não.
  C. Não trung gian.	 D. Đại não. 
4).Hooc môn di chuyển trong cơ thể nhờ:
  A. Máu.	 B.Dây thần kinh.
  C.Máu và dây thần kinh.	 D.Bạch huyết và dây thần kinh. 
5).Nguyên nhân của bệnh bazơđô là: 
  A. Thiếu Iốt  B. Hoocmôn Tirôxin không tiết ra được.
  C. Thừa Iốt  D. Do tuyến Giáp hoạt động quá mạnh.
6). Chức năng của lớp mỡ dưới da là:
 A.Sản sinh tế bào da	 B. Bài tiết mồ hôi
 C.Bài tiết chất nhờn	 D.Tạo lớp cách nhiệt cho cơ thể
7).Điểm tiếp nhận hình ảnh của vật rõ nhất trên màng lưới được gọi là:
	A. Điểm mù	C. Điểm sáng 
	B. Điểm vàng	D. Điểm tối
8). Đặc điểm cấu tạo chủ yếu của da là:
	A. Lớp biểu bì, lớp bì, tuyến mồ hôi B. Lớp biểu bì, lớp bì, cơ co chân lông 
	C. Lớp biểu bì, lớp bì, lớp mỡ dưới da D. Lớp biểu bì, lớp mỡ dưới da, cơ co 
 chân lông
 B. TỰ LUẬN
Câu 1) Phân biệt tật cận thị và tật viễn thị, nêu cách khắc phục. (2 đ)
Câu 2) Nêu các tính chất của Hoocmôn. So sánh sự giống nhau và khác nhau của tuyến nội tiết và ngoại tiết. (2đ)
Câu 3)Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận. Làm thế nào để giữ gìn vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu. (2đ)
BÀI LÀM
ĐÁP ÁN KT HỌC KỲ II MÔN SINH HỌC 8
 A.TRẮC NGHIỆM:
Chọn câu trả lời đúng (4đ) mỗi câu 0,5đ.
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
Trả lời 
A
Đ
B
A
D
D
B
C
 B. TỰ LUẬN:
CÂU 1(2đ): -Nêu được tật cận thị và cách khắc phục đầy đủ đạt 1điểm.
 -Nêu được tật viễn thị và cách khắc phục đầy đủ đạt 1 điểm. 
CÂU 2 (2đ): Nêu đầy đủ 3 tính chất của Hoocmôn:
Tính đặc hiệu: Mỗi hoocmôn chỉ ảnh hưởng đến một hoặc 1 số cơ quan xác định (gọi là cơ quan đích) 0,5đ
Hoocmôn có hoạt tính sinh học cao, chỉ với một lượng nhỏ cũng gây hiệu quả cao.0,5đ
Tính đặc trưng: hoocmôn không mang tính đặc trưng cho loài.( 0,5đ ) 
 So sánh sự giống nhau và khác nhau của tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết:
 Giống nhau: -Các tế bào tuyến đều tiết ra các sản phẩm tiết. (0,25đ)
 Khác nhau : -Các sản phẩm tiết của tiết của tuyến nội tiết ngấm thẳng vào máu, Còn sản phẩm tiết của tiết của tuyến ngoại tiết tập trung và ống dẫn để đổ ra ngoài. (0,25đ) 
CÂU 3: (2đ)
- HS trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận, bao gồm quá trình lọc máu ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu, quá trình hấp thụ lại các chất cần thiết, quá trình bài tiếp các chất độc và các chất không cần thiết ở ống thận để tạo thành nước tiểu chính thức và ổn định một số thành phần trong máu (1đ) 
Để giữ gìn vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu cần thực hiện :
+ Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn bộ cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu (0,5đ) 
+ Khẩu phần ăn hợp lý (0,25đ)
+ Đi tiểu đúng lúc (0,25đ) .
Phần dưới là phần tham khảo thêm
	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II	 	 Môn: Sinh học 8
	 (Thời gian 45 phút) 
I/ Trắc nghiệm (4 điểm)
Khoanh tròn câu đúng nhất trong các câu sau: (mỗi câu đúng 0,5 điểm)
Câu 1: Các hoocmôn quan trọng của tuyến yên được tiết ra từ:
	A. Thùy giữa, thùy sau	C. Thùy trước, thùy giữa
	B. Thùy trước, thùy giữa, thùy sau	D. Thùy trước, thùy sau
Câu 2: Hệ thần kinh có vai trò:
	A. Điều khiển, điều hòa hoạt động các cơ quan	
	B. Điều khiển, phối hợp hoạt động các cơ quan
	C. Điều hòa, phối hợp hoạt động các cơ quan
	D. Điều khiển, điều hòa, phối hợp hoạt động các cơ quan	
Câu 3: Insulin có vai trò giảm đường huyết bởi các hoạt động:
	A. Điều hòa đường huyết (biến đổi prôtein, lipip thành glucôzơ)
	B. Biến đổi glucôzơ thành glicôgen
	C. Điều chỉnh đường huyết khi đường huyết hạ
	D. Biến đổi glicôgen thành glucôzơ
Câu 4: Nguyên nhân gây ra bệnh đau mắt hột là do:
	A. Một loại vi rut	C. Một loại vi khuẩn kí sinh 	
	B. Một loại vi khuẩn	D. Một loại nấm kí sinh
Câu 5: Sản phẩm của các tuyến nội tiết là:
	A. Enzim	C. Glucôzơ	
	B. Hoocmôn	D. Glicôgen
Câu 6: Đặc điểm cấu tạo chủ yếu của da là:
	A. Lớp biểu bì, lớp bì, tuyến mồ hôi
	B. Lớp biểu bì, lớp bì, cơ co chân lông 
	C. Lớp biểu bì, lớp bì, lớp mở dưới da
	D. Lớp biểu bì, lớp mở dưới da, cơ co chân lông
Câu 7: Điểm tiếp nhận hình ảnh của vật rõ nhất trên màng lưới được gọi là:
	A. Điểm mù	C. Điểm sáng 
	B. Điểm vàng	D. Điểm tối
Câu 8: Các cơ quan nào sau đây thực hiện chức năng bài tiết?
	A. Thận, cầu thận, dạ dày	C. Thận, phổi, da
	B. Thận, dạ dày, ruột non, ruột già	D. Thận, nang cầu thận, dạ dày
II/ Tự luận (6 điểm)
Câu 1: Thế nào là phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện? Nêu các tính chất của phản xạ có điều kiện? (2,5 điểm).
Câu 3: Tuyến nội tiết là gì? Tuyến nội tiết khác với tuyến ngoại tiết như thế nào?(1,5 đ).
Câu 4: Trình bày các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu? (2 điểm).
	Bài Làm
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 70 : 	KIỂM TRA HỌC KỲ II
I.Mục tiêu:
	-HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi
II. Chuẩn bị:
	Đề thi học kỳ II: 2 đề
III.Tổ chức dạy học :
 1.Ổn định lớp – kiểm tra sỉ số : 
 2.Tiến trình làm bài :
	a.Phát đề thi
	b.HS làm bài thi
	c.Thu bài thi và nhận xét tình hình làm bài thi của học sinh.
MA TRẬN ĐỀ THI HKII 
MÔN: SINH 8 -NĂM HỌC: 2015-2016
Ma trận đề kiểm tra học kì 2 sinh học 8
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Chương VII: Bài tiết
Câu 2: 0.5 đ
Câu 1: 0.5 đ 
Chương VIII: Da
Câu 3: 2.5 đ
Chương IX: Thần kinh và giác quan
Câu 3: 0.5 đ
Câu 6: 0.5 đ
Câu 1: 2 đ
Chương X: Tuyến nội tiết
Câu 5: 0.5 đ 
Câu 4: 0.5 đ
Câu 2: 2.5 đ
Tổng điểm
	HƯỚNG DẪN CHẤM THI HKII
MÔN: SINH -NĂM HỌC: 2015-2016
I/ Trắc nghiệm (4 điểm)
	1. D	2. D	3. B	4. A	
5. B	 6. C	7. B	8. C	
II/ Tự luận (6 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
1
Phản xạ có và không điều kiện:
- Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập và rèn luyện.
 - Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập
Các tính chất của phản xạ có điều kiện:
- Trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện
- Được hình thành trong đời sống (qua học tập và rèn luyện)
- Dễ mất đi khi không củng cố	
- Có tính chất cá thể
- Số lượng không hạn định
- Trung ương thần kinh chủ yếu có sự tham gia của vỏ não
 (0,5)
(0,5)
(0,25)
(0,25)
(0,25)
(0,25)
(0,25)
(0,25)
2
- Tuyến nội tiết là tuyến không có ống dẫn, các chất tiết chuyển trực tiếp vào máu
- Tuyến ngoại tiết khác với tuyến nội tiết là có ống dẫn chất tiết ra ngoài
 (0,75)
(0,75)
3
Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu
Khẩu phần ăn uống hợp lí
 + Không ăn quá nhiều prôtêin, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi
 + Không ăn chất ôi thiu và nhiễm chất độc hại
 + Uống đủ nước
Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay, không nên nhịn lâu.
 (0,75)
(0,25)
(0,25)
(0,25)
(0,5)
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II
MÔN: SINH HỌC 8
________________________
Câu 1: Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là gì? Việc bài tiết chúng do các cơ quan nào đảm nhiệm? Hệ bài tiết nước tiết gồm các cơ quan nào?
Các sản phẩm thải chủ yếu: CO2 (phổi), nước tiểu (thận), mồ hôi (da)
Cơ quan hệ bài tiết nước tiểu: Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái
Câu 2: Trình bày các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu?
Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu
Khẩu phần ăn uống hợp lí
 + Không ăn quá nhiều prôtêin, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi
 + Không ăn chất ôi thiu và nhiễm chất độc hại
 + Uống đủ nước
Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay, không nên nhịn lâu
Câu 3: Trình bày cấu tạo của da? Da có phản ứng như thế nào khi trời nóng quá hay lạnh quá?
 - Da có câu tạo gồm 3 lớp:
 + Lớp biểu bì
 + Lớp bì
 + Lớp mở
 - Khi trời nóng quá hay lạnh quá, mạch máu dưới da co, dãn
Câu 4: Cho biết các hình thức và nguyên tắc phù hợp để rèn luyện da? Theo em để bảo vệ da điều nên làm là gì?
Câu 5: Trình bày các bộ phận của hệ thần kinh và thành phần cấu tạo của chúng dưới hình thức sơ đồ?
Câu 6: Cho biết các thành phần của não bộ? Nêu chức năng của trụ não, tiểu não?
 - Các thành phần của não bộ: Tiếp theo tủy sống là não bộ, từ dưới lên bao gôm: trụ não, tiểu não, não trung gian và đại não.
 - Chức năng trụ não: Điều khiển, điều hòa hoạt động của các nội quan (hệ tuần hoàn, hệ HH, Hệ TH)
 - Chức năng tiểu não: Điều hòa, phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể
Câu 7: Mô tả cấu tạo của cầu mắt nói chung và màng lưới nói riêng?
 - Cầu mắt gồm 3 lớp: Màng cứng, màng mạch và màng lưới
 - Cấu tạo của màng lưới: 
 + Tế bào nón tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc
 + Tế bào que tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu
 + Điểm vàng là nơi tập trung tế bào nón
 + Điểm mù không có tế bào thụ cảm thị giác
Câu 8: Tật cận thị và tật viễn thị là gì? Nguyên nhân là do đâu? cách khắc phục như thế nào?
 - Cận thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần. Nguyên nhân cận thị (bẩm sinh do cầu mắt dài, thể thủy tinh quá phòng, do không giữ vệ sinh khi đọc sách). cách khắc phục đeo kính mặt lõm (kính phân kì)
 - Viễn thị là tật mà măt chỉ có khả năng nhìn xa. Nguyên nhân (bẩm sinh do cầu mắt dài, thủy tinh thể bị lão hóa, mất khả năng điều tiết. Cách khắc phục: đeo kính mắt lồi (kính hội tụ hay kính viễn thị)
Câu 9: Cho biết nguyên nhân, triệu chứng, hậu quả, biện pháp phòng chống bệnh đau mắt hột?
 - Nguyên nhân của bệnh là do một loại virut gây ra
 - Triệu chứng: mặt trong mi mắt có nhiều hạt nổi cộm, khi hột vở làm thành sẹo
 - Hậu quả: làm cho mi mắt quặm vào trong, cọ xát làm đục màng giác dẫn, tới mù lòa
 - Cách khắc phục: giữ mắt sạch sẽ, thường xuyên rửa mắt bằng nước muối loãng, nhỏ thuốc mắt theo hướng dẫn của thấy thuốc, ăn uống đầy đủ vitamin (đặc biệt là vitamin a), không dùng chung khăn với người bệnh. nếu mắt bị bệnh phải đi khám và điều trị kịp thời, khi ra đường nên đeo kính.
Câu 10 Phản xạ là gì? Thế nào là phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện? Mỗi phản xạ cho 2 thí dụ?
 - Phản xạ là phản ứng của cơ thể để trả lời kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh
 - Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập
 Thí dụ: Đi nắng, mặt đỏ gay, mồ hôi vã rã; Trời rét, môi tím tái, người run cầm cập
 - Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập và rèn luyện.
Câu 11: So sánh các tính chất của phản xạ không điều kiện với phản xạ có điều kiện?
T/c của phản xạ không điều kiện
T/c của phản xạ có điều kiện
Trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện
Bẩm sinh
Bền vững
Có tính chất di truyền, mang tính chủng loại
Số lượng có hạn định
Cung phản xạ đơn giản
Trung ương nằm ở trụ não và tủy sống
Trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện
Được hình thành trong đời sống (qua học tập và rèn luyện)
Dễ mất đi khi không củng cố
Có tính chất cá thể
Số lượng không hạn định
Hình thành đường liên hệ tạm thời
Trung ương thần kinh chủ yếu có sự tham gia của vỏ não
Câu 12: Tiếng nói và chữ viết có vai trò gì trong đời sống con người?
 - Tiếng nói và chữ viết cũng là tín hiệu gâ ra các phản có điều kiện cấp cao
 - Tiếng nói và chữ viết là phương tiện để con người giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm với nhau
Câu 13: Vì sao nói giấc ngủ là một nhu cầu sinh lí của cơ thể? Cho biết những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến giấc ngủ?
 - Vì giấc ngủ là nhu cầu sinh lí của cơ thể, là kết quả của một quá trình ức chế tự nhiên có tác dụng bảo vệ, phục hồi khả năng làm việc của hệ thần kinh
 - Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp: tiếng ồn, đèn sáng, quần áo...
 - Yếu tố ảnh hưởng gián tiếp: lo âu, suy nghĩ, phiền muộn, sử dụng các chất kích thích trước khi ngủ...
Câu 14: Để tránh được những tác động xấu có ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh, theo em cần thực hiện các yêu cầu nào?
 - Phải đảm bảo giấc hằng ngày đầy đủ
 - Làm việc, học tập và nghỉ ngơi hợp lí
 - Sống thanh thản, tránh lo âu phiện muộn
 - Tránh sử dụng các chất có hại cho hệ thần kinh
Câu 15: Thế nào là tuyến nội tiết? Tuyến nội tiết khác với tuyến ngoại tiết như thế nào? Nêu vai trò và tính chất của hoocmôn?
- Tuyến nội tiết là tuyến không có ống dẫn, các chất tiết chuyển trức tiếp vào máu
- Tuyến ngoại tiết khác với tuyến nội tiết là có ống dẫn chất tiết ra ngoài
- Tính chất của hoocmôn: Có hoạt tính sinh học rất cao
- Vai trò của hoocmôn:
 + Duy trì tính ổn định môi trường trong cơ thể
 + Điều hòa các quá trình sinh lí bình diễn ra bình thường
Câu 16: Kể các tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết? Cho biết sản phẩm của các tuyến nội tiết là gì?
- Các tuyến nội tiết chính: Tuyến yên, tuyến tùng, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến ức, tuyến trên thận, tuyến tụy, tuyến sinh dục.
- Các tuyến ngoại tiết: Tuyến nước bọt, tuyến mồ hôi, tuyến lệ, tuyến vị...
- Sản phẩm của các tuyến nội tiết là các hoocmôn
Câu 17: Nêu cấu tạo và chức năng của tuyến yên?
- Cấu tạo gồm: Thùy trước và thùy sau. Giũa 2 thùy là thùy giữa chỉ phát triển ở trẻ nhỏ
- Vai trò: Tiết hoocmôn kích thích hoạt động của nhiều tuyến nội tiết
Câu 18: Trình bày quá trình điều hòa lượng đường trong máu? 
- Lượng đường trong máu ở người luôn luôn ổn định là: 0,12%, sau bữa ăn lượng đường trong máu tăng lên cao, kích thích các tế bào ở tụy tiết ra insulin. Hoomôn này có tác dụng chuyển glucôzơ thành glicôzen dự trữ trong gan và cơ.
- Khi tỉ lệ đường trong máu giảm so với bình thường kích thích các tế bào tiết ra glucagôn biến glicôzen thành glucôzơ, nâng tỉ lệ đường trở lại bình thường.
Câu 19: Trình bày chức năng của tuyến tụy?
- Tuyến tụy là một tuyến pha vừa tiết dịch tiêu hóa (chức năng ngoại tiết) vừa tiết hoocmôn
- Có 2 loại hoocmôn là insulin và glucagôn có tác dụng điều hòa lượng trong máu luôn định
 + Insulin làm giảm đường huyết khi đường huyết tăng
 + Glucagôn làm tăng đường huyết khi lượng đường trong máu giảm.
Câu 20: Trình bày chức năng của tinh hoàn và buồng trứng? Nêu các dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì của nam, nữ?
- Tinh hoàn: Sản sinh tinh trùng, các tế bào kẽ trong tinh hoàn tiết hoocmon sinh dục nam (testôstêrôn) có tác dụng gây biến đổi tuổi dậy thì ở nam
- Buồng trứng: Sản sinh trứng, các tế bào nang trứng tiết hoocmôn sinh dục nữ (ơstrôgen) gây nên tuổi dậy thì ở nữ.
- Các dấu hiệu (xem nội dung bảng 58.1 của bài 58)
MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO
_________________________
Lớp ngoài cùng của da là:
Lớp biểu bì	c. Lớp bì	
Lớp cơ	d. Lớp mở dưới da
Chức năng của lớp mở dưới da là:
Sản sinh tế bào da	c. Bài tiết mồ hôi
Bài tiết chất nhờn	d. Tạo lớp cách nhiệt cho cơ thể
Hệ thần kinh có vai trò:
Điều khiển, điều hòa hoạt động các cơ quan	
Điều hòa, phối hợp hoạt động các cơ quan
Điều khiển hoạt động các cơ quan
Điều khiển, điều hòa, phối hợp hoạt động các cơ quan
Nơron là tên gọi của:
Tế bào thần kinh	c. Tổ chức thần kinh
Hệ thần kinh	d. Mô thần kinh
Bộ phận ngoại biên của thần kinh bao gồm:
Các bó sợi cảm giác và rơron liên lạc	 c. Dây thần kinh và hạch thần kinh
Các bó sợi vận động và nơron liên lạc	 d. Các hạch thần kinh và nơron liên lạc
Cấu trúc không phải thành phần của não bộ là:
Não giữa	c. Trụ não
Não trung gian	d. Tủy sống
Màng mắt có chứa tế bào thụ cảm thị giác là:
Màng mạch	c. Màng lưới
Màng giác 	d. Màng cứng
Điểm tiếp nhận hình ảnh của vật rõ nhất trên màng lưới được gọi là:
Điểm vàng	c. Điểm mù
Điểm sáng 	d. Điểm tối
Tật dẫn đến mắt chỉ có khả năng nhìn xa là:
Viễn thị	c. Loạn thị
Mù màu	d. Cận thị 
Nguyên nhân gây ra bệnh đau mắt hột là do:
Một loại vi khuẩn	c. Một loại nấm kí sinh
Một loại vi rut	d. Một loại vi khuẩn kí sinh 
Chức năng hướng sóng âm thanh từ tai ngoài vào trong tai là của:
Vành tai	c. Ống tai
Tai giữa	d. Tai trong
12. Điều nào sau đây không đúng với tính chất của hoocmôn?
Mỗi hoocmôn chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số xác định
Hoocmôn có hoạt tính sinh học cao
Có nhiều loại hoocmôn khác nhau cùng ảnh hưởng trực tiếp tới một cơ quan
Hoocmôn không mang tính đặc trưng cho loài
13. Các hoocmôn quan trọng của tuyến yên được tiết ra từ:
Thùy trước, thùy giữa, thùy sau	c. Thùy trước, thùy sau
Thùy trước, thùy giữa	d. Thùy giữa, thùy sau
14. Tế bào α ở đảo tụy tiết ra hoocmôn:
Tirôxin	b. Glucagôn	c. Testôstêrôn	d. Canxitônin
15. Sản phẩm của các tuyến nội tiết là:
Hoocmôn	b. Enzim	c. Glucôzơ	d. Glicôgen
 16. Tác dụng chính của hoocmôn ơstrôgen chính thức của nữ ở tuổi dậy thì là:
Kích thích tuyến vú, chậu hông phát triển	
Trứng phát triển và rụng, kéo theo hiện tượng kinh nguyệt lần đầu
Tích mở dưới da
Làm niêm mạc tử cung dày, xốp để chuẩn bị đón trứng đã thụ tinh đến làm tổ
17. Dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì nào sau đây không đúng chung cho cả nam và nữ?
Lớn nhanh	c. Tuyến mồ hôi và tuyến nhờn phát triển
Xuất hiện mụn trứng cá	d. Da mịn màng và cơ bắp phát triển
18. Tế bào β ở đảo tụy tiết ra hoocmôn: 
Glucagôn	b. Insulin	c. Ơstrôgen	d. Testôstêrôn
19. Tác dụng của hoocmôn testôstêrôn ở tuổi dậy thì là:
Kích thích sự phát triển các đặc điểm giới tính nam	 c. Thuốc đẩy quá trình sinh tinh
Tăng sự phát triển cơ bắp	 d. Thay đổi giọng nói
Insulin có vai trò giảm đường huyết bởi các hoạt động:
Điều hòa đường huyết (biến đổi protein, lipip thành glucôzơ)
Biến đổi glucôzơ thành glicôgen
Biến đổi glicôgen thành glucôzơ
Điều chỉnh đường huyếtkhi đường huyết hạ

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_de_thi_HKII_1516.doc