Câu hỏi ôn tập học kì II môn Vật lí 7 năm học: 2015 – 2016

doc 2 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1078Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập học kì II môn Vật lí 7 năm học: 2015 – 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi ôn tập học kì II môn Vật lí 7 năm học: 2015 – 2016
CÂU HỎI ÔN TẬP HKII VL7
Năm học: 2015 – 2016
Câu 1: Có mấy loại điện tích? Kể tên. Các vật nhiễm điện tương tác với nhau như thế nào khi đặt chúng gần nhau?
- Có hai loại điện tích: điện tích âm và điện tích dương.
- Hai vật nhiễm điện đặt gần nhau:
+ Nếu hai vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau.
+ Nếu hai vật nhiễm điện khác loại thì hút nhau.
Câu 2: Khi nào một vật nhiễm điện âm? Tại sao trước khi cọ xát, các vật không hút các mảnh giấy vụn?
- Khi vật nhận thêm electron.
- Vì lúc đó các vật chưa nhiễm điện. Các điện tích (+) và (-) trung hòa nhau.
Câu 3: Dòng điện là gì? Bóng đèn dây tóc phát sáng chứng tỏ được điều gì?
- Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
- Khi bóng đèn dây tóc phát sáng chứng tỏ có dòng điện chạy qua.
Câu 4: Chất cách điện là gì? Kể tên ba loại chất cách điện.
- Chất cách điện là chất không cho dòng điện chạy qua.
- Ba loại chất cách điện như: gỗ khô, thủy tinh, nhựa 
Câu 5: Nguồn điện có khả năng gì? Hãy nêu ba thiết bị điện dùng pin có trong gia đình em.
- Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện cho thiết bị điện hoạt động.
- Ba thiết bị điện dùng pin như: điện thoại di động, đèn pin, đồng hồ.
Câu 6: Dòng điện trong kim loại là gì? Kim loại là vật dẫn điện hay cách điện? Tại sao?
- Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do chuyển dời có hướng.
- Kim loại là chất dẫn điện tốt.
- Vì trong kim loại có sẵn các electron tự do có thể dịch chuyển có hướng.
Câu 7: Hãy kể tên các tác dụng của dòng điện. Mỗi tác dụng nêu một công cụ minh họa cho mỗi tác dụng đó.
- Tác dụng nhiệt: Bóng đèn dây tóc.
- Tác dụng phát sáng: bóng đèn của bút thử điện.
- Tác dụng từ: nam châm điện.
- Tác dụng hóa học: mạ vàng.
- Tác dụng sinh lý: châm cứu điện.
Câu 8: Cho các dụng cụ điện sau; quạt điện, nồi cơm điện, tivi, ấm đun nước điện, máy khoan, máy sấy tóc. Khi các dụng cụ trên hoạt động thì thì tác dụng nhiệt của dòng điện là có ích đối với dụng cụ nào? Không có ích đối với dụng cụ nào?
- Tác dụng nhiệt có ích: nồi cơm điện, ấm đun nước điện, máy sấy tóc.
- Tác dụng nhiệt không có ích: máy khoan, quạt điện, tivi.
Câu 9: Ampe kế dùng để làm gì? Đơn vị cường độ dòng điện là gì?
- Ampe kế dùng để đo cường độ dòng điện.
- Đơn vị của cường độ dòng điện là ampe. (A).
Câu 10: Nếu sơ ý để cho dòng điện đi qua cơ thể người thì tác dụng sinh lý của dòng điện sẽ làm cho cơ thể người như thế nào?
Nếu sơ ý để cho dòng điện đi qua cơ thể người thì tác dụng sinh lý của dòng điện sẽ làm cho cơ thể người như:
- Làm các cơ co giật.
- Làm tim ngừng đập.
- Làm ngạt thở và thần kinh bị tê liệt.
Câu 11: Đơn vị đo hiệu điện thế là gì? Để đo hiệu điện thế thì dùng dụng cụ gì? Mắc dụng cụ đó như thế nào để đo hiệu điện thế trong mạch.
- Đơn vị đo hiệu điện thế là vôn (V).
- Để đo hiệu điện thế người ta dùng vôn kế.
- Mắc vôn kế song song với dụng cụ cần đo hiệu điện thế.
Câu 12: Số vôn ghi trên mỗi nguổn điện cho biết gì?
Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện là giá trị của hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi chưa mắc vào mạch.
Câu 13: Hãy viết công thức tính hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong đoạn mạch mắc nối tiếp gồm 2 bóng đèn.
Công thức tính hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong đoạn mạch mắc nối tiếp gồm 2 bóng đèn:
- Cường độ dòng điện: 
- Hiệu điện thế: 
Câu 14: Các bóng đèn trong gia đình được mắc nối tiếp hay song song? Tại sao phải mắc như vậy?
- Các dụng cụ điện trong gia đình đều được mắc song song.
- Vì khi mắc các bóng đèn song song, để khi một bóng đèn bị hỏng thì các bóng đèn còn lại vẫn sáng bình thường.
Câu 15: Nêu các quy tắc an toàn khi sử dụng điện?
Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện
- Chỉ làm thí nghiệm với nguồn điện dưới 40V.
- Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc cách điện.
- Không tự mình chạm vào mạng điện dân dụng và các thiết bị điện không biết rõ cách sử dụng.
- Khi có người bị điện giật thì không được chạm vào mà phải tìm cách ngắt điện và gọi cấp cứu.
GV: PHẠM MINH SƠN

Tài liệu đính kèm:

  • docON_TAP_VAT_LI_7_KI_2.doc