Đề 10 kiểm tra chất lượng học kỳ II năm học 2015 - 2016 môn: Vật lí 8 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian chép đề)

doc 2 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 818Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 10 kiểm tra chất lượng học kỳ II năm học 2015 - 2016 môn: Vật lí 8 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian chép đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 10 kiểm tra chất lượng học kỳ II năm học 2015 - 2016 môn: Vật lí 8 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian chép đề)
UBND HUYỆN TAM ĐƯỜNG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II
 NĂM HỌC 2015-2016
Môn: Vật lí 8
Thời gian làm bài: 45 phút
(Không kể thời gian chép đề)
ĐỀ BÀI
 (Đề bài gồm 4 câu)
Câu 1: (2,5đ)
Viết công thức tính công suất? Giải thích các đại lượng trong công thức?
Câu 2: (2,5đ)
Nhiệt năng của một vật là gì? Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật? Lấy ví dụ minh họa cho các cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật?
Câu 3: (1,0đ)
 Hãy giải thích: Tại sao quả bóng cao su hoặc quả bóng bay bơm căng dù buộc thật chặt cũng cứ ngày một xẹp dần.
Câu 4: (4,0đ)
Người ta đổ 3lít nước ở nhiệt độ 200C vào bình đựng nước ở nhiệt độ 1000C. Hỗn hợp nước thu được có nhiệt độ 400C. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình và môi trường bên ngoài. 
Tính nhiệt lượng mà 3 lít nước thu vào?
Tính khối lượng nước có trong bình?
Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/Kg.K và khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3
_________HẾT_________
(Giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm)
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN: Vật lí - Lớp 8
CÂU
Ý
Nội dung
Điểm
1
- Công thức: 
- Trong đó: là công suất (W)
 A là công thực hiện (J)
 t là thời gian thực hiện công A (s)
1,0
0,5
0,5
0,5
2
- Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật
- Có hai cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật:
+ Thực hiện công
+ Truyền nhiệt
- Lấy ví dụ đúng 
1,0
0,25
0,25
1,0
3
 Thành bóng cao su được cấu tạo từ các phân tử cao su, giữa chúng có khoảng cách. Các phân tử không khí trong bóng có thể chui qua các khoảng cách này mà ra ngoài làm cho bóng xẹp dần.
1,0
4
- Tóm tắt đúng.
0,5
a
Nhiệt lượng do 3 lít nước ở 200C thu vào: 
 Qthu = m1c.(t - t1) 
 = 3.4200.(40 - 20) = 252 000 (J)
0,5
1,0
b
 Nhiệt lượng do nước trong bình ở 1000C tỏa ra: 
 Qtỏa= m2c.(t2-t) = m2c.(100-40)
Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có: Qthu = Qtỏa 
 Hay Qthu = m2c.(t2-t) 
=> m2 == 1 (kg)
0,5
0,25
0,25
1,0
Lưu ý: HS làm theo cách khác đúng vẫn được điểm tối đa.

Tài liệu đính kèm:

  • docK2-VATLI-8-BG.doc