Đề 6 kiểm tra chất lượng học kỳ II năm học 2015 - 2016 môn: Vật lí 8 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian chép đề)

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 795Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 6 kiểm tra chất lượng học kỳ II năm học 2015 - 2016 môn: Vật lí 8 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian chép đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 6 kiểm tra chất lượng học kỳ II năm học 2015 - 2016 môn: Vật lí 8 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian chép đề)
UBND HUYỆN TAM ĐƯỜNG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II
 NĂM HỌC 2015-2016
Môn: Lý 8
Thời gian làm bài: 45 phút
(Không kể thời gian chép đề)
ĐỀ BÀI
(Đề bài gồm 5 câu)
Câu 1 (1,5 điểm)
Viết công thức tính công? Giải thích các đại lượng có trong công thức. Đơn vị của từng đại lượng?
Câu 2 (2,5 điểm)
a. Nhiệt lượng là gì? Có những cách nào làm thay đổi nhiệt năng của vật
b. Viết công thức tính nhiệt lượng thu vào? Nêu rõ các đại lượng có trong công thức. Đơn vị của từng đại lượng ?
Câu 3(1,5 điểm)
 Nêu các nguyên lí truyền nhiệt giữa hai vật?
Câu 4 (3,0 điểm)
Một học sinh thả một miếng đồng được nung nóng tới 100oC vào 400g nước ở 20oC. Sau một thời gian, nhiệt độ của miếng đồng và của nước đều bằng 30oC.
a/ Tính nhiệt lượng mà nước đã thu vào.
b/ Tính khối lượng của miếng đồng.
Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K, nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K.( Bỏ qua sự tỏa nhiệt ra môi trường bên ngoài)
Câu 5(1,5 điểm)
Tại sao khi mở lọ nước hoa trong lớp học thì cả lớp đều ngửi thấy mùi 
nước hoa?
_________HẾT_________
(Giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm)
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: VẬT LÝ 8 
CÂU
Ý
HƯỚNG DẪN CHẤM
BIỂU ĐIỂM
1
A = F . s
A: công thực hiện được (J)
s: quãng đường vật dịch chuyển (m)
 1,0đ
 0,5đ
2
a
Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
Có 2 cách làm thay đổi nhiệt năng
-Thực hiện công
- Truyền nhiệt
0,5đ
0,5đ
0,5d
b
Công thức tính nhiệt lượng thu vào: 
 Q = m.c.∆t 
Trong đó: 
Q : nhiệt lượng thu vào (J) 
 m : khối lượng của vật (kg) 
∆t = t2-t1 : là độ tăng nhiệt độ ( 0C)
c : nhiệt dung riêng ( J/ kg.K) 	
0,5đ
0,5đ
3
- Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. 
- Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại.
- Nhiệt lượng do vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
4
Tóm tắt đúng
a/ Nhiệt lượng nước thu vào để nóng từ 200C đến 300C là: 
 Q2 = m2.c2(t –t2) = 0,4. 4 200. (30 – 20) = 16800 (J)
b/ Nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra từ 1000C đến 300C là:
Q1 = m1.c1(t1 –t) = m1 . 380. (100 – 30) = 26600.m1 (J)
Nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra bằng nhiệt lượng nước thu vào: 
 Q1 = Q2 hay 26600.m1 = 16800
 => m1 = 0,63(kg)
0,5đ
1,0đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
5
Vì giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách 
và các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng về mọi phía nên xảy ra hiện tượng khuyếch tán
1,0đ
0,5đ

Tài liệu đính kèm:

  • docK2-Ly8-GM.doc