Chủ đề: Các loại phản ứng hóa học (Phản ứng oxi hóa khử, axit – bazơ, chất khử, chất oxit hóa, axit, bazơ.....)

doc 1 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 2120Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chủ đề: Các loại phản ứng hóa học (Phản ứng oxi hóa khử, axit – bazơ, chất khử, chất oxit hóa, axit, bazơ.....)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề: Các loại phản ứng hóa học (Phản ứng oxi hóa khử, axit – bazơ, chất khử, chất oxit hóa, axit, bazơ.....)
 Chủ đề 5: Các loại phản ứng hóa học
 (Phản ứng oxi hóa khử, axit – bazơ, chất khử, chất oxit hóa, axit, bazơ.....)
VQ1: Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, 
FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là 
 A. 7. B. 6. C. 8. D. 5. 
VQ2: Cho các phản ứng sau: 
 a) FeO + HNO3 (đặc, nóng) → b) FeS + H2SO4 (đặc, nóng) → c) Al2O3 + HNO3 (đặc, nóng) → 
 d) Cu + dung dịch FeCl3 → e) CH3CHO + H2 (t0, xt Ni)→ g) C2H4 + Br2 → 
 f) glucozơ + AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3 → h) glixerol (glixerin) + Cu(OH)2 → 
Dãy gồm các phản ứng đều thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử là: 
A. a, b, c, d, e, h. B. a, b, c, d, e, g. C. a, b, d, e, f, g. D. a, b, d, e, f, h. 
VQ3: Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2 thì một phân tử CuFeS2 sẽ 
 A. nhường 12 electron. B. nhận 13 electron. C. nhận 12 electron. D. nhường 13 electron. 
VQ4: Cho 4 phản ứng: 
(1) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (2) 2NaOH + (NH4)2SO4 → Na2SO4 + 2NH3 + 2H2O 
(3) BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3 + 2NaCl (4) 2NH3 + 2H2O + FeSO4 → Fe(OH)2 + (NH4)2SO4 
Các phản ứng thuộc loại phản ứng axit - bazơ là 
 A. (2), (3). B. (1), (2). C. (2), (4). D. (3), (4). 
VQ5: Cho dãy các chất: FeO, Fe(OH)2, FeSO4, Fe3O4, Fe2(SO4)3, Fe2O3. Số chất trong dãy bị oxi hóa khi tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng là 
 A. 3. B. 5. C. 4 D. 6. 
VQ6: Cho dãy các chất: KOH, Ca(NO3)2, SO3, NaHSO4, Na2SO3, K2SO4. Số chất trong dãy tạo thành kết tủa khi phản ứng với dung dịch BaCl2 là 
 A. 4. B. 6. C. 3. D. 2. 
VQ7: Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra 
 A. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu. B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+. 
 C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu. D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+
VQ8: Cặp chất không xảy ra phản ứng hoá học là 
A. Cu + ddFeCl3. B. Fe + dd HCl. C. Fe + dd FeCl3. D. Cu + dd FeCl2. 
VQ9: Hai kim loại X, Y và các dung dịch muối clorua của chúng có các phản ứng hóa học sau: 
 X + 2YCl3 → XCl2 + 2YCl2; Y + XCl2 → YCl2 + X. Phát biểu đúng là: 
 A. Ion Y2+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion X2+. B. Kim loại X khử được ion Y2+. 
 C. Kim loại X có tính khử mạnh hơn kim loại Y. D. Ion Y3+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion X2 +. 
VQ10: Cho các phản ứng sau:
4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O. 2HCl + Fe → FeCl2 + H2. 6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2.
14HCl + K2Cr2O7→ 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O. 6HCl +2KMnO4→ 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 +8H2O.
Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxi hóa là 
 A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
VQ11: Cho biết các phản ứng xảy ra sau: 2FeBr2 + Br2 → 2FeBr3 2NaBr + Cl2 → 2NaCl + Br2 
Phát biểu đúng là: 
 A. Tính khử của Cl- mạnh hơn của Br -. B. Tính oxi hóa của Br2 mạnh hơn của Cl2. 
 C. Tính khử của Br- mạnh hơn của Fe2+ . D. Tính oxi hóa của Cl2 mạnh hơn của Fe3+. 
Các bạn xem chi tiết tại hochoa.com

Tài liệu đính kèm:

  • docCac_loai_phan_ung_hoa_hocDanh_cho_on_thi_CD_DH_rat_huu_ich.doc