Câu 1: Chọn câu phát biểu đúng nhất trong các câu sau: A. Ancol là những hợp chất hữu cơ phân tử có nhóm –OH liên kết với nguyên tử C ở gốc hidrocacbon. B. Phenol là những hợp chất hữu cơ phân tử có nhóm –OH liên kết trực tiếp với C của gốc hidrocacbon thơm. C. Ancol thơm là những hợp chất hữu cơ phân tử có nhóm –OH liên kết với nguyên tử C no ở nhánh no vòng benzen. D. Ete là những hợp chất hữu cơ phân tử có nhiều gốc hidrocacbon liên kết với Nitơ. Câu 2: Bậc của ancol được tính bằng: A. Số nhóm –OH có trong phân tử. B. Bậc C lớn nhất có trong phân tử. C. Bậc của C liên kết với nhóm –OH D. Số C có trong phân tử ancol. Câu 3: Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau: A. Bậc của ancol được tính bằng bậc của nguyên tử C liên kết trực tiếp với nhóm –OH B. Bậc của 1 nguyên tử C được tính bằng số nguyên tử C liên kết trực tiếp với nó. C. Bậc của ancol có thể mang các giá trị từ 1 đến 3 D. Độ của ancol chính là % khối lượng của ancol đó trong dung dịch với nước. Câu 4: Các ancol được phân loại dựa trên cơ sở nào? A. Bậc của ancol B. Số lượng nhóm –OH C. Đặc điểm gốc hidrocacbon D. Tất cả các cơ sở trên. Câu 5: Công thức nào biểu thị chính xác nhất công thức của ancol no, hở: A. CnH2n+1OH B. CnH2n+2O C. CnH2n+2Om D. CnH2n+2-m (OH)m ( n ³ m ³ 1) Câu 6: Công thức nào biểu thị chính xác nhất về ancol không no( 1 liên kết đôi C=C), đơn, hở: A. ROH B. CnH2nO (n ³ 2) C. CnH2nOH ( n ³ 3) D. CnH2n-1OH (n ³ 3) Câu 7: Công thức phân tử của 1 ancol A là CnHmOx. Hỏi m, n có giá trị như thế nào để A là ancol no, hở. A. m=2n+2 với n ³ x ³ 1 (n,m,x nguyên) B. m=2n+2 với n £ x ³ 1 (n,m,x nguyên) C. . m=2n với n ³ x ³ 1 (n,m,x nguyên) D. m=2n+1 với x ³ 1 (n,m,x nguyên) Câu 8: Công thức phân tử của 1 ancol A có dạng CTTQ là : (CnH2n+1O)n thì A có đặc điểm gì? A. Ancol no đơn hở B. Ancol no đa hở C. Ancol không no đơn hở D. Cả A và C đều đúng Câu 9: Những loại hợp chất mạch hở nào ứng với công thức CnH2nO: A. Ancol không no( 1 liên kết C=C) đơn hở (n ³ 3) B. Ete không no( 1 liên kết C=C) đơn hở ( n ³ 3 ) C. Andehit no đơn hở (n ³ 1) hoặc xeton no đơn hở (n ³ 3). D. Tất cả đều đúng Câu 10: Cho 2 ancol có công thức CxH2x+2Ovà CyH2yO biết x+y=6 và x¹y¹1. Công thức phân tử của 2 ancol là: A. C3H8O và C2H4O B. CH4O và C3H6O C. C2H6O và C4H8O D. C3H8O và C3H6O Câu 11: Cho CTPT C3H5Cl3 a). Số đồng phân của công thức trên là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 b). Trong số các đồng phân trên, số đồng phân phản ứng với NaOH tạo hợp chất chứa nhóm chức andehit, xeton và axit lần lượt là: A. 2;1;1 B. 2;2;1 C. 1;1;1 D. 1;1;2 Câu 12: Cho hợp chất C4H10O. Số lượng đồng phân ancol và ete có thể tạo ra từ hợp chất trên là: A. 3,3 B. 3,4 C. 4,4 D. 4,3 Câu 13: Cho công thức phân tử C7H8O. a). Số đồng phân thơm của hợp chất trên là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 b). Trong số đồng phân trên, số đồng phân phản ứng với Na, NaOH lần lượt là: A. 3,2 B. 4,3 C. 5,3 D. 4,4 c). Số đồng phân không phản ứng với cả Na và NaOH là: A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 14: Số đồng phân ancol tối đa có thể viết thỏa mãn công thức phân tử C3H8Om. A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 Câu 15: Số công thức cấu tạo của ancol no mạch hở phân tử có 6 nguyên tử Hidro là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 16: Một chai ancol etylic có ghi 350 có nghĩa là: A. Cứ 100 gam ancol có 35 gam C2H5OH B. Cứ 100 gam ancol có 35 ml C2H5OH C.Cứ 75 gam ancol có 35 gam C2H5OH D. Cứ 100 ml ancol có 35 ml C2H5OH Câu 17: Hòa tan m gam ancol etylic ( D = 0,8 gam/ ml ) vào 216 ml nước ( D = 1 gam/ ml ) tạo thành dung dịch A. Cho A tác dụng với Na dư thu được 170,24 lít (dktc) khí H2. Dung dịch A có độ rượu bằng bao nhiêu? A. 46 B. 47 C. 39 D. Kết quả khác Câu 18: Đem hòa tan rượu etylic vào nước được 215,06 ml dung dịch rượu có nồng độ 27,6%, khối lượng riêng của dung dịch rượu là 0,93 g/ml, khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml. Dung dịch trên có độ rượu là: A. 27,60 B. 220 C. 320 D. Đáp án khác Câu 19: Để phân biệt ancol bậc 1, ancol bậc 2, ancol bậc 3 ta có thể dùng: A. CuO, Ag2O/NH3 B. Cu(OH)2 C. Thuốc thử Lucas D. Cả A và C Câu 20: Ancol có nhiệt độ sôi cao hơn hẳn so với hidrocacbon, dẫn xuất halogen, ete, andehit, xeton, este có cùng số C hoặc có khối lượng phân tử xấp xỉ nhau là vì nó có: Trong tất cả các hợp chất trên chỉ có ancol là có khả năng tạo liên kết Hidro với H2O Trong các hợp chất trên chỉ có ancol là có khả năng tạo liên kết Hidro giữa các phân tử của nó với nhau. Trong các hợp chất trên chỉ có ancol là có khả năng có phản ứng tách nước Cả A và B đều đúng Câu 21: Chọn câu phát biểu sai trong các câu sau đây: A. C2H5OH tạo được liên kết Hidro với nước nên tan trong nước theo bất kì tỉ lệ nào. B. C4H9OH tạo được liên kết Hidro với nước nên tan trong nước theo bất kì tỉ lệ nào. C. C6H5OH tan trong nước kém hơn C2H5OH vì có gốc hidrocacbon cồng kềnh D. Liên kết hidro giữa các phân tử làm cho nhiệt độ sôi ( t0c) của ancol cao hơn hẳn so với các hợp chất có cùng khối lượng phân tử như ete, anđehit, xeton, este Câu 22: Trong dãy đồng đẳng của ancol no đơn hở nói chung, khi độ lớn của gốc hidrocacbon tăng dần thì: A. T0c tăng, khả năng tan trong nước tăng B. T0c tăng, khả năng tan trong nước giảm C. T0c giảm, khả năng tan trong nước giảm D. T0c giảm, khả năng tan trong nước tăng Câu 23: Xét trong cùng 1 khối lượng phân tử như nhau, có các hợp chất sau: (1) hidrocacbon, (2) rượu, (3) anđehit,(4) axit. Độ linh động của nguyên tử Hidro được sắp xếp theo thứ tự tăng dần nào sau đây: A. 1,2,3,4 B. 1,3,2,4 C. 3,4,1,2 D. 4,3,1,2 Câu 24: Sắp xếp các chất sau: C4H10 (A), CH3OH (B), C2H5OH (C), H2O (D) theo thứ tự nhiệt độ sôi tăng dần. A. A<B<C<D B. D<C<B<A C. D<A<B<C D. A<D<B<C Câu 25: Cho các phân tử CH3COOH (A), C2H5OH (B), C6H5OH (C), H2O (D). Thứ tự linh động của nguyên tử Hidro là: A. A>B>C>D B. A>C>B>D C. A>C>D>B D. C>B>A>D Câu 26: Cho các phân tử sau: CH3OH (A), C2H5OH (B), n-C3H7OH (C), i-C3H7OH (D). Thứ tự độ linh động của nguyên tử Hidro trong các phân tử trên là: A. A>B>C>D B. D>C>B>A C. C>D>B>A D. A>B>D>C Câu 27: Cho các chất sau: C2H5OH (A), n- C3H7OH (B), n-C4H9OH (C), tert- C4H9OH (D).Khả năng hòa tan trong nước được xếp theo thứ tự tăng dần nào sau đây: A. D>C>B>A B. A>B>C>D C. C>D>B>A D. A>B>D>C Câu 28: Trong quá trình điều chế ancol etylic có lẫn một ít nướC. Có thể dùng chất nào sau đây để làm khan ancol? A. H2SO4 B. CuO C. CuSO4 khan D. P2O5 Câu 29: Khi đốt cháy 1 chất hữu cơ mạch hở ta thu được sản phẩm chỉ gồm CO2 và H2O có đặc điểm số mol H2O lớn hơn số mol CO2 thì hợp chất ban đầu có đặc điểm gì? A. Ancol no, hở. B. Ete no hở C. Ankan D. Cả A, B, C đều đúng Câu 30: Khi đốt cháy 1 hợp chất hữu cơ chứa thu được sản phẩm chỉ gồm CO2 và H2O có đặc điểm số mol H2O bằng số mol CO2. Vậy hợp chất hữu cơ có đặc điểm gì? A. Là anken B. Là xicloankan C. Là andehit D. Hợp chất có C, H có thể có Oxi và có 1 lk P hoặc 1 vòng Câu 31: Đốt cháy 1 hợp chất hữu cơ A chứa C, H, O thu được số mol H2O gấp đôi số mol CO2. CTPT của A là: A. CH4 B. CH3OH C. C2H4(OH)2 D. Đáp án khác Câu 32: Khi đốt cháy 1 dãy đồng đẳng các ancol ta nhận thấy số mol H2O và số mol CO2 sinh ra là khác nhau nhưng tỉ lệ nCO2: nH2O là như nhau. Các ancol đó thuộc dãy đồng đẳng nào? A. Ancol không no ( chứa 1 liên kết C=C) đơn chức, mạch hở B. Ancol không no ( chứa 1 liên kết C=C) đa chức, mạch hở C. Ancol no, đa chức ( hai chức) mạch hở D. Ancol không no ( chứa 1 liên kết ba) đơn chức, mạch hở Câu 33: Khi đốt cháy các đồng đẳng của 1 loại ancol thì tỉ lệ nCO2: nH2O tăng dần khi số nguyên tử C tăng dần. Vậy đặc điểm của dãy đồng đẳng ancol là: A. Gồm các ancol no, đơn, hở B. Gồm các ancol no, đa, hở C. Gồm các ancol không no, đơn, hở D. Gồm các ancol no, hở Câu 34: Đốt cháy 1 hợp chất hữu cơ đơn chức, mạch hở A thu được nH2O= nCO2 và nO2= 4nA. Biết rằng A có khả năng cộng H2 tạo ancol đơn chứC. Vậy A là: A. Ancol allylic B. Andehit propionic C. Axeton D. Tất cả đều đúng Câu 35: Cho một hợp chất mạch nhánh X có CTPT C4H8O. Biết X cộng H2 tạo ra ancol, X có khả năng làm mất màu dung dịch nước Brom. Oxi hóa X bằng CuO thu được sản phẩm có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Vậy CTPT X? A. 2- metyl propanal B. 2-metyl propenol C. 2- metyl propanol D. Kết quả khác Câu 36: Sản phẩm chính của phản ứng tách nước (H2SO4, 1700C) của ancol sec-butylic là: A. But-1-en B. But-2-en C. 2- metyl- propen D. Kết quả khác Câu 37: Sản phẩm chính của phản ứng tách nước (H2SO4, 1700C) của ancol (CH3)2 – CH – CH(OH) – CH3 A. 2- metyl but-1-en B. 3-metyl but-1-en C. 2-metyl but-2-en D. 3- metyl but-2-en Câu 38: Anken (CH3)2 – CH – CH=CH2 là sản phẩm tách nước của ancol nào sau đây: A. 2- metyl butan-1-ol B. 2-metyl butan-2-ol C. 3- metyl butan-1-ol D. 2,2-dimetyl propan-1-ol Câu 39: Cho biết số đồng phân của ancol no, đơn, hở từ C3 đến C5 khi tách nước không tạo anken đồng phân( chỉ tạo 1 anken không tính đồng phân hình học): A. C3H7OH: 2 đồng phân; C4H9OH: 3 đồng phân; C5H11OH: 4 đồng phân B. C3H7OH: 1 đồng phân; C4H9OH: 4 đồng phân; C5H11OH: 3 đồng phân C. C3H7OH: 3 đồng phân; C4H9OH: 4 đồng phân; C5H11OH: 3 đồng phân D. C3H7OH: 2 đồng phân; C4H9OH: 2 đồng phân; C5H11OH: 4 đồng phân Câu 40: Đồng phân nào của ancol C4H9OH khi tách H2O ( H2SO4, 1700C) sẽ cho 2 olefin đồng phân: A. Ancol iso-butylic B. 2-metyl propan-2-ol C. Butan-1-ol D. Butan-2-ol Câu 41: Đun nóng 2 ancol có cùng công thức phân tử là C4H10O với H2SO4 đặc, 1700c thu được 2 olefin ( không kể đồng phân hình học). Xác định công thức cấu tạo của 2 ancol: A. n-C4H9OH và sec-C4H9OH B. n-C4H9OH và tert- C4H9OH C. tert-C4H9OH và sec-C4H9OH D. Cả A, B, C Câu 42: Khi đun nóng hỗn hợp 2 ancol trong số 4 ancol có công thức phân tử CH3OH, C2H5OH, C3H7OH với xúc tác và nhiệt độ thích hợp chỉ thu được 1 anken duy nhất. Vậy 2 ancol đó là: A. CH3OH và C2H5OH B. CH3OH và C3H7OH C. C2H5OH và C3H7OH D. A và B đúng Câu 43: Hidrat hóa 2- metyl but-2-en thì thu được sản phẩm chính là: A. 3- metyl butan-1-ol B. 2-metyl butan-2-ol C. 2-metyl butan-1-ol D. Pentan-2-ol Câu 44: Khi hidrat hóa propen và 1 anken A ta thu được 3 ancol có số C trong phân tử nhỏ hơn 5. Tên của A là: A. But-1-en B. But-2-en C. Etilen D. Cả B và C Câu 45: Thực hiện phản ứng tách nước với 1 ancol đơn chức A ở điều kiện thích hợp, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được chất hữu cơ B. Tỉ khối của B so với A là 1,7. Xác định công thức của ancol: A. CH3OH B. C2H5OH C. C3H7OH D. C4H9OH Câu 46: Thực hiện phản ứng tách H2O đơn phân tử với C2H4(OH)2 ta thu được sản phẩm X có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Công thức của X là: A. C2H2 B. CH3CHO C. C2H4 D. C4H6 Câu 47: Glixerin có khả năng hòa tan Cu(OH)2 còn C2H5OH thì không, có khả năng đó là do: A. Độ linh động của H trong nhóm –OH của glixerin cao hơn B. Do ảnh hưởng qua lại giữa các nhóm –OH C. Đây là phản ứng đặc trưng của ancol đa chức có các nhóm –OH liền kề nhau. D. Tất cả A, B, C đều đúng Câu 48: Ancol có thể điều chế được trực tiếp từ: A. Anken B. Andehit hoặc xeton C. Dẫn xuất halogen D. Tất cả đều đúng Câu 49: Phương pháp điều chế ancol etylic trong phòng thí nghiệm: A. Cho etilen tác dụng với H2SO4 loãng nóng B. Cho hỗn hợp hơi etilen và H2O đi qua tháp H3PO4 C. Lên men Glucozo D. Thủy phân dẫn xuất halogen Câu 50: Điều chế glixerin từ propen cần bao nhiêu phản ứng? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Tài liệu đính kèm: