Chuyên đề luyện thi hidrocacbon không no – ankin

doc 6 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 5534Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề luyện thi hidrocacbon không no – ankin", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề luyện thi hidrocacbon không no – ankin
Câu 1: Chọn phát biểu đúng về ankin?
	A. Ankin là gốc hidrocacbon không no
	B. Ankin là hợp chất hữu cơ không no có liên kết ba trong phân tử
	C. Ankin là những hidrocacbon không no mạch hở, có một liên kết ba trong phân tử.
	D. Tất cả đều sai
Câu 2: Một HC có CTCT là : CH3 – CH2 - C≡C – CH(CH3) – CH3. Chất đó có tên là:
	A. 2-metylhex-3-in	B. 5-metylhex-3-in	C. Etyl isopropylaxetilen	D. Cả A, C đều đúng
Câu 3: Gọi tên hợp chất sau theo danh pháp IUPAC: CH3 – C≡C – CH(CH3) –CH3
	A. 4-metylpent-3-in	B. 4-metylpent-2-in	C. 2-metylpent-3-in	D. Cả B, C đều đúng
Câu 4: Gọi tên HC có CTCT sau: CH3 – CH ≡ C – CH(C4H9) – CH3
	A. 4-n-butylpent-2-in	B. 4-metyloct-3-in	C. 4-metyloct-2-in	D. 4-n-butylpent-3-in
Câu 5: Axetilen dễ cho phản ứng thế hơn etilen hơn vì lí do nào sau đây:
	A. Vì phân tử axetilen không bền bằng etilen
	B. Vì phân tử axetilen có 2 liên kết ᴨ còn phân tử etilen chỉ có 1 liên kết ᴨ.
	C. Vì nguyên tử H bên cạnh liên kết ba trong phân tử axetilen linh động hơn nguyên tử hidro bên cạnh liên kết đôi trong phân tử etilen
	D. Vì nguyên tử H trong axetilen ít linh động hơn nguyên tử hidro trong etilen
Câu 6: Ứng với công thức phân tử C5H8. Có bao nhiêu đồng phân ankin?
	A. 2 đồng phân	 B. 3 đồng phân 	C. 4 đồng phân 	D. 5 đồng phân.
Câu 7: Có bao nhiêu đồng phân ankin có CTPT là C5H8 tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra kết tủa màu vàng?
	A. 5	B. 4	C. 3	D. 2
Câu 8: Có bao nhiêu đồng phân ankin có CTPT là C6H10 tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra kết tủa màu vàng?
	A. 3	B. 4	C. 5	D. 6
Câu 9: Vinylaxetilen tạo ra từ hợp chất nào và ở điều kiện nào sau đây :
	A. Từ etilen và axetilen ở 100oc	B. Trùng hợp axetilen ở 100oc có xúc tác CuCl, HCl
	C. Trùng hợp axetilen ở 600oc	D. Trùng hợp etilen ở nhiệt độ cao.
Câu 10 : Axit axetic tác dụng với axetilen cho sản phẩm nào sau đây ?
	A. CH3 – O – CO – CH=CH2	B. CH3 – COO – CH2 – CH3
	C. CH3 – COO – CH=CH2	D. CH3 – COO – C ≡ CH
Câu 11: Sản phẩm chính của phản ứng hoá học sau là gì? C2H5 - C≡ C –CH3 + HBr dư →?
	A. C2H5 – CH =CBr – CH3	B. C2H5 – BrC=CH- CH3	
	C. C2H5 – CHBr – CHBr – CH3	D. C2H5- CBr2 – CH2 – CH3
Câu 12: Với chất xúc tác HgSO4 trong môi trường axit ở nhiệt độ thích hợp khi hidrat hoá propin ta thu được sản phẩm nào sau đây?
	A. CH3 –CHO	B. CH3 – CH2 – CHO	C. CH3 – C(CH3) = O	D. CH3 – CH(CH3) – OH
Câu 13: Ở điều kiện thường axetilen có khả năng tác dụng với dung dịch KMnO4 để tạo thành:
	A. Axit oxalic	B. Etilen glicol	C. Đikali oxalat	D. CO2 và H2O
Câu 14 : Cho phản ứng CH≡CH + KMnO4 + H2O → H2C2O4 + MnO2 + KOH
Hệ số cân bằng trong phương trình hoá học của trên phản ứng lần lượt là:
	A. 3; 8; 6; 3; 8; 8	B. 3; 8; 2; 3; 8; 8	C. 3; 8; 8; 3; 8; 8	D. 3; 8; 4; 3; 8; 8
( Phản ứng của RC≡CR’ + KMnO4 + H2SO4 → RCOOH + R’COOH + MnSO4 + K2SO4 + H2O)
Câu 15: Phản ứng sau cho sản phẩm là gì? CH3 - C≡CH + KMnO4 + H2SO4 →?
	A. CH3COOH, MnSO4, K2SO4, H2O	B. CH3 – CHOH – CH2OH, MnSO4, K2SO4, H2O
	C. CH3 – CHOH – CH2OH, MnO, K2SO4, H2O	D. CH3COOH, MnSO4, K2SO4,CO2, H2O
Câu 16: X → A → B → C → PVA ( poli vinyl axetat). CTCT phù hợp của X là :
	A. CH3 - C≡CH	B. CH3 – C≡C – CH3	C. CH3-CH2-C≡C-CH3	D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 17: Sắp xếp tính linh động của H trong ankan, anken, ankin theo thứ tự tăng dần:
	A. Ankin < anken < ankan	B. Anken < ankin < ankan
	C. Ankan < anken < ankin	D. Anken < ankan < ankin
Câu 18: Trong các hidrocacbon mạch hở sau: C4H10, C4H8, C3H4, C4H6, C4H4. Có bao nhiêu chất tác dụng với dung dịch AgNO3/ NH3 tạo kết tủa vàng?
	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 19: Chất nào không tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 ?
	A. But-1-in	B. But-2-in	C. Etin	D. Propin
Câu 20: Để phân biệt but-1-in và but-2-in người ta dùng thuốc thử nào sau đây?
	A. Dung dịch hỗn hợp KMnO4 + H2SO4	B. Dung dịch AgNO3/ NH3
	C. Dung dịch CuCl / NH3	D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 21: Hỗn hợp X gồm 3 khí C2H6, C2H4, C2H2. Để thu được khí C2H6, người ta cho X lần lượt qua các dung dịch nào sau đây?
	A. Dung dịch thuốc tím	B. Dung dịch AgNO3/NH3 sau đó cho qua dd Br2
	C. Dung dịch Brom	D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 22: Có 4 lọ mất nhãn chứa các khí n-butan, but-2-en, but-1-in, CO2.
Sử dụng thuốc thử nào trong các phương án sau đây để phân biệt 4 khí nói trên?
	A. Dung dịch AgNO3/NH3, dung dịch Ca(OH)2	B. Dung dịch Ca(OH)2 và dung dịch Br2
	C. Khí Clo và dung dịch KMnO4	D. Dung dịch Ca(OH)2, dd AgNO3/NH3, dd Br2
Câu 23: Để phân biệt các khí CH4, H2, C2H4, C2H2 đựng riêng biệt cần sử dụng thuốc thử nào sau đây?
	A. Dung dịch AgNO3/NH3, dung dịch Br2	B. Dung dịch NaOH, dd AgNO3/NH3, dd Br2
	C. Dung dịch KMnO4 và dung dịch Br2 	D. Dung dịch Ca(OH)2, dd AgNO3/NH3, dd Br2
Câu 24: Để tinh chế khí metan có lẫn C2H4, C2H2, SO2. Có thể dùng thuốc thử nào sau đây?
	A. Dung dịch AgNO3/NH3	B. Dung dịch Ca(OH)2 dư
	C. Dung dịch Br2 dư	D. Dung dịch NaOH dư
Câu 25: Trong các họ hidrocacbon: Ankan, anken, ankadien, ankin, xicloankan, xicloanken. Họ hidrocacbon nào đốt cháy cho số mol CO2 lớn hơn số mol H2O?
	A. Ankadien, ankin	B. Ankin, xicloanken
	C. Anken, ankin, ankadien	D. Ankin, ankadien, xicloanken
Câu 26: Tỉ lệ thể tích CO2 và hơi nước (T) biến đổi trong khoảng nào khi đốt cháy hoàn toàn các ankin?
	A. 1 < T ≤ 2 	B. 1 ≤ T ≤ 1,5	C. 0,5 < T ≤ 1	D. 1 < T < 1,5
Câu 27: Khi cho cùng 1 lượng anken và ankin phản ứng với dung dịch Brom thì tốc độ phản ứng :
	A. Anken làm mất màu nước Brom nhanh hơn
	B. Ankin làm mất màu nước Brom nhanh hơn
	C. Tốc độ mất màu của 2 phản ứng là như nhau
	D. Chưa thể kết luận được
Câu 28 : A là hidrocacbon mạch thẳng có C≥2 tác dụng với AgNO3/NH3 theo tỉ lệ mol là 1:1 tạo kết tủa màu vàng. Vậy A là :
	A. HC có 1 nối 3 ở đầu mạch khác C2H2	B. HC có 2 nối ba đầu mạch
	C. Ankin có 1 nối ba đầu mạch	D. Ankin có 2 nối 3 đầu mạch
Câu 29 : Cho A là 1 HC mạch hở không phân nhánh có CTPT là C6H6. Biết 1 mol A tác dụng với AgNO3/NH3 tạo ra 292 gam kết tủa. Tên của A là :
	A. Benzen	B. Hexa -1,3-điin	C. Hexa -1,4-điin	D. Haxe-1,5-điin
Câu 30 : Đốt cháy 1 mol HC X cho ra 5 mol CO2; 1 mol X phản ứng hết với 2 mol AgNO3/NH3. Vậy CTCT của X là :
	A. CH2=CH –CH2 - C≡CH	B. HC≡C – CH2 – C≡CH
	C. CH≡CH –CH2 - CH≡CH	D. CH2= C = CH - C≡CH
Câu 31: A là một HC mạch hở. Đốt cháy A thu được số mol CO2 gấp 2 lần số mol H2O. Mặt khác 0,05 mol A phản ứng vừa hết với dung dịch AgNO3/NH3 thu được 7,95 gam kết tủa. CTCT của A là :
	A. CH≡CH	B. CH2 = CH - C≡CH
	C. CH≡C –CH2 – CH3	D. CH≡C – CH2 – CH2 – CH3
Câu 32: Đốt cháy 1 HC A thu được n H2O = 0,75 n CO2 và n CO2 ≤ 5nA. Xác định CTPT và CTCT của A biết rằng A cho kết tủa với dung dịch AgNO3/NH3.
	A. CH3 –C≡CH	B. CH2=C=CH-CH3	C. CH3- C≡C-CH3	D. CH≡C-CH2-CH3
Câu 33: Hỗn hợp A gồm propin và một ankin X có tỉ lệ mol là 1:1.
Cho 0,3 mol hỗn hợp phản ứng vừa đủ với 0,45 mol dung dịch AgNO3/NH3. X là:
	A. But-1-in	B. But-2-in	C. Axetilen	D. Chưa đủ dữ kiện 
Câu 34: Đốt cháy một HC A cho nH2O = 0,8 nCO2.
Xác định dãy đồng đẳng của HC trên biết A chỉ có thể là anken, ankin hoặc ankadien và A có mạch hở. Có bao nhiêu đồng phân của A cộng H2O ( có xúc tác) cho ra 1 xeton và nhiêu đồng phân cho kết tủa với dung dịch AgNO3/NH. Cho kết quả theo thứ tự sau:
	A. Ankin, C5H8; 2, 1 đồng phân	B. Ankin, ankadien, C5H8; 5, 2 đồng phân
	C. Ankin, C4H4; 2, 1 đồng phân	D. Anken, C4H8; 1. 1 đồng phân
Câu 35: Xác định CTCT của 1 HC A biết rằng 0,1 mol A cộng H2O ( có xúc tác) cho ra 7,2 gam một xeton.
	A. C3H4; CH3 -C≡CH	B. C4H6; CH3 – CH2 -C≡CH
	C. C4H6; CH3-CH2-C≡CH; CH3-C≡C-CH3	D. CH≡CH
Câu 36: Một đồng đẳng của axetilen có 88,9%C. Đồng đẳng đó là chất nào?
	A. C3H4	B. C4H6	C. C5H8	D. C6H10
Câu 37: Một tấn canxi cacbua điều chế được 300 m3 khí axetilen ( đktc). Độ tinh khiết của canxi cacbua là:
	A. 86%	B. 100%	C. 21%	D. 42%
Câu 38: Cho 20 gam canxi cacbua tác dụng với nước lấy dư, thu được 7,3 dm3 khí axetilen ( 200c, 740 mmHg). giả sử hiệu suất đạt 100%, tính độ tinh khiết của canxi cacbua?
	A. 96%	B. 84%	C. 56%	D. 42%
Câu 39: Cho đất đèn chứa 80% CaC2 tác dụng với H2O thu được 17,92 lít khí C2H2 ( đktc). Khối lượng đất đèn cần lấy có giá trị là bao nhiêu ?
	A. 32 gam	B. 60,235 gam	C. 51,2 gam	D. 64 gam
Câu 40: Khi sản xuất đất đèn người ta thu được hỗn hợp chất rắn X gồm CaC2, Ca, CaO. Cho 5,52 gam X tác dụng hết với nước thu được 2,24 lít khí ( đktc) Y có tỉ khối so với H2 bằng 5,8. Tính số mol mỗi chất trong hỗn hợp X.
	A. CaO ( 0,01); Ca ( 0,05); CaC2 ( 0,05)	B. CaO ( 0,01); Ca ( 0,06); CaC2 ( 0,04)
	C. CaO ( 0,01); Ca( 0,02); CaC2 ( 0,08)	D. CaO ( 0,01), Ca ( 0,04); CaC2 ( 0,06)
Câu 41: Cho 13,44 lít khí C2H2 (đktc) qua ống đựng than nung nóng ở 6000C thu được 12,48 gam benzene.
Hiệu suất phản ứng là :
	A. 75%	B. 80%	C. 85%	D. 90%
Câu 42 : Cho 11,2 lít khí C2H2 hợp H2O ( HgSO4, 800C). Tính lượng CH3CHO tạo thành :
	A. 44 gam	B. 22 gam	C. 4,4 gam	D. 12 gam
Câu 43: Hidrat hoá 5,6 lít (đktc) với hiệu suất 80% thì khối lượng sản phẩm tạo thành là :
	A. 0,17 gam	B. 1,2 gam	C. 1,7 gam	D. 3,4 gam
Câu 44: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol HC mạch hở A cho 0,5 mol CO2. Mặt khác 0,1 mol A tác dụng vừa đủ với 0,2 mol dung dịch Br2. CTPT của A là:	
	A. C2H2	B. C3H4	C. C5H8	D. C4H6
Câu 45: Chia hỗn hợp ankin thành 2 phần bằng nhau. 
Đốt cháy phần 1 thu được 1,76 gam CO2 và 0,54 gam H2O
Phần 2 cho tác dụng với dung dịch Br2 dư thì lượng Brom tham gia phản ứng là:
	A. 1,6 gam	B. 3,2 gam	C. 6,4 gam	D. Không xác định được
Câu 46: Chia hỗn hợp ankin làm 2 phần bằng nhau:
	Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch Brom dư thấy khối lượng Brom phản ứng hết 32 gam
	Phần 2: Đốt cháy hoàn toàn thu được 13,2 gam CO2 và m gam H2O. giá trị của m là:	
	A. 1,8 	B. 3,6 	C. 4,8	D. 7,2
Câu 47: Một hỗn hợp gồm 2 ankin khi đốt cháy cho ra 13,2 gam CO2 và 0,36 gam H2O. Tính khối lượng Brom có thể cộng tối đa vào 2 ankin trên?
	A. 8	B. 16	C. 32	D. 22
Câu 48: Cho 6,72 lít ( đktc) hỗn hợp khí C2H4 và C3H4 lội từ từ qua dung dịch Br2 thấy khối lượng bình tăng 10,8 gam. Tính % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu?
	A. 33,3% C2H4; 66,7% C3H4	B. 25% C2H4; 75% C3H4
	C. 20,8% C2H4; 79,2% C3H4	D. 30% C2H4; 70% C3H4
Câu 49: Đốt cháy 1 hỗn hợp HC thu được 2,24 lít khí CO2 ( đktc) và 2,7 gam H2O.Thể tích O2 tham gia phản ứng cháy ở đktc là:
	A. 2,48 	B. 4,53	C. 3,92	D. 5,12
Câu 50: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol HC A rồi cho sản phẩm cháy vào 150 ml dung dịch Ca(OH)2 1M thấy tạo thành 10 gam kết tủa. Vậy A là:	
	A. C2H2 hoặc C2H4	B. C2H4 hoặc C2H6
	C. C2H2 hoặc C2H4 hoặc C2H6	D. C2H2 hoặc C2H4 hoặc C2H6 hoặc CH4
Câu 51: Đốt cháy 1 hỗn hợp X gồm 2 HC A, B đồng đẳng kế tiếp thu được 22 gam CO2 và 5,4 gam H2O. Xác định CTPT và số mol A, B:
	A. Anken C2H4 0,2 mol; C3H6 0,2 mol	B. Ankin C2H2 0,1 mol; C3H4 0,1 mol
	C. Ankin C3H4 0,1 mol; C4H6 0,1 mol	D. Anken C3H6 0,1 mol; C4H8 0,2 mol
Câu 52: Cho một hỗn hợp X gồm 0,1 mol propin và 0,2 mol H2 qua bột xúc tác Ni, t0c thu được hỗn hợp Y. Đốt cháy Y thì lượng H2O thu được là bao nhiêu?
	A. 9 	B. 18	C. 27	D. Kết quả khác
Câu 53: Hỗn hợp X gồm H2, C2H6, C2H2. Cho 6 lít X vào bình chứa Ni nung nóng được 3 lít khí duy nhất( các khí đo ở cùng điều kiện). Phần tram khí C2H6 trong X là:
	A. 30%	B. 25%	C. 40%	D. 50%

Tài liệu đính kèm:

  • docTrac_nghiem_ankin_tong_hop.doc