ĐÁP ÁN CHI TIẾT ĐỀ THI THỬ ĐH LẦN 3, KHỐI A, MÔN HÓA HỌC TRƯỜNG THPT SỐ 1 TP LÀO CAI (GV: Vương Quang Trọng, tổ Hóa – Sinh, trường THPT số 1 TP Lào Cai) MÃ ĐỀ: 04 Câu 1: Để điều chế 53,46 kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 60%) cần dùng ít nhất V ml axit nitric 94,5% (D = 1,5 g/ml) phản ứng với xenlulozơ dư. Giá trị của V là A. 40. B. 60. C. 24. D. 36. [C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 à [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O 189 297 56, 7kg 53, 46.189 100 à mHNO3 = . 297 60 à VddHNO3 = 40ml Câu 2: Nhiệt phân hỗn hợp gồm NH4NO3; Cu(NO3)2; AgNO3; Fe(NO3)2 đến phản ứng hoàn toàn thì chất rắn thu được sau phản ứng là: A. CuO; FeO; Ag B. NH4NO3; Cu; Ag; FeO C. CuO; Fe2O3; Ag D. CuO; Fe2O3; Ag2O Khi nhiệt phân các muối trên, các sp rắn tương ứng là CuO, Ag và FeO, tuy nhiên do nung trong điều kiện có oxi (sinh ra do các phản ứng nhiệt phân trên) mà FeO à Fe2O3 Câu 3: Cho 15,6 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 9,2 gam Na, thu được 24,5 gam chất rắn. Hai ancol đó là A. C2H5OH và C3H7OH. B. C3H5OH và C4H7OH. 52 C. CH3OH và C2H5OH. D. C3H7OH và C4H9OH. Áp dụng định luật BTKL: nH2 = 0,15 à nancol = 0,3 à M 2ancol Câu 4: Hỗn hợp X có tỉ khối so với H2 là 21,6 gồm propan, propen và propin. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, tổng khối lượng của CO2 và H2O thu được là A. 20,40 gam. B. 18,96 gam. C. 16,80 gam. D. 19,68 gam. mX = 4,32 gam mà nC = 0,3 mol à nH = mH = 0,72 à nH2O = 0,36 mol à D Câu 5: Cho các chất sau: phenol, etanol, axit axetic, natri phenolat, natri hiđroxit. Số cặp chất tác dụng được với nhau là A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Với những câu tương tự ntn, nên liệt kê từ đầu đến cuối dãy, xét một chất với lần lượt từng chất đứng sau nó. Câu này có nội dung gần trùng với câu 9, các cặp chất phản ứng được với nhau là: Phenol td với: NaOH Etanol td với: CH3COOH, CH3COOH td với C6H5ONa, NaOH à 4 cặp chất. HS tự viết phương trình phản ứng. Câu 6: Trộn 5,6 gam bột sắt với 2,4 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được hỗn hợp rắn M. Cho M tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí X và còn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn X và G cần vừa đủ V lít khí O2 (ở đktc). Giá trị của V là A. 3,08. B. 2,80. C. 3,36. D. 4,48. Áp dụng phương pháp bảo toàn e cho cả quá trình ta có: Quá trình oxi hóa: Fe à Fe2+ + 2e 0,1 0,2 mol 0,075 0,3 mol O2 + 0,125 4e à 2O-2 0,5 S à S+4 + 4e Quá trình khử: à VO2 = 2,8 lít. Câu 7: Khi cho 0,15 mol este hai chức X tác dụng với dung dịch NaOH (dư), sau khi phản ứng kết thúc thì lượng NaOH phản ứng là 24 gam và tổng khối lượng sản phẩm hữu cơ thu được là 43,5 gam. Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn các tính chất trên là: A. 5 B. 3 C. 4 D. 2 Một câu tương tự đề ĐH Khối B năm 2011. NNaOH = 0,6 mol à este của phenol TH1: R(COOC6H5)2 + 2NaOH à R(COONa)2 + 2C6H5OH C6H5OH + NaOH à C6H5ONa + H2O Dựa vào msp = 43, 5 tính được MR(COONa)2 = 58 (loại). TH2: (RCOO)2C6H4 + 2NaOH à 2RCOONa + C6H4(OH)2 C6H4(OH)2 + 2NaOH à C6H4(ONa)2 + 2H2O à R = 1 à (HCOO)2C6H4: có 3 đồng phân. Câu 8: Nguyên tử khối trung bình của clo là 35,5. Clo trong tự nhiên có 2 đồng vị là 35Cl và 37Cl. Phần trăm về khối lượng của 37Cl trong HClO4 (với hiđro là đồng vị 1H , oxi là đồng vị 16O ) là giá trị nào sau đây? 1 8 A. 9,20% B. 9,67% C. 8,95% D. 9,40% Từ nguyên tử khối trung bình của Cl ta tính được % số nguyên tử của 35Cl = 75%, 37Cl = 25% Xét 1 mol HClO4, có 1 mol Cl à 0,75 mol 37Cl 0, 25.37 .100 9, 2% 1 35, 5 16.4 % 37Cl Câu 9: Cho các chất sau: C2H5OH, C6H5OH (lỏng), C2H5NH2, CH3COOH và các dung dịch C6H5ONa, NaOH, HCl. Cho từng cặp chất tác dụng với nhau điều kiện phù hợp, số cặp chất có phản ứng xảy ra là A. 9 B. 10 C. 8 D. 12 Liệt kê từ đầu đến cuối dãy: C2H5OH td với: CH3COOH, HCl C6H5OH td với: NaOH C2H5NH2 td với: CH3COOH, HCl CH3COOH td với: C6H5ONa, NaOH C6H5ONa td với: HCl NaOH td với HCl à 9 cặp Câu 10: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H9O2N. Cho X phản ứng với dung dịch NaOH, đun nóng thu được muối Y và khí Z làm xanh giấy quỳ tím ẩm. Số đồng phân của X thoả mãn điều kiện trên là A. 5. B. 3. C. 4. D. 2. Khí Z làm xanh giấy quỳ ẩm trong câu này có thể là NH3 hoặc amin. Các CTCT có thể có của X: CH3CH2COONH4; CH3COONH3CH3; HCOONH2(CH3)2; HCOONH3CH2CH3 (3 chất này là sản phẩm của phản ứng giữa axit cacboxylic với amin tương ứng). Câu 11: Có thể dùng NaOH (ở thể rắn) để làm khô các chất khí A. N2, Cl2, O2 , CO2, H2. B. NH3, SO2, CO, Cl2. C. NH3, O2, N2, CH4, H2. D. N2, NO2, CO2, CH4, H2. Các đáp án A,B,D sai vì khi NaOH hút nước có thể tác dụng được với Cl2, CO2, SO2, NO2. HS tự viết phương trình. Câu 12: Cho các dung dịch: Na2S, KCl, CH3COONa, NH4Cl, NaHSO4, K2SO3, AlCl3, Na3PO4. Số dung dịch có pH > 7 là A. 6 B. 4 C. 3 D. 5 Các dung dịch có pH > 7 (môi trường bazo) trong câu này là các muối của axit yếu với bazo mạnh: Na2S, CH3COONa, K2SO3, Na3PO4 Câu 13: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe và Mg bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 20%, thu được dung dịch Y. Nồng độ của FeCl2 trong dung dịch Y là 15,76%. Nồng độ phần trăm của MgCl2 trong dung dịch Y là A. 15,76%. B. 28,21%. C. 24,24%. D. 11,79%. Đây là đề thi Cao đẳng khối A năm 2007. Chọn 1 mol Fe và số nMg=x Fe + 2HCl à FeCl2 + H2 1 2 1 1 (mol) Mg + 2HCl à MgCl2 + H2 x 2x x x (mol) nHCl= 2+2x à mdd HCl 20% = (2+2x).36.5/0,2=182,5.(2+2x) Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có: mdd sau= (56+24x)+182,5.(2+2x)-2(1+x)=419+387x Ta có nồng độ của FeCl2= 127/(419+387x)=0,1576 à x=1 à C%(MgCl2) = 11,79% à đáp án B. Câu 14: Điện phân có màng ngăn 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuCl2 0,1M và NaCl 0,5M (điện cực trơ, hiệu suất điện phân 100%) với cường độ dòng điện 5A trong 3860 giây. Dung dịch thu được sau điện phân có khả năng hoà tan m gam Al. Giá trị lớn nhất của m là A. 4,05. B. 1,35. C. 5,40. D. 2,70. Số mol e trao đổi: ne = It/F = 0,2 mol nCu2+ = 0,05; nCl- = 0,35 Ở anot: 2Cl- à Cl2 + 2e 0,2 0,2 Ở catot: Cu2+ + 2e à Cu 0,05 0,1 2H2O + 2e à H2 + 2OH- 0,1 0,1 à nOH- = 0,1 mol à nAl = 0,1. Câu 15: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 (ở đktc) vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M, sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 17,73. B. 11,82. C. 9,85. D. 19,70. 3 Đây là một dạng toán quen thuộc đã gặp trong đề thi ĐH một số năm. nCO2 = 0,2; nOH- = 0,25 mol à 1 < nOH- /nCO2 <2 à phản ứng tạo 2 muối CO2 + 2OH- à CO2- + H2O X 2x - CO2 + OH- à HCO3 Y y Ta có: x + y = 0,2 và 2x + y = 0,25 à x = 0,05 Phản ứng tạo kết tủa: Ba2+ + 2- CO3 à BaCO3 0,1 0,05 à mkết tủa = 0,05.197 = 9,85 gam Câu 16: Vận tốc của phản ứng sẽ tăng lên bao nhiêu lần khi tăng nhiệt độ từ 00C đến 400C, biết khi tăng nhiệt độ lên 100C thì tốc độ phản ứng tăng lên gấp đôi? 0 A. 4 lần B. 2 lần C. 8 lần D. 16 lần 16 40 Vận tốc phản ứng tăng: 2 10 lần Câu 17: Cho m gam bột crom phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl (dư), thu được V lít khí H2 (đktc). Mặt khác, cũng m gam bột crom trên phản ứng hoàn toàn với khí O2 (dư), thu được 15,2 gam oxit duy nhất. Giá trị của V là A. 6,72 B. 4,48. C. 3,36. D. 2,24. Đây là một câu tính toán cơ bản, HS viết pt tính bt, chú ý Cr + HCl à CrCl2 còn Cr + O2 à Cr2O3 Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn 7,6 gam hỗn hợp gồm một axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở và một ancol đơn chức (có số nguyên tử cacbon trong phân tử khác nhau) thu được 0,3 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Thực hiện phản ứng este hóa 7,6 gam hỗn hợp trên với hiệu suất 80% thu được m gam este. Giá trị của m là A. 4,08. B. 6,12. C. 2,04. D. 8,16. Đây là một câu trong đề thi ĐH khối A, năm 2012. nH2O > nCO2 à ancol no và nancol = 0,1 mol. Do nCO2 = 0,3 mol nên số nguyên tử C của ancol phải nhỏ hơn 3 (CH3OH hoặc C2H5OH) TH1: 0,1 mol CH3OH à mCH3OH = 3,2 gam và maxit = 4,4g CnH2nO2 + O2 à nCO2 + nH2O 0,2/n 0,2 0,2 CH3OH + O2 à CO2 + 2H2O 0,1 0,1 0,2 àmaxit = 0,2/n(14n + 32) = 4,4 à n = 4 à C3H7COOH 0,05 mol à mC3H7COOCH3 = 0,05.102.80/100 = 4,08g TH2: 0,1 mol C2H5OH à mancol = 4,6g à maxit = 3g CnH2nO2 + O2 à nCO2 + nH2O 0,1/n 0,1 0,1 C2H5OH + O2 à 2CO2 + 3H2O 0,1 0,2 0,3 àmaxit = 0,1/n(14n + 32) = 3 à n = 2 à loại vì số C giống nhau. Câu 19: Cho axit salixylic (axit o-hiđroxibenzoic) phản ứng với anhiđrit axetic, thu được axit axetylsalixylic (o- CH3COO-C6H4-COOH) dùng làm thuốc cảm (aspirin). Để phản ứng hoàn toàn với 14,4 gam axit axetylsalixylic cần vừa đủ V lít dung dịch KOH 1M. Giá trị của V là A. 0,24. B. 0,48. C. 0,72. D. 0,96. Đây là câu hỏi đã xuất hiện trong đề thi ĐH khối A năm 2011. HS tự viết pt phản ứng nX = 0,08 ® nKOH = 0,08.3 = 0,24 ( Este của dẫn xuất phenol) Câu 20: Một dung dịch chứa đồng thời các bazơ tan Ba(OH)2 0,01M, KOH 0,03M, NaOH 0,05M. Cần phải trộn dung dịch dịch này với nước nguyên chất theo tỉ lệ thể tích là bao nhiêu để thu được dung dịch có pH= 11? A. 1 : 9 B. 1 : 99 C. 1 : 10 D. 1 : 100 Gọi thể tích dung dịch trên và thể tích nước lần lượt là V và V’ lít, ta có: nOH = 0,1V Sau khi trộn thêm V’ lít H2O: [OH-] = 0,1V/(V+V’) = 10-3 à V:V’ = 1:99 Câu 21: Hỗn hợp rắn X gồm Cu, Al và Fe2O3 có số mol bằng nhau. Hỗn hợp X tan hoàn toàn trong dung dịch A. HCl (dư). B. NH3(dư). C. NaOH (dư). D. AgNO3 (dư). Có thể nhận xét nhanh: Fe2O3 không tan trong các dd: NH3, NaOH, AgNO3. Câu 22: Cho dung dịch các chất: Ca(HCO3)2, NaOH, (NH4)2CO3, KHSO4, BaCl2. Số phản ứng xảy ra khi trộn dung dịch các chất với nhau từng cặp là A. 6 B. 7 C. 9 D. 8 Đi từ đầu đến cuối dãy: Ca(HCO3)2 td với NaOH, (NH4)2CO3, KHSO4. NaOH td với: (NH4)2CO3, KHSO4. (NH4)2CO3 td với KHSO4, BaCl2 KHSO4 td với BaCl2 HS tự viết phương trình. Câu 23: Hỗn hợp khí và hơi X gồm C2H4, CH3CHO, CH3COOH. Trộn X với V lít H2 (đktc), rồi cho qua Ni, đốt nóng thu được hỗn hợp Y (gồm khí và hơi). Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 0,15 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị của V là A. 4,48. B. 1,12. C. 0,672. D. 2,24. Nhận thấy rằng: nếu chỉ đốt cháy hỗn hợp X thì nH2O = nCO2. Suy ra 0,05 mol H2O sinh ra khi đốt cháy V lít H2: H2 + 1/2O2 à H2O à nH2 = 0,05 à V = 1,12 lít. Câu 24: Cho m gam bột Zn vào 500 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,24M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng dung dịch tăng thêm 9,6 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Giá trị của m là A. 32,50. B. 48,75. C. 29,25. D. 20,80. Đề thi ĐH khối B năm 2011. Fe2(SO4)3+ Zn à ZnSO4 + 2FeSO4 0,12 0,12 Zn + FeSO4 àZnSO4+ Fe a a à mdd tăng = mZn – mFe = 65(0,12 + a) – 56a = 9,6 à a = 0,2 à m = 0,32.65 = 20,8 gam. Câu 25: Nhỏ từ từ 0,25 lít dung dịch NaOH 1,04M vào dung dịch gồm 0,024 mol FeCl3; 0,016 mol Al2(SO4)3 và 0,04 mol H2SO4 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 5,064. B. 1,560. C. 4,128. D. 2,568. Đề thi CĐ khối A năm 2009. nOH- = 0,26; nFe3+ = 0,024; nAl3+ = 0,032; nH+ = 0,08 Thứ tự xảy ra phản ứng như sau: H+ + OH- à H2O 0,08 0,08 Fe3+ + 3OH- à Fe(OH)3 (Fe3+ phản ứng trước do có tính axit mạnh hơn Al3+) 0,024 0,072 Al3+ + 3OH- à Al(OH)3 0,032 0,096 0,032 Al(OH)3 + OH- à [Al(OH)4]- 0,012 0,012 à mkết tủa = 0,024.107 + 0,02.78 = 4,128 Câu 26: Hiđrat hóa 5,2 gam axetilen với xúc tác HgSO4 trong môi trường axit, đun nóng. Cho toàn bộ các chất hữu cơ sau phản ứng vào một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 43,584 gam kết tủa. Hiệu suất phản ứng hiđrat hóa axetilen là A. 60%. B. 92%. C. 70%. D. 80%. Đây là câu trong đề ĐH khối A năm 2012. ìC H ìCH º CH x mol ìCAg º CAg x mol í 2 2 0,2mol H2 O ¾¾¾® í Hg2+ , H+ ¾A¾gNO¾3 /NH¾3 ® í CH CHO y mol 2Ag 2y mol 44,16 gam î î 3 î ìx + y = 0,2 í î240x + 108.2y = 43,584 ìx = 0,016 Û í îy = 0,184 ® H = 0,184 0, 2 .100 = 92% Câu 27: Cho 300 gam một loại chất béo có chỉ số axit bằng 7 tác dụng vừa đủ với một lượng NaOH, thu được 313,05 gam hỗn hợp muối khan. Khối lượng NaOH đã tham gia phản ứng là: A. 35,88 gam B. 58,38 gam C. 53,88gam D. 31 gam Tương tự một câu trong đề ĐH khối B năm 2011, có thể giải bằng phương pháp tăng giảm khối lượng. Chỉ số axit bằng 7 à Để trung hòa axit béo tự do trong 300g chất béo cần 2,1g KOH à nKOH = 0,0375 = nNaOH (RCOO)3C3H5 + 3NaOH à 3RCOONa + C3H5(OH)3 X 3x 3x à mtăng = 28x + 0,0375.22 = 313,05 – 300 = 13,05 à x = 0,4366 à mNaOH = (3.0,4366 + 0,0375).40 = 53,89g. Câu 28: Hòa tan hoàn toàn 8,9 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn bằng lượng vừa đủ 500 ml dung dịch HNO3 1M. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 1,008 lít khí N2O (đktc) duy nhất và dung dịch X chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 34,32. B. 31,22. C. 33,70. D. 34,10. - + 2NO3 + 8e + 10H à N2O + 5H2O 4 0,36 0,45 0,045 3 NO - + 8e + 10H+ à NH + + 3H2O 0,04 0,05 0,005 à mmuối = 8,9 + 0,4.62 + 0,005.80 = 34,1 gam. Câu 29: Hợp chất X tan trong nước tạo dung dịch không màu. Dung dịch này không tạo kết tủa với dung dịch BaCl2 dư, khi phản ứng với NaOH tạo ra khí có mùi khai, khi phản ứng với axit HCl tạo ra khí làm đục nước vôi trong và làm mất màu dung dịch thuốc tím. Chất X có thể là: A. (NH4)2SO3 B. (NH4)2CO3 C. NH4HCO3 D. NH4HSO3 HS tự viết phương trình. Câu 30: Nguyên tử của nguyên tố Y có electron ở mức năng lượng cao nhất nằm ở lớp electron thứ 3. Trong nguyên tử của Y, số electron ở phân lớp s bằng 2/3 số electron ở phân lớp p. Nguyên tố Y là A. Photpho B. Clo C. Lưu huỳnh D. Silic Nguyên tử của nguyên tố Y có electron ở mức năng lượng cao nhất nằm ở lớp electron thứ 3 à e này có thể ở phân ớp 3s hoặc 3p. - Nếu e này ở phân lớp 3s à số e phân lớp s = 2/3.6 = 4 (loại, vì khi đó phân lớp 3s không có e). - Nếu e này ở phân lớp p à số e phân lớp s = 6 = 2/3. Số e phân lớp p à số e phân lớp p = 9 à 3s23p3 (P) Câu 31: Điện phân 150 ml dung dịch AgNO3 0,1M với điện cực trơ trong t giây, cường độ dòng điện không đổi 2,68A (hiệu suất quá trình điện phân là 100%), thu được chất rắn X, dung dịch Y và khí Z. Cho 1,26 gam Fe vào Y, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 1,45 gam hỗn hợp kim loại và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của t là A. 480. B. 420. C. 360. D. 540. Đề thi ĐH khối A năm 2012. 4AgNO3 + H2O ® 4Ag + O2 + 4HNO3 0,15 Pư x x x Sau pứ có hh kim loại là Ag và Fe dư. Vậy ddY gồm HNO3 và Ag+. Do Fe dư nên sau pứ tạo Fe2+. Dd Y : HNO3 + Fe ® Fe2++ NO + Ag x 0,225 mol (0,15-x) NO3 + 3e + 4H ® NO - + 3x/4 x Ag+ +1e ® Ag 0,15-x 0,15-x Tổng mol e= 3x/4 + 0,15-x= (0,6-x)/4. Fe- 2e à Fe2+ suy ra nFe pứ= (0,6-x)/8. Vậy nFe dư = 0,225-(0,6-x)/8= (1,2+x)/8. mAg + Fe dư = 108(0,15-x) + 56(1,2+x)/8= 1,45 à x=0,01 nên ne = x = 0,01. suy ra 0,01= 2,68.t /96500 nên t= 360s Câu 32: Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C2H7NO2 tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, đun nóng, thu được dung dịch Y và 4,48 lít hỗn hợp Z (ở đktc) gồm hai khí (đều làm xanh giấy quỳ ẩm). Tỉ khối hơi của Z đối với H2 bằng 13,75. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 8,9 B. 16,5 C. 15,7 D. 14,3 HCOONH3CH3 + NaOH à HCOONa + CH3NH2 + H2O CH3COONH4 + NaOH à CH3COONa + NH3 + H2O Hỗn hợp Z gồm CH3NH2 và NH3 ( x và y mol): x + y = 0,2 và áp dụng đường chéo được x/y = 3 à x = 015; y = 0,05 Tính khối lượng hai muối khan: m = 14,3 gam 3 4 Câu 33: Dung dịch X gồm 0,1 mol H+, z mol Al3+, t mol NO- và 0,02 mol SO2 . Cho 120 ml dung dịch Y gồm KOH 1,2M và Ba(OH)2 0,1M vào X, sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 3,732 gam kết tủa. Giá trị của z, t lần lượt là A. 0,020 và 0,120. B. 0,020 và 0,012. C. 0,120 và 0,020. D. 0,012 và 0,096. Đề ĐH Khối B năm 2011. Bảo toàn điện tích: t-3z=0,06 à Loại được A,D nOH-=0,168 mol, nBa2+=0,012 mol à nBaSO4=0,012 mol à mBaSO4=2,796 gam à mAl(OH)3=0,936 gam à nAl(OH)3=0,012 mol nOH- td với H+ là 0,1 mol. Vậy nOH- td với Al3+=0,068 mol Ta có: 3z-0,036=3(0,068-3z) à z=0,02 à t=0,12 Câu 34: Hóa hơi 8,64 gam hỗn hợp gồm một axit no, đơn chức, mạch hở X và một axit no, đa chức Y (có mạch cacbon hở, không phân nhánh) thu được một thể tích hơi bằng thể tích của 2,8 gam N2 (đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Đốt cháy hoàn toàn 8,64 gam hỗn hợp hai axit trên thu được 11,44 gam CO2. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp ban đầu là A. 65,15%. B. 72,22%. C. 27,78%. D. 35,25%. Đây là một câu trong đề ĐH khối A năm 2012. 2, 6 Mhh = 86,4. Khi đốt 0,1 mol hh được 0,26 mol CO2 à n à axit đơn chức có thể là HCOOH hoặc CH3COOH. Thử với CH3COOH ta tìm được Y là HOOC – CH2 – COOH à % Câu 35: Cho bay hơi 2,38 gam hỗn hợp X gồm 2 ancol đơn chức ở 136,50C và 1 atm thu được 1,68 lít hơi. Oxi hóa 4,76 gam hỗn hợp X bởi CuO thu được hỗn hợp hai anđehit. Hỗn hợp anđehit tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 30,24 gam Ag. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, rồi dẫn sản phẩm cháy qua dung dịch NaOH đặc dư, thì khối lượng dung dịch NaOH tăng là: A. 15,44 gam. B. 18,54 gam. C. 8,88 gam. D. 14,36 gam. n2ancol = 0,05 à M = 47,6 0,1 mol X + CuO à 0,1 mol 2 anđehit à 0,28 mol Ag à trong hh 2 ancol ban đầu có CH3OH (x mol), gọi ancol còn lại là ROH (y mol), ta có: X + y = 0,1 và nAg = 4x + 2y = 0,28 à x = 0,04, y = 0,06 à 32.0,04 + (R + 17).0,06 = 4,76 à R = 41 (C3H5) Từ đó tính: mdd NaOH tăng = mCO2 + mH2O Câu 36: Có các chất sau: sợi bông; amoni axetat; keo dán ure-fomanđehit; tơ lapsan; tơ nilon-6,6; protein; nhựa novolac. Trong các chất trên, có bao nhiêu chất mà trong phân tử của chúng có chứa nhóm -NH-CO-? A. 3. B. 6. C. 4. D. 5. Đáp án: keo dán ure-fomanđehit; tơ nilon-6,6; protein; Câu 37: Nhiệt phân một lượng AgNO3 được chất rắn X và hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ Y vào một lượng dư H2O, thu được dung dịch Z. Cho toàn bộ X vào Z, X chỉ tan một phần và thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của X đã phản ứng là A. 25%. B. 75%. C. 60%. D. 70%. AgNO3 à Ag + NO2 + 1/2O2 NO2 + O2 + H2O à HNO3 HNO3 + Ag à AgNO3 + NO + H2O Sau khi cân bằng, tính toán theo các phương trình trên. Câu 38: Hỗn hợp X chứa Na2O, NH4Cl, NaHCO3 và BaCl2 có số mol mỗi chất đều bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào H2O (dư), đun nóng, dung dịch thu được chứa A. NaCl, NaOH. B. NaCl, NaHCO3, NH4Cl, BaCl2. C. NaCl. D. NaCl, NaOH, BaCl2. HS tự viết phương trình. Câu 39: Cho cân bằng hóa học sau: 2SO2 (k) + O2 (k) 2SO3 (k); ΔH<0 Cho các biện pháp: (1) tăng nhiệt độ, (2) tăng áp suất chung của hệ phản ứng, (3) hạ nhiệt độ, (4) dùng thêm chất xúc tác V2O5, (5) giảm nồng độ SO3, (6) giảm áp suất chung của hệ phản ứng. Những biện pháp nào làm cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận? A. (1), (2), (4) B. (1), (2), (4), (5) C. (2), (3), (4), (6) D. (2), (3), (5) HS dựa vào nguyên lí chuyển dịch cân bằng (lớp 10) để giải thích. Câu 40: Các chất như: S, C, P bốc cháy khi tiếp xúc với chất nào sau: A. Cr2O3 B. CrO3 C. Al2O3 D. Cr(OH)3 Câu 41: Hòa tan 20,8 gam hỗn hợp bột gồm FeS, FeS2, S bằng dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được 53,76 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy toàn bộ kết tủa, nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được là A. 10,7 gam B. 9 gam C. 16 gam D. 8,2 gam Quy đổi hỗn hợp ban đầu thành: Fe (x mol) và S (y mol). Giải theo phương pháp bảo toàn e, ta có: Quá trình oxi hóa: Fe à Fe3+ + 3e X 3x S à S+6 + 6e Y 6y Quá trình khử: N+5 + 1e à N+4 2,4 2,4 à 3x + 6y = 2,4 và 56x + 32y = 20,8 à x = 0,2; y = 0,3 Mà 2Fe à Fe2O3 à mFe2O3 = 0,1.160 = 16 gam. Câu 42: Từ 180 gam glucozơ, bằng phương pháp lên men rượu, thu được x gam ancol etylic (hiệu suất 80%). Oxi hoá 0,1x gam ancol etylic bằng phương pháp lên men giấm, thu được hỗn hợp X. Để trung hoà hỗn hợp X cần 720 ml dung dịch NaOH 0,2M. Hiệu suất quá trình lên men giấm là A. 10%. B. 90%. C. 80%. D. 20%. C6H12O6 à 2C2H5OH + 2CO2 à nancol = 1,6 mol C2H5OH + 2[O] à CH3COOH + H2O CH3COOH + NaOH à CH3COONa + H2O nNaOH = 0,144 à H = 0,144.100/0,16 = 90% Câu 43: Cho dãy các chất: cumen, stiren, isopren, xiclohexan, axetilen, benzen. Số chất trong dãy làm mất màu dung dịch brom là A. 3. B. 4. C. 2. D. 5. Các chất làm mất màu dung dịch Br2: stiren, isopren, axetilen. HS tự viết phương trình. Câu 44: Khi thêm dung dịch kiềm vào dung dịch muối K2Cr2O7. Hiện tượng xảy ra là: A. Dung dịch từ màu vàng chuyển sang màu da cam. B. Dung dịch từ màu vàng chuyển sang không màu C. Dung dịch từ màu da cam chuyể n sang màu vàng. H O 2CrO2 2H 2 4 D. Dung dịch từ màu da cam chuyển sang không màu. 2 7 HS giải thích dựa vào cân bằng: Cr O2 Màu da cam màu vàng Câu 45: Cho các chất sau: C2H2, HCOOH, HCOONa, C6H12O6 (fructozơ), CH3CHO, C2H4O2 (mạch hở, không đổi màu quỳ tím) và CH3COCH3. Số chất có phản ứng tráng gương là A. 5. B. 3. C. 6. D. 4. Các chất có phản ứng tráng gương: HCOOH, HCOONa, fructozo, CH3CHO, HCOOCH3. Câu 46: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím đổi thành màu xanh? A. Dung dịch glyxin. B. Dung dịch lysin. C. Dung dịch valin. D. Dung dịch alanin. HS cần xem lại công thức cấu tạo của các aminoaxit trên. Câu 47: Phát biểu không đúng là: A. Hiđro sunfua bị oxi hoá bởi nước clo ở nhiệt độ thường. B. Trong công nghiệp, photpho được sản xuất bằng cách nung hỗn hợp quặng photphorit, cát và than cốc ở 1200oC trong lò điện. C. Kim cương, than chì, fuleren là các dạng thù hình của cacbon. D. Tất cả các nguyên tố halogen đ ề u có các số oxi hoá: -1, +1, +3, +5 và +7 trong các hợp chất. Đáp án D sai vì trong số các halogen, F chỉ có số oxi hóa -1. Câu 48: Thêm m gam kali vào 300ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch X vào 200ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M thu được kết tủa Y. Để thu được lượng kết tủa Y lớn nhất thì giá trị của m là A. 1,95. B. 1,17. C. 1,755. D. 1,56. nOH- = m/39 + 0,09; nAl3+ = 0,04; Để kết tủa Y thu được lớn nhất: nOH- = 3nAl3+ = 0,12 à m = 1,17 Câu 49: Dãy gồm các kim loại có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối là: A. Li, Na, Ca. B. Na, K, Mg. C. Be, Mg, Ca. D. Li, Na, Ba. Các kim loại kiềm đều có mạng lập phương tâm khối, trong khi các kim loại kiềm thổ: Be và Mg mạng lục phương, Ca và Sr mạng lập phương tâm diện, Ba mạng lập phương tâm khối. Câu 50: Trong số các phản ứng sau: 1. FeO + H2SO4 đặc nóng à 2. FeS + H2SO4 đặc nóng à 3. Al2O3 + HNO3 à 4. Cu + Fe2(SO4)3 à 5. RCHO + H2 à 6. Glucozơ + ddAgNO3/NH3 à 7. Etilen + Br2 à 8. Glixerol + Cu(OH)2 à Có mấy phản ứng là phản ứng oxi hóa – khử? A. 7 B. 6 C. 8 D. 5 Các phản ứng oxi hóa – khử: 1, 2, 4, 5, 6, 7 ----------- HẾT ----------
Tài liệu đính kèm: