Các dạng đề văn trong kì thi tốt nghiệp THPT

docx 307 trang Người đăng hoaian2 Ngày đăng 09/01/2023 Lượt xem 502Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Các dạng đề văn trong kì thi tốt nghiệp THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các dạng đề văn trong kì thi tốt nghiệp THPT
CÁC DẠNG ĐỀ VĂN TRONG KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT
PHẦN MỘT	KIẾN THỨC DẠNG BÀI ĐỌC – HIỂU
I. CẤU TRÚC VÀ CẤP ĐỘ PHÂN HÓA CỦA DẠNG BÀI ĐỌC –HIỂU
1. Cấu trúc bài đọc – hiểu
Cấu trúc của một đề bài kiểm tra đánh giá năng lực đọc – hiểu như sau:
Phần 1. Đưa ra một văn bản (văn bản văn học hoặc văn bản nhật dụng, văn xuôi hoặc thơ, có thể là một văn bản hoàn chỉnh hoặc một đoạn trích).
Phần 2. Đưa ra các câu hỏi theo các mức độ nhận thức từ thấp đến cao: từ Nhận biết¨Thông hiểu¨Vận dụng¨Vận dụng cao.
2. Sơ đồ phân hóa cấp độ bài đọc – hiểu
II. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG
1. Phạm vi của phần đọc – hiểu trong kì thi THPTQuốc gia
– Văn bản văn học (Văn bản nghệ thuật):
+ Văn bản trong chương trình (nghiêng nhiều về các văn bản đọc thêm).
+ Văn bản ngoài chương trình (các văn bản cùng loại với các văn bản được học trong chương trình).
– Văn bản nhật dụng (loại văn bản đề cập, bàn luận, thuyết minh, miêu tả, đánh giá vấn đề bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như: vấn đề chủ quyền biển đảo, thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma túy... Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản song có thể nghiêng nhiều về loại văn bản nghị luận và văn bản báo chí).
– Xoay quanh các vấn đề liên quan tới:
+ Tác giả.
+ Nội dung và nghệ thuật của văn bản hoặc trong SGK hoặc ngoài SGK.
– 50% lấy trong SGK và 50% ngoài SGK.
– Dài vừa phải. Số lượng câu phức và câu đơn hợp lí. Không có nhiều từ địa phương, cân đối giữa nghĩa đen và nghĩa bóng.
2. Yêu cầu cơ bản của phần Đọc – hiểu trong kì thi THPT Quốc gia
– Nhận biết về kiểu (loại), phương thức biểu đạt, cách sử dụng từ ngữ, câu văn, hình ảnh, các biện pháp tu từ
– Hiểu đặc điểm thể loại, phương thức biểu đạt, ý nghĩa của việc sử dụng từ ngữ, câu văn, hình ảnh, biện pháp tu từ.
– Hiểu nghĩa của một số từ trong văn bản.
– Khái quát được nội dung cơ bản của văn bản, đoạn văn.
– Bày tỏ suy nghĩ bằng một đoạn văn ngắn.
3. Những kiến thức cần có để thực hiện việc Đọc – hiểu văn bản	
a. Kiến thức về từ
– Nắm vững các loại từ cơ bản: danh từ, động từ, tính từ, trợ từ, hư từ, thán từ, từ láy, từ ghép, từ thuần Việt, từ Hán – Việt
– Hiểu được các loại nghĩa của từ: nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa gốc, nghĩa chuyển, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái
b. Kiến thức về câu
– Các loại câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp.
– Các loại câu phân loại theo mục đích nói (trực tiếp, gián tiếp).
– Câu tỉnh lược, câu đặc biệt, câu khẳng định, câu phủ định, câu nghi vấn
c. Kiến thức về các biện pháp tu từ
– Tu từ về ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh, tạo âm hưởng và nhịp điệu cho câu
– Tu từ về từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, tương phản, chơi chữ, nói giảm, nói tránh, thậm xưng
– Tu từ về câu: lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, đối, im lặng
d. Kiến thức về văn bản
– Các loại văn bản.
– Các phương thức biểu đạt.
III. HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC TRỌNG TÂM PHẦN ĐỌC – HIỂU
CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
TỰ SỰ
Khái niệm
– Tự sự là dùng ngôn ngữ để kể một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc nhằm giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê.
Đặc 
điểm 
và 
dấu
 hiệu nhận 
biết
– Có nhân vật (nhân vật có tính cách: nhân vật chính, nhân vật phụ).
– Có cốt truyện, sự kiện.
– Có trình tự kể: theo thời gian, không gian, tâm tưởng, kết hợp thời gian – không gian
+ Ngôi kể (Phương thước trần thuật):
Ÿ Trần thuật từ ngôi thứ nhất (nhân vật tự kể chuyện).
Ÿ Trần thuật từ ngôi thứ ba (người kể chuyện giấu mình).
Ÿ Trần thuật từ ngôi thứ ba người kể chuyện giấu mình, nhưng điểm nhìn và lời kể lại theo giọng điệu của nhân vật trong tác phẩm (lời nửa trực tiếp).
Thể 
loại
– Truyện dân gian: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn.
 – Truyện ngắn.
Ví 
dụ 
minh 
họa
Một hôm, mẹ Cám đưa cho Tấm và Cám mỗi đứa một cái giỏ, sai đi bắt tôm, bắt tép và hứa, đứa nào bắt được đầy giỏ sẽ thưởng cho một cái yếm đỏ. Tấm vốn chăm chỉ, lại sợ dì mắng nên mải miết suốt buổi bắt đầy một giỏ cả tôm lẫn tép. Còn Cám quen được nuông chiều, chỉ ham chơi nên mãi đến chiều chẳng bắt được gì.
(Trích truyện cổ tích Tấm Cám)
MIÊU TẢ
Khái niệm
– Là dùng ngôn ngữ làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt hoặc nhận biết được thế giới nội tâm của con người
Đặc điểm và dấu hiệu nhận biết
– Sử dụng nhiều động từ, tính từ, các biện pháp tu từ.
– Có thể diễn tả hình dáng bên ngoài và thế giới nội tâm của con người; hoặc tái hiện lại cảnh vật, đặc điểm sự vật.
Thể 
loại
– Tùy bút.
– Bút kí.
– Các trường đoạn miêu tả: cảnh, người trong các tác phẩm.
Ví 
dụ 
minh 
họa
Trăng đang lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi Trùm Cát đứng sừng sững bên bờ sông thành một khối tím sẫm uy nghi, trầm mặc. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát.
(Trích Trong cơn gió lốc – Khuất Quang Thụy)
BIỂU CẢM
Khái niệm
– Là phương thức dùng ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.
Đặc điểm và 
dấu 
hiệu 
nhận 
biết
– Có các câu văn, câu thơ nêu cảm xúc, thái độ của người viết hoặc của nhân vật trữ tình (chú ý là của tác giả – người viết, chứ không phải là cảm xúc của nhân vật trong truyện).
– Cảm xúc cần nhân văn, tốt đẹp.
– Mang đậm màu sắc cá nhân.
– Sử dụng kết hợp với miêu tả và tự sự nhằm thể hiện rõ cho cảm xúc.
Thể 
loại
– Thơ trữ tình.
– Ca dao.
– Bài văn biểu cảm.
– Nhật kí, thư từ cá nhân.
Ví 
dụ 
minh 
họa
Hôm nay nhận được tin em 
Không tin được dù đó là sự thật:
Giặc bắn em rồi quăng mất xác 
Chỉ vì em là du kích em ơi! 
Đau xé lòng anh chết nửa con người! 
Xưa yêu quê hương vì có chim, có bướm 
Có những ngày trốn học bị đòn roi 
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất 
Có một phần xương thịt của em tôi.
(Trích Quê hương – Giang Nam)
Þ Nhận xét:
F Phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên là biểu cảm.
F Cảm xúc của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ là nỗi đau đớn tột cùng khi nhận được tin em bị giặc bắn cùng với nỗi bàng hoàng, căm giận. Cuối cùng là tình cảm yêu thương, trân trọng trước sự hi sinh của người con gái đã xả thân vì dân tộc. Tất cả những kỉ niệm về mối tình trong sáng khiến nhân vật trữ tình thêm gắn bó và yêu quê hương mình tha thiết.
THUYẾT MINH
Khái niệm
– Là cung cấp, giới thiệu, giảng giải những tri thức về một sự vật, hiện tượng nào đó cho những người cần biết nhưng còn chưa biết.
Đặc điểm và 
dấu 
hiệu 
nhận 
biết
– Cần chọn lọc tri thức theo từng đối tượng mục tiêu thuyết minh nhất định để khiến người đọc có thêm hiểu biết về vấn đề thuyết minh.
– Cần khách quan, hạn chế nêu những quan điểm và cảm nhận cá nhân.
– Ngôn từ sáng rõ, cụ thể, trong sáng, câu văn gãy gọn, có thể sử dụng các biện pháp tu từ (so sánh, liệt kê) giúp người đọc, người nghe dễ hình dung về đối tượng được thuyết minh.
Thể 
loại
– Bài giới thiệu.
– Sách giáo khoa, sách chuyên ngành.
– Bài thuyết trình của hướng dẫn viên.
– Bài thu hoạch, bài nghiệm thu.
– Bài phóng sự, bản tin.
Ví 
dụ 
minh 
họa
Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn của hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải
(Trích Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000, Ngữ văn 8, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, trang 105)
NGHỊ LUẬN
Khái 
niệm
– Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn luận về một vấn đề nào đó trong xã hội như: phải – trái, đúng – sai, tốt – xấu nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết rồi dẫn dắt, thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình.
Đặc điểm và dấu hiệu nhận biết
– Gồm các luận điểm lớn và các luận điểm nhỏ.
– Các luận cứ, luận chứng, lí lẽ phải chặt chẽ, thuyết phục.
Thể 
loại
– Bài phát biểu, diễn văn.
– Bài nghiên cứu, phê bình.
– Bài phóng sự, bài bình luận.
Ví 
dụ 
minh 
họa
Văn hóa ứng xử từ lâu đã trở thành chuẩn mực trong việc đánh giá nhân cách con người. Cảm ơn là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa. Ở ta, từ cảm ơn được nghe rất nhiều trong các cuộc họp: cảm ơn sự có mặt của quý vị đại biểu, cảm ơn sự chú ý của mọi người Nhưng đó chỉ là những lời khô cứng, ít cảm xúc. Chỉ có lời cảm ơn chân thành, xuất phát từ đáy lòng, từ sự tôn trọng nhau bất kể trên dưới mới thực sự là điều cần có cho một xã hội văn minh. Người ta có thể cảm ơn vì những chuyện rất nhỏ như được nhường vào cửa trước, được chỉ đường khi hỏiẤy là chưa kể đến những chuyện lớn lao như cảm ơn người đã cứu mạng mình, người đã chìa tay giúp đỡ mình trong cơn hoạn nạn Những lúc đó, lời cảm ơn còn có nghĩa là đội ơn.
(Trích Giáo án giảng dạyNgữ văn 11 – Nguyễn Thành Huân)
HÀNH CHÍNH CÔNG VỤ
Khái 
niệm
– Hành chính – công vụ là phương thức dùng để giao tiếp giữa nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí như: thông tư, nghị định, đơn từ, báo cáo, hóa đơn, hợp đồng
Đặc điểm và dấu hiệu nhận biết
– Rất khách quan, không chêm xen cảm xúc và văn phong cá nhân.
– Ngắn gọn, một nghĩa, tránh cách trình bày đa nghĩa, tu từ.
Thể 
loại
– Đơn từ.
– Biên lai.
– Luật, Hiến pháp.
– Thông tư, nghị định, báo cáo.
Ví 
dụ 
minh 
họa
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tham nhũng
Công dân có quyền phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng; có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, xử lí người có hành vi tham nhũng.
FGhi nhớ câu thần chú
Miêu tả là để trình bày
Tự sự kể chuyện thật hay thật tài
Nghị luận đâu đúng đâu sai
Thuyết minh là để ai ai cũng tường
Vui, buồn, giận, ghét, yêu thương
Phương thức biểu cảm,thật là không sai
Hành chính – công vụlà đây
Thông tư, nghị định, đơn từ, hóa đơn
Ai ơi ghi nhớ nằm lòng
Kì thi sử dụng khi cần có ngay.
PHONG CÁCH CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ
SINH HOẠT
Phạm vi 
sử dụng
– Được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hằng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.
– Dạng nói: đối thoại, độc thoại và đàm thoại (qua các phương tiện nghe nhìn).
– Dạng viết: nhật kí, thư từ, truyện trò trên mạng xã hội, tin nhắn điện thoại
Mục đích giao tiếp
– Dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống.
Lớp từ 
ngữ riêng
– Các lớp từ khẩu ngữ: “hết xảy”, “hết”, “mặc đồ”, “hết sức”, “biến”, “cút”, “chuồn”, “lướt”, “số dách” chuyên dùng, dùng từ địa phương, tiếng lóng.
– Thường sử dụng các câu đơn, sử dụng đa dạng kết cấu tỉnh lược có xen những yếu tố dư, lặp lại.
Cách kết cấu và 
trình bày
– Kết cấu đối đáp (người nói, người trả lời) hoặc đối thoại.
Ví 
dụ 
minh 
họa
Sài Gòn 28 – 9 – 1964
Ánh ơi,
Anh viết thư cho Ánh luôn như thế này những ngày anh ở trong giai đoạn buồn bã nhất của tuổi anh. Khi anh nghiêng mình xuống một hình ảnh trong mát của Ánh anh bỗng thấy mình già nua – quá khứ đã chồng lên cao ngất. Anh thấy mình chưa có một may mắn nào từ khi vào đời. En moi, tout se réduit au minimum. Từ một niềm vui, một nỗi buồn. Từ bạn bè đến tình yêu. Rất đạm bạc, rất bé mọn đó Ánh. Chỉ còn mình Ánh để anh hàn huyên về những khoảng trống đau nhói của mình. Ngoài Cường và Cung. Đó là những “trous” những “hiatus” -vực-thẳm chôn mình bằng những cơn xoáy cuốn hút. Ánh rồi cũng làm loài chim di xám bỏ miền-giá-buốt này mà đi. Lúc đó anh chỉ còn ngồi nghe một lời bể động.
Thành phố đã ồn ào dưới kia. Căn phòng của anh Cung đầy những tranh, đĩa hát, sách báo, giấy tờ, mùng màn, quần áo. Chúng anh sống như thế đó, buồn phải không Ánh. Anh còn những chuyện sẽ kể cho Ánh nghe nếu Ánh thấy thích về những ngày chúng anh sống chuồi mình về phía trước vừa rực rỡ vừa hẩm hiu. Lắm chuyện để tạo dựng nên mình buồn thảm. Chốc anh sẽ ra nhà dây thép bỏ thư. Poste ở đây rộng và cao. Đẹp lắm. Anh nghĩ đến hai bụi hồng của nhà bưu điện Blao. Như một bé bỏng ấu thời. Rồi cũng trở về nằm cho hết những ngày bể dâu.
Anh muốn biết Ánh sáng nay làm gì. Đã có lần Ánh giận anh. Những hôm đó anh buồn và nghĩ là câu nói vô tình của mình mang đầy ích kỉ.
Cầu mong cho Ánh những gì Ánh hằng mong.
Phố sẽ nhộn. Anh sẽ uống một tách cà phê thật đậm ở Pagode. Chiều hôm qua đến tập B. Yến.
Xin mặt trời ngủ yên hát ở dancing.
Trịnh Công Sơn
ÞNhận xét
Bức thư trên mang đặc điểm của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt vì:
– Thời gian và không gian được thể hiện rõ nét: Sài Gòn 28 – 9 – 1964.
– Nhân vật trữ tình trong bức thư: Trịnh Công Sơn và Dao Ánh.
– Những yếu tố ngôn ngữ thể hiện tính cảm xúc: Bức thư thể hiện tình cảm chân thành và nồng nàn của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn dành cho Dao Ánh (lời gọi thân thương, nhẹ nhàng: “ơi”, “phải không Ánh”). Nhân vật trữ tình bày tỏ nỗi buồn của mình trước thực tại: “buồn bã”, “chưa một ngày may mắn”, “cho hết”, “những ngày bể dâu”, và gửi những lời thứ lỗi đến cô bạn vì bản thân có những khoảng khắc ích kỉ, vô tình.
NGHỆ THUẬT/VĂN CHƯƠNG
Phạm vi 
sử dụng
Được dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực văn chương:
– Ngôn ngữ tự sự trong truyện, tiểu thuyết, bút kí, kí sự, phóng sự.
– Ngôn ngữ trong ca dao, vè, thơ (nhiều thể loại khác nhau).
– Ngôn ngữ sân khấu trong kịch, chèo, tuồng.
Mục đích giao tiếp
– Chức năng thông tin.
– Chức năng thẩm mĩ: biểu hiện cái đẹp và khơi gợi, nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ ở người nghe, người đọc.
Lớp 
từ 
ngữ 
riêng
– Các lớp từ ngữ thường giàu hình ảnh, giàu cảm xúc làm cho người đọc cùng vui buồn, giận hờn, tự hào, yêu thích như chính người nói (viết).
– Các hình ảnh mang tính hình tượng để người đọc dùng tri thức, vốn sống của mình liên tưởng.
Cách kết cấu và 
trình bày
– Được trình bày theo một quy phạm nhất định: thể thơ, cốt truyện, phương thức trần thuật.
Ví 
dụ 
minh 
họa
Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận.
Cả trời thực, trời mộng vẫn nao nao theo hồn ta.
Thực chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và nhất là xôn xao đến thế. Cùng lòng tự tôn, ta mất luôn cái bình yên thưở trước.
Thời trước, dầu bị oan khuất như Cao Bá Nhạ, dầu bị khinh bỉ như cô phụ trên bến Tầm Dương, vẫn còn có thể nương tựa vào một cái gì không di dịch. Ngày nay, lớp thành kiến phủ trên linh hồn đã tiêu tan cùng lớp hoa hòe phủ trên thi tứ. Phương Tây đã giao trả hồn ta lại cho ta. Nhưng ta bàng hoàng vì nhìn vào đó ta thấy thiếu một điều, một điều cần hơn trăm nghìn điều khác: một lòng tin đầy đủ.
(Theo Hoài Thanh – Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam)
ÞNhận xét
– Văn bản trên sử dụng nhiều từ ngữ có yếu tố nghệ thuật:
+ Cách dùng từ ngữ giàu hình ảnh: Mất bề rộng, tìm bề sâu, càng đi sâu càng lạnh, phiêu lưu trong trường tình, động tiên đã khép, ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta
+ Câu văn ngắn dài linh hoạt, nhịp nhàng, thể hiện cảm xúc của người viết. Hình thức điệp cú pháp thể hiện ở một loạt vế câu: ta thoát lên tiên ta phiêu lưu trong trường tình ta điên cuồng ta đắm say tạo nên ấn tượng mạnh ở người đọc.
– Sử dụng biện pháp tu từ hiệu quả cao trong cách diễn đạt:
+ Ẩn dụ: Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu nhưng càng đi sâu càng lạnh. “Bề rộng” mà tác giả nói đến ở đây là “cái ta”. Nói đến “cái ta” là nói đến đoàn thể, cộng đồng, dân tộc, quốc gia. Thế giới của cái ta hết sức rộng lớn. “Bề sâu” là “cái tôi cá nhân”. Thế giới của “cái tôi” là thế giới riêng tư, nhỏ hẹp, sâu kín. Thơ mới từ bỏ “cái ta”, đi vào “cái tôi cá nhân” bằng nhiều cách khác nhau.
+ Nghệ thuật hô ứng: ta thoát lên tiên – động tiên đã khép; ta phiêu lưu trong trường tình – tình yêu không bền; ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử – điên cuồng rồi tỉnh; ta đắm say cùng Xuân Diệu – say đắm vẫn bơ vơ. Nghệ thuật hô ứng làm cho các ý quấn bện vào nhau rất chặt chẽ.
KHOA HỌC
Phạm vi 
sử dụng
– Văn bản khoa học chuyên sâu bao gồm: chuyên khảo, luận án, luận văn, tiểu luận, báo cáo khoa học.
– Văn bản khoa học và giáo khoa: giáo trình, sách giáo khoa, thiết kế bài dạy
– Văn bản khoa học phổ cập: các bài báo, sách phổ biến khoa học kĩ thuật
Mục đích giao tiếp
– Phục vụ nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học, đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu.
Lớp từ 
ngữ riêng
– Sử dụng từ ngữ khoa học và các kí hiệu, công thức, bảng biểu, sơ đồ, biểu đồ
– Từ ngữ: Phần lớn là từ ngữ thông thường nhưng chỉ có một nghĩa, không có nghĩa bóng, ít dùng phép tu từ.
– Câu văn: Là một đơn vị thông tin, chuẩn cú pháp, nhận định chính xác – chặt chẽ – lôgic.
Cách kết cấu và 
trình bày
– Các đoạn được kiên kết chặt chẽ và mạch lạc, lập luận lôgic, bố cục rõ ràng.
– Câu văn có sắc thái trung hòa, ít biểu lộ sắc thái cảm xúc.
– Hạn chế sử dụng những biểu đạt có tính chất cá nhân.
Ví 
dụ 
minh 
họa
Nấm linh chi có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Điều lợi ích nhất của nấm linh chi là nâng đỡ và kiến tạo hệ thống miễn dịch, vì thế có thể dùng cho cả người bệnh và cả người khỏe mạnh. Nấm linh chi có các tác dụng: 
Giúp điều trị bệnh huyết áp. Phòng chữa bệnh tiểu đường, ổn định đường huyết. Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Giải độc gan, hiệu quả tốt với các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ. Ngăn chặn quá trình làm lão hóa, giúp cơ thể luôn tươi trẻ. Nâng cao sức đề kháng, phòng trừ bệnh tật. Điều trị bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Chống béo phì. Chống đau đầu và tứ chi, giảm mệt mỏi. Điều hòa kinh nguyệt. Nấm linh chi giúp làm sạch ruột, chống táo bón mãn tính và tiêu chảy. Uống linh chi thường xuyên giúp da dẻ hồng hào, chống các bệnh ngoài da như dị ứng, mụn trứng cá
Có thể dùng nấm linh chi dưới dạng bột nghiền mịn pha với nước uống, hoặc sắc lấy nước uống. Nếu dùng nấm linh chi nấu nước uống, nên chọn nấm có kích thước vừa phải, đường kính 10 – 18cm. Ở kích cỡ này nấm chưa bị hóa gỗ hoàn toàn, hàm lượng các hợp chất polysaccharide và triterpen còn cao. Nấm linh chi là thuốc bổ, nhưng không phải không có tác dụng phụ. Khi dùng nấm linh chi, nếu thấy khó tiêu, chóng mặt, hay ngứa ngoài da nên dừng lại và tham khảo ý kiến của bác sĩ. Những bệnh nhân được ghép nội tạng và đang uống thuốc chống miễn dịch, cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng nấm linh chi. Để đảm bảo sức khỏe, bạn nên dùng nấm linh chi có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng được trồng chuyên nghiệp vì chất lượng ổn định, bảo đảm hiệu quả và không có phản ứng phụ bất lợi.
(Dẫn theo https://www.google.com.vnTS. BS. Lê Trần Bảo Linh)
Þ Nhận xét:
F Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học.
F Tính xác thực về khoa học đã được kiểm chứng: Nấm linh chi có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Cách dùng nấm linh chi để có hiệu quả tốt nhất. Hướng dẫn cách sử dụng nấm linh chi.	
BÁO CHÍ
Phạm vi 
sử dụng
Tồn tại ở hai dạng: 
– Dạng nói (thuyết minh, phỏng vấn trực tiếp/ gián tiếp trong các buổi phát thanh/ truyền hình).
– Dạng viết: báo viết, báo điện tử.
Các thể loại chính: bản tin, phóng sự, tiểu phẩm Ngoài ra còn có quảng cáo, bình luận thời sự, thư bạn đọc, trao đổi ý kiến, điều tra
Mục đích giao tiếp
– Thông báo tin tức tính thời sự trong nước và quốc tế.
– Phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng.
– Nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội.
Lớp 
từ 
ngữ 
riêng
– Bản tin thường dùng danh từ riêng chỉ địa danh, tên người, thời gian, sự kiện ngắn gọn, súc tích.
– Phóng sự dùng nhiều từ ngữ miêu tả sự kiện, hình ảnh địa phương, nhân vật.
– Tiểu phẩm dùng nhiều từ ngữ thân mật, gần gũi, có sắc thái mỉa mai châm biếm.
Cách kết cấu và 
trình bày
– Thường trình bày ngắn gọn nhưng có lượng thông tin cao.
– Đảm bảo tính sinh động, nội dung hấp dẫn thu hút người đọc.
– Trình bày nội dung thường có kèm theo tóm tắt ngắn, in chữ đậm ở đầu bài báo để dẫn dắt và tóm lược nội dung cơ bản.
Ví 
dụ 
minh 
họa
Báo điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 4 – 12 – 2013 đã đưa tin: Trưa ngày 4 – 12 – 2013, xe tải chở 1.500 thùng bia đi từ TP. Hồ Chí Minh ra Phan Thiết, khi đến vòng xoay Tam Hiệp (TP. Biên Hòa) bất ngờ gặp tai nạn khiến cả ngàn thùng bia trên xe đổ ào xuống đường. Nhân cơ hội đó, người dân xung quanh đã lao ra “hôi của” mặc cho lái xe khóc lóc van xin.
Þ Nội dung bản tin:
F Thời gian: Trưa ngày 4 – 12 – 2013.
F Địa điểm: Thành phố Biên Hòa.
F Sự kiện: Hiện tượng “hôi của” của người dân khi chứng kiến tai nạn của xe chở bia.	
CHÍNH LUẬN
Phạm vi 
sử dụng
Tồn tại ở hai dạng:
– Dạng nói: bài xã luận được đăng trên sóng phát thanh, truyền hình, bài tham luận phát biểu đọc trong hội nghị, hội thảo
– Dạng viết: bình luận, xã luận, tham luận, cương lĩnh, tuyên ngôn, tuyên bố, lời kêu gọi
Mục 
đích 
giao 
tiếp
– Trình bày ý kiến hoặc luận bàn, đánh giá một sự kiện, một vấn đề chính trị, một chính sách, chủ trương về văn hóa, xã hội theo một quan điểm chính trị nhất định trong phạm vi trình bày quan điểm chính trị đối với một vấn đề nào đó.
Lớp 
từ 
ngữ
 riêng
– Sử dụng từ ngữ thông thường mang màuchính trị, hàn lâm.
– Câu văn có kết cấu chặt chẽ, chuẩn mực, các câu có sự gắn kết lôgic trong mạch suy luận.
– Thường sử dụng những câu phức có quan hệ từ: “với”, “tuy”, “và”, “nhưng”, “tuy vậy”, “bởi thế”, “cho nên”
Cách kết cấu và 
trình bày
– Phong cách chính luận thể hiện tính chặt chẽ của hệ thống lập luận. Đó là yếu tố làm nên hiệu quả tác động đến lí trí và tình cảm người đọc (nghe).
Ví 
dụ 
minh 
họa
Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mĩ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
(Trích Tuyên ngôn Độc lập – Hồ Chí Minh, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, trang 39)
Þ Nhận xét:
F Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận vì bàn về vấn đề quyền bình đẳng, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Tác giả sử dụng nhiều từ ngữ chính trị: như độc lập, tự do, bình đẳng, quyền lợi.
F Người viết đã bộc lộ quan điểm, tư tưởng về tất cả những quyền về con người của các dân tộc trên thế giới: lời khẳng định quyền bình đẳng của tất cả mọi người ngay từ khi sinh ra. Không một ai có thể xâm phạm vào “quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Đánh giá công khai về quyền của con người; đồng thời lập luận chặt chẽ khi trích dẫn hai bản Tuyên ngôn bất hủ của hai cường quốc có tính chân lí.
HÀNH CHÍNH – CÔNG VỤ
Phạm vi 
sử dụng
– Văn bản hành chính thường là: thông tư, nghị định, pháp lệnh, công văn, đơn từ, báo cáo, hóa đơn, hợp đồng, quyết định bổ nhiệm, nghị quyết, văn bằng, giấy chứng nhận, thông cáo báo chí, giấy khen, đơn từ
Mục đích giao tiếp
– Là văn bản được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính. Ðó là giao tiếp giữa Nhà nước với Nhân dân, giữa Nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí.
Lớp 
từ 
ngữ 
riêng
– Mỗi từ chỉ có một nghĩa, mỗi câu chỉ có một ý.
– Không dùng các biện pháp tu từ hoặc lối biểu đạt hàm ý.
– Ngôn từ trong văn bản hành chính là những chứng tích pháp lí, nên không thể tùy tiện xóa bỏ, thay đổi, sửa chữa, phải chính xác đến từng dấu chấm, phẩy.
Cách 
kết 
cấu 
và 
trình 
bày
Kết cấu văn bản thống nhất gồm ba phần:
– Phần đầu: (1) Quốc hiệu; (2) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản; (3) Số, kí hiệu của văn bản; (4) Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản.
– Phần chính: (5) Tên loại và trích yếu nội dung của văn bản; (6) Nội dung văn bản.
– Phần cuối: (7) Quyền hạn, chức vụ, họ tên và chữ kí của người có thẩm quyền; (8) Dấu của cơ quan, tổ chức; (9) Nơi nhận; (10) Các thành phần khác như dấu chỉ mức độ mật, độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành được đặt ở những vị trí quy định.
Ví 
dụ 
minh 
họa
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2017
QUYẾT ĐỊNH
Về việc Bổ nhiệm Giám sát văn phòng điều hành Chi nhánh Khách sạn
Tập đoàn khách sạn Mường Thanh: Mường Thanh Vũng Tàu.
– Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2005;
– Căn cứ Điều lệ Công ti;
– Căn cứ yêu cầu tổ chức của công ti tại Khách sạn Mường Thanh Vũng Tàu.
– Xét trình độ khả năng của Ông/Bà.
QUYẾT ĐỊNH
 Điều 1: Bổ nhiệm Ông: Nguyễn Thành Huân.
Hộ chiếu số: B4644227.
Nơi cấp: Cục Quản lí Xuất nhập cảnh Việt Nam.
Ngày cấp: 10 – 11 – 2010.
Địa chỉ thường trú: 69/ 40/ 10 đường Lê Hồng Phong, phường 7, Thành phố Vũng Tàu.
Giữ chức vụ Giám sát văn phòng điều hành Chi nhánh Khách sạn Mường Thanh Vũng Tàu, phụ trách chuyên môn báo cáo thông tin về Tổng công ti.
Điều 2: Ông Nguyễn Thành Huân có trách nhiệm báo cáo đầy đủ và chịu trách nhiệm cá nhân trước Hội đồng quản trị về các hoạt động của mình theo quy định của Tổng công ti.
Điều 3: Quyết định bổ nhiệm này có hiệu lực kể từ ngày kí.
	Chủ tịch tập đoàn
	 (Đã kí) 
 Lê Thanh Thản
Þ Nhận xét:
F Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính. Văn bản sử dụng từ ngữ chuyên môn, khuôn mẫu: “Quyết định, bổ nhiệm, điều”
F Về trình bày, kết cấu:
– Văn bản được trình bày thống nhất.
– Kết cấu đầy đủ ba phần.
FGhi nhớ câu thần chú
Loa loa loa loaaa
Khi dùng ngôn ngữ viết văn
Cần hợp phong cách chức năng, mới tài
Ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày
Không cần nghi thức, nói ngay điều cần
Khoa học không phải phân vân
Rành mạch, lôgic là phần trọng tâm
Chính luận bàn chuyện có tầm
Ai ai cũng phải góp phần đổi thay
Báo chí: thời sự hằng ngày
Truyền thông cập nhật tới ngay người dùng
Nghệ thuật văn mượt như nhung
Tâm hồn là mảnh đất chung nảy mầm
Văn bản hành chính thường dùng
Thông tư, nghị định, hóa đơn, hợp đồng...
CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ
A. BIỆN PHÁP TU TỪ NGỮ ÂM
ĐIỆP ÂM/ ĐIỆP THANH
Khái niệm
– Điệp thanh là hình thức điệp âm bằng cách lặp lại âm đầu.
Ví dụ
Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan
Đường bạch dương sương trắng nắng tràn.
(Em ơi Ba Lan – Tố Hữu)
Tác dụng
– Tạo âm hưởng đặc trưng, hỗ trợ cho việc thể hiện nội dung tác phẩm hay cảm xúc của tác giả.
– Ví dụ minh họa:
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tưởng lửa lựu lập lòe đơm bông.
(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Âm đầu (l) được lặp lại bốn lần gợi ra những hình tượng bông hoa lựu đỏ lấp ló trên cành những đốm lửa lập lòe. Ánh lửa đó như đang sáng lung linh lập lòe trên ngọn cây.
ĐIỆP VẦN
Khái niệm
– Điệp vần là hình thức trùng điệp âm hưởng bằng cách lặp lại vần của những âm tiết trong câu tạo cho câu thơ hoặc bài thơ những ấn tượng ngữ âm nhất định.
Ví dụ
Bác đi di chúc giục lòng ta
Á Âu đâu cũng lòng trong đục.
(Theo chân Bác – Tố Hữu)
Những cách điệp vần trong hai câu thơ trên (đi – di; chúc – giục; Âu – đâu; lòng – trong) làm cho các âm tiết của những câu thơ này được gắn lại với nhau, tạo nên những vần không chính thức, làm tăng thêm nhạc điệu, âm hưởng của dòng thơ.
Tác dụng
– Tăng sức biểu cảm, tăng nhạc tính cho câu văn, câu thơ.
Lá bàng đang đỏ ngọn cây
Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời
Mùa đông còn hết em ơi
Mà con én đã gọi người sang xuân.
(Tiếng hát sang xuân – Tố Hữu)
Vần “ang” âm thanh mở lặp lại bảy lần.
Tác dụng: tạo cảm giác rộng lớn, chuyển động, kéo dài (đông – xuân); phù hợp với cảm xúc chung: mùa đông đang còn tiếp diễn vậy mà đã có lời mời gọi mùa xuân.
ĐIỆP THANH
Khái niệm
– Điệp thanh là hình thức trùng điệp âm thanh bằng cách lặp lại thanh điệu.
Ví dụ
Sương nương theo trăng ngừng lưng trời
Tương tư nâng lòng lên chơi vơi. 
(Nhị hồ – Xuân Diệu)
Ở đây điệp thanh đã góp phần gợi tả chút sầu tư thoáng nhẹ, bang khuâng.
Tác dụng
– Tạo ra sự cộng hưởng về ý nghĩa, tăng tính nhạc cho câu thơ.
Ô hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! Vàng rơi! Thu mênh mông.
(Tì bà – Bích Khê)
B. BIỆN PHÁP TU TỪ TỪ VỰNG
ẨN DỤ
Khái niệm
– Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng n

Tài liệu đính kèm:

  • docxcac_dang_de_van_trong_ki_thi_tot_nghiep_thpt.docx