Chuyên đề Vật lí 12 - Ðề thi tham khảo kiểm tra chương sóng ánh sáng và dao động điện từ (các trường có thể lấy làm đề tham khảo) thời gian làm bài: 90 phút

doc 6 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1324Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Vật lí 12 - Ðề thi tham khảo kiểm tra chương sóng ánh sáng và dao động điện từ (các trường có thể lấy làm đề tham khảo) thời gian làm bài: 90 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề Vật lí 12 - Ðề thi tham khảo kiểm tra chương sóng ánh sáng và dao động điện từ (các trường có thể lấy làm đề tham khảo) thời gian làm bài: 90 phút
SỞ GD VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI 
BAN CHUYÊN ĐỀ VẬT LÍ 12
(Đề thi có 06 trang)
ÐỀ THI THAM KHẢO KIỂM TRA CHƯƠNG SÓNG ÁNH SÁNG VÀ DAO ĐỘNG ĐIỆN TỪ
(Các trường có thể lấy làm đề tham khảo)
Mã đề thi 903
Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1. Tìm phát biểu sai về hiệntượng tán sắc:
A. Tán sắc là hiện tượng một chùm ánh sáng trắng hẹp bị tách thành nhiều chùm sáng đơn sắc khác nhau.
B. Hiện tượng tán sắc chứng tỏ ánh sáng trắng là tập hợp vô số các ánh sáng đơn sắc khác nhau.
C. Thí nghiệm của Newton về tán sắc ánh sáng chứng tỏ lăng kính là nguyên nhân của hiện tượng tán sắc.
D. Nguyên nhân hiện tượng tán sắc là do chiết suất của các môi trường đối với các ánh sáng đơn sắc khác 
Câu 2: Một mạch dao động điện từ LC gồm tụ điện có điện dung C và cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L. Biết dây dẫn có điện trở thuần không đáng kể và trong mạch có dao động điện từ riêng. Gọi Q0, U0 lần lượt là điện tích cực đại và hiệu điện thế cực đại của tụ điện, Io là cường độ dòng điện cực đại trong mạch. Biểu thức nào sau đây không phải là biểu thức tính năng lượng điện từ trong mạch ?
	A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 3: Khi sóng ánh sáng truyền từ môi trường này sang môi trường khác thì
A. Bước sóng không đổi, nhưng tần số thay đổi.	B. Tần số không đổi, nhưng bước sóng thay đổi.
C. Cả tần số và bước sóng đều không đổi.	D. Cả tần số lẫn bước sóng đều thay đổi.
Câu 4: Một mạch dao động điện từ LC, có điện trở thuần không đáng kể. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện biến thiên điều hòa theo thời gian với tần số f. Phát biểu nào sau đây là sai?
	A. Năng lượng điện từ bằng năng lượng từ trường cực đại.
	B. Năng lượng điện từ biến thiên tuần hoàn với tần số f.
	C. Năng lượng điện trường biến thiên tuần hoàn với tần số 2f .
	D. Năng lượng điện từ bằng năng lượng điện trường cực đại.	
Câu 5. Khi một chùm ánh sáng đơn sắc truyền từ môi trường có chiết suất n1 = 1,6 vào môi trường có chiết suất n2 = 4/3 thì: 
A. Tần số tăng, bước sóng giảm; B. Tần số giảm, bước sóng tăng; 
C. Tần số không đổi, bước sóng giảm; D. Tần số không đổi, bước sóng tăng; 
Câu 6: Một mạch LC đang dao động tự do, người ta đo được điện tích cực đại trên 2 bản tụ điện là q0 và dòng điện cực đại trong mạch là I0. Nếu dùng mạch này làm mạch chọn sóng cho máy thu thanh, thì bước sóng mà nó bắt được tính bằng công thức:
	A. λ = 2pc.	B. λ = 2pcq0/I0.	C. λ = 2pcI0/q0.	D. λ = 2pcq0I0.	
Câu 7: Từ không khí người ta chiếu xiên tới mặt nước nằm ngang một chùm tia sáng hẹp song song gồm hai ánh sáng đơn sắc: màu vàng, màu chàm. Khi đó chùm tia khúc xạ
A. gồm hai chùm tia sáng hẹp là chùm màu vàng và chùm màu chàm, trong đó góc khúc xạ của chùm màu vàng nhỏ hơn góc khúc xạ của chùm màu chàm.
B. gồm hai chùm tia sáng hẹp là chùm màu vàng và chùm màu chàm, trong đó góc khúc xạ của chùm màu vàng lớn hơn góc khúc xạ của chùm màu chàm.
C. chỉ là chùm tia màu vàng còn chùm tia màu chàm bị phản xạ toàn phần.
D. vẫn chỉ là một chùm tia sáng hẹp song song.
Câu 8: Trong mạch dao động LC lý tưởng, gọi i và u là cường độ dòng điện trong mạch và hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn dây tại một thời điểm nào đó, I0 là cường độ dòng điện cực đại trong mạch. Hệ thức biểu diễn mối liên hệ giữa i, u và I0 là :
	A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 9. Tìm phát biểu sai: Hai nguyên tố khác nhau có đặc điểm quang phổ vạch phát xạ khác nhau về
A. độ sáng tỉ đối giữa các vạch quang phổ;	 B. bề rộng các vạch quang phổ;
C. số lượng các vạch quang phổ;	 D. Mà u sắc các vạch và vị trí các vạch màu.
Câu 10: Khung dao động với tụ điện C và cuộn dây có độ tự cảm L đang dao động tự do. Người ta đo được điện tích cực đại trên một bản tụ là q0 = 10–6C và dòng điện cực đại trong khung I0 = 10A. Bước sóng điện tử cộng hưởng với khung có giá trị:
	A. 188m	B. 188,4m	C. 160m	D. 18m
Câu 11. Phát biểu nào sau đây sai ?
A. Có hai loại quang phổ vạch: quang phổ vạch hấp thụ và quang phổ vạch phát xạ.
B. Quang phổ vạch phát xạ có những vạch màu riêng lẻ nằm trên nền tối.
C. Quang phổ của ánh sáng mặt trời thu được trên trái đất là quang phổ liên tục.
D. Quang phổ vạch phát xạ do các khí hay hơi ở áp suất thấp bị kích thích phát ra.
Câu 12: Trong một mạch dao động LC không có điện trở thuần, có dao động điện từ tự do (dao động riêng). Hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ và cường độ dòng điện cực đại qua mạch lần lượt là U0 và I0 . Tại thời điểm cường độ dòng điện trong mạch có giá trị I0/2 thì độ lớn hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện là 
	A. 3U0 /4. 	B. U0 /2	C. U0/2. 	D. U0 /4	 
Câu 13. Tìm phát biểu đúng về tia hồng ngoại.
A. Tất cả các vật bị nung nóng phát ra tia hồng ngoại. Các vật có nhiệt độ <0oC thì không thể phát ra tia hồng ngoại.
B. Các vật có nhiệt độ <500oC chỉ phát ra tia hồng ngoại; Các vật có nhiệt độ ³500oC chỉ phát ra ánh sáng nhìn thấy.
C. Mọi vật có nhiệt độ lớn hơn độ không tuyệt đối đều phát ra tia hồng ngoại.
D. Nguồn phát ra tia hồng ngoại thường là các bóng đèn dây tóc có công suất lớn hơn 1000W, nhưng nhiệt độ £500oC.
Câu 14: Một mạch dao động LC có =107rad/s, điện tích cực đại của tụ q0 = 4.10-12C. Khi điện tích của tụ q=2.10-12C thì dòng điện trong mạch có giá trị: 
	A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 15 . Tìm phát biểu sai về tia tử ngoại. 
A. Mặt Trời chỉ phát ra ánh sáng nhìn thấy và tia hồng ngoại nên ta trông thấy sáng và cảm giác ấm áp.
B. Thuỷ tinh và nước là trong suốt đối với tia tử ngoại.
C. Đèn dây tóc nóng sáng đến 2000oC là nguồn phát ra tia tử ngoại.
D. Các hồ quang điện với nhiệt độ trên 4000oC thường được dùng làm nguồn tia tử ngoại.
Câu 16: Mạch dao động lí tưởng LC gồm tụ điện có điện dung 25nF và cuộn dây có độ tụ cảm L. Dòng điện trong mạch biến thiên theo phương trình i = 0,02cos8000t(A). Xác định L và năng lượng dao động điện từ trong mạch ?
	A. 0,6H, 385 B. 1H, 365	 C. 0,8H, 395	 D. 0,625H, 125
Câu 17. Quan sát những người thợi hàn điện, khi làm việc họ thường dùng mặt nạ có tấm kính tím để che mặt. Họ làm như vậy là để :
A. tránh làm cho da tiếp xúc trực tiếp với tia tử ngoại và chống lóa mắt. B. chống bức xạ nhiệt là hỏng da mặt.
C. chống hàm lượng lớn tia hồng ngoại tới mặt, chống lóa mắt. D. ngăn chặn tia X chiếu tới mắt là hỏng mắt.
Câu 18: Một mạch dao động LC có điện trở thuần không đáng kể, tụ điện có điện dung 0,05μF. Dao động điện từ riêng (tự do) của mạch LC với hiệu điện thế cực đại ở hai đầu tụ điện bằng 6V. Khi hiệu điện thế ở hai đầu tụ điện là 4V thì năng lượng từ trường trong mạch bằng
A. 0,4 B. 0,5 mJ	 C. 0,9 mJ	 D. 0,1 mJ	
Câu 19: Trong giao thoa ánh sáng với thí nghiệm Young (I-âng), khoảng vân là i. Nếu đặt toàn bộ thiết bị trong chất lỏng có chiết suất n thì khoảng vân giao thoa là
A. n.i.
B. i/n.
C. i/(n + 1).
D. i/(n - 1).
Câu 20: Cho một mạch dao động điện từ gồm một tụ điện C và một cuộn cảm L. Bỏ qua điện trở thuần của mạch. Nếu thay C bởi các tụ điện C1, C2 ( C1 > C2 ) mắc nối tiếp thì tần số dao động riêng của mạch là 12,5Hz, còn nếu thay bởi hai tụ mắc song song thì tần số dao động riêng của mạch là 6Hz. Xác định tần số dao động riêng của mạch khi thay C bởi C1 ?
	A. 10MHz	B. 9MHz	C. 8MHz	D. 7,5MHz
Câu 21: Quang phổ liên tục của một nguồn sáng J
A. không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng J, mà chỉ phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn sáng đó.
B. phụ thuộc vào cả thành phần cấu tạo và nhiệt độ của nguồn sáng J.
C. không phụ thuộc vào cả thành phần cấu tạo và nhiệt độ của nguồn sáng J.
D. không phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn sáng J, mà chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng đó.
Câu 22: Chọn phương án sai khi nói về bổ sung năng lượng cho mạch:
 A. Để bổ sung năng lượng người ta sử dụng máy phát dao động điều hoà.
 B. Dùng nguồn điện không đổi cung cấp năng lượng cho mạch thông qua tranzito.
 C. Sau mỗi chu kì, mạch được bổ sung đúng lúc một năng lượng lớn hơn hoặc bằng năng lượng đã tiêu hao.
D. Máy phát dao động điều hoà dùng tranzito là một mạch tự dao động để sản ra dao động điện từ cao tần.
Câu 23: Hiện tượng đảo sắc của vạch quang phổ (đảo vạch quang phổ) cho phép kết luận rằng
A. ở nhiệt độ xác định, một chất chỉ hấp thụ những bức xạ nào mà nó có khả năng phát xạ và ngược lại, nó chỉ phát những bức xạ mà nó có khả năng hấp thụ.
B. các vạch tối xuất hiện trên nền quang phổ liên tục là do giao thoa ánh sáng.
C. trong cùng một điều kiện, một chất chỉ hấp thụ hoặc chỉ bức xạ ánh sáng.
D. trong cùng một điều kiện về nhiệt độ và áp suất, mọi chất đều hấp thụ và bức xạ các ánh sáng có cùng bước sóng.
Câu 24: Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến điện gồm một tụ điện có điện dung thay đổi từ đến và cuộn dây có độ tự cảm . Mạch trên có thể bắt được sóng điện từ có bước sóng nằm trong khoảng nào ?
	A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 25: Ở một nhiệt độ nhất định, nếu một đám hơi có khả năng phát ra hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng tương ứng λ1 và λ 2 (với λ1 < λ2) thì nó cũng có khả năng hấp thụ 
A. mọi ánh sáng đơn sắc có bước sóng nhỏ hơn λ1 . 	B. mọi ánh sáng đơn sắc có bước sóng lớn hơn λ 2 . 
C. hai ánh sáng đơn sắc đó.	D. mọi ánh sáng đơn sắc có bước sóng trong khoảng từ λ1 đến λ 2.
Câu 26: Mạch chọn sóng của một máy thu gồm một tụ điện có điện dung và cuộn cảm có độ tụ cảm biến thiên. Để có thể bắt được sóng điện từ có bước sóng 100m thì độ tự cảm cuộn dây bằng bao nhiêu ?
 A. 0,0645H	 B. 0,0625H	 C. 0,0615H	D.0,0635H
Câu 27. Một lăng kính có góc chiết quang A = 60, chiết suất của lăng kính đối với tia đỏ là nđ = 1,6444 và đối với tia tím là nt = 1,6852, Chiếu tia sáng trắng tới mặt bên của lăng kính dưới góc tới nhỏ. Góc lệch giữa tia ló màu đỏ và tia ló màu tím:
	A. 0,0011 rad B. 0,0044 rad C. 0,0055 rad D. 0,0025 rad
Câu 28: Cường độ dòng điện tức thời trong một mạch dao động là . Hệ số tự cảm của cuộn dây là 2mH. Lấy . Điện dung và biểu thức điện tích của tụ điện có giá trị nào sau đây ?
	A. và 	B. và 
	C. và 	D. và 
Câu 29. Chiếu một chùm tia sáng trắng song song, hẹp vào mặt bên của một lăng kính có góc chiết quang A = 60 theo phương vuông góc với mặt phân giác của góc chiết quang. Chiết suất của lăng kính đối với tia đỏ là nđ = 1,50, đối với tia tím là nt = 1,54. Lấy 1’ = 3.10-4rad. Trên màn đặt song song và cách mặt phân giác trên 1 đoạn 2m, ta thu được giải màu rộng:
A. 8,46mm B. 6,36mm C. 8,64 mm D. 5,45mm
Câu 30: Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm một cuộn dây có độ tự cảm và một tụ xoay. Tụ xoay có điện dung biến thiên theo góc xoay C = + 30(pF). Để thu được sóng điện từ có bước sóng 15m thì góc xoay bằng bao nhiêu ?
	A. 35,50	B. 37,50	C. 36,50	D. 38,50
Câu 31. Một lăng kính thủy tinh có góc chiết quang A = 50, chiết suất đối với tia tím là nt = 1,6852. Chiếu vào lăng kính một tia sáng trắng dưới góc tới nhỏ, hai tia ló tím và vàng hợp với nhau 1 góc 0,0030rad. Lấy 1’ = 3.10-4rad. Chiết suất của lăng kính đối với tia vàng:
A. 1,5941 B. 1,4763 C. 1,6518 D. 1,6519
Câu 32: Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm một cuộn dây có độ tụ cảm và một tụ xoay. Điện trở thuần của mạch là . Sau khi bắt được sóng điện từ có bước sóng 21,5m thì xoay nhanh tụ để suất điện động không đổi nhưng cường độ hiệu dụng dòng điện thì giảm xuống 1000lần. Hỏi điện dung tụ thay đổi bao nhiêu ?	
A. 0,33pF	B. 0,32pF	C. 0,31pF	D. 0,3pF
Câu 33. Một thấu kính hội tụ mỏng, có 2 mặt cầu giống nhau bán kính 20cm. Chiết suất của thấu kính đối với ánh sáng đỏ là nđ = 1,50; đối với ánh sáng tím là nt = 1,54. Khoảng cách giữa tiêu điểm đối với tia đỏ và tiêu điểm đối với tia tím:
A. 1,50cm B. 1,481cm C. 1,482cm D.1,96cm
Câu 34: Một mạch dao động điện từ có cuộn cảm không đổi L. Nếu thay tụ điện C bởi các tụ điện C1, C2, C1 nối tiếp C2, C1 song song C2 thì chu kì dao động riêng của mạch lần lượt là T1, T2, Tnt = 48, Tss = 10. Hãy xác định T1, biết T1 > T2 ?
	A. 9	B. 8	C. 10	D. 6
Câu 35. Một thấu kính mỏng hội tụ bằng thủy tinh có chiết suất đối với tia đỏ là nđ = 1,5145, đối với tia tím là nt = 1,5318. Tỉ số giữa tiêu cự của thấu đối với tia đỏ và tiêu cự đối với tia tím là:
A. 1,0336 B.1,0597 C. 1,1057 	D. 1,2809
Câu 36. Chiếu một chùm sáng trắng song song hẹp, coi như một tia sáng vào một bể nước dưới góc tới 600. Chiều sâu của bể nước là 1m. Dưới đáy bể có một gương phẳng đặt song song với mặt nước. Chiết suất của nước đối với ánh sáng tím là 1,34 và đối với ánh sáng đỏ là 1,33. Chiều rộng của dải màu thu được ở chùm sáng ló ra khỏi mặt nước là:
A. L ≈ 0,009m. 	B. L ≈ 0,09m.	C. L ≈ 0,006m. 	D. L ≈ 0,008m. 
Câu 37: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, hai khe cách nhau a = 0,5 mm và được chiếu sáng bằng một ánh sáng đơn sắc. Khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 2 m. Trên màn quan sát, trong vùng giữa M và N (MN = 2 cm) người ta đếm được có 10 vân tối và thấy tại M và N đều là vân sáng. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm này là
A. 0,700 µm.
B. 0,600 µm.
C. 0,500 µm.
D. 0,400 µm.
Câu 38: Một mạch dao động điện từ LC gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L không đổi và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Biết điện trở của dây dẫn là không đáng kể và trong mạch có dao động điện từ riêng. Khi điện dung có giá trị C1 thì tần số dao động riêng của mạch là f1. Khi điện dung có giá trị C2 = 4C1 thì tần số dao động điện từ riêng trong mạch là
 A. f2 = 4f1	 B. f2 = f1/2	 C. f2 = 2f1	 D. f2 = f1/4
Câu 39. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng dùng hai khe Young, hai khe được chiếu bằng ánh sáng có bước sóng l = 0,5mm, biết S1S2 = a = 0,5mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D =1m. Bề rộng vùng giao thoa quan sát được trên màn là L =13mm. Tính số vân tối quan sát được trên màn.
	A. 14	B. 11	C. 12	D. 13
Câu 40: Một mạch dao động gồm cuộn thuần cảm L và hai tụ C giống nhau mắc nối tiếp, khóa K mắc ở hai đầu một tụ C (hình vẽ). Mạch đang hoạt động thì ta đóng khóa K ngay tại thời điểm năng lượng điện trường và năng lượng từ trường trong mạch đang bằng nhau. Năng lượng toàn phần của mạch sau đó sẽ:
 A. giảm còn 3/4	 B. giảm còn 1/4	
 C. không đổi	 D. giảm còn 1/2
Câu 41. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng dùng hai khe Young, hai khe được chiếu bằng ánh sáng có bước sóng l = 0,5mm, biết S1S2 = a = 0,5mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D = 1m. Bề rộng vùng giao thoa quan sát được trên màn là L =13mm. Tính số vân sáng quan sát được trên màn.
	A. 10	B. 11	C. 12	D. 13
Câu 42. Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe sáng là 1,2mm, khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 1,2m, bước sóng ánh sáng là 0,5. Xét hai điểm M và N ( ở cùng phía đối với O) có toạ độ lần lượt là xM = 4 mm và xN = 9 mm. Trong khoảng giữa M và N ( không tính M,N ) có: 
A. 9 vân sáng B. 10 vân sáng C. 11 vân sáng D. Một giá trị khác 
Câu 43: Trong mạch dao động bộ tụ điện gômg hai tụ điện C1, C2 giống nhau được cấp một năng lượng 1 từ nguồn điện một chiều có suất điện động 4V. Chuyển khoá K từ vị trí 1 sang vị trí 2. Cứ sau những khoảng thời gian như nhau 1 thì năng lượng trong tụ điện và trong cuộn cảm lại bằng nhau. Xác định cường độ dòng điện cực đại trong cuộn dây ?
	A. 0,787A	B. 0,785A	C. 0,786A	D. 0,784A
Câu 44. Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe sáng là 2mm, khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 2m, bước sóng ánh sáng là 0,6. Xét hai điểm M và N ( ở hai phía đối với O) có toạ độ lần lượt là xM = 3,6 mm và xN = -5,4 mm. Trong khoảng giữa M và N (không tính M,N ) có: 
A. 13 vân tối B. 14 vân tối 	 C. 15 vân tối D. Một giá trị khác	
Câu 45. Một nguồn sáng đơn sắc λ = 0,6μm chiếu vào một mặt phẳng chứa hai khe hở S1, S2, hẹp, song song, cách nhau 1mm và cách đều nguồn sáng. Đặt một màn ảnh song song và cách mặt phẳng chứa hai khe 1m. Đặt Trước khe S1 một bản thuỷ tinh hai mặt phẳng song song có chiết suất n=1,5, độ dày e = 12μm. Hỏi vị trí hệ thống vân sẽ dịch chuyển trên màn như thế nào?
 A. Về phía S1 2mm 	B. Về phía S2 2mm	C. Về phía S1 3mm D. Về phía S1 6mm 
Câu 46. Trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, người ta sử dụng cách biến điệu biên độ, tức là làm cho biên độ của sóng điện từ cao tần (sóng mang) biến thiên theo thời gian với tần số bằng tần số của dao động âm tần. Cho tần số sóng mang là 800 kHz. Khi dao động âm tần có tần số 1000 Hz thực hiện một dao động toàn phần thì dao động cao tần thực hiện được số dao động toàn phần là 
	A. 800.	 B. 1000.	 C. 625.	 D. 1600.
Câu 47. Một nguồn sáng đơn sắc λ = 0,6μm chiếu vào một mặt phẳng chứa hai khe hở S1, S2, hẹp, song song, cách nhau 1mm và cách đều nguồn sáng. Đặt một màn ảnh song song và cách mặt phẳng chứa hai khe 1m. Nếu không đặt bản thuỷ tinh mà đổ đầy vào khoảng giữa khe và màn một chất lỏng có chiết suất n', người ta thấy khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp bằng 0,45mm. Tính chiết suất n' của chất lỏng.
 A. 1,6 	B. 1,5	C. 1,4 	 D. 1,33
Câu 48: Một mạch dao động gồm một cuộn cảm thuần có độ tự cảm xác định và một tụ điện là tụ xoay, có điện dung thay đổi được theo quy luật hàm số bậc nhất của góc xoay của bản linh động. Khi = 00, tần số dao động riêng của mạch là 3 MHz. Khi =1200, tần số dao động riêng của mạch là 1MHz. Để mạch này có tần số dao động riêng bằng 1,5 MHz thì bằng
 A. 300	 B. 450 	 C. 600 	 D.900	
Câu 49. Khoảng cách giữa hai khe S1 và S2 trong máy giao thoa Young bằng 1mm. Khoảng cách từ màn tới khe bằng 3m. Khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp trên màn bằng 1,5mm. Đặt sau khe S1 một bản mặt song song phẳng có chiết suất n' = 1,5 và độ dày 10μm. Người ta đổ thêm vào giữa màn và khe một chất lỏng chiết suất n" = 1,4. Tính khoảng vân trong trường hợp này.
 A. 1,13mm 	B. 1,10mm 	C. 1,07mm 	D. 1,00mm
Câu 50. Một mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L không đổi và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Điều chỉnh điện dung của tụ điện đến giá trị C1 thì tần số dao động riêng của mạch là f1. Để tần số dao động riêng của mạch là f1 thì phải điều chỉnh điện dung của tụ điện đến giá trị
	A. 5C1.	B. .	C. C1.	D. .

Tài liệu đính kèm:

  • docKT_DD_DIEN_TU_SONG_ANH_SANG.doc