Đề 1 kiểm tra chất lượng học kỳ II năm học 2015 - 2016 môn: Sinh học 7 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian chép đề)

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 794Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 1 kiểm tra chất lượng học kỳ II năm học 2015 - 2016 môn: Sinh học 7 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian chép đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 1 kiểm tra chất lượng học kỳ II năm học 2015 - 2016 môn: Sinh học 7 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian chép đề)
UBND HUYỆN TAM ĐƯỜNG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II
 NĂM HỌC 2015-2016
Môn: Sinh 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(Không kể thời gian chép đề)
ĐỀ BÀI
(Đề bài gồm 4 câu)
Câu 1: (2 điểm)
Thế nào là đấu tranh sinh học? Có mấy biện pháp đấu tranh sinh học là những biện pháp nào?
Câu 2: (3,5 điểm)
Em hãy cho biết cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn ? Ý nghĩa thích nghi của các đặc điểm đó?
Câu 3: (1,5 điểm) 
Phân biệt hai hình thức sinh sản ở động vật là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính?
Câu 4: (3 điểm) 
 Em hãy nêu đặc điểm chung và vai trò của lớp thú ? 
_________HẾT_________
(Giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm)
HƯỚNG DẪN CHẤM 
Kiểm tra học kỳ II năm học 2015-2016
Môn: Sinh học 7
Câu
Nội dung
Điểm 
Câu 1
2 điểm
Đấu tranh sinh học là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do các sinh vật có hại gây ra.
0,75
Có 3 biện pháp đấu tranh sinh học
0,25
+ Sử dụng thiên địch
0,25
+ Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại.
0,5
+ Gây vô sinh diệt động vật gây hại. 
0,25
Câu 2
3,5 điểm
- Thân hình thoi → giảm sức cản không khí khi bay.
0,5
- Chi trước biến thành cánh → quạt gió(động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.
0,5
- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau → giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.
0,5
- Lông ống: Có các sợi lông làm thành phiến mỏng → làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện tích rộng.
0,5
- Lông tơ: Có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.
0,5
- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → làm đầu chim nhẹ.
0,5
- Cổ dài khớp đầu với thân → phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.
0,5
Câu 3
1,5 điểm
* Phân biệt hai hình thức sinh sản:
- Sinh sản vô tính
+ Không có sự kết hợp tế bào sinh dục đực và cái.
+ Có 1 cá thể tham gia
+ Thừa kế đặc điểm của 1 cá thể.
- Sinh sản hữu tính
+ Có sự kết hợp tế bào sinh dục đực và cái.
+ Có 2 cá thể tham gia
+ Thừa kế đặc điểm của 2 cá thể.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 4
3 điểm
 Đặc điểm chung của lớp thú:
* Thú là ĐVCXS có tổ chức cao nhất :
- Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ
- Có lông mao bao phủ cơ thể
- Bộ răng phân hóa thành 3 loại: Răng cửa, răng nanh, răng hàm
- Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn. Máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
- Bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não
- Thú là động vật hằng nhiệt.
Vai trò của thú:
- Cung cấp thực phẩm
- Cung cấp dược liệu
- Nguyên liệu làm đồ mỹ nghệ
- Cung cấp sức kéo
 - Tiêu diệt loài gặm nhấm có hại
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

Tài liệu đính kèm:

  • docK2 - SINH 7 - NT.doc