Đề cương ôn tập học kì 1 Vật lí 7 - Năm học 2020-2021

docx 3 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 18/06/2022 Lượt xem 436Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 1 Vật lí 7 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập học kì 1 Vật lí 7 - Năm học 2020-2021
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÍ 7 HKII NĂM HỌC 2020-2021
1. Cường độ dòng điện cho ta biết điều gì? Cường độ dòng điện ký hiệu là chữ gì? Đo bằng đơn vị gì? Dùng dụng cụ gì để đo cường độ dòng điện?
Trả lời: Cường độ dòng điện cho biết mức độ mạnh, yếu của dòng điện. Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn.
Kí hiệu: I
Đơn vị: Ampe (A), miliampe (mA) 
 1mA = 0,001A; 1A = 1000 mA
Dụng cụ đo cường độ dòng điện: Ampe kế.
2. Hiệu điện thế ký hiệu là chữ gì? Đo bằng đơn vị gì? Dùng dụng cụ gì để đo hiệu điện thế? Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện cho ta biết điều gì?
Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó 1 hiệu điện thế.
Kí hiệu: U
Đơn vị: Vôn (V), 
 milivôn (mV) 
 kilôvôn (kV). 	 
1mV = 0,001V; 1kV = 1000V 
Dụng cụ đo: Vôn kế.
Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện cho biết hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn khi chưa mắc vào mạch hoặc mạch hở.
3. Làm vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật nhiễm điện có đặc điểm gì?
Có thể làm các vật bị nhiễm điện bằng cách cọ xát vật.
Vật nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác và làm sáng bóng đèn bút thử điện.
4. Có mấy loại điện tích? Tương tác giữa các điện tích? 
Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm.
Tương tác giữa hai điện tích: Cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
Người ta quy ước gọi điện tích của thanh thủy tinh khi cọ xát với lụa là điện tích dương ( + ) ; Điện tích của thanh nhựa sẫm màu vào vải khô là điện tích âm (-).
5. Dòng điện là gì? Kể tên một số loại nguồn điện, nguồn điện có đặc điểm nào chung nhất và vai trò gì trong mạch điện? 
Trả lời: Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
Nguồn điên: pin, acquy, ..
Đặc điểm của nguồn điện: Có hai cực là cực dương và cực âm. 
Vai trò: Cung cấp dòng điện lâu dài cho các thiết bị hoạt động.
6. Thế nào là chất dấn điện, chất cách điện? Cho ví dụ? Dòng điện trong kim loại là gì? Electron tự do có ở đâu? Chiều dòng điện theo quy ước?
Trả lời: Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua.
· Kim loại, bán dẫn, than chì, các muối và ba zơ nóng chảy, các dung dịch muối, axit, ba zơ,... là các vật liệu dẫn điện.
· Vật liệu dẫn điện thường dùng là dây dẫn bằng đồng, nhôm, chì, hợp kim,...
Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.
· Không khí khô, nước tinh khiết về mặt hóa học, thủy tinh, sứ, cao su, nhựa, dầu, tinh thể muối, ê bô nít, hổ phách,... là những vật liệu cách điện.
· Vật liệu cách điện thường dùng là vỏ nhựa, quả sứ, băng cách điện,...
Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng.
Electron tự do có trong kim loại. Ví dụ: Bạc, đồng, nhôm, sắt,..
Chiều dòng điện theo quy ước: Chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện đến cực âm của nguồn.
7. Dòng điện có những tác dụng nào? Ứng dụng của các tác dụng đó? Tác dụng nào luôn xảy ra khi có dòng điện chạy qua? Nêu 1 vài trường hợp ứng dụng này có ích, vô ích?=> hs tự trả lời.
Giữa hai cực của pin còn mới có giá trị khác 0 và bằng số vôn ghi trên vỏ pin.
8. Cách nhận biết và sử dụng ampe kế, vôn kế?
* Cách nhận biết ampe kế : Trên ampe kế có ghi chữ A ( thì số đo cường độ dòng điện tính theo đơn vị A.) ; hoặc ghi chữ mA ( thì số đo cường độ dòng điện tính theo đơn vị mA.)
* Lưu ý khi sử dụng ampe kế :
+ Chọn ampe kế có giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) phù hợp với giá trị cần đo .
+ Ampe kế được mắc nối tiếp vào mạch điện cần đo cường độ dòng điện ,sao cho chốt dương (+) của ampe kế được mắc về phía cực dương của nguồn điện , chốt âm (-) của ampe kế được mắc về phía cực âm của nguồn điện .
+ Không được mắc trực tiếp hai chốt của ampe kế vào hai cực của nguồn điện .
* Cách nhận biết Vôn kế: Trên vôn kế có ghi chữ V ( thì số đo cường độ dòng điện tính theo đơn vị V.); hoặc ghi chữ mV ( thì số đo hiệu điện thế tính theo đơn vị mV.)
* Lưu ý khi sử dụng vôn kế :
+ Chọn vôn kế có giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) phù hợp với giá trị cần đo .
+ Vôn kế được mắc song song vào mạch điện cần đo hiệu điện thế ,sao cho chốt dương (+) của vônkế được mắc về phía cực dương của nguồn điện , chốt âm (-) vôn kế được mắc về phía cực âm của nguồn điện .
+ Có thể mắc trực tiếp hai chốt của Vôn kế vào hai cực của nguồn điện, khi đó vôn kế đo Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện .
BÀI TẬP
Câu 1. Người ta sử dụng ấm điện để đun nước. Hãy cho biết 
Nếu còn nước trong ấm thì nhiệt độ cao nhất của ấm là bao nhiêu độ?
Nếu vô ý để quên, nước trong ấm cạn hết thì có sự cố gì xảy ra ? Vì Sao ?
Hình 
Câu 2. Vì sao vào các ngày trời nóng, hanh khô, người ta thường khuyên ta không nên lau màn hình tivi, vi tính bằng vải khô mà chỉ nên dùng chổi lông. Hãy giải thích?
Câu 3.
Cho hình vẽ như hình bên
a) Đây là mặt số của dụng cụ đo nào? Vì sao em biết? 
b) Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo này?
c) Ghi giá trị đo của dụng cụ đo này ứng với 2 vị trí của 
kim chỉ thị trên hình? 
Câu 4. Có một vật đã nhiễm điện, làm thế nào để biết được nó nhiễm điện âm hay dương?
Câu 5. Giải thích tại sao khi chải tóc bằng lược nhựa, thì lược nhựa lại hút tóc.
Câu 6. Giải thích tại sao khi lau chùi màn hình ti vi bằng khăn bông khô, thì ta vẫn thấy có vụn bông bám vào màn hình ti vi.
 Câu 7. Giải thích tại sao trên các cánh quạt điện trong gia đình thường bám bụi.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_1_vat_li_7_nam_hoc_2020_2021.docx