Chuyên đề luyện thi ancol – phản ứng cháy

doc 2 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 4669Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề luyện thi ancol – phản ứng cháy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề luyện thi ancol – phản ứng cháy
Câu 1: Có 1 chất hữu cơ đơn chức mạch hở Y. Khi đốt cháy Y ta thu được CO2 và H2O với số mol như nhau và số mol O2 dùng cho phản ứng gấp 4 lần số mol của Y. CTPT của Y là:
	A. C4H8O 	B. C3H6O 	C. C3H8O 	D. C2H4O
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 1,52 gam một ancol X thu được 1,344 lít CO2 (đktc) và 1,44 gam nước. CTPT của X?
	A. C3H6(OH)2 	B. C3H7OH	C. C2H4(OH)2 	D. Kết quả khác
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 2 ancol đồng đẳng của metanol thu được 70,4 gam CO2 và 39,6 gam H2O. Vậy m có giá trị nào sau đây?
	A. 3,32 gam	B. 33,2 gam	C. 16,6 gam	D. 24,9 gam
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 8,41 gam một ancol không no ( 1 liên kết C=C), đơn hở X thu được 9,744 lít khí CO2 (đktc). Xác định CTPT của X?
	A. C4H8O	B. C5H10O	C. C3H6O	D. C4H9OH
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 40,6 gam một ancol đơn chức cần vừa đủ 82,32 lít khí O2 (đktc) thu được 107,8 gam CO2. Xác định CTPT của ancol ban đầu?	
	A. C4H10O	B. C5H12O	C. C6H14O	D. C7H16O 
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 19,68 gam hỗn hợp 2 ancol no đơn hở đồng đẳng liên tiếp thu được 23,76 gam H2O. 
a. Xác định CTPT của 2 ancol trên?
	A. C2H5OH và C3H7OH	B. CH3OH và C2H5OH	C. C3H7OH và C4H9OH	D. C4H9OH và C5H11OH
 b. Tính % về thể tích 2 ancol?
	A. 50%; 50%	B. 20%; 80%	C. 30%; 70%	D. 60%; 40%
Câu 7: a. Đốt cháy a mol ancol no cần 2,5a mol oxi. Biết ancol đó không làm mất màu dd brom. CTPT của ancol là:
	A. C2H4(OH)2 	B. C3H6(OH)2 	C. C3H5(OH)3 	D. C2H6O
	 b. X là một ancol (rượu) no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X cần 5,6 gam oxi, thu được hơi nước và 6,6 gam CO2. Công thức của X là?
	A. C3H6(OH)2.	B. C2H4(OH)2.	C. C3H5(OH)3.	D. C3H7OH.	
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol A no, hở cần 3,5 mol O2. Xác định công thức của ancol A:
	A. C2H5OH	B. C2H4(OH)2	C. C3H6(OH)2	D. C3H5(OH)3
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 2 ancol đồng đẳng của metanol thu được 70,4 gam CO2 và 39,6 gam H2O. Vậy m có giá trị nào sau đây?
	A. 3,32 gam	B. 33,2 gam	C. 16,6 gam	D. 24,9 gam
Câu 10: Đốt cháy 0,15 mol một rượu no, đơn hở cần V lít khí O2 (đktc) thu được khí CO2 và 8,1 gam H2O. Tính V?
	A. 8,96	B. 10,08	C. 11,2	 	D. 12,32
Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn 1 hợp chất A chứa C, H, O và 1 loại nhóm chức, có CTPT trùng với CTĐGN thu được V lít khí CO2 luôn bằng 3/4 V của hơi H2O và bằng 6/7 V của Oxi đã phản ứng (đo ở cùng điệu kiện ). Biết A có phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam. Xác định A:
	A. C3H7OH	B. C2H4(OH)2	C. C3H6(OH)2	D. C3H5(OH)3
Câu 12: Đốt cháy hỗn hợp 2 ancol đồng đẳng có số mol bằng nhau thu được CO2 và H2O có tỉ lệ số mol là 3 : 4.
a. CTPT của 2 ancol là:
	A. CH3OH và C3H7OH	B. C2H5OH và C3H7OH	C. CH3OH và C2H5OH	D. C2H5OH và C4H9OH
b. Phần trăm về khối lượng các ancol theo thứ thự tăng dần về KLPT là:	
	A. 50%, 50%	B. 81,59%, 18,41%	C. 77,66%, 22,34%	D. Kết quả khác
Câu 13: Đốt cháy 1 hỗn hợp 2 ancol đồng đẳng liên tiếp ta thu được CO2 và H2O có tỉ lệ số mol là 7:10
 a. CTPT của ancol là:
	A. CH3OH và C2H5OH	B. C2H5OH và C3H7OH	C. C3H7OH và C4H9OH	D. C4H9OH và C5H11OH
 b. Phần trăm về thể tích của ancol theo thứ tự tăng dần về khối lượng phân tử:
	A. 50%, 50%	B. 66,67%, 33,33%	C. 30%, 70%	D. 33,33%, 66,67%
Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 2 ancol đồng đẳng liên tiếp nhau thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc) và 9 gam H2O. a. Xác định công thức phân tử của 2 ancol:
	A. CH3OH, C2H5OH	B. C2H5OH, C3H7OH	C. C3H7OH, C4H9OH	D. Kết quả khác.
 b. Trộn m gam hỗn hợp 2 ancol trên với 6 gam ancol X rồi đốt cháy hoàn toàn thu được 13,44 lít khí CO2 và 16,2 gam H2O. Tìm công thức phân tử của X.
	A. C3H7OH	B. C3H8O2	C. C3H8O3	D. C4H9OH
Câu 15: Đem đốt cháy 2 ancol no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thì thu được tỉ lệ số mol CO2 và H2O sinh ra lần lượt là 9:13. Phần trăm số mol mỗi ancol trong hỗn hợp ban đầu ( theo thứ tự ancol có số C nhỏ, ancol có số C lớn) ?
	A. 40%, 60%	B. 25%, 75%	C. 75%, 25%	D. 30%, 70%
Câu 16: Ancol X tác dụng được với Cu(OH)2. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần V lít khí O2 (đktc) thu được 0,4 mol CO2 và 0,6 mol H2O. Tính giá trị của m và V tương ứng ?
	A. 12,4 và 8,96	B. 12,4 và 11,2	C. 11,6 và 8,96	D. 11,6 và 11,2
Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một ancol X no mạch hở, cần vừa đủ 8,96 lít khí O2 (đktc). Mặt khác nếu cho 0,2 mol X tác dụng vừa đủ với m gam Cu(OH)2 thì tạo thành dung dịch màu xanh lam. Tên X và giá trị m ?
	A. Propan -1,2-điol và 9,8 gam	B. Propan -1,2-điol và 4,9 gam
	C. Glixerol và 9,8 gam	D. Etilen glycol và 9,8 gam
Câu 18: Hỗn hợp khí và hơi gồm CH3OH, C2H6 , C3H8 , C2H5 – O – CH3 có tỉ khối hơi so với H2 là 23. Đốt cháy hoàn toàn 11,5 gam hỗn hợp trên thu được V lít khí CO2 (đktc) và 14,4 gam H2O. Tính V ?
	A. 13,32	B. 11,2	C. 12,32	D. 13,4
Câu 19 : Hỗn hợp X gồm ancol etylic và hai hidrocacbon thuộc cùng dãy đồng đẳng. Hóa hơi m gam X thu được thể tích bằng thể tích của 0,96 gam oxi ở cùng điều kiện. Mặt khác đốt cháy m gam X cần vừa đủ 0,3 mol O2 sau phản ứng thu được 0,195 mol CO2. Tính % về số mol của C2H5OH trong hỗn hợp ban đầu ?
	A. 60%	B. 50%	C. 70%	D. 25%
Câu 20 : Đốt cháy hoàn toàn 1 thể tích hơi ancol no A mạch hở, thu được CO2 và H2O có tổng thể tích gấp 5 lần thể tích hơi ancol A đã dùng (ở cùng điều kiện). Vậy số công thức cấu tạo của A là?
	A. 1	B. 2.	C. 3.	D. 4.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT chuyên Hà Giang, năm 2015)
Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn ancol X được CO2 và H2O có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 4; thể tích oxi cần dùng để đốt cháy X bằng 1,5 lần thể tích CO2 thu được (đo cùng điều kiện). Công thức phân tử của X là
A. C3H8O. 	B. C3H8O2. 	C. C3H4O. 	D. C3H4O2.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT chuyên Lê Quý Đôn – Đà Nẵng, năm 2015)
Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một ancol đơn chức trong 1,4 mol O2 (dư), thu được tổng số mol các khí và hơi bằng 2 mol. Khối lượng ancol ban đầu đem đốt cháy là: 
	A. 14,8 gam.	B. 18,0 gam.	C. 12,0 gam.	D. 17,2 gam.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Nguyễn Khuyến – TP.HCM, năm 2015)
Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm ba ancol cùng dãy đồng đẳng, thu được 9,408 lít khí CO2 (đktc) và 12,24 gam H2O. Giá trị của m là?
	A. 10,96.	B. 9,44.	C. 10,56.	D. 14,72.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Sào Nam – Quảng Nam, năm 2015)
Câu 24: Ancol X tác dụng được với Cu(OH)2. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần x lít O2 (đktc), thu được 0,4 mol CO2 và 0,6 mol H2O. Giá trị của m và x tương ứng là:
	A. 9,2 và 13,44.	B. 12,4 và 13,44.	C. 12,4 và 11,2.	D. 9,2 và 8,96.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT chuyên Lê Quy Đôn, năm 2015)
Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn 5,16 gam hỗn hợp X gồm các ancol , bằng một lượng khí O2 (vừa đủ) thu được 12,992 lít hỗn hợp khí và hơi (ở đktc). Sục toàn bộ lượng khí và hơi trên vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch trong bình giảm m gam. Giá trị của m là :
	A. 7,32.	B. 6,46.	C. 7,48	.D. 6,84.
Câu 26: Hiđrat hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm các hiđrocacbon thu hỗn hợp chỉ gồm các ancol no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp ancol này rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, kết thúc phản ứng thu được 118,2 gam kết tủa. Giá trị của m là?
	A. 4,2.	B. 16,8.	C. 8,4.	D. 12,6.
Câu 27: Hỗn hợp X gồm ancol etylic, etylen glicol và glixerol. Đốt cháy m gam X thu được 1 mol CO2 và 1,4 mol H2O. Cũng m gam X tác dụng tối đa với 14,7 gam Cu(OH)2. Giá trị của m là?
	A. 20,0.	B. 29,2.	C. 40,0.	D. 26,2.
 (Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 3 – THPT chuyên Đại học Vinh – Nghệ An, năm 2015)
Câu 28: Cho 1 bình kín dung tích 35 lít chứa hỗn hợp A gồm hơi 3 ancol đơn chức X, Y, Z và 1,9 mol O2 (ở 68,250C; 2 atm). Đốt cháy hết rượu rồi đưa nhiệt độ bình về 163,80C thì áp suất trong bình lúc này là P. Làm ngưng tụ hơi H2O được 28,8 gam H2O và còn lại 22,4 lít CO2 (đktc). Tính P?

Tài liệu đính kèm:

  • docAncol_dot_chay_day_du.doc