Đề thi tham khảo THPT Quốc gia năm 2022 môn Ngữ văn 12 - Bộ đề văn bản: Đất nước

docx 33 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 20/06/2022 Lượt xem 4184Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi tham khảo THPT Quốc gia năm 2022 môn Ngữ văn 12 - Bộ đề văn bản: Đất nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi tham khảo THPT Quốc gia năm 2022 môn Ngữ văn 12 - Bộ đề văn bản: Đất nước
ĐẤT NƯỚC
ĐỀ THAM KHẢO
ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2022
Bài thi : Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Nhiều lúc mình không ngờ nổi rằng mình đã đến đây. Không ngờ rằng trên mũ là một ngôi sao. Trên cổ áo là quân hàm đỏ. Cuộc đời bộ đội đến với mình tự nhiên quá, bình thản quá, và cũng đột ngột quá.
Thế là thế nào? Cách đây ít lâu mình còn là sinh viên. Bây giờ thì xa vời lắm rồi những ngày cắp sách lên giảng đường, nghe thầy Đường, thầy Đạo Không biết bao giờ mình sẽ trở lại những ngày như thế. Hay chẳng còn bao giờ nữa! Có thể lắm. Mình đã lớn rồi. Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu? Chỉ còm cõi vì trang sách, gầy xác đi vì mộng mị hão huyền.
28 ngày trong quân ngũ, mình hiểu được nhiều điều có ích. Sống được nhiều ngày có ý nghĩa. Dọc đường hành quân, có dịp xem lại lòng mình, soát lại lòng mình.Mình bắt đầu sống có trách nhiệm từ đâu, từ lúc nào? Có lẽ từ 9.3.71 tháng 3 của hoa nhãn ban trưa, của hoa sấu, hoa bằng lăng nước.
Trên mũ là ngôi sao. Ta lặng ngắm ngôi sao, như hồi nào ta chỉ cho bạn: Kia là ngôi sao Hôm yêu dấu Nhưng khác hơn một chút. Bây giờ, ta đọc trong ngôi sao ấy, ánh lửa cầu vồng của trận công đồn, màu đỏ của lửa, của máu 
Ta như thấy trong màu kì diệu ấy có cả hồng cầu của trái tim ta.
(Trích Mãi mãi tuổi hai mươi, nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên. 
Câu 2. Nhìn những ngôi sao trên mũ, tác giả đọc được những gì? Ý nghĩa của những hình ảnh đó? 
Câu 3. Tại sao tác giả viết: “Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu?”? 
Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất với anh/chị? (0,75 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) 
Từ đoạn nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về trách nhiệm của tuổi trẻ ngày nay với việc bảo vệ Tổ quốc.
Câu 2 (5,0 điểm) 
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ truyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái
Có ngoại xâm thi chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại
Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại
 (Trích Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12 tập 1, NXB Giáo dục, trang121)
Từ đó, anh/ chị hãy khái quát cách thể hiện tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. 
  HẾT ..
HƯỚNG DẪN CHẤM 
Phần
Câu
 Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
3,0
1
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
0,50
2
- Nhìn ngôi sao trên mũ, tác giả thấy:
+ Ánh lửa cầu vồng.
+ Màu đỏ của lửa, của máu.
+ Hồng cầu của trái tim.
– Ý nghĩa: Biểu thị cho ngọn lửa đấu tranh, sức mạnh quật cường; nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần sẵn sàng hi sinh cho Tổ quốc; lí tưởng cao đẹp, khát vọng cống hiến cho Tổ quốc, nhân dân. 
1,00
3
- Tác giả viết: Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu? Vì:
+ Việc học chỉ có ý nghĩa khi nó được áp dụng vào cuộc sống.
+ Sự sống không phải chỉ biết cho cá nhân mình.
+ Khi Tổ quốc lên tiếng gọi tuổi trẻ sẵn sàng xếp bút nghiên lên đường vì Tổ quốc 
0,75
4
- Học sinh có thể rút thông điệp khác nhau nhưng phải hợp lý, thuyết phục.
VD: Thông điệp của đoạn trích: Tuổi trẻ phải biết sống, biết cống hiến, biết hi sinh cho Tổ quốc
0,75
II
LÀM VĂN
1
 Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về trách nhiệm của tuổi trẻ ngày nay với việc bảo vệ Tổ quốc.
2,0
Yêu cầu về kĩ năng: Thí sinh biết cách viết đoạn văn nghị luận về một tư tưởng sống trong xã hội. Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác đáng, dẫn chứng tiêu biểu. Hành văn lưu loát, có cảm xúc; không mắc các lỗi về dùng từ, chính tả, đặt câu.
Yêu cầu về kiến thức: - Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ: có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoan và kết thúc đoạn: Mở đoạn nêu được vấn đề; phát triển đoạn triển khai được vấn đề; kết đoạn kết luận được vấn đề.
a) Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận.
0,25
Có đủ các phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn: Mở đoạn nêu được vấn đề, thân đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 
0,25
c.Triển khai vấn đề nghị luận: Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. Có thể theo định hướng sau:
– Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc của tuổi trẻ trong thời đại ngày nay được biểu hiện ở những khía cạnh:
+ Thực hiện nghiêm túc luật nghĩa vụ công dân đối với tổ quốc: sẵn sàng lên đường khi Tổ quốc gọi; chống lại những luận điệu xuyên tạc, những âm mưu và hành động thù địch chống phá Đảng và Nhà nước của kẻ thù, gây mất lòng tin với Đảng và đoàn kết dân tộc.
+ Không ngừng học tập, trau dồi tri thức hiểu biết về tinh hoa văn hoá truyền thống của dân tộc. Đồng thời tiếp thu chọn lọc những giá trị văn hoá hiện đại của nước ngoài.góp sức mình xây dựng đất nước, làm cho đất nước ngày càng vững mạnh
– Phê phán những thái độ, hành vi ích kỉ cá nhân, đặt quyền lợi cá nhân hơn trách nhiệm với Tổ quốc
1.00
d) Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
0,25
e) Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
0,25
2
Phân tích đoạn thơ sau trong đoạn trích Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.
 Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta tròng 
 ...
 Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại
5,00
Yêu cầu về kĩ năng: Thí sinh biết cách làm kiểu bài văn cảm nhận một đoạn thơ trong văn bản: Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác đáng, dẫn chứng tiêu biểu. Hành văn lưu loát, có cảm xúc; không mắc các lỗi về dùng từ, chính tả, đặt câu.
Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những kiến thức đã được học trong nhà trường và những kiến thức tham khảo được có liên quan đến đoạn trích Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, thí sinh có thể cảm nhận đoạn thơ theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo những nội dung sau:
a) Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận.
0,25
 Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.
0,5
 Làm rõ tư tưởng cốt lõi: Đất Nước của Nhân dân trong đoạn thơ, cũng là của tác phẩm
 c) Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng. 
Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận. 
0,5
 * Cảm nhận về đoạn thơ:
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ truyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái
- Nhân dân là lực lượng sáng tạo, gìn giữ và lưu truyền mọi giá trị văn hóa, vật chất và tinh thần của Đất nước.
+ Điệp đại từ “họ” và điệp cấu trúc “Họ” khẳng định sức mạnh, công lao to lớn của Nhân dân trong sự nghiệp xây dựng Đất nước.
+ Các động từ “giữ”, “truyền”, “chuyền”, “gánh”, “đắp”, “be”, “trồng”, “hát” khẳng định sứ mệnh thiêng liêng của mỗi con người, các thế hệ trong công cuộc xây dựng Đất nước.
+ Những danh từ “hạt lúa”, “lửa”, “hòn than”, “dập”, “bờ”, “cây”, “trái” mang giá trị văn hóa sâu sắc, lâu đời. Những từ “giọngđiệu”, “tên xã”, “tên làng” mang giá trị tinh thần gắn bó với những người dân.
+ Nhân dân cũng là lực lượng mở mang bờ cõi “những chuyến di dân”, “đắp đập, be bờ” đầy gian khổ, hy sinh.
1,5
Có ngoại xâm thi chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại
- Hai câu thơ nhấn mạnh nhân dân đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp giữ nước.
- Nhà thơ sử dung phép điệp cấu trúc “cóthi” và phép đối “ngoại xâm – nội thù” thấy được sức mạnh to lớn của Nhân dân chống lại các thế lực thù địch cả trong và ngoài Đất nước.
0,5
Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại
- Hai câu thơ thể hiện trực tiếp tư tưởng xuyên suốt tác phẩm: Nhân dân là đối tượng làm chủ dất nước. Nhân dân có quyền thừa hưởng thành quả do mình làm ra. Do đó, Đất nước của Nhân dân cũng chứa đựng những giá trị văn hóa, văn học dân gian (ca dao, thần thoại).
0,5
- Đánh giá: Có thể khái quát tư tưởng Đất Nước của Nhân dân là sự hội tụ và kết tinh bao công sức, khát vọng của Nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
0,25
* Nhận xét về tư tưởng “Đất nước của Nhân dân”.
- Đoạn thơ thể hiện tư tưởng “Đất nước của Nhân dân” qua chiều dài lịch sử, chiều rộng không gian địa lý và chiều sâu văn hóa dân tộc được bao thế hệ dày công công dựng xây, gìn giữ. Vì thế, Đất nước chính là Nhân dân, của Nhân dân.
- Những từ “Đất Nước”, “Nhân dân” được viết hoa và lặp lại thể hiện sự trang trọng khẳng định sự gắn bó thắm thiết giữa Nhân dân với Đất Nước.
- Cách diễn đạt bằng chất liệu văn hóa dân gian; giọng thơ trữ tình – chính luận sâu lắng, thiết tha đã làm nên sự độc đáo cho đoạn thơ khi nói về đề tài Đất nước.
1,0
d) Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 
0,25
e) Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tao, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
0,25
ĐIỂM TOÀN BÀI: I+II
10,0
ĐỀ THAM KHẢO
ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2022
Bài thi : Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
(1) Sau mấy chục năm, công nghệ thông tin (IT) phát triển như vũ bão, mạng xã hội lên ngôi, các ứng dụng audio, video thay nhau giúp người dùng mọi thứ tiện lợi trong cuộc sống. Nhà bạn lắp camera an ninh, anh đi sang Pháp vẫn biết ai hay ra vào khi vắng nhà. Ngồi bên Mỹ có thể chát video cả tiếng với người tình bên Hà Nội mà không hề lo trả cước.
(2) Tiện lợi quá nên nhiều gia đình gửi bố mẹ vào nhà dưỡng lão, ngày ngày thăm ông bà qua camera. Con cái du học bên kia bán cầu cũng chẳng lo. Cháu không nhắn gì thì nhìn qua Facebook thấy báo trực tuyến trước đó 1 tiếng hay check in đâu đó, bố mẹ, ông bà cũng chẳng ngại. Gia đình kiểu toàn cầu cũng hay nhưng vì tiện lợi quá nên giá trị gia đình riêng cũng bị hòa tan đi ít nhiều.
 (Theo Huệ Minh, thesaigontimes.vn/300123/thoi-40-nghi-ve-gia-dinh-thoi-04.html)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định thao tác lập luận chính của đoạn trích.
Câu 2. Trong phần (1) của đoạn trích, tác giả đã nêu lên những thành tựu gì của nhân loại?
Câu 3. Anh chị hiểu như thế nào về ý kiến Tiện lợi quá nên nhiều gia đình gửi bố mẹ vào nhà dưỡng lão, ngày ngày thăm ông bà qua camera?
Câu 4. Anh chị có đồng ý với ý kiến nhưng vì tiện lợi quá nên giá trị gia đình riêng cũng bị hòa tan đi ít nhiều không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung phần (2) của đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về cách bảo vệ giá trị gia đình trong thời đại công nghệ 4.0.
Câu 2 (5.0 điểm)
Trong đoạn trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm viết: 
Em ơi em
Hãy nhìn rất xa
Vào bốn nghìn năm đất nước
Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
Nhiều người đã trở thành anh hùng
Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ
Nhưng em biết không
Có biết bao người con gái, con trai
Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước.
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ truyền lửa cho mỗi nhà từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trông cây hái trái
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại.
(Theo Ngữ văn 12, Tập Một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019 )
Trình bày cảm nhận của anh/ chị về tư tưởng “Đất nước của Nhân dân” được thể hiện từ góc nhìn lịch sử được thể hiện qua đoạn thơ trên. 
V. HƯỚNG DẪN CHẤM :
Phần
Câu/Ý
Nội dung
Điểm
I
Đọc hiểu
3.0
1
Thao tác lập luận chính: chứng minh.
0.5
2
Những thành tựu của nhân loại:
- Công nghệ thông tin phát triển như vũ bão
- Mạng xã hội lên ngôi 
- Các ứng dụng audio, video thay nhau giúp người dùng mọi thứ
0.5
3
Ý kiến Tiện lợi quá nên nhiều gia đình gửi bố mẹ vào nhà dưỡng lão, ngày ngày thăm ông bà qua camera có thể hiểu:
- Công nghệ thông tin làm xa thêm khoảng cách gia đình. 
- Không có gì thay thế được những sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc một cách trực tiếp của các thành viên gia đình dành cho nhau.
1.0
4
Đồng tình với ý kiến. Vì công nghệ thông tin rút ngắn khoảng cách về địa lý nhưng cũng có thể khiến những giá trị gia đình hòa tan vào xu thế toàn cầu mất đi những ý nghĩa cao đẹp, thiêng liêng của riêng nó.
1.0
II
Làm văn
7.0
1
Từ nội dung phần (2) của đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về cách bảo vệ giá trị gia đình trong thời đại công nghệ 4.0.
2.0
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ
 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng -phân-hợp, song hành hoặc móc xích.
 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một vấn đề xã hội: cách bảo vệ giá trị gia đình trong thời đại công nghệ 4.0.
0.25
0.25
c. Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ cách bảo vệ giá trị gia đình trong thời đại công nghệ 4.0. Có thể triển khai theo hướng sau:
* Nêu vấn đề: Từ vấn đề về sự phát triển của công nghệ thông tin hiện đại có thể ảnh hưởng ảnh giá trị gia đình được nêu trong văn bản dẫn đến việc cần phải bảo vệ những giá trị đó của gia đình.
* Giải thích: 
- Giá trị gia đình là những ý nghĩa nghĩa cao đẹp, thiêng liêng mà cuộc sống gia đình mang lại. Nó biểu hiện trong cách cách đối xử, trong những mối quan hệ, tình cảm có liên quan đến gia đình mà các thành viên dành cho nhau. 
- Nêu ví dụ: bữa ăn quây quần sum họp với đầy đủ các thành viên trong gia đình; tấm lòng hiếu thảo quan tâm của con cái dành cho cha mẹ; sự giáo dục yêu thương của đấng sinh thành dành cho những đứa con của mình; những truyền thống, phẩm chất tốt đẹp qua nhiều thế hệ trong một gia đình...
* Bàn luận:
- Ý nghĩa của giá trị gia đình: giá trị gia đình mình là minh chứng tiêu biểu nhất khẳng định ý nghĩa to lớn của gia đình mình đối với mỗi con người người trong cuộc đời này; giá trị đó giúp các thành viên cảm nhận được được sự thiêng liêng của mái ấm mà mình đang sống; giá trị gia đình cũng giúp mối quan hệ giữa các thành viên ngày càng sâu đậm bền chặt; giá trị gia đình là nhân tố quan trọng để xây nên một xã xã hội nhân văn, tiến bộ 
- Phê phán: những con người chà đạp hoặc không ý thức được giá trị gia đình; những thái độ hành động làm tổn thương giá trị gia đình; việc quá lệ thuộc những phương tiện công nghệ hiện đại mà đánh mất những phút giây quý báu cần thiết bên gia đình...
 * Liên hệ thực tế: trân trọng giá trị gia đình trong những việc làm làm đơn giản nhỏ bé nhất; xem công nghệ thông tin là một phương tiện để kết nối, hàn gắn những giá trị gia đình đang xa dần hay nguy cơ đổ vỡ; thực hành những lời nói cử chỉ; yêu thương thay cho sự quan tâm chỉ tồn tại trong thế giới ảo
1.00
d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
0,25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 
0,25
2
Trình bày cảm nhận của anh/ chị về tư tưởng “Đất nước của Nhân dân” được thể hiện từ góc nhìn lịch sử được thể hiện qua đoạn thơ ()
5,0
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về một đoạn thơ ( có định hướng)
 Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
(0,25)
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
 Tư tưởng “Đất nước của Nhân dân” được thể hiện từ góc nhìn lịch sử được thể hiện qua đoạn thơ
(0,25)
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:
1.Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Khoa Điềm, đoạn trích “Đất Nước”; nêu vấn đề cần nghị luận
2. Thân bài:
a. Vài nét khái quát về giá trị tác phẩm: Tư tưởng đất nước của nhân dân là nguồn mạch cảm hứng xuyên suốt bản trường ca “Mặt đường khát vọng” nói chung và đoạn trích “Đất Nước” nói riêng. Đồng thời, đó cũng là giá trị cốt lõi để nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm nói lên những suy nghĩ, trăn trở của mình về đất nước trong hoàn cảnh chiến tranh chia cắt. Nội dung này được thể hiện trên nhiều phương diện và một trong những phương diện quan trọng nhất soi chiếu tư tưởng ấy qua góc nhìn từ lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc.
b. Cảm nhận về tư tưởng “Đất nước của Nhân dân” được thể hiện từ góc nhìn lịch sử: 
* Nhân dân làm chủ đất nước trong quá trình đấu tranh chống ngoại xâm
- Lời nhắn nhủ của tác giả
+ cách xưng hô “Em ơi em”: giọng điệu ấm áp, thân tình, gần gũi...
+ “anh – em” hướng về thế hệ trẻ em vùng địch tạm chiếm, kêu gọi sự thức tỉnh đấu tranh chống đế quốc Mỹ.
-> đề cập đến vấn đề lịch sử với giọng điệu nhẹ nhàng dễ đi vào lòng người.
+ “hãy nhìn rất xa”: soi chiếu vào lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước để thấy vai trò to lớn cốt yếu của nhân dân.
+ “bốn ngàn năm đất nước”: con số tượng trưng cho bề dày lịch sử lâu đời.
- Cách nói “năm tháng nào cũng người người lớp lớp” (điệp): khẳng định biết bao thế hệ cha ông đã hiến dâng cho giang sơn, tổ quốc.
- Hình ảnh “con gái con trai bằng tuổi chúng ta”: tấm gương cho thế hệ trẻ khi nhìn vào những lớp người đi trước nhưng tương đồng thế hệ: những người trẻ.
- Liệt kê “khi có giặc người con trai ra trận/ người con gái trở về về nuôi cái cùng con”: nêu cao tinh thần hi sinh tình yêu đôi lứa, hạnh phúc vợ chồng để chiến đấu bảo vệ non sông.
- Mượn ý dân gian “ngày giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”: những tấm gương nữ nhi kiên cường, bất khuất (dẫn chứng: Bà Trưng, Bà Triệu, đội quân tóc dài).
- “Nhiều người đã trở thành anh hùng/ nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ”: biết bao tên tuổi lẫy lừng được lịch sử lưu danh -> tự hào về truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc 
- “Có biết bao người con gái con trai/ trong bốn ngàn lớp người giống ta lứa tuổi/ họ đã sống và chết/ giản dị và bình tâm/ không ai nhớ mặt đất tên/ nhưng họ đã làm nên Đất Nước”: những hy sinh thầm lặng của bao nhiêu thế hệ; lịch sử chưa kịp lưu danh nhưng chính họ bằng sự sống và cái chết của mình đã góp xương máu dựng xây tổ quốc.
- “Họ đã làm nên đất nước”: khẳng định tư tưởng đất nước của nhân dân, nhân dân bảo vệ đất nước của mình bằng sự đấu tranh, hi sinh thầm lặng.
Qua việc kêu gọi người đọc nhìn lại lịch sử dựng nước và giữ nước, Nguyễn Khoa Điềm đã khẳng định vai trò to lớn của nhân dân. Nếu không có nhân dân, Đất Nước đã không tồn tại vững vàng. Điều đó cũng khơi gợi ý thức trách nhiệm của mỗi người dân trong đất nước.
* Nhân dân là chủ thể sáng tạo, đóng góp giá trị vật chất, tinh thần để dựng xây đất nước
- Điệp cấu trúc “Họ đã...”: nhấn mạnh vai trò chủ yếu của nhân dân trong quá trình xây dựng tổ quốc.
- Loạt động từ: “giữ, truyền, chuyền, gánh, đắp đập be bờ”: làm rõ công sức, mồ hôi xương máu của nhân dân đổ ra để đắp xây, làm cho đất nước ngày càng trù phú, đẹp giàu.
- Liệt kê nhiều danh từ thể hiện sự kết tinh thành quả vật chất, tinh thần của nhân dân đóng góp cho đất nước qua quá trình khai hoang, mở cõi, lao động sinh tồn của nhân dân.
+ “Hạt lúa”: biểu tượng của nền văn minh lúa nước, thành quả của mồ hôi nước mắt trên đồng ruộng của người nông dân.
- “Lửa”: ngọn lửa sưởi ấm, ngọn lửa soi đường, ngọn lửa mang đến no đủ, ngọn lửa nhiệt huyết dựng xây cuộc sống.
- “Giọng điệu”: âm sắc thân thương của quê hương, tiếng nói vang lên từ lúc cha sinh mẹ đẻ, gắn bó với mọi người đến suốt đời và trên mọi nẻo đường sinh sống.
- “Tên xã tên làng”: những địa danh in đậm trong ký ức về nơi chôn nhau cắt rốn làm cho vùng đất mới gần gũi, thân thương hơn.
- “Đập, bờ, cây trái”: thành quả của lao động, gợi lên truyền thống “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” . Đó là những hình ảnh bình dị mà thiêng liêng cao quý.
- Lời thơ kết đoạn “Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm/ Có nội thù thì vùng lên đánh bại” sử dụng phép điệp – cấu trúc đối xứng: khẳng định tinh thần chiến đấu xả thân cho đất nước; bảo vệ những thành tựu mà cha ông để lại và tiếp tục truyền cho đời sau.
- Phát huy truyền thống kiên cường bất khuất của cha ông
* Nghệ thuật: từ ngữ hình ảnh giản dị; phép điệp cấu trúc, hình ảnh đối xứng; giọng thơ thể hiện sự chiêm nghiệm, triết lí nhưng vẫn đậm chất trữ tình tự sự.
*Nhận xét: từ việc kêu gọi thế hệ trẻ nhìn lại lịch sử, một lần nữa Nguyễn Khoa Điềm đã làm sáng lên hình ảnh của nhân dân trong suốt chiều dài tồn tại của dân tộc. Nhân dân là người kiến tạo và cũng chính là người giữ gìn những tinh hoa vật chất, tinh thần với khao khát, mong ước làm cho đất nước ngày một giàu mạnh, vững bền.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị của tác phẩm và tư tưởng “Đất nước của Nhân dân” được thể hiện từ góc nhìn lịch sử trong đoạn trích “Đất Nước”.
 - Mở rộng liên hệ thực tế (tình yêu quê hương; tự hào về truyền thống, lịch sử dân tộc).
(4.00)
(0,5)
(0,5)
(1,5)
(0,5)
(0,5)
(0,5)
4. Sáng tạo
 Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
( 0,25)
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu
 Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
( 0,25)
ĐỀ THAM KHẢO
ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2022
Bài thi : Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu sau:
Tiếng Việt mình sâu sắc. Nhân là con người. Nhân cũng là hạt. Nhân cũng là lòng yêu thương người khác. Nhìn những anh chị bại liệt cũng trở thành hiệp sĩ công nghệ thông tin giúp đời. Biết những người khiếm thị cũng làm được nghề sửa chữa điện tử, để có ích và giúp người. Lòng tự hứa không thể là hạt lép. Chẳng có lý do gì để không là hạt giống tốt cho mùa sau.
Từ đó ta có bài học về nết tốt của hạt: Kiên trì, nhẫn nại, và lòng dũng cảm. Cũng như ta học về việc sống hết mình của hạt thóc: sớm cho mùa vàng, dám chịu xay giã giần sàng. Gạo nuôi người, cám bã nuôi heo, rơm tặng người bạn trâu. Và đến cọng rơm thừa cũng bện thành con cúi giữ lửa suốt đêm trường. Và sưởi ấm cánh đồng mùa đông gió bấc.
Mỗi khi ta cằn cỗi, hãy nhớ ta là hạt. Ta lại nghĩ về khoảng xanh ngoài ban công, cũng như bạn thấy những mầm cây đội lên từ khối bê tông đường nhựa. Để không cho những khiếm khuyết tự bào mòn hay những nỗi buồn tự hủy.
(Đoàn Công Lê Huy, Gửi em mây trắng, NXB Kim Đồng,016)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản.
Câu: Dựa vào bài viết, hãy cho biết hạt thóc đã sống hết mình như thế nào?
Câu 3: Nêu nội dung của văn bản.
Câu 4: Nêu thông điệp rút ra từ văn bản.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ văn bản trên, hãy viết đoạn văn (khoảng00 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về những việc cần làm “để không cho những khiếm khuyết tự bào mòn hay những nỗi buồn tự hủy”.
Câu. (5,0 điểm)
Cho đoạn thơ:
“Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ truyền lửa cho mỗi nhà từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trông cây hái trái
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại
Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại
Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”
Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu”
(Trích Đất nước (Mặt đường khát vọng), Nguyễn Khoa Điềm, SGK Ngữ văn 12, tập một,013, trang 121, 122)
Anh/ Chị hãy phân tích hình tượng Đất Nước qua đoạn thơ trên. Từ đó, làm rõ tư tưởng mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước.
-----------------Hết-----------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN NGỮ VĂN 12
(Bản hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
Phần
Nội dung
Điểm
I
 ĐỌC- HIỂU( 3.0 điểm)
1
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
0.5
2
Theo bài viết, hạt thóc đã sống hết mình với những việc sau: sớm cho mùa vàng, dám chịu xay giã giần sàng. Gạo nuôi người, cám bã nuôi heo, rơm tặng người bạn trâu. Và đến cọng rơm thừa cũng bện thành con cúi giữ lửa suốt đêm trường. Và sưởi ấm cánh đồng mùa đông gió bấc.
0.75
3
Nội dung của văn bản:
- Qua văn bản, tác giả trình bày quan điểm về nết tốt của hạt và việc sống hết mình của hạt thóc như là những bài học sâu sắc về tính kiên trì, nhẫn nại, dũng cảm và giàu lòng yêu thương mà con người nên học hỏi.
- Từ đó tác giả nhắn nhủ: Mỗi khi thất vọng hay đau buồn, hãy nhớ ta cũng có sức sống mãnh liệt như hạt không ngừng vươn lên, hoàn thiện bản thân.
0.75
4
Học sinh có thể tự do nêu quan điểm, miễn hợp lí, thuyết phục. 
- Hãy sống kiên trì, nhẫn nại và dũng cảm như hạt để không bao giờ gục ngã, tuyệt vọng.
- Hãy sống hết mình, giàu lòng yêu thương, biết hi sinh để hữu ích cho đời.
..
1.0
II
LÀM VĂN( 7.0 điểm)
Câu 1 
Viết đoạn văn về những việc cần làm “để không cho những khiếm khuyết tự bào mòn hay những nỗi buồn tự hủy”.
2.0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn
Học sinh có thể trình bảy đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân- hợp, móc xích hoặc song hành.
0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Những việc cần làm “để không cho những khiếm khuyết tự bào mòn hay những nỗi buồn tự hủy”.
0.25
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận
- Học sinh cần chăm chỉ học tập và rèn luyện để dần hoàn thiện những khiếm khuyết của bản thân, thay vì tự tin, mặc cảm và oán trách.
- Mỗi khi chán nản hay u buồn, hãy nghĩ đến sự kiên trì, dũng cảm và sức sống mãnh liệt của hạt mầm mà tự mình vượt thoát, chuyển hóa nỗi buồn thành năng lượng tích cực.
- Cuộc sống vốn tồn tại song song những điều khó khăn và thuận lợi. Khi gặp thuận lợi, ta không kiêu căng và ngủ quên trên chiến thắng; khi gặp khó khăn, ta kiên trì, nhẫn nại, im lặng để từng bước vượt qua thử thách, để có thể sống mạnh mẽ và giàu lòng yêu thương.
.
1.0
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt
0.25
e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận
0.25
Câu: 
Phân tích hình tượng Đất Nước qua đoạn thơ trên. Từ đó, làm rõ tư tưởng mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước.
5.0
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận.
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
0.25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Hình tượng Đất Nước qua đoạn thơ trên. Từ đó, làm rõ tư tưởng mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước.
0.5
c. Triển khai vấn đề nghị luận:Thí sinh có thể trình bày cảm nhận theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; cần đảm bảo những ý sau:
*Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích
0.5
*Tư tưởng Đất nước qua đoạn thơ.
- Về nội dung: Trong sự nghiệp dựng nước, nhân dân là người kiến tạo và bảo tồn những giá trị văn hoá tinh thần, truyền thống của dân tộc:
+ Cách dùng từ “họ”: đại từ xưng hô số nhiều chỉ nhân dân –> những con người bé nhỏ, bình thường thuộc đám đông trong xã hội, chứ không phải là các cá nhân anh hùng
+ Hệ thống các từ: giữ, truyền, gánh, đắp, be, dạy được sử dụng đan cài trong đoạn thơ ghi nhận sự đóng góp lớn lao của nhân dân đối với sự nghiệp kiến quốc. 
+ Các hình ảnh gắn với chuỗi động từ này: hạt lúa, lửa, giọng nói, tên xã, tên làng, đập, bờ khẳng định nhân dân chính là lực lượng đông đảo vừa kiến tạo bảo tồn, lưu giữ truyền thống giàu tình nghĩa, giàu tình yêu thương, cần cù lao động
Đất Nước của Nhân dân, Nhân dân cũng chính là người góp phần mở mang bờ cõi Đất Nước, khai sông, lấn biển qua mỗi chuyến di dân đầy gian khổ.
–> Đoạn thơ có sự đan dệt của những ca dao, tục ngữ, hàng loạt truyện cổ và vô vàn những tập quán, phong tục một cách sáng tạo. Người viết có khi chỉ trích nguyên văn một câu ca dao: “yêu em từ thuở trong nôi“, song phần lớn chỉ sử dụng ý, hình ảnh ca dao: “Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội; biết trồng tre đợi ngày thành gậy/ Đi trả thù mà không sợ dài lâu”.
- Về nghệ thuật:Thể thơ tự do, vận dụng linh hoạt, nhuần nhuyễn, sáng tạo chất liệu văn hoá, văn học dân gian, giọng điệu thơ có sự kết hợp giữa chính luận và trữ tình, suy tưởng và cảm xúc	
2.0
Tư tưởng mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước:
- Đất nước của Nhân dân, của ca dao thần thoại, của đời thường: Nhân dân chính là người đã sáng tạo ra dòng chảy văn hóa cho cả một dân tộc, nhiều giá trị vật chất và tinh thần đã được nhân dân giữ lại và truyền đạt cho đời sau, để con cháu phát huy và kế thừa những
truyền thống tốt đẹp của cha ông xây dựng bao đời.
- Điểm mới trong sáng tác của Nguyễn Khoa Điềm đều xuất phát từ tư tưởng tiến bộ trong thời kỳ Cách mạng ấy là tư tưởng Đất Nước của dân, do dân và vì dân.
Qua đó, tác giả thể hiện tình yêu, niềm tự hào về Đất Nước, Nhân dân, thức tỉnh mọi người ý thức trách nhiệm xây dựng, bảo vệ Đất Nước.
1.0
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu.
0.25
e. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề cần nghị luận.
0.5
Tổng điểm
10.0
-----------------Hết-----------------
ĐỀ THAM KHẢO
ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2022
Bài thi : Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
	Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu
	Bạn nói những gì, bạn làm điều gì, cảm thấy như thế nào – tất cả đều có nguồn gốc từ trong tâm trí bạn và bắt đầu chỉ bằng một ý nghĩ.
	Suy nghĩ của chúng ta cũng giống như những hạt giống, mỗi suy nghĩ sẽ đơm hoa kết trái để tạo ra một hương vị riêng biệt. Suy nghĩ có thể là sự sáng tạo hay phá hủy, yêu thương hay thù hận, nâng đỡ hay vùi dập. Khi chúng ta hiểu và học cách kiểm soát những suy nghĩ của bản thân thì chúng ta sẽ trải nghiệm được sự bình an

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_tham_khao_thpt_quoc_gia_nam_2022_mon_ngu_van_12_bo_de.docx