Đề cương ôn tập học kì II môn Khoa học tự nhiên Lớp 7

docx 11 trang Người đăng Trịnh Bảo Kiên Ngày đăng 19/09/2023 Lượt xem 388Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Khoa học tự nhiên Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập học kì II môn Khoa học tự nhiên Lớp 7
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ 7 KÌ 2
I . LÝ THUYẾT
1.Dao động là chuyển động qua lại quanh một vị trí cân bằng 
VD1: Khi gảy đàn, dây đàn dao động.
2. Sóng là sự lan truyền dao động trong môi trường 
3. Nguồn âm là nguồn phát ra âm. Các nguồn âm đều dao động 
Ví dụ về vật dao động phát ra âm thanh:
- Dây đàn dao động phát ra âm thanh
- Cột khí trong ống sáo dao động phát ra âm thanh
4.Sóng âm là sự lan truyền dao động của nguồn âm trong môi trường 
5 .Các môi trường truyền âm 
Chất rắn, lỏng, khí là những môi trường có thể truyền được âm.
- Chân không không thể truyền được âm.
 6.vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí.
7. Biên độ dao động là khoảng cách từ vị trí cân bằng đến vị trí xa nhất của dao động.
8. Sóng âm có biên độ càng lớn thì âm nghe thấy càng to (và ngược lại)
9.Tần số
- Số dao động vật thực hiện trong 1 giây được gọi là tần số.
- Đơn vị của tần số là héc (kí hiệu là Hz)
 Tần số = (số dao động ) : ( thời gian dao động , tính bằng giây).
Tần số âm mà tai ta có thể nghe được khoảng 20Hz đến 20 000 Hz.
10. Sóng âm có tần số càng lớn thì nghe thấy âm càng cao và ngược lại.
11.Âm phản xạ là âm được dội lại khi gặp một mặt chắn.
12.Khi âm phản xạ truyền đến tai ta chậm hơn âm truyền trực tiếp đến tai ta một khoảng thời gian lớn hơn 1/15 giây thì âm phản xạ gọi là tiếng vang.
Ví dụ về phản xạ âm: Đứng trong hang động nói to, âm thanh gặp vạch đá sẽ phản xạ lại,
13.Vật liệu cứng có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt. 
 Ví dụ: tường đá hoa, mặt gương, 
14.Vật liệu có bề mặt sần sùi, mềm, xốp thì phản xạ âm kém. 
 Ví dụ: rèm nhung, mặt nước, tấm xốp, 
15.Tiếng ồn:
 Những âm thanh to, kéo dài có thể có hại đến sức khoẻ và hoạt động bình thường của con người gọi là tiếng ồn. 
16.Các biện pháp để giảm tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khoẻ:
1. Hạn chế nguồn gây ra tiếng ồn.: Treo biển báo cấm bóp còi
2. Phân tán tiếng ồn trên đường truyền.: Trồng cây xanh 
3. Ngăn cản bớt sự lan truyền của tiếng ồn đến tai. Xây tường chắn xung quanh, đóng cửa các phòng, cửa sổ có hai lớp kính, Thảm, rèm, thiết bị cách âm
17.Ví dụ về sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời
Thu nhiệt năng từ ánh sáng
Thu điện năng từ ánh sáng
Thu hoá năng từ ánh sáng
Sử dụng trực tiếp năng lượng ánh sáng
Phơi quần áo (ví dụ ở đầu bài) Phơi thóc, rơm rạ,...
Làm muối.
Bếp năng lượng mặt trời.
Bình nước nóng năng lượng mặt trời.
Sưởi nắng (mùa đông),...
Điện mặt trời áp mái Cánh đồng điện mặt trời 
Đèn năng lượng mặt trời 
Máy tính cẩm tay sử dụng năng lượng ánh sáng,... 
Thực vật (hoa màu, lúa, ngô,...)
Chiếu sáng trong đời sống, trong sản xuất, học tập
 Chiếu sáng trong nghệ thuật,...
? Tại sao cần ưu tiên sử dụng năng lượng ánh sáng Mặt Trời?
- Cần ưu tiên sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời vì năng lượng mặt trời là năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, và không bao giờ cạn kiệt, bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng
18. Tia sáng 
Tia sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ chiều của ánh sáng.
19.Chùm sáng 
VD:
Chùm sáng song song: chùm sáng đèn pha chiếu xa, chùm sáng mặt trời, chùm sáng bút laser
Chùm sáng phân kì: chùm sáng phts ra từ bóng đèn, ngọn nế, bếp lửa.
Chùm sáng hội tụ: Chùm sáng ló ra sau kính lúp khi hứng ánh sáng mặt trời .
20. Vùng tối
Vùng tối là vùng phía sau vật cản không nhân được ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới.
Vùng tối do nguồn sáng hẹp có ranh giới rõ rệt với vùng sáng.
 Vùng tối do nguồn sáng rộng có vùng tối không hoàn toàn ,có ranh giới không rõ rệt với vùng sáng.
21.Định luật phản xạ ánh sáng.
Tia sáng phản xạ nằm trong mặt phẳng tới.
Góc phản xạ bằng góc tới.
22. Phản xạ khuếch tán là hiện tượng các tia sáng song song truyền đến bề mặt không nhẵn, bị phản xạ theo mọi hướng.
Ví dụ về phản xạ: ảnh của tháp rùa dưới mặt hồ lặng gió
Ví dụ về phản xạ khuếch tán: không thấy được ảnh của tháp rùa dưới mặt hồ khi có gió to làm mặt nước gợn sóng
23. Tính chất Ảnh của vật qua gương phẳng
- Ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn.
- Độ lớn của ảnh bằng độ lớn của vật
- Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương (ảnh và vật đối xứng nhau qua gương).
24. Dựng ảnh của một vật qua gương phẳng
Có 2 cách dựng :
25.Nam châm là gì?
Nam châm là vật có từ tính ( hút được các vật bằng sắt hoặc một số hợp kim của sắt)
Vật liệu bị nam châm hút là vật liệu có tính chất từ
Tính chất từ của nam châm
Nam châm hút được các vật bằng sắt và một số hợp kim của sắt
Kim nam châm tự do ở trạng thái cân bằng thì một đầu luôn chỉ hướng bắc, gọi là cực bắc,đầu kia luôn chỉ hướng nam gọi là cực Nam.
26.Tương tác giữa hai nam châm
Hai cực cùng tên thì đẩy nhau, khác tên thì hút nhau
- Lực tác dụng của nam châm lên các vật liệu từ và các nam châm khác gọi là lực từ
27. Định hướng của một kim nam châm tự do
Kim nam châm tự do đặt gần nam châm sẽ chịu tác dụng của nam châm làm cho kim nam châm nằm theo một hướng xác định. 
28. Từ trường
 Không gian bao quanh một nam châm hoặc dây dẫn mang dòng điện có từ trường
Dùng kim nam châm phát hiện sự tồn tại của từ trường: nếu có lực từ tác dụng lên kim nam châm thì chứng tỏ nơi đó có từ trường
29. Từ phổ
- Từ phổ là hình ảnh các đường mạt sắt xung quanh nam châm
30 .Đường sức từ
- Ở bên ngoài thanh nam châm, đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam.
- Kim nam châm đặt trong từ trường thì định hướng theo đường sức của từ trường.
31. Từ trường Trái Đất 
- Trái Đất là một nam châm khổng lồ có 2 cực địa từ không trùng với 2 cực địa lí
32. La bàn 
- La bàn là dụng cụ được dùng để định hướng. Một la bàn thường có:
+ Cấu tạo 
+ Kim la bàn (kim nam châm)
+ Vỏ la bàn 
+ Mặt la bàn 
33.Nam châm điện là một dụng cụ tạo từ trường hoạt động nhờ từ trường sinh ra bởi cuộn dây có dòng điện chạy qua. 
- Cấu tạo của nam châm điện:
+ A là ống dây dẫn.
+ B là là một thỏi sắt non được lồng vào trong lòng ống dây.
+ Hai đầu cuộn dây được nối với hai cực nguồn điện E thông qua khóa K.
Từ trường chỉ xuất hiện khi có dòng điện chạy trong ống dây.
 - Khi tăng số pin lên thì lực từ của nam châm điện mạnh hơn 
 - Khi đổi cực của nguồn điện thì chiều của từ trường cũng thay đổi theo. 
* Một số ứng dụng của nam châm điện:
+ Cần cẩu dọn rác:làm bằng nam châm điện vì từ trường của nam châm điện mạnh hơn nam châm vĩnh cửu ( nhờ các cách thay đổi từ trường) mới dễ dàng dịch chuyển các khối sắt rất nặng, khổng lồ.
+ Chuông điện+ Ứng dụng trong ngành y học: dùng từ trường và sóng ra-đi-o nhằm giải quyết tại chỗ các vấn đề trong bộ phận cơ thể của bệnh nhân mà không cần phẫu thuật xâm lấn vẫn có thể chuẩn đoán được tình trạng của bệnh nhân.
+ Ứng dụng trong công nghiệp: động cơ điện, xe bán tải điện, micro, bộ cảm biến, loa phóng thanh, ống sóng đi du lịch, đồ trang sức, các dụng cụ như đồng hồ, cảm biến, thiết bị lò vi sóng, thiết bị điều khiển tự động,...
+ Ứng dụng trong ngành giao thông vận tải: giúp cho vận tốc của tàu nhanh hơn, đạt tốc độ cao hơn.
II . BÀI TẬP
Câu 1. Phát biểu nào sau đây là sai?
	A. Mặt Trời là nguồn năng lượng ánh sáng và nguồn năng lượng nhiệt chính trên Trái Đất.
	B. Năng lượng ánh sáng cần cho sự phát triển của thực vật.
	C. Ánh sáng không có năng lượng vì không có tác dụng lực.
	D. Năng lượng ánh sáng có thể chuyển thành nhiệt. 
Câu 2. Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến năng lượng ánh sáng?
	A. Ánh sáng mặt trời phản chiếu trên mặt nước.
	B. Ánh sáng mặt trời làm cháy bỏng da.
	C. Bếp mặt trời nóng lên nhờ ánh sáng mặt trời.
	D. Ánh sáng mặt trời chiếu vào tấm pin quang điện dùng để tạo điện năng. 
Câu 3. Máy tính cầm tay sử dụng năng lượng mặt trời đã chuyển hoá năng lượng
ánh sáng thành
	A. điện năng.	B. nhiệt năng.	C. hoá năng.	D. cơ năng.
Câu 4: Năng lượng ánh sáng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng nào?
A. Điện năng. B. Quang năng.
C. Nhiệt năng. D. Tất cả đáp án đều đúng
Câu 5: Khi sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời thì năng lượng ánh sáng được chuyển hóa thành dạng năng lượng nào?
A. Điện Năng B. Cơ năng C. Nhiệt năng D Năng lượng âm
Câu 6: Trong các vật sau, vật nào không là nguồn sáng?
A. Ngọn nến đang cháy B. Mặt trăng
C. Đèn điện đang sáng D. Mặt Trời
Câu 7. Phát biểu nào sau đây là sai?
Mặt Trời là nguồn năng lượng ánh sáng và nguồn năng lượng nhiệt chính trên Trái Đất.
Năng lượng ánh sáng cần cho sự phát triển của thực vật.
Ánh sáng không có năng lượng vì không có tác dụng lực.
Năng lượng ánh sáng có thể chuyển thành nhiệt. 
Câu 8. Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến năng lượng ánh sáng?
Ánh sáng mặt trời phản chiếu trên mặt nước.
Ánh sáng mặt trời làm cháy bỏng da.
Bếp mặt trời nóng lên nhờ ánh sáng mặt trời.
Ánh sáng mặt trời chiếu vào tấm pin quang điện dùng để tạo điện năng. 
Câu 9.Chùm ánh sáng phát ra từ đèn pha xe máy khi chiếu xa là chùm ánh sáng
A. hội tụ.	B. phân kì.
C. song song.	D. Cả A, B, c đểu sai.
Câu 10. Phát biểu nào sau đây là đúng?
Các tia sáng là đường cong.
Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng truyền của ánh sáng, gọi là tia sáng.
Các tia sáng luôn song song nhau.
Các tia sáng cho ta biết ánh sáng truyền nhanh hay chậm.
Câu 11. Một vật cản được đặt trong khoảng giữa một bóng đèn điện đang sáng và một màn chắn. Để trên màn xuất hiện bóng nửa tối thì cần có điều kiện nào sau đây?
Kích thước bóng đèn rất nhỏ. B,Bóng đèn phải rất sáng.
Ánh sáng bóng đèn phải có màu vàng. D.Kích thước bóng đèn khá lớn.
Câu 12: Vì sao ở các phòng giải phẫu, người ta thường dùng nhiều nguồn sáng rộng?
Câu13. Vẽ đường truyền của tia sáng xuất phát từ S phản xạ trên gương phẳng rồi truyền đến điểm M
Câu 14. Dựng ảnh của vật AB qua gương phẳng:
Câu 15: Tia sáng tới gương phẳng hợp với tia phản xạ một góc 1200. Hỏi góc tới có giá trị là bao nhiêu?
A. 600 B. 900 C. 750 D. 300
Câu 16: Khi chiếu một tia sáng tới gương phẳng thì góc tạo bởi tia phản xạ và tia tới có tính chất
 bằng góc tới B. bằng hai lần góc tới C. bằng nửa góc tới
Câu 17: Khi tia tới vuông góc với mặt gương phẳng thì góc phản xạ có giá trị bằng
A. 900 B. 1800 C. 450 D. 00
Câu 18: Vật nào sau đây không thể xem là gương phẳng?
    A. Màn hình tivi         B. Mặt hồ nước trong
    C. Mặt tờ giấy trắng         D. Miếng thủy tinh không tráng bạc nitrat
Câu 19: Trong các hình vẽ sau, tia phản xạ IR ở hình vẽ nào đúng?
Câu 20: Tia sáng chiếu tới gương phẳng và hợp với mặt gương một góc 300. Góc phản xạ bằng:
A. 300         B. 450         C. 600         D. 150
Câu 21Chiếu một tia sáng tới chếch 1 góc 200 vào một gương phẳng ta được tia sáng phản xạ tạo với tia sáng tới một góc.
A. 400 C. 800
B. 700 D. 1400
Câu 22
Một tia sáng mặt trời buổi sáng lọt qua khe cửa chếch 450 so với mặt đất (coi mặt đất nằm ngang). Cần đặt gương phẳng như thế nào để thu được tia sáng phản xạ rọi thẳng đứng vào một bể cá dưới nền nhà. Vẽ hình.?
Câu 23: Vận dụng kiến thức vùng tối giải thích hiện tượng nhật thực?
Câu 24: Câu nào trong những câu dưới đây là đúng? A. Ảnh của một vật qua gương phẳng lớn hơn vật B. Ảnh của một vật qua gương phẳng nhỏ hơn vật C. Dùng màn chắn có thể hứng được ảnh của một vật qua gương phẳng D. Ảnh của một vật qua gương phẳng lớn bằng vật Câu 25: Nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, tính chất nào dưới đây là đúng? 
A. Hứng được trên màn hình và lớn bằng vật B.Không hứng được trên màn và bé hơn vật C. Không hứng được trên màn và lớn bằng vật D. Hứng được được trên màn và lớn hơn vật Câu 26: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không có tính chất nào dưới đây? A. Hứng được trên màn và lớn bằng vật B. Không hứng được trên màn C. Không hứng được trên màn và lớn bằng vật D. Cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương. Câu 27: Chọn phát biểu không đúng khi nói về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng 
A. Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật. B. Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và nhỏ hơn vật. 
C. Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’. 
D. Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó tới gương. 
Câu 28: Một vật sáng AB đặt trước một gương phẳng. Góc tạo bởi vật và mặt gương bằng 600. Hãy tìm góc tạo bởi ảnh và mặt gương. A. 200 B. 450 C. 600 D. 300 Câu 29: Một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng một khoảng d cho một ảnh S’ cách gương một khoảng d’. So sánh d và d’ A. d = d’ B. d > d’ 
C. d < d’ D. Không so sánh được vì ảnh là ảo, vật là thật. 
Câu 30: Nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, câu phát biểu nào dưới đây là đúng? 
 A. Hứng được trên màn và lớn bằng vật 
 B. Không hứng được trên màn và bé hơn vật 
C. Không hứng được trên màn và lớn bằng vật 
D. Hứng được trên màn và lớn hơn vật 
 Câu 31: Chọn câu trả lời đúng Khi soi gương, ta thấy A. Ảnh thật ở sau gương B. Ảnh ảo ở sau gương C. Ảnh thật ở trước gương D. Ảnh ảo ở trước gương Câu 32: Ảnh ảo là gì? A. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn B. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng luôn luôn hứng được trên màn chắn C. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng song song với màn chắn D. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có thể hứng được trên màn chắn 
Câu 33:Một nam châm thẳng không đánh dấu cực bằng những cách nào để xác định được cực bắc và cực nam của nam châm đó?
Câu 34: 
Khoanh tròn vào từ đúng hoặc sai các câu dưới đây nói về nam châm 
STT
Nói về nam châm
Đánh giá 
1
Nam châm hút được tất cả các vật bằng kim loại
đúng
Sai
2
Nam châm nào cũng có hai cực: một cực gọi là cực bắc, một cực gọi là cực nam
đúng
Sai
3
Hai nam châm cứ để gần nhau là hút nhau
đúng
Sai
4
Một kim nam châm để tự do thì một đầu kim luôn chỉ hướng bắc, một đầu luôn chỉ hướng nam 
đúng
Sai
Câu 35: Một thanh nam châm bị gãy làm hai thì:
Một nửa là cực Bắc, một nửa là cực Nam
B. Cả hai nửa đều mất từ tính
C. Mỗi nửa đều là một nam châm có hai cực Bắc Nam
D. Mỗi nửa đều là một nam châm và cực của mỗi nửa ở chỗ đứt gãy cùng tên
Câu 36: Trái đất là một nam châm khổng lồ vì:
A.Trái đất hút mọi vật về phía nó
B. Kim của la bàn đặt trên mặt đất luôn chỉ theo hướng Bắc- Nam
C. Trái đất có Bắc cực và Nam cực
D. Ở trái đất có nhiều quặng sắt
Câu 37: Mạt sắt đặt ở chỗ nào trên thanh nam châm bị hút mạnh nhất?
A. Ở phần giữa của thanh
B. Chỉ ở đầu cự Bắc của thanh nam châm
C. Chỉ ở đầu cực Nam của thanh nam châm
D. Ở cả hai đầu cực Bắc và cực Nam của thanh nam châm
Câu 38 : Khi nào hai thanh nam châm hút nhau ?
A. Khi hai cực Bắc để gần nhau.
B. Khi hai cực Nam để gần nhau.
C. Khi để hai cực khác tên gần nhau
D. Khi cọ sát hai cực cùng tên vào nhau
Câu 39 : Đặt kim nam châm trên giá thẳng đứng như hình sau. Khi đứng cân bằng, kim nam châm nằm dọc theo hướng nào?
A. Đông – Tây
B. Đông bắc - Tây nam
C. Bắc – Nam
D. Tây bắc - Đông Nam
Câu 40 : Trong bệnh viện, các bác sĩ phẫu thuật có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân một cách an toàn bằng dụng cụ nào sau đây?
A. Dùng kéo. B. Dùng kìm.
C. Dùng nam châm. D. Dùng một viên bi còn tốt.
Câu 41: Một nam châm thẳng không đánh dấu cực bằng những cách nào để xác định được cực bắc và cực nam của nam châm đó?
Câu 42: Có hai thanh thép luôn hút nhau bất kể đưa các đầu nào của chúng lại gần nhau. Có thể kết luận được rằng một trong hai thanh này không phải là nam châm không?
Câu 43: Có một số quả đấm cửa làm bằng đồng và một số quả làm bằng sắt mạ đồng. Hãy tìm cách phân loại chúng.
Câu 44: Lực từ tác dụng lên kim nam châm đặt tại vị trí nào trên hình sau là mạnh nhất? 
A. Vị trí 1 
B. Vị trí 2
C. Vị trí 3 
D. Vị trí 4 
Câu 45: Từ trường của Trái Đất mạnh nhất ở những vùng nào? 
A. Ở vùng xích đạo 	B. Chỉ ở vùng Bắc Cực 
C. Chỉ ở vùng Nam Cực 	D. Ở vùng Bắc Cực và Nam Cực 
Câu 46: Ta nhận biết từ trường bằng
A. điện tích thử
B. nam châm thử
C. dòng điện thử
D. bút thử điện
Câu 47: Từ phổ là hình ảnh cụ thể về
A. các đường sức điện.
B. cường độ điện trường.
C. các đường sức từ.
D. cảm ứng từ.
Câu 48: Chiều của đường sức từ của nam châm được vẽ như sau:
 Tên các cực từ của nam châm là
A. A là cực Nam, B là cực Bắc.
B. A là cực Bắc, B là cực Nam
C. A và B là cực Bắc.
D. A và B là cực Nam.
Câu 49: Hãy vẽ các đường sức từ đi qua các điểm A, B, C trong hình dưới đây 
Câu 50: Xác định cực của nam châm thẳng khi biết chiều của kim nam châm đặt tại vị trí như hình dưới: 
Câu 51: Khi nào ta nói âm phát ra âm bổng?
A. Khi âm phát ra có tần số thấp. B. Khi âm phát ra có tần số cao.
C. Khi âm nghe nhỏ. D. Khi âm nghe to.
Câu 52. Độ cao của âm phụ thuộc vào yếu tố nào của dao động ?
A. Vận tốc.	 B. Tần số. C. Năng lượng.	D. Biên độ.
Câu 53: Trong các trường hợp dưới đây, khi nào vật phát ra âm to hơn?
A. Khi tấn sổ dao động lớn hơn. B. Khi vật dao động mạnh hơn.
C. Khi vật dao động nhanh hơn. D. Khi vật dao động yếu hơn.
CÂU 54: Một thiết bị trên tàu dùng để đo khoảng cách từ tàu đến một vách núi, nó phát ra âm ngắn và nhận lại âm phản xạ sau 5 giây. Tính khoảng cách từ tàu đến vách núi biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s. (ĐS 850m)
Câu 55 . Một vật dao động phát ra âm có tần số 1000Hz và một vật khác dao động phát ra âm có tần số 3000Hz. Vật nào dao động nhanh hơn? Vật nào phát ra âm thấp hơn?

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7.docx