Đề cương ôn tập học kì I năm học 2015 – 2016

doc 2 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1260Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I năm học 2015 – 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập học kì I năm học 2015 – 2016
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015 – 2016
I- Trắc nghiệm
Câu 1: Đường sắt ở những đoạn cong thường phải làm nghiêng về phía tâm cong. Việc làm này nhằm mục đích
A. làm cho xe chuyển động dễ dàng.	B. giới hạn vận tốc của xe.
C. giảm lực ma sát.	D. tăng lực ma sát.
Câu 2: Nguyên nhân làm xuất hiện gia tốc của một vật là
A. tốc độ chuyển động	B. do vật có quán tính
C. thời gian chuyển động của vật	D. do lực tác dụng vào vật
Câu 3: Chọn đáp án đúng Khi một xe buýt tăng tốc đột ngột thì các hành khách sẽ
A. ngả người sang bên cạnh.	B. chúi người về phía trước.
C. ngả người về phía sau.	D. dừng lại ngay.
Câu 4: Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi cua lò xo
A. tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.	B. không phụ thuộc vào khối lượng của vật treo và lò xo.
C. không phụ thuộc vào độ biến dạng của lò xo.	D. tỉ lệ nghịch với độ biến dạng của lò xo.
Câu 5: Chọn câu đúng.
Lực tương tác giữa hai vật có đặc điểm:
A. là cặp lực cân bằng	B. là cặp lực ngược hướng, độ lớn bằng nhau và đặt vào hai vật khác nhau
C. là lực không xuất hiện và mất đi đồng thời	D. là cặp lực trực đối không cùng lọai
Câu 6: Trong chuyển động tròn đều quanh Trái Đất của các vệ tinh nhân tạo thì loại lực đóng vai trò là lực hướng tâm đó là
A. lực điện.	B. lực hấp dẫn.	C. lực đàn hồi.	D. lực ma sát.
Câu 7: Chu kỳ có đơn vị là
A. giây (s).	B. radian (rad).	C. mét (m).	D. héc (Hz).
Câu 8: Một vật (xem là chất điểm) được ném theo phương ngang. Chọn hệ quy chiếu Oxy với gốc O là vị trí ném, Ox hướng theo phương của vận tốc ban đầu, Oy hướng theo phương trọng lực. Quỹ đạo của vật có dạng nào sau đây?
A. Một nửa đường Paralol.	B. Một đường Parabol.
C. Đường tròn.	D. Đường xoắn ốc.
Câu 9: Một vật lúc đầu nằm trên một mặt phẳng nhám nằm ngang. Sau khi được truyền một vận tốc đầu, vật chuyển động chậm dần vì có
A. lực ma sát B. lực tác dụng ban đầu.	C. phản lực.	D. quán tính.
Câu 10: Công thức tính quãng đường đi trong chuyển động thẳng đều là:
A. s =.	B. s =.	C. s = v.t.	D. x = xo + .
Câu 11: Một người có khối lượng 50 kg hút Trái Đất với một lực bằng bao nhiêu? Lấy g = 9,8 m/s2.
A. 500 N.	B. 49 N.	C. 4,905 N.	D. 490 N.
Câu 12: Một vật chuyển động thẳng thu gia tốc a dưới tác dụng của một lực F. Nếu lực tác dụng vào vật ấy tăng gấp đôi thì gia tốc a’ của vật là
A. a’ = 0,25a	B. a’ = 0,5a	C. a’ = a	D. a’ = 2a
Câu 13: Trong trò chơi hai người kéo co, chọn câu đúng trong các câu nhận định sau?
A. Người thắng kéo người thua một lực lớn hơn.	B. Người thua kéo người thắng một lực bé hơn.
C. Người thắng có thể kéo người thua một lực lớn hơn và cũng có thể bé hơn.
D. Người thắng kéo người thua một lực bằng với người thua kéo người thắng.
Câu 14: Câu nào sau đây là đúng khi nói về lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên Mặt Trời và do Mặt Trời tác dụng lên Trái Đất?
A. Phương của hai lực này luôn thay đổi và không trùng nhau.	B. Hai lực này cùng chiều, cùng độ lớn.
C. Hai lực này cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.	D. Hai lực này cùng phương, cùng chiều.
Câu 15: Phép phân tích lực cho phép ta
A. thay thế một lực bằng một lực giống hệt nó.	B. thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực.
C. thay thế một lực bằng một lực duy nhất.	D. thay thế một lực bằng một lực khác.
Câu 16: Lực là một đại lượng
A. vô hướng, luôn dương. B. véc tơ. C. được đo bằng tốc kế. D. được tính bằng công thức P= mg.
Câu 17: Một vật có khối lượng m = 2 kg ban đầu đứng yên, chịu tác dụng của lực F = 1 N trong thời gian 2s. Quãng đường mà vật đi được trong thời gian đó là	A. 2,4m	B. 1,0m	C. 5m	D. 10m
Câu 18: Hai chất điểm có khối lượng m1, m2 đặt cách nhau một khoảng r, lực hấp dẫn giữa chúng được tính bằng biểu thức
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 19: Trường hợp nào dưới đây có thể coi như là chuyển động rơi tự do?
A. Thả một hòn sỏi trên cao xuống đất.	B. Ném một hòn sỏi lên cao.
C. Ném một hòn sỏi theo phương nằm ngang.	D. Ném một hòn sỏi theo phương xiên góc.
Câu 20: Một vật chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a = 2 m/s2 từ trạng thái nghỉ. Quãng đường vật đi được trong thời gian t(s) là 9m. Khoảng thời gian vật đi hết 1m cuối cùng là
A. 0,449s	B. 0,256s	C. 0,321s	D. 0,172s
Câu 22: Chọn câu đúng. Khi một lò xo bị biến dạng,
A. biến dạng tăng thì lực đàn hồi giảm đi.	B. biến dạng càng lớn thì lực đàn hồi càng nhỏ.
C. biến dạng càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn.	D. biến dạng càng nhỏ thì lực đàn hồi càng lớn.
Câu 23: Nếu một vật đang chuyển động mà tất cả các lực tác dụng vào nó bỗng nhiên ngừng tác dụng thì vật
A. chuyển động nhanh dần.	B. lập tức dừng lại	.
C. chuyển sang trạng thái chuyển động thẳng đều.D. chuyển động chậm dần.
Câu 24: Điều nào sau đây là sai? Chuyển động tròn đều có
A. quỹ đạo là đường tròn.B. tốc độ góc không đổi. C. tốc độ góc thay đổi.	D. tốc độ dài không đổi.
Câu 25: Trên sàn nhà cách mặt đất một độ cao h, hai viên bi được xem là chất điểm. Bi A có khối lượng lớn gấp đôi bi B. Bi A được thả rơi còn bi B được ném theo phương ngang ở cùng một thời điểm. Bỏ qua sức cản của không khí. Quan sát chuyển động của hai viên bi, kết luận nào sau đây đúng?
A. Thời gian chuyển động của bi A bằng nửa thời gian chuyển động của bi	B. B. Bi A chạm đất trước
C. Bi A và bi B chạm đất cùng lúc	D. Bi A chạm đất sau
Câu 26: Chuyển động rơi tự do là một chuyển động thẳng
A. chậm dần đều.	B. nhanh dần đều.	C. đều.	D. nhanh dần.
Câu 27: Một lò xo nhẹ có chiều dài tự nhiên l0 = 5 cm. Một đầu lò xo móc vào điểm cố định, đầu còn lại treo vật có khối lượng m = 0,5 kg. Khi cân bằng lò xo dài 7 cm. Lấy g = 10 m/s2. Độ cứng của lò xo là
A. 500 N/m	B. 250 N/m	C. 150 N/m	D. 50 N/m
Câu 28: Cho hai lực có giá đồng quy và có độ lớn F1 = F2 = 8 N. Góc tạo bởi hai lực là α = 600. Hợp lực của hai lực đó có độ lớn là	A. 8N.	B. 16 N.	C. 0 N.	D. 8N.
Câu 29: Hệ quy chiếu bao gồm
A. hệ toạ độ, mốc thời gian và đồng hồ.	B. vật làm mốc, mốc thời gian và đồng hồ.
C. bao gồm vật làm mốc, hệ toạ độ, mốc thời gian và đồng hồ.	D. vật làm mốc, hệ toạ độ, mốc thời gian.
Câu 30: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào xem vật như một chất điểm?
A. Một ôtô chuyển động từ Hà Nội về Hải Phòng.	B. Trái đất chuyển động tự quay quanh nó.
C. Tàu hỏa đứng trong sân ga.	D. Viên đạn đang chuyển động trong nòng súng.
Câu 31: Một vật rơi tự do từ độ cao h với gia tốc g = 10m/s2. Trong giây cuối cùng vật rơi được 25m. Thời gian vật rơi hết độ cao h là:	A. 4s	B. 3s	C. 6s	D. 5s
Câu 32: lực ma sát trượt xuất hiện khi
A. vật chịu tác dụng của ngoại lực nhưng nó vẫn đứng yên.	B. vật đặt trên mặt phẳng nghiêng.
C. vật trượt trên bề mặt của vật khác.	D. vật bị biến dạng.
II- Tự luận
Bài 1: Khi treo vật có khối lượng m=0,5 kg thì thấy lò xo dãn một đoạn 2 cm. 
a. Tìm độ cứng của lò xo. 	
b. Tính độ dãn của lò xo nói trên khi treo vật có khối lượng 1 kg.
c. Treo thêm vật m’=0,2 kg, tính độ dãn của lò xo 
Bài 2: Từ độ cao 80 m so với mặt đất, người ta ném một vật theo phương ngang với vận tốc đầu 30 m/s.
a. Tính thời gian kể từ lúc ném vật đến khi vật chạm đất và tầm bay xa của vật.
b. Viết phương trình quỹ đạo chuyển động của vật.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_IHT.doc