Đề cương học kỳ II năm học 2015 – 2016 môn : Vật lí 11

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1228Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương học kỳ II năm học 2015 – 2016 môn : Vật lí 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương học kỳ II năm học 2015 – 2016 môn : Vật lí 11
TRƯỜNG THPT TRƯỜNG CHINH ĐỀ CƯƠNG HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015 – 2016
 TỔ LÍ – SINH – CN MÔN :VẬT LÍ 11(CB)
I. TRẮC NGHIỆM
Bài 19: Từ trường
- Nêu được từ trường tồn tại ở đâu và có tính chất gì?
- Đặc điểm của đường sức từ của thanh nam châm thẳng, của nam châm chữ Uvà của dòng điện thẳng dài vô hạn.
Bài 20: Lực từ - cảm ứng từ
- Đơn vị cảm ứng từ.
- Đặc điểm của lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện.
Bài 21: Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn có hình dạng đặc biệt
- Đặc điểm của vecto cảm ứng từ do dòng điện thẳng dài vô hạn gây ra tại một điểm (điểm đặt, phương, chiều, độ lớn)
- Công thức tính cảm ứng từ tại một điểm trong lòng ống dây hình trụ.
Bài 22: Lực lorenxo
- Định nghĩa và đặc điểm của lực lorenxo điểm (điểm đặt, phương, chiều, độ lớn).
Bài 23: Từ thông – cảm ứng điện từ
- Viết được công thức tính từ thông qua một diện tích và nêu được đơn vị đo từ thông. Nêu được các cách làm biến đổi từ thông.
- Nêu được dòng điện Fu-cô là gì?
Bài 25: Tự cảm
- Định nghĩa hiện tượng tự cảm
- Công thức tính suất điện động tự cảm
Bài 26: Khúc xạ ánh sáng
- Định nghĩa hiện tượng khúc xạ ánh sáng
- Định luật khúc xạ ánh sáng
Bài 27: Phản xạ toàn phần
- Điều kiện để có phản xạ toàn phần
Bài 28: Lăng kính
- Đường truyền của các tia sáng qua lăng kính
Bài 29: Thấu kính mỏng
- Công thức độ tụ, công thức xác định vị trí ảnh, độ phóng đại
- Cách dựng ảnh tạo bởi thấu kính
- Đặc điểm tạo ảnh của thấu kính hội tụ và phân kỳ
Bài 30: Mắt
- Đặc điểm của mắt cận, mắt viễn, mắt lão và cách khắc phục các tật trên.
II. TỰ LUẬN
Bài tập thấu kính mỏng
MỘT SỐ CÂU HỔI VÀ BÀI TẬP THAM KHẢO
Câu 1. Lực tương tác nào sâu đây không phải lực từ
A. Lực tương tác giữa hai điện tích B. Lực tương tác giữa hai dòng điện.
C. Lực tương tác giữa hai nam châm. D. Lực tương tác giữa dòng điện và nam châm.
Câu 2. Đơn vị của cảm ứng từ là 
	A. vôn.	B. ampe.	C. niu-tơn.	D. tesla.
Câu 3. Một dây dẫn thẳng, dài 0,5m đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ là 2T. Dây dẫn làm với vectơ cảm ứng từ củatừ trường một góc 300. Cường độ dòng điện trogn dây là 4A. Tính lực từ tác dụng lên dây dẫn?
	A. 4N	B. 2N	C. 8N.	D. N
Câu 5. Một dây dẫn thẳng dài Mn dài 6 cm có dòng điện 5A đăth trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,5T. Lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn F = 7,5.10-2 N. Góc hợp bởi dây dẫn MN và vectơ cảm ứng từ là
A. 0,50	 B. 300	C. 600	 D. 900
Câu 4. Một dây dẫn thẳng dài có dòng điện I đặt trong vùng không gian có từ trường đều như hình vẽ. Lực từI
 tác dụng lên dây dẫn có
	A. phương ngang hướng sang trái.	
B. Phương ngang hướng sang phải.
C. phương thẳng đứng hướng lên.	
D. Phương thẳng đứng hướng xuống.
Câu 6. Một đoạn dây dẫn dài 5 cm đặt trong từ trường đều và vuông góc với vecto cảm ứng từ. Dòng điện chạy qua dây có cường độ 0,75A. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn đó là 3.10-2 N. Cảm ứng từ của từ trường có độ lớn là
A. 0,4 (T).	 B. 0,8 (T).	C. 1,0 (T).	 D. 1,2 (T).
Câu 7. Một ống dây dài 50 cm, cường độ dòng điện chạy qua mỗi vòng dây là 2A, cảm ứng từ bên trong lòng ống dây có độ lớn B = 25.10-4 (T). Số vòng dây của ống dây là 
A. 250	B. 320	C. 418	D. 497
Câu 8. Hai điểm M và N gần một dòng điện thẳng dài. Khoảng cách từ M đến dòng điện lớn gấp hai lần khoảng cách từ N đến dòng điện. Độ lớn của cảm ứng từ tại M và N là BM và BN thì
A. BM = 2BN 	B. BM = 4BN	C. 	D. 
Câu 9. Công thức tính lực từ tác dụng lên một dây dẫn mang điện là
	A. F = B.l.cos	B. F = B.l.sin	C. F = BIlcos	 D. F= BIlsin
Câu 10. Công thức tính cảm ứng từ B của một ống dây hình trụ là
A.	B.	 C. D. 
Câu 11. Công thức tính lực Lorenxơ là
A. f = vB sinα	B. f = vB cosα	 C. 	f = qvB sinα	 D. f = qvB cosα
Câu 12. Dòng điện trong cuộn tự cảm giảm từ 16A đến 0A trong 0,01s ; suất điện động tự cảm trong đó có giá trị 64V ; Độ tự cảm có giá trị :	 
 A.0,032H	B .0,04H	 C.0,25H	 D. 4H 
Câu 13. Một electron bay vào không gian có từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,2 T với vận tốc ban đầu v0 = 2.105 m/s vuông góc với . Lực lo-ren-xơ tác dụng vào electron có độ lớn là
A. 3,2.10-14 (N) 	B. 6,4.10-14 (N)	C. 3,2.10-15 (N)	D. 6,4.10-15 (N)
Câu 14. Biểu thức tính suất điện động tự cảm là:
A. B. e = L.I C. e = 4π. 10-7.n2.V D. 
Câu 15. Một vòng dây dẫn phẳng giới hạn diện tích 5cm2 đặt trong từ trường đều, cảm ứng từ có độ lớn 0,1T. hợp với mặt phẳng vịng dây góc 300. Từ thông qua diện tích S bằng
A. 43.10-3Wb B. 25.10-6Wb C. 4,3.10-6Wb D. 25.10-3Wb 
Câu 16. Khi Vecto cảm ứng từ song song với mặt S thì từ thông qua S có giá trị
	A. 	B. 	 C. 	 D. không xác định được.
Câu 17. Một hình vuông cạnh 5cm, đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 4.10-4 (T). Từ thông qua hình vuông đó bằng 10-6 (Wb). Góc hợp bởi vectơ cảm ứng từ và vectơ pháp tuyến với hình vuông đó là
A. α = 00.	 B. α = 300.	 C. α = 600.	 D. α = 900.
Câu 18. Muốn làm giảm hao phí do tỏa nhiệt của dòng Fu-cô gây trên khối kim loại, người ta thường
	A. chia khối kim loại thành nhiều lá kim loại mỏng ghép cách điện với nhau.
	B. tăng độ dẫn điện cho khối kim loại
	C. đúc khối kim loại không có phần rỗng bên trong
	D. sơn phủ lên khối kim loại một lớp sơn cách điện
Câu 19. Chọn phát biểu sai
	A. Từ thông qua mạch kín (C) biến thiên thì trong (C) xuất hiện dòng điện cảm ứng
	B. Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại sự biến thiên của từ thông ban đầu qua mạch kín
	C. Lực từ tác dụng lên hạt điện tích đứng yên gọi là lực Lo-ren-xơ
	D. Lực Lo-ren-xơ có phương vuông góc với vecto vận tốc và vecto cảm ứng từ. 
Câu 20. Phương của lực Lorenxơ 
A. trùng với phương của vectơ cảm ứng từ.
B. trùng với phương của vectơ vận tốc của hạt mang điện.
C. vuông góc với mặt phẳng hợp bởi vectơ vận tốc của hạt và vectơ cảm ứng từ.
D. trùng với mặt phẳng tạo bởi vectơ vận tốc của hạt và vectơ cảm ứng từ.
Câu 21. Chọn câu trả lời đúng. Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng:
 A. góc khúc xạ luôn bé hơn góc tới	B. góc khúc xạ luôn lớn hơn góc tới
 C. góc khúc xạ tỉ lệ thuận với góc tới	D. khi góc tới tăng dần thì góc khúc xạ cũng tăng dần.
Câu 22. Chọn câu đúng nhất. Khi tia sáng đi từ môi trường trong suốt n1 tới mặt phân cách với môi trường trong suốt n2 (với n2 > n1), tia sáng không vuông góc với mặt phân cách thì
 	A. tia sáng bị gãy khúc khi đi qua mặt phân cách giữa hai môi trường 
 	B. tất cả các tia sáng đều bị khúc xạ và đi vào môi trường n2
 	C. tất cả các tia sáng đều phản xạ trở lại môi trường n1
 	D. một phần tia sáng bị khúc xạ, một phần bị phản xạ.
Câu 23. Cho một tia sáng đi từ nước (n = 4/3) ra không khí. Sự phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới:
A. i 420	C. i > 490	D. i > 430
Câu 24. Tia sáng tới trong không khí gặp mặt thoáng của một chất lỏng, chiết suất n = . Hai tia phản xạ và khúc xạ hợp với nhau một góc vuông. Tính góc tới.
	A. 450 	B. 600 	C. 300 	D. 750
Câu 25. Khối bán trụ trong suốt có chiết suốt n = . Có tia SO từ không khí tới gặp mặt phẳng của bán trụ với góc tới i = 450. Tia sáng bị khúc xạ khi đi vào bán trụ. Tính góc khúc xạ.
 A. r = 300 . B. r = 450 C. r = 600 D. r = 150
Câu 26. Khi ánh sáng đi từ nước ( n = 4/3) sang không khí, góc giới hạn phản xạ có giá trị là 
 A. igh = 41048’.	 B. igh = 48035’.	C. igh = 62044’.	 D. igh = 38026’.
Câu 27. Chọn phát biểu đúng : Đặc điểm của các tia sáng truyền qua thấu kính hội tụ: Tia tới song song với trục chính cho tia ló
đi qua tiêu điểm ảnh. B. truyền thẳng. C. đi qua quang tâm D. đi qua tiêu điểm vật.
Câu 28. Công thức liên hệ giữa các vị trí của ảnh, vật và tiêu cự ( công thức thấu kính): 
 A. B. 	C. 	D. 
Câu 29. Ảnh thu được từ thấu kính phân kì của vật thật là
	A. Ảnh thật luôn lớn hơn vật. 	
	B. Ảnh ảo luôn nhỏ hơn vật.
	C. Ảnh thật lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật còn phụ thuộc vào khoảng cách từ vật đến thấu kính.
	D. Ảnh thật lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật còn phụ thuộc vào tiêu cụ của thấu kính.
Câu 30. . Ta thu được ảnh thật, ngược chiều và cùng kích thước như vật, khi
	A.Vật ở trước một thấu kính hội tụ có khoảng cách đến thấu kính lớn hơn tiêu cự của thấu kính chút ít.
	B. Vật ở trước thấu kính hội tụ, khoảng cách tới thấu kính là 2f.
	C. Vật ở trong khoảng tiêu điểm của thấu kính hội tụ.
	D. Vật tại tiêu điểm của thấu kính hội tụ.
Câu 31. Đặt vật AB = 2 cm trước thấu kính hội tụ có f=12cm, cách một khoảng d = 20 cm thì thu được
	A. Ảnh thật, cùng chiều và cao 3 cm. B .Ảnh thật, ngược chiều và cao 3 cm.
	C. Ảnh ảo, cùng chiều và cao 3 cm. D. Ảnh thật, ngược chiều và cao 2/3 cm.
Câu 32. Đặt vật AB = 2 cm trước thấu kính phân kì có f = -12cm, cách một khoảng d = 12 cm thì thu được 
	A. Ảnh thật, ngược chiều, vô cùng lớn.	B. Ảnh ảo, cùng chiều, vô cùng lớn.
	C. Ảnh ảo, cùng chiều, cao 1cm.	D. Ảnh thật, ngược chiều, cao 4cm.
Câu 33. Cần phải đặt vật cách thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 5 cm một khoảng cách bằng bao nhiêu để thu được ảnh thật có độ phóng đại lớn gấp 5 lần vật ?
	A. 4 cm. 	 B. 25 cm. 	C. 6 cm. 	D. 12 cm.
Câu 34. Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 15 cm. Đặt vật trước thấu kính, để hứng được ảnh trên màn thì
	A. Vật phải đặt cách thấu kính lớn hơn 15 cm. B. Vật phải đặt cách thấu kính tối thiểu 30 cm.
	C. Vật có thể đặt xa, gần bao nhiêu cũng được. D. Vật phải đặt cách thấu kính nhỏ hơn 15 cm.
Câu 35. Một người cận thị phải đeo kính cận số 0,5. Nếu xem tivi mà không muốn đeo kính, người đó phải ngồi cách màn hình xa nhất là: 
A. 0,5 (m)	B. 1,0 (m)	C. 1,5 (m)	D. 2,0 (m).
Câu 36. Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5 cm đến 50 cm. Độ tụ của kính chữa tật của người này (đeo sát mắt )
	A. + 2dp. 	 B. + 2,5 dp. 	C. – 3 dp. 	D. – 2dp. 
Câu 37. Nhận xét nào sau đây là không đúng?
A. Mắt có khoảng nhìn rõ từ 25 (cm) đến vô cực là mắt bình thường.
B. Mắt có khoảng nhìn rõ từ 10 (cm) đến 50 (cm) là mắt mắc tật cận thị.
C. Mắt có khoảng nhìn rõ từ 80 (cm) đến vô cực là mắt mắc tật viễn thị.
D. Mắt có khoảng nhìn rõ từ 15 (cm) đến vô cực là mắt mắc tật cận thị.
TỰ LUẬN
Bài 1: Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ và cách thấu kính 10 cm. Nhìn qua thấu kính thấy 1 ảnh cùng chiều và cao gấp 3 lần vật. Xác định tiêu cự của thấu kính, vẽ hình? Bài 2: Cho thấu kính phân kỳ có tiêu cự 10cm. Vật AB cao 3cm trước thấu kính và cách thấu kính 20cm. 
a. Hãy xác định độ tụ của thấu kính nói trên
b. Ảnh cách thấu kính bao nhiêu? Vẽ hình.
c. Xác định số phóng đại ảnh và tính chất ảnh .
d. Chiều cao của ảnh.
Bài 3: Cho thấu kính hội tụ có độ tụ +5dp. Vật AB cao 3cm trước thấu kính và cách thấu kính 30cm. 
a. Hãy xác định tiêu cự của thấu kính nói trên.
b. Ảnh cách thấu kính bao nhiêu? Vẽ hình.
c. Xác định số phóng đại ảnh và tính chất ảnh .
d. Chiều cao của ảnh . Vẽ hình 
Bài 4: Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ. Qua thấu kính cho ảnh thật A1B1 . Nếu tịnh tiến vật dọc trục chính lại gần thấu kính thêm một đoạn 30 cm lại thu được ảnh A2B2 vẫn là ảnh thật và cách vật AB một khoảng như cũ. Biết ảnh lúc sau bằng 4 lần ảnh lúc đầu. 
Tìm tiêu cự của thấu kính và vị trí ban đầu.
Bài 5: Vật sáng AB cao 2 cm đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì có độ tụ 2 đi-ôp. 
a) Tính tiêu cự của thấu kính.
b) Vật sáng AB cách thấu kính 50cm. Xác định tính chất, vị trí, chiều cao ảnh. Vẽ hình.
c) Vật sáng AB phải đặt tại đâu để thu được ảnh nhỏ bằng ¼ lần vật.
Bài 6: Một vật thật AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính. Ban đầu ảnh của vật qua thấu kính là ảnh ảo và bằng nửa vật. Giữ thấu kính cố định di chuyển vật dọc trục chính 100 cm. Ảnh của vật vẫn là ảnh ảo và cao bằng 1/3 vật. Xác định chiều dời của vật, vị trí ban đầu của vật và tiêu cự của thấu kính?	

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_Vat_li_11hoc_ki_2.doc