Bồi dưỡng học sinh giỏi vật lí 7 - Chuyên đề II: Bài toán về hệ hai gương tạo với nhau một góc (tiếp theo)

doc 2 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1370Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bồi dưỡng học sinh giỏi vật lí 7 - Chuyên đề II: Bài toán về hệ hai gương tạo với nhau một góc (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bồi dưỡng học sinh giỏi vật lí 7 - Chuyên đề II: Bài toán về hệ hai gương tạo với nhau một góc (tiếp theo)
PHẦN I: QUANG HỌC
CHUYÊN ĐỀ II: BÀI TOÁN VỀ HỆ HAI GƯƠNG TẠO VỚI NHAU MỘT GÓC (t.theo)
----ĐỀ SỐ 03----
BT1: 
Hãy vẽ tia sáng từ A sau khi phản xạ trên hai gương rồi đến B trong hai trường hợp sau:
Phản xạ trên gương G1 rồi đến G2
Phản xạ trên gương G2 rồi đến G1
BT2: 
Cho G1 và G2 là hai gương phẳng đặt vuông góc với nhau và quay mặt phản xạ vào nhau. Điểm sáng A và B cho trước ( hình vẽ). Hãy vẽ và nêu cách vẽ các tia sáng xuất phát từ A:
Phản xạ trên G1 rồi đến B
Phản xạ trên G2 rồi đến B
Phản xạ trên G2 rồi đến G1 sau đó đi qua A
BT3:
Hai gương G1 và G2 quay mặt phản xạ vào nhau và tạo với nhau một góc 500 . Một điểm sáng S nằm trong khoảng hai gương.
Hãy nêu cách vẽ đường đi của tia sáng phát ra từ S phản xạ lần lượt trên G1; G2 rồi quay trở lại S
Tính góc tạo bởi tia tới xuất phát từ S và tia phản xạ đi qua S.
ĐS: 1000
BT4
Cho hai gương phẳng vuông góc với nhau, một tia sáng chiếu tới gương thứ nhất, phản xạ truyền tới gương thứ hai, rồi phản xạ ra khỏi gương hai.
Hãy vẽ hình minh họa
Chứng minh tia phản xạ cuối cùng song song với tia tới ban đầu
Cho một điểm sáng S đặt trước hai gương. Hãy vẽ hình minh họa số ảnh của S tạo bởi hai gương?
BT5:
Cho hai gương phẳng G1 và G2 có mặt phản xạ quay vào nhau và tạo với nhau một góc α. Tia tới SI được chiếu lên gương G1 lần lượt phản xạ một lần trên gương G1 rồi một lần trên gương G2. Biết góc tới trên gương G1 bằng 400. Hãy tìm góc α để cho tia tới trên gương G1 và tia phản xạ trên gương G2 vuông góc với nhau?
 ĐS: 450
BT6:
Hai tia tới SI và SK vuông góc với nhau chiếu tới một gương phẳng tại hai điểm I và K như hình vẽ.
Vẽ tia phản xạ của hai tia tới SI và SK.
CMR hai tia phản xạ ấy cũng hợp với nhau một góc vuông
Giả sử góc tạo bởi tia tới SK với gương phẳn bằng 300. Chiếu một tia sáng từ S tới gương đi qua trung điểm M của đoạn thẳng nối hai điểm I và K. Xác định góc tạo bởi tia phản xạ của hai tia SK và SM?
 ĐS: 300
BT7:
Cho hai GP ghép sát hai mép với nhau và hướng mặt phản xạ vào nhau. Một điểm sáng S nằm trong mặt phản xạ của hai gương (h/v)
Biết α = 300 và S thuộc đường phân giác của góc G1OG2.
Hãy vẽ một tia sáng từ S tới gương G1 rồi phản xạ sang gương G2 tiếp tục phản xạ về gương G1 và quay ngược trở lại.
Cho SO = 15cm. Hãy vẽ tia sáng từ S đến G1 tại P phản xạ sang G2 tại Q rồi phản xạ về S. Tính tổng quãng đường đi (SP+ PQ+ QS) của tia sáng và góc tạo bởi tia SP với tia QS.
 ĐS:.
BT8:
Hai gương phẳng có các mặt phản xạ hợp với nhau một góc α. Chiếu một tia sáng SI đến gương thứ nhất, phản xạ theo phương IJ đến gương thứ hai rồi phản xạ tiếp theo phương JR. Tìm góc hợp bởi hai tia SI và JR trong các trường hợp sau:
α là góc nhọn
α là góc tù
α = 900
ĐS: a) 2α
b) 2. (1800 – α)
c) 1800 ( tức SI // JR)

Tài liệu đính kèm:

  • docOn_HSG_Vat_li_7_so_3.doc