Câu hỏi ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 (Có đáp án)

docx 15 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Lượt xem 479Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 (Có đáp án)
CÂU HỎI ÔN TẬP HKI K10
CHƯƠNG 1: NGUYÊN TỬ
* BIẾT.
Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là
A. proton, nơtron.	B. nơtron, electron.
C. electron, nơtron, proton.	D. electron, proton.
Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng
A. số khối.	B. số nơtron.
C. số nơtron và proton.	D. số proton.
Các đồng vị của cùng một nguyên tố hoá học thì chúng có chung đặc điểm nào sau đây?
A. số electron hoá trị.	B. số lớp electron.	C. số hạt nơtron.	D. số hạt proton.
Kí hiệu phân lớp electron nào sau đây là sai?
A. 2p7.	B. 4d6.	C. 3s2.	D. 4f14.
Trong nguyên tử, lớp electron nào liên kết chặt chẻ với hạt nhân nhất?
A. M.	B. L.	C. K.	D. N.
Lớp thứ N (n=4) có số electron tối đa là ( 2n mũ 2 )
A. 16.	B. 50.	C. 8.	D. 32.
Số electron tối đa trong phân lớp d là
A. 2.	B. 10.	C. 6.	D. 14.
Các hạt cấu tạo nên nguyên tử của hầu hết các nguyên tố là
A. proton, nơtron.	B. nơtron, electron.
C. electron, proton.	D. electron, nơtron, proton.
Lớp thứ 3 (n=3) có số phân lớp là
A. 7.	B. 4.	C. 3.	D. 5.
Số e tối đa trong các phân lớp s, p, d, f lần lượt là
A. 2, 8, 18, 32.	B. 2, 6, 10, 14.	C. 2, 10, 14, 18.	D. 2, 8, 14, 10.
Trong nguyên tử hạt mang điện là
A. hạt nơtron và electron.	B. hạt electron.
C. hạt proton và electron.	D. hạt proton.
Cấu hình electron của nguyên tử biểu diễn
A. thứ tự tăng dần các mức và phân mức năng lượng của electron.
B. sự phân bố các electron trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau.
C. thứ tự giảm dần các mức và phân mức năng lượng của các electron.
D. sự chuyển động của electron trong nguyên tử.
Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Nguyên tử được cấu thành từ các hạt cơ bản là proton, nơtron và electron.
B. Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.
C. Hạt nhân nguyên tử được cấu thành từ các hạt proton và nơtron.
D. Vỏ nguyên tử được cấu thành từ các hạt electron.
Số khối A của hạt nhân là
A. tổng số electron và proton.	B. tổng số electron và nơtron.
C. Tổng số proton và nơtron.	D. Tổng số proton, nơtron và electron.
Cho 3 kí hiệu nguyên tử sau: , , . Các nguyên tử nào là đồng vị của cùng một nguyên tố?
A. X và Y.	B. Y và Z.	C. X và Z.	D. X, Y và Z.
* HIỂU.
Cấu hình electron nào sau đây là của kim loại:
A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1.	B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5.
C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4.	D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3.
Số hiệu nguyên tử của một nguyên tố là 53. Nguyên tử đó có
A. 53 electron và 53 proton.	B. 53 electron và 53 nơtron.
C. 53 proton và 53 nơtron.	D. 53 nơtron.
Cấu hình electron 1s22s22p63s23p64s1 là của nguyên tử nào sau đây?
A. F(Z=9).	B. Na(Z=11).	C. K(Z=19).	D. Cl(Z=17).
Cấu hình electron của nguyên tử 27X là 1s22s22p63s23p1. Hạt nhân nguyên tử X có
A. 13 nơtron.	B. 14 proton.
C. 13 proton và 14 nơtron.	D. 14 proton và 13 nơtron.
Nguyên tố nào sau đây là khí hiếm?
A. X(Z=6).	B. Y(Z=11).	C. M(Z=2).	D. N(Z=19).
Kí hiệu nguyên tử thể hiện đặc trưng cho nguyên tử vì nó cho biết
A. số khối A.	B. số hiệu nguyên tử Z.
C. nguyên tử khối của nguyên tử.	D. số khối A và số hiệu nguyên tử Z.
Điều nào sau đây sai?
A. Số hiệu nguyên tử bằng số đơn vị điện tích hạt nhân.
B. Số proton trong nguyên tử bằng số nơtron.
C. Số proton trong nguyên tử bằng số đơn vị điện tích hạt nhân.
D. Số proton trong hạt nhân bằng số electron ở lớp vỏ nguyên tử.
Số nơtron của các nguyên tử sau: lần lượt là:
A. 6, 7, 8.	B. 6, 8, 7.	C. 6, 7, 6.	D. 12, 14, 14.
Cấu hình electron nào sau đây là đúng?
A. 1s22s22p63s23p6.	B. 1s22s22p63s23p34s2.
C. 1s22s22p63s23p7.	D. 1s22s22p63s23p54s1.
* VẬN DỤNG.
Trong tự nhiên, nguyên tố brom có 2 đồng vị là và . Nếu nguyên tử khối trung bình của brom là 79,91 thì phần trăm của 2 đồng vị này lần lượt là:
A. 35% và 65%.	B. 45,5% và 54,5%.	
C. 54,5% và 45,5%.	D. 61,8% và 38,2%.
Nguyên tố Argon có 3 đồng vị: Xác định nguyên tử khối trung bình của Argon?
A. 39,75.	B. 37,55.	C. 39,99.	D. 39,96.
Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt bằng 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Số khối của nguyên tử X là
A. 52.	B. 48.	C. 56.	D. 54.
Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt bằng 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Kí hiệu nguyên tử của nguyên tố X là:
A. .	B. .	C. .	D. .
Tổng số hạt p, n, e của một nguyên tử bằng 155, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33. Số khối của nguyên tử đó
A. 108.	B. 148.	C. 188.	D. 150.
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt bằng 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Số hạt nơtron trong nguyên tử nguyên tố X là
A. 30.	B. 26.	C. 27.	D. 22.
Trong tự nhiên cacbon có 2 đồng vị bền là và . Nguyên tử khối trung bình của cacbon là 12,011. Phần trăm của 2 đồng vị trên lần lượt là:
A. 98,9% và 1,1%.	B. 49,5% và 51,5%.	
C. 99,8% và 0,2%.	D. 75% và 25%.
Nguyên tố đồng có 2 đồng vị bền là và . Nguyên tử khối trung bình của đồng vị là 63,54. Thành phần phần trăm của đồng vị là:
A. 80%.	B. 20%.	C. 35%.	D. 73%.
Trong tự nhiên, nguyên tố clo có 2 đồng vị là và , nguyên tử khối trung bình của clo là 35,5. Phần trăm của 2 đồng vị trên lần lượt là:
A. 80% và 20%.	B. 70% và 30%.	C. 60% và 40%.	D. 75% và 25%.
Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 34. Biết số nơtron nhiều hơn số proton là 1. Số hiệu nguyên tử của X là
A. 11.	B. 19.	C. 21.	D. 23.
Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố R là 79,91. Trong tự nhiên R có 2 đồng vị bền. Biết đồng vị chiếm 54,5%. Số khối của đồng vị thứ hai là:
A. 80.	B. 81.	C. 82.	D. 83.
Nguyên tử cacbon có 2 đồng vị: chiếm 98,98% và chiếm 1,11%. Nguyên tử khối trung bình của cacbon là:
A. 12,500.	B. 12,011.	C. 12,022.	D. 12,055.
* VẬN DỤNG CAO.
Nguyên tố R có hai đồng vị (R1, R2) và nguyên tử khối trung bình của R là 63,54. Tổng số khối của 2 đồng vị là 128 và phần trăm số nguyên tử của đồng vị R1, R2 lần lượt là 27% và 73%. Xác định số khối của R1 và R2?
A. 63 và 65.	B. 62 và 66.	C. 67 và 62.	D. 65 và 63.
Nguyên tử khối trung bình của R là 79,91. R có 2 đồng vị R1 (54,5%); R2 (45,5%) và tổng số khối của 2 đồng vị là 160. Số khối của R1 và R2 lần lượt là:
A. 77 và 83.	B. 78 và 82.	C. 79 và 81.	D. 75 và 85.
Nguyên tử khối trung bình của R là 121,76. R có 2 đồng vị R1 (62%); R2 (38%) và tổng số khối của 2 đồng vị là 244. Xác định số khối của R1 và R2?
A. 121 và 123.	B. 124 và 120.	C. 119 và 125.	D. 117 và 127.
Trong tự nhiên clo có hai đồng vị bền: chiếm 24,23% tổng số nguyên tử, còn lại là . Thành phần phần trăm theo khối lượng của trong hợp chất HClO4 là: (H = 1; O = 16)
A. 8,92%.	B. 8,43%.	C. 8,56%.	D. 8,79%.
Clo trong tự nhiên có 2 đồng vị là: và khối lượng nguyên tử trung bình là 35,5u. Khối lượng nguyên tử trung bình của đồng là 63,54u. Tính thành phần phần trăm về khối lượng của có trong hợp chất CuCl2?
A. 13,75%.	B. 41,25%.	C. 6,88%.	D. 9,34%.
Trong tự nhiên clo có hai đồng vị bền: chiếm 24,23% tổng số nguyên tử, còn lại là . Tính phần trăm về khối lượng của chứa trong hợp chất KClO3? (K = 39; O = 16)
A. 5,29%.	B. 7,55%.	C. 6,35%.	D. 7,32%
CHƯƠNG 2: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
* BIẾT.
Số nguyên tố thuộc chu kỳ 2 là
A. 8.	B. 18.	C. 32.	D. 2.
Nguyên tử của các nguyên tố thuộc chu kì 3 có số lớp electron là
A. 3.	B. 2.	C. 4.	D. 5.
Các nguyên tố thuộc nhóm VA có số electron hóa trị là:
A. 3.	B. 2.	C. 4.	D. 5.
Khi biết số thứ tự ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn, ta không thể suy ra
A. số hiệu nguyên tử.	B. số nơtron.
C. số proton.	D. số đơn vị điện tích hạt nhân.
Số thứ tự ô nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn bằng
A. số hiệu nguyên tử.	B. số khối.	C. số nơtron.	D. số electron hóa trị.
Trong bảng hệ thống tuần hoàn, số thứ tự của chu kỳ bằng
A. số electron hoá trị.	B. số lớp electron.
C. số electron lớp ngoài cùng.	D. số hiệu nguyên tử.
Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A trong bảng tuần hoàn sẽ có cùng:
A. số electron lớp ngoài cùng (electron hóa trị).	
B. số hiệu nguyên tử.
C. số lớp electron.	
D. số khối.
Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử của nó có cùng
A. số electron.	B. số electron hóa trị.
C. số lớp electron.	D. số electron ở lớp ngoài cùng.
Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, số chu kì nhỏ và chu kì lớn lần lượt là:
A. 3 và 3.	B. 4 và 3.	C. 3 và 4.	D. 4 và 4.
Số nguyên tố trong chu kì 3 và 4 lần lượt là:
A. 8 và 8.	B. 18 và 32.	C. 8 và 18.	D. 18 và 18.
Nhóm A bao gồm các họ nguyên tố:
A. họ nguyên tố s.	B. họ nguyên tố p.
C. họ nguyên tố d và nguyên tố f.	D. họ nguyên tố s và họ nguyên tố p.
Đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử các nguyên tố khi tham gia hình thành liên kết hoá học là
A. Tính kim loại.	B. Tính phi kim.
C. Điện tích hạt nhân.	D. Độ âm điện.
* HIỂU.
Nguyên tử của nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm IVA có số hiệu nguyên tử là
A. 13.	B. 14.	C. 21.	D. 22.
Nguyên tố hóa học X có cấu hình electron hóa trị là 3d34s2. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
A. Chu kì 4, nhóm VA.	B. Chu kì 4, nhóm VB.
C. Chu kì 4, nhóm IIA.	D. Chu kì 4, nhóm IIIB.
Nguyên tử nguyên tố X có số thứ tự là 16, vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
A. chu kì 3, nhóm IVA.	B. chu kì 3, nhóm VIA.
C. chu kì 4, nhóm VIA.	D. chu kì 2, nhóm IIA.
Một nguyên tố ở chu kì 3, nhóm VA, cấu hình electron là
A. 1s22s22p63s13p4.	B. 1s22s22p63s23p5.	
C. 1s22s22p63s23p6.	D. 1s22s22p63s23p3.
Cho những đại lượng và tính chất nào của nguyên tố hoá học sau đây:
(a). Khối lượng nguyên tử. 	(d). Bán kính nguyên tử
(b). Tính kim loại, tính phi kim. 	(e). Độ âm điện.
(c). Tính axit – bazơ của các hiđroxit. 	(f). Cấu hình electron lớp ngoài cùng.
Những tính chất biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của hạt nhân nguyên tử?
A. a, b, c, d, e.	B. a, b, c, e, f.	C. b, c, d, e, f.	D. a, b, e, d, f.
Nguyên tố X thuộc chu kỳ 4, nhóm VIA, cấu hình electron của X là
A. 1s22s22p63s23p5.	B. 1s22s22p63s23p64s1.
C. 1s22s22p63s23p64s24p5.	D. 1s22s22p63s23p63d104s24p4.
Nguyên tố X có số thứ tự 38, trong bảng tuần hoàn X thuộc
A. chu kì 4, nhóm IA.	B. chu kì 4, nhóm IIA.
C. chu kì 5, nhóm IA.	D. chu kì 5, nhóm IIA.
Một nguyên tố R có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p4, công thức hợp chất khí với hiđro và công thức oxit cao nhất của R lần lượt là:
A. RH2, RO.	B. RH2, RO3.	C. RH2, RO2.	D. RH5, R2O5.
Trong một chu kì đi từ trái sang phải, khi điện tích hạt nhân tăng thì điều khẳng định nào sau đây không đúng?
A. bán kính nguyên tử giảm.	B. tính kim loại giảm.
C. độ âm điện giảm.	D. tính phi kim tăng.
Nguyên tố X có cấu hình electron là 1s22s22p3. Vậy vị trí X trong bảng tuần hoàn và công thức hợp chất khí với hiđro của X là
A. chu kì 2, nhóm VA, HXO3.	B. chu kì 2, nhóm VA, XH4.
C. chu kì 2, nhóm VA, XH3.	D. chu kì 2, nhóm VA, XH2.
Đi từ trái sang phải, thứ tự tăng dần bán kính nguyên tử nào sau đây đúng?
A. 9F, 17Cl, 15P, 13Al, 11Na.	B. 11Na, 13Al, 15P, 17Cl, 9F.
C. 17Cl, 15P, 13Al, 11Na, 9F.	D. 17Cl, 9F, 15P, 13Al, 11Na.
Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố R là 1s22s22p63s23p5. Vị trí của R trong bảng tuần hoàn là
A. chu kì 3, nhóm VA.	B. chu kì 3, nhóm VIB.
C. chu kì 3, nhóm VIIA.	D. chu kì 5, nhóm VA.
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Bảng tuần hoàn gồm có các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm.
B. Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
C. Bảng tuần hoàn có 7 chu kì, số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử.
D. Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau dẫn đến tính chất hóa học gần giống nhau.
Trong bảng tuần hoàn, đại lượng nào sau đây biến đổi tuần hoàn?
A. khối lượng nguyên tử.	B. số proton trong hạt nhân nguyên tử.
C. số nơtron trong hạt nhân nguyên tử.	D. số electron lớp ngoài cùng.
Nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố là do sự biến đổi tuần hoàn
A. của điện tích hạt nhân.	
B. của số hiệu nguyên tử.
C. cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.	
D. cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử.
Xét các nguyên tố nhóm A, tính chất nào sau đây không biến đổi tuần hoàn?
A. số electron lớp ngoài cùng.	B. số lớp electron.
C. hoá trị cao nhất với oxi.	D. tính kim loại.
Tính chất nào sau đây không biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn:
A. nguyên tử khối.	B. độ âm điện.
C. tính kim loại, tính phi kim.	D. bán kính nguyên tử.
Trong 1 chu kì, bán kính nguyên tử các nguyên tố
A. tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.	
B. giảm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
C. tăng theo chiều tăng của tính phi kim.	
D. giảm theo chiều tăng của tính kim loại.
Trong một chu kì nhỏ, đi từ trái sang phải thì hoá trị cao nhất của các nguyên tố trong hợp chất với oxi
A. tăng lần lượt từ 1 đến 4.	B. giảm lần lượt từ 4 xuống 1.
C. tăng lần lượt từ 1 đến 7.	D. tăng lần lượt từ 1 đến 8.
Trong một chu kì, khi đi từ trái sang phải, bán kính nguyên tử giảm dần do
A. điện tích hạt nhân và số lớp electron tăng dần.
B. điện tích hạt nhân tăng dần và số lớp electron giảm dần.
C. điện tích hạt nhân tăng dần và số lớp electron không đổi.
D. điện tích hạt nhân và số lớp electron không đổi.
Trong chu kì, từ trái sang phải, theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần:
A. tính kim loại tăng, tính phi kim giảm.	
B. tính kim loại giảm, tính phi kim tăng.
C. tính kim loại tăng, tính phi kim tăng.	
D. tính kim loại giảm, tính phi kim giảm.
Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì
A. bán kính nguyên tử giảm dần, tính kim loại tăng dần.
B. bán kính nguyên tử giảm dần, tính phi kim tăng dần.
C. bán kính nguyên tử tăng dần, tính phi kim tăng dần.
D. bán kính nguyên tử tăng dần, tính kim loại giảm dần.
Trong một nhóm A (trừ nhóm VIIIA) theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thì
A. tính phi kim giảm dần, bán kính nguyên tử tăng dần.
B. tính kim loại tăng dần, độ âm điện tăng dần.
C. độ âm điện giảm dần, tính phi kim tăng dần.
D. tính kim loại tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần.
Dãy nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần tính kim loại từ trái sang phải
A. 11Na < 19K < 12Mg < 13Al.	B. 13Al < 12Mg < 11Na < 19K.
C. 12Mg < 13Al < 11Na < 19K.	D. 19K < 11Na < 13Al < 12Mg.
Các nguyên tố thuộc nhóm VIIA được sắp xếp theo chiều giá trị độ âm điện giảm dần (từ trái sang phải) như sau:
A. 9F, 17Cl, 35Br, 53I.	B. 53I, 35Br, 17Cl, 9F.	
C. 35Br, 9F, 17Cl, 53I.	D. 17Cl, 9F, 35Br, 53I.
Tính phi kim của các nguyên tố được xếp theo chiều giảm dần từ trái sang phải
A. 8O, 7N, 15P, 14Si.	B. 14Si, 15P, 7N, 8O.	
C. 8O, 15P, 7N, 14Si.	D. 8O, 7N, 14Si, 15P.
Dãy nào sau đây gồm các hiđroxit được sặp xếp theo thứ tự tính bazơ giảm dần từ trái sang phải (cho K (Z = 19); Mg (Z = 12); Ca (Z = 20); Al( Z = 13)).
A. KOH, Mg(OH)2, Ca(OH)2, Al(OH)3.	B. KOH, Ca(OH)2, Mg(OH)2, Al(OH)3.
C. KOH, Al(OH)3, Ca(OH)2, Mg(OH)2.	D. Al(OH)3, Mg(OH)2, Ca(OH)2, KOH.
Dãy nào sau đây gồm các hiđroxit được sắp xếp theo thứ tự tính axit tăng dần từ trái sang phải (cho Si (Z = 14); P (Z = 15); S (Z = 16); Cl( Z = 17)).
A. H2SiO3, H3PO4, H2SO4, HClO4.	B. H2SiO3, H3PO4, HClO4, H2SO4;.
C. H3PO4, H2SiO3, H2SO4, HClO4.	D. HClO4, H2SO4, H3PO4, H2SiO3.
* VẬN DỤNG.
Hai nguyên tố A, B đứng kế tiếp nhau trong một chu kì của bảng tuần hoàn có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 25. Xác định tên 2 nguyên tố:
A. F, S.	B. Mg, Al.	C. O, Cl.	D. C, K.
Hai nguyên tố A, B đứng kế tiếp nhau trong một chu kì của bảng tuần hoàn có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 27. Xác định tên 2 nguyên tố:
A. Na, S.	B. Al, Si.	C. Mg, P.	D. O, K.
Hai nguyên tố X và Y kế tiếp nhau trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn có tổng số điện tích hạt nhân là 39. Hai nguyên tố X và Y là:
A. P và Cr.	B. Al và Fe.	C. F và Zn.	D. K và Ca.
Hai nguyên tố A và B đứng kế tiếp nhau trong cùng nhóm A và thuộc 2 chu kỳ kế tiếp của bảng tuần hoàn có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 30. Hai nguyên tố A và B là
A. Na và Mg.	B. Mg và Al.	C. Mg và Ca.	D. Na và K.
Hai nguyên tố A và B đứng kế tiếp nhau trong cùng nhóm A và thuộc 2 chu kỳ kế tiếp của bảng tuần hoàn có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 32. Hai nguyên tố A và B là
A. Al và K.	B. P và Cl.	C. Mg và Ca.	D. N và Cr.
Hai nguyên tố A và B đứng kế tiếp nhau trong cùng nhóm A và thuộc 2 chu kỳ kế tiếp của bảng tuần hoàn có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 24. Hai nguyên tố A và B là
A. O và S.	B. F và P.	C. N và Cl.	D. Na và Al.
Oxit cao nhất của nguyên tố R có công thức là RO3. Nguyên tố R tạo với hiđro một chất khí trong đó R chiếm 94,118% về khối lượng. Nguyên tố R là:
A. Flo.	B. Lưu huỳnh.	C. Silic.	D. Nitơ.
Hợp chất của R với hiđro ở thể khí có dạng RH4. Oxit cao nhất của nguyên tố R có 53,3% oxi về khối lượng. Nguyên tố R là
A. cacbon.	B. silic.	C. lưu huỳnh.	D. photpho.
Hợp chất của R với hiđro ở thể khí có dạng RH3. Trong oxit cao nhất của R, thì R chiếm 43,662% khối lượng. Nguyên tố R là
A. N.	B. P.	C. Si.	D. S.
* VẬN DỤNG CAO.
Cho 4,4 gam hỗn hợp hai kim loại ở 2 chu kì liên tiếp và thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn, tác dụng với dung dịch axit clohiđric dư thấy có 3,36 lít khí H2 bay ra (đktc). Hai kim loại đó là
A. Ca, Ba.	B. Ba, Sr.	C. Be, Mg.	D. Mg, Ca.
Hỗn hợp gồm hai kim loại X và Y thuộc hai chu kỳ liên tiếp của nhóm IIA. Cho 6,4 gam hỗn hợp trên phản ứng hết với dung dịch HCl thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). X và Y là
A. Be và Mg.	B. Mg và Ca.	C. Ca và Sr.	D. Sr và Ba.
Hòa tan hoàn toàn 5,3 gam hỗn hợp 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kỳ kế tiếp trong nước dư được 3,36 lít khí H2 (đktc). Hai kim loại đó là
A. Na, K.	B. K, Rb.	C. Li, Na.	D. Rb, Cs.
Nguyên tử nguyên tố R có cấu hình electron là 1s22s22p3. Phần trăm khối lượng của R trong hợp chất khí với hiđro là:
A. 82,35%.	B. 73,68%.	C. 25,93%.	D. 36,84%.
Nguyên tử nguyên tố R có cấu hình electron là 1s22s22p2. Phần trăm khối lượng của R trong hợp chất oxit cao nhất là:
A. 27,27%.	B. 15,79%.	C. 42,86%.	D. 75,00%.
Nguyên tử nguyên tố R có cấu hình electron là 1s22s22p63s1. Phần trăm khối lượng của R trong hợp chất oxit cao nhất là:
A. 74,19%.	B. 58,97%.	C. 41,82%.	D. 29,11%.
CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC
* BIẾT.
Trong phân tử nitơ, các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết
A. cộng hóa trị không phân cực.	B. ion.
C. cho – nhận.	D. cộng hóa trị phân cực.
Liên kết trong phân tử NaCl là liên kết
A. cộng hóa trị phân cực.	B. cộng hóa trị không phân cực.
C. cho – nhận.	D. ion.
Liên kết trong phân tử HCl là liên kết
A. cộng hóa trị phân cực.	B. cộng hóa trị không phân cực.
C. cho – nhận.	D. ion.
Liên kết ion là liên kết được tạo thành
A. bởi cặp electron chung giữa 2 nguyên tử kim loại.
B. bởi cặp electron chung giữa 1 nguyên tử kim loại và 1 nguyên tử phi kim.
C. bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.
D. bởi cặp electron chung giữa 2 nguyên tử phi kim điển hình.
Liên kết cộng hóa trị là liên kết
A. giữa các kim loại với phi kim.
B. trong đó cặp electron chung bị lệch về một nguyên tử.
C. được hình thành do sự nhường nhận electron của 2 nguyên tử khác nhau.
D. được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung.
Ion dương được hình thành khi
A. nguyên tử nhường electron.	B. nguyên tử nhận electron.
C. nguyên tử nhường proton.	D. nguyên tử nhận proton.
Liên kết hoá học giữa các nguyên tử trong phân tử H2O là liên kết
A. cộng hoá trị không phân cực.	B. hiđro.
C. cộng hoá trị phân cực.	D. ion.
Hợp chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị
A. CaF2.	B. NaCl.	C. CCl4.	D. KBr.
Chỉ ra nội dung sai khi nói về ion?
A. Ion là nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử mang điện.
B. Ion âm gọi là cation, ion dương gọi là anion.
C. Ion có thể chia thành ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử.
D. Ion được hình thành khi nguyên tử nhường hay nhận electron.
Cho biết nguyên tử Clo có Z = 17, cấu hình electron của ion Cl- là:
A. 1s22s22p63s23p5.	B. 1s22s22p63s23p4.
C. 1s22s22p63s23p6.	D. 1s22s22p63s23p64s1.
Nguyên tử X có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p64s2. Cấu hình electron ứng với ion tạo ra từ nguyên tử X là
A. 1s22s22p63s23p64s2.	B. 1s22s22p63s23p6.
C. 1s22s22p63s23p64s24p6.	D. 1s22s22p63s2.
Chọn nội dung đúng để hoàn thành câu sau: “Trong tất cả các hợp chất,.”
A. số oxi hoá của hiđro luôn bằng +1.	B. số oxi hoá của natri luôn bằng +1.
C. số oxi hoá của oxi luôn bằng –2.	D. số oxi hóa của clo luôn là –1.
* HIỂU.
Dãy nào trong số các dãy sau đây chỉ chứa các liên kết cộng hóa trị?
A. BaCl2; CaCl2; LiF.	B. H2O; SiO2; CH4.
C. NaCl; CuSO4; Fe(OH)3.	D. N2; HNO3; NaNO3.
Cho 2 nguyên tử có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản như sau: 1s22s1 và 1s22s22p5. Khi tạo thành hợp chất, hai nguyên tử này kết hợp nhau bằng liên kết
A. cộng hóa trị có cực.	B. ion.
C. cộng hóa trị không có cực.	D. cho – nhận.
Nguyên tố canxi có số hiệu nguyên tử là 20, khi tham gia phản ứng tạo hợp chất ion, cấu hình electron của ion canxi là
A. 1s22s22p63s23p64s1.	B. 1s22s22p6.
C. 1s22s22p63s23p6.	D. 1s22s22p63s23p63d10.
Dãy gồm các chất trong phân tử chỉ có liên kết cộng hoá trị phân cực là
A. O2, H2O, NH3.	B. H2O, HF, CO2.
C. HCl, N2, H2S.	D. HF, Cl2, H2O.
Trong phản ứng: 2Na + Cl2 ® 2NaCl, có sự hình thành
A. cation natri và cation clorua.	B. anion natri và anion clorua.
C. anion natri và cation clorua.	D. anion clorua và cation natri.
Cho biết nguyên tử Na, Mg, F lần lượt có số hiệu nguyên tử là 11, 12, 9. Các ion Na+, Mg2+, F- có đặc điểm chung là
A. có cùng số proton.	
B. có cùng nơtron.
C. có cùng số electron.	
D. có khả năng tham gia liên kết cộng hóa trị.
Cho N (Z = 7), O (Z = 8). Số electron có trong ion là:
A. 29.	B. 30.	C. 31.	D. 32.
Số oxi hóa của Cl trong các hợp chất HCl, HClO, HClO3, HClO4 lần lượt là
A. –1; –3; –5; –7.	B. +1; +3; +5; +7.
C. –1; +3; +5; +7.	D. –1; +1; +5; +7.
Số oxi hóa của S trong ion SO32– và SO42– lần lượt là
A. +2; +4.	B. +4; +6.	C. +6; +8.	D. +3; +4.
* VẬN DỤNG.
Kiểu liên kết trong các phân tử KCl, N2, NH3 lần lượt là:
A. ion, cộng hóa trị không phân cực, cộng hóa trị không phân cực.
B. ion, cộng hóa trị phân cực, cộng hóa trị không phân cực.
C. ion, cộng hóa trị phân cực, cộng hóa trị phân cực.
D. ion, cộng hóa trị không phân cực, cộng hóa trị phân cực.
Chỉ ra phát biểu sai về phân tử CO2:
A. Phân tử có cấu tạo góc.
B. Liên kết giữa nguyên tử O và C là cộng hóa trị phân cực.
C. Phân tử CO2 không phân cực.
D. Trong phân tử có hai liên kết đôi.
Chỉ ra phát biểu sai về phân tử HCl:
A. Liên kết trong phân tử HCl là liên kết đơn.
B. Liên kết giữa hai nguyên tử H và Cl là cộng hóa trị phân cực.
C. Cặp electron dùng chung bị lệch về phía nguyên tử H.
D. Phân tử HCl là một phân tử phân cực.
CHƯƠNG 4: PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ
* BIẾT.
Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa khử là
A. tạo ra chất kết tủa.
B. tạo ra chất khí.
C. có sự thay đổi màu sắc của các chất.
D. có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.
Trong phản ứng oxi hóa khử, chất bị oxi hóa là:
A. chất nhường proton.	B. chất nhận electron.	
C. chất nhường electron.	D. chất nhận proton.
Phương pháp thăng bằng electron dựa trên nguyên tắc
A. tổng số electron do chất oxi hóa cho bằng tổng số electron mà chất khử nhận.
B. tổng số electron do chất oxi hóa cho bằng tổng số electron mà chất bị khử nhận.
C. tổng số electron do chất khử cho bằng tổng số electron mà chất oxi hóa nhận.
D. tổng số electron do chất khử cho bằng tổng số electron mà chất bị oxi hóa nhận.
Phản ứng: + 1e → biểu thị quá trình nào sau đây?
A. quá trình oxi hóa.	B. quá trình khử.	
C. quá trình nhường eletron.	D. quá trình nhận proton.
Cho phản ứng: 2Na + Cl2 → 2NaCl. Trong phản ứng này, nguyên tử natri
A. bị oxi hóa.	B. bị khử.	
C. vừa bị oxi hóa, vừa bị khử.	D. không bị oxi hóa cũng không bị khử.
Trong phản ứng: 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O, vai trò của NO2 là chất
A. bị oxi hoá.	B. bị khử.
C. không bị oxi hoá, không bị khử.	D. vừa bị oxi hoá, vừa bị khử.
* HIỂU.
Trong các phản ứng sau đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa khử?
A. CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O.
B. 3Mg + 4H2SO4 3MgSO4 + S + 4H2O.
C. BaCl2 + H2SO4 BaSO4 + 2HCl.
D. CaCO3 + 2HCl CaCl2 + CO2 + H2O.
Cho các phản ứng sau:
(1) CaCO3 → CaO + CO2 	(3) CuO + H2 → Cu + H2O.
(2) 2H2S + O2 → 2S + 2H2O 	(4) CaO + H2O → Ca(OH)2.
Dãy gồm các phản ứng oxi hoá - khử là:
A. (1); (2); (3).	B. (1); (2); (3); (4).	
C. (2); (3).	D. (2); (3); (4).
Trong phản ứng: KMnO4 + HCl ® KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O. Tổng hệ số cân bằng của phản ứng là:
A. 35.	B. 32.	C. 40.	D. 28.
Cho phản ứng: FeO + HNO3 ® Fe(NO3)3 + NO + H2O. Tổng hệ số cân bằng của phản ứng là:
A. 33.	B. 22.	C. 30.	D. 20.
Cho phản ứng: C + HNO3 → H2O + CO2 + NO2. Tổng hệ số cân bằng của phản ứng là:
A. 11.	B. 12.	C. 10.	D. 13.
Cho phương trình phản ứng: aAl + bH2SO4 ® cAl2(SO4)3 + dSO2 + eH2O. Tỉ lệ a: b là:
A. 2:3.	B. 1:1.	C. 1:3.	D. 1:2

Tài liệu đính kèm:

  • docxcau_hoi_on_tap_hoc_ki_1_mon_hoa_hoc_10_co_dap_an.docx