Đề cương học kì I - Vật lý 7

doc 2 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1502Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương học kì I - Vật lý 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương học kì I - Vật lý 7
ĐỀ CƯƠNG HỌC KÌ I - VẬT LÝ 7
B
Bai 1. Hãy vẽ ảnh của mũi tên ở hình bên dưới.
Bai 2. Cho hình vẽ sau, biết SI là tia tới, IR là tia phản xạ. Hãy vẽ tiếp tia tới, tia phản xạ trong các trường hợp sau và chỉ rõ chiều truyền của các tia sáng
I
R
I
R
S
Bai 3. Vật 1 phát ra âm với tần số là 2500Hz và có cường độ 40dB. Vật 2 phát ra âm có tần số là 3000Hz và cường độ 35dB.
a) Vật nào phát ra âm to hơn? Tại sao?	Vật 1 phát ra âm to hơn vì có độ to lớn hơn.
b) Vật nào phát ra âm cao hơn? Vì sao? 	Vật 2 phát ra âm cao hơn vì có tần số lớn hơn.
Bai 4. Khi ta nói trong phòng nhỏ và phòng lớn đểu nghe được âm. Hỏi:
	- Phòng nào có âm phản xạ? Vì sao?	- Phòng nào có tiếng vang? Vì sao?
- Cả 2 phòng đều có âm phản xạ. Vì tiếng nói ở 2 phòng phát ra đều gặp mặt chắn (bức tường) dội trở lại. - Phòng lớn có tiếng vang. Vì tai nghe được âm phản xạ tách biệt hẳn với âm phát ra trực tiếp từ nguồn (tiếng nói).
Bai 5. Chỉ ra các bộ phận phát ra âm trong các nguồn âm dưới đây:
STT
Nguồn âm
Bộ phận dao động
1
Loa
....................
2
Đàn ghita
........................
3
Trống
........................
4
Sáo trúc
........................
STT
Nguồn âm
Bộ phận dao động
1
Loa
Màng loa
2
Đàn
Dây đàn
3
Trống
Mặt trống
4
Sáo trúc
Cột khí bên trong ống sáo
Bai 6. Trong những vật sau đây: miếng xốp, mặt gương, áo len, mặt đá hoa, ghế đệm mút, tấm kim loại, cao su xốp, tường gạch. Vật nào phản xạ âm tốt, vật nào phản xạ âm kém? Vật phản xạ âm tốt: mặt gương, mặt đá hoa, tấm kim loại, tường gạch. Vật phản xạ âm kém: miếng xốp, áo len, ghế đệm mút, cao su xốp
Bài 7:Một công trường xây dựng nằm ở giữa khu dân cư mà em đang sống. Hãy đề ra ba biện pháp cơ bản để chống ô nhiễm tiếng ồn gây nên ? 
Ba biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn gây nên: - Tác động và nguồn âm : Quy định mức độ to của âm phát ra từ công trường không được quá 80dB hoặc yêu cầu công trường không được làm việc vào giờ nghỉ ngơi.
 - Ngăn chặn đường truyền âm : Xây tường bao quanh công trường để chặn đường truyền tiếng ồn từ công trường. - Phân tán âm trên đường truyền : Treo rèm, trải thảm trong nhà, ...
Bài 8: Để xác định độ sâu của đáy biển, một tàu neo cố định trên mặt nước và phát ra siêu âm rồi thu lại siêu âm phản xạ sau 1,4s. Biết vận tốc truyền siêu âm trong nước là 1500m/s. Em hãy tính độ sâu của đáy biển. (1đ)
Quãng đường âm trực tiếp truyền đi đến khi tàu thu lại được âm phản xạ :
	1s 	1500m
	1,4s 	1500.1,4 = 2100m
 Vậy độ sâu của đáy biển là : 2100 : 2 = 1050(m)
Bài 9 : a) Những vật phát ra âm thanh gọi là .....................................
b) Số dao động trong một gây gọi là .......................... Đơn vị tần số là ........ và ký hiệu là ................
c) Độ to của âm được đo bằng đơn vị ............................... và ký hiệu là ........................
d) Những vật có bề mặt .................... là những vật phản xạ âm tốt.
e) Những vật có bề mặt mềm, gồ ghề là những vật phản xạ âm .................. 
TRẮC NGHIỆM CỦA CHƯƠNG II
Câu 1: Vật phát ra âm trong các trường hợp nào dưới đây:
	A. Khi kéo căng vật B. Khi uốn cong vật C. Khi nén vật D. Khi làm vật dao động
Câu 2: Khi nhạc sĩ chơi đàn ghita, tai nghe thấy tiếng nhạc. Vậy đâu là nguồn âm
	A. Tay bấm dây đàn	 	B. Tay gảy dây đàn
	C. Hộp đàn	D. Dây đàn
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là sai
	A. Vật phát ra âm là nguồn âm	 B. Vật phát ra âm đều dao động
	C. Bức tường dao động do búa gõ là nguồn âm	 D. Các vật phát ra âm đều là vật rắn
Câu 4:Một vật thực hiện 90 dao động trong 3 giây.Tần số dao động đó là
	A. 90Hz	B. 60Hz	C. 30Hz	D. 93Hz
Câu 5:Vật nào sau đây dao động với tần số lớn nhất
	A. Trong 1 giây, dây đàn thực hiện được 200 dao động
	B. Trong 1 phút, con lắc thực hiện được 3000 dao động
	C. Trong 5 giây, mặt trống thực hiện được 500 dao động
	D. Trong 20 giây, dây thun thực hiện được 1200 dao động
Câu 6: Khi nào ta nói, âm phát ra trầm
	A. Khi âm phát ra với tần số cao	B. Khi âm phát ra với tần số thấp
	C. Khi âm nghe to	D. Khi âm nghe nhỏ
Câu 7:Vật phát ra âm to hơn khi nào?
	A. Khi vật dao động nhanh hơn	B. Khi vật dao động mạnh hơn
	C. Khi tần số dao động lớn hơn	D. Cả 3 trường hợp trên
Câu 8: Ngưỡng đau có thể làm điếc tai có giá trị nào sau đây
	A. 130 dB	B. 180 dB	C. 100 dB	D. 70 dB
Câu 9: Âm không thể truyền trong môi trường nào dưới đây
 A. Khoảng chân không 	B.Tường bê-tông 
 C.Nước biển 	D.Tầng khí quyển bao quanh trái đất
Câu 10: Kết luận nào sau đây là đúng
A.Vận tốc truyền âm trong chất khí lớn hơn trong chất lỏng, nhỏ hơn trong chất rắn
B.Vận tốc truyền âm trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí, nhỏ hơn trong chất rắn
C.Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, nhỏ hơn trong chất khí
D.Vận tốc truyền âm trong chất khí lớn hơn trong chất lỏng, lớn hơn trong chất rắn
Câu 11: Một người nghe thấy tiếng sét sau tia chớp 5 giây. Hỏi người đó đứng cách nơi xãy ra sét bao xa
	A. 1700m	B. 170m	C. 340m	D. 1360m
Câu 12: Âm truyền trong không khí, đại lượng nào sau đây không đổi
 A. Độ cao của âm	 	B. Độ to của âm	C. Biên độ của âm	 	D. Cả A và B
Câu 13:Vật nào dưới đây phản xạ âm tốt nhất
	A. Miếng xốp	B. Mặt gương	C. Tấm gỗ	 	
D. Đệm cao su
Câu 14: Kết luận nào sau đây là đúng
A.Vật phản xạ âm tốt là những vật có bề mặt sần sùi, gồ ghề
B.Vật phản xạ âm kém là những vật có bề mặt nhẵn, cứng
C.Vật phản xạ âm tốt là những vật có kích thước lớn
D.Vật phản xạ âm kém là những vật mềm, không nhẵn
( Phần chương I thì ôn trong đề cương cũ – Tuần 18 thi)

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_cuong_hoc_ky_I_Ly_7.doc