Bộ đề ôn thi học kỳ 2 Hóa 10

docx 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1346Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề ôn thi học kỳ 2 Hóa 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ đề ôn thi học kỳ 2 Hóa 10
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Thực hiện chuỗi phản ứng sau (điều kiện):
Câu 2: Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra khi: 
Cho H2SO4 đặc, dư vào ống nghiệm chứa đường saccarozơ, dẫn khí thoát ra vào dung dịch KMnO4. 
Đung nóng dung dịch H2SO4 đặc với muối Na2SO3, dẫn khí sinh ra qua dung dịch Axit sunfuahiđric.
Câu 3: Viết phương trình phản ứng chứng minh: 
Lưu huỳnh có tính khử. 
Khí sunfurơ có tính oxi hóa.
Axit clohiđric có tính oxi hóa.
H2S có tính khử mạnh.
Axit sunfuahiđric đặc có tính oxi hóa mạnh. 
Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi. 
Câu 4: Cho hỗn hợp X gồm Fe, Cu tác dụng với m gam dung dịch H2SO4 20% loãng (dùng dư 10% so với lượng phản ứng) thu được 2,24 lít khí Hiđro (đkc). Mặt khác nếu cho lượng hỗn hợp X trên tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nguội, dư thu được 3,36 lít khí (đkc).
Viết phương trình hóa học và tính % theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X?
Tính m?
Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 7,68 gam kim loại M với H2SO4 đặc, nóng, dư. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 2,688 lít khí SO2 (đkc).
Xác định tên kim loại M?
Dẫn toàn bộ lượng khí SO2 sinh ra ở trên hấp thụ hoàn toàn vào 200ml dung dịch NaOH 8% (d = 1,25 g/ml). Tính C% của các chất trong dung dịch sau phản ứng?
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau (cân bằng và ghi rõ điều kiện):
ZnO + HCl loãng 
SO2 + O2 
KOH + H2S (tỉ lệ 1:1)
KBr + H2SO4 đặc, nóng
NaI + AgNO3 
CaF2 rắn + H2SO4 đặc
Câu 2: 
Cho 60 gam kẽm bột vào cốc đựng dung dịch H2SO4 1M ở nhiệt độ phòng. Tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào khi thay 60 gam kẽm bột bằng 60 gam kẽm hạt. Giải thích?
Xét hệ cân bằng trong một bình kín: C(r) + H2O(k) CO(k) + H2(k) ΔH > 0.
Cân bằng sẽ chuyển dịch như thế nào (giải thích ngắn gọn) khi: 
	+ Tăng áp suất chung của hệ.
	+ Tăng nhiệt độ của hệ.
Câu 3: 
Viết hai phương trình phản ứng chứng tỏ rằng lưu huỳnh có tính oxi hóa và tính khử.
Nhận biết các dung dịch trong các lọ mất nhãn sau bằng phương pháp hóa học: Na2SO3, Na2SO4, NaCl, NaNO3.
Câu 4: Dẫn 6,72 lít khí SO2 (đktc) vào 600 ml dung dịch NaOH 1M. Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng.
Câu 5: Cho 5,31 gam hỗn hợp gồm Al và Mg tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được 5,712 lít khí SO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất của phản ứng. Tính % khối lượng Al trong hỗn hợp đầu. 
Câu 6: Cho cân bằng: N2(k) + 3H2(k) 2NH3(k). Tỉ khối hơi của các chất đối với hiđro có giá trị là x. Khi tăng nhiệt độ thì tỉ khối hơi của hệ so với hiđro bằng y. Biết rằng x > y. Hãy biện luận để biết được đây là phản ứng thu nhiệt hay phản ứng tỏa nhiệt.
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Thực hiện chuỗi phản ứng sau (điều kiện):
Câu 2: Không dùng quỳ tím hãy trình bày phương pháp hóa học để nhận biết các dung dịch sau: Na2S, NaCl, K2SO4, BaCl2. Viết phương trình phản ứng minh họa nếu có?
Câu 3: Xét hệ cân bằng sau: CO(k) + H2O(k) CO2(k) + H2(k). Cân bằng trên chuyển dịch như thế nào khi biến đổi một trong các điều kiện sau: 
Giảm nhiệt độ của hệ.
Thêm khí CO.
Lấy bớt khí H2 ra.
Tăng áp suất chung của hệ.
Câu 4: 
Bằng phản ứng trực tiếp hãy viết 2 phương trình khác nhau để điều chế khí Oxi?
Từ quặng Pirit sắt, nước và không khí. Viết phương trình phản ứng điều chế muối sắt (III) sunfat?
Câu 5: Cho 17,6 gam hỗn hợp Cu, Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng – dư, thu được 4,48 lít khí (đkc). Mặt khác, cũng lượng hỗn hợp 2 kim loại trên tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc – nóng – dư, thu được V lít khí SO2 (đkc).
Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp?
Tính V?
Dẫn khí SO2 thu được ở trên vào 150ml dung dịch NaOH 1M. Tính khối lượng muối thu được?
ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Viết phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện nếu có): 
Câu 2: Có 3 chất khí X, Y, Z được điều chế từ những chất sau: K2CO3, Zn, Cu, H2SO4 đặc, H2SO4 loãng. Biết:
Khí X nặng hơn không khí và không duy trì sự cháy. 
Khí Y nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí.
Khí Z nặng hơn không khí và khí Z vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử. 
Tìm tên của các khí X, Y, Z và viết các phương trình phản ứng.
Câu 3: 
Có 4 dung dịch không màu được đựng riêng trong các lọ mất nhãn: KCl, K2SO4, KOH, BaCl2. Hãy phân biệt mỗi dung dịch trên bằng phương pháp hóa học.
Hãy nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra khi:
Sục khí Cl2 vào dung dịch KBr.
Dẫn khí SO2 vào dung dịch axit sunfuhiđric H2S. 
Câu 4: Viết phương trình hóa học hoàn thành các phản ứng sau (mỗi chỗ trống chỉ điền một chất):
Mg +  MgSO4 + 
.. + HCl CuCl2 + 
H2SO4 +  FeSO4 + SO2 + H2O
Cho SO2 đến dư vào dung dịch KOH
Đốt cháy Fe trong khí Clo
H2S +   + HCl
Câu 5: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Fe và Zn trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng người ta thu được dung dịch có chứa a gam hỗn hợp muối và 4,48 lít SO2 (đktc). Mặt khác, nếu đem m gam hỗn hợp X trên tác dụng với dung dịch HCl thì cần vừa đủ 200 ml dung dịch HCl 1,5M. 
Tìm giá trị của m, a.
Để pha loãng dung dịch H2SO4 đặc trên ta nên cho axit vào nước hay nước vào axit?
ĐỀ SỐ 5
Câu 1: (2đ) Hoàn thành chuỗi phản ứng sau, ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có: 
Câu 2: (2đ) Nhận biết các dung dịch sau đây bằng phương pháp hóa học: 
	K2S, NaCl, K2SO4, KNO3, NaOH.
Câu 3: (2đ) Viết các phương trình sau nếu có: 
Nung hỗn hợp bột nhôm và lưu huỳnh.
Cho dung dịch H2SO4 loãng vào lá đồng.
Thổi khí SO2 vào dung dịch Brom.
Đốt cháy C2H4O2.
Cho dung dịch H2SO4 đặc vào đồng (II) oxit. 
Câu 4: (2đ) Hấp thụ 2,24 lít khí SO2 vào 100ml dung dịch NaOH 1,8M.
Tìm khối lượng các muối thu được.
Tìm nồng độ mol/lit các chất trong dung dịch sau phản ứng (thể tích dung dịch không đổi).
Câu 5: (2đ) Có 10,4 gam hỗn hợp Mg, Fe tác dụng với 1000 gam dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 7,84 lít khí ở đktc.
Tìm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
Tìm nồng độ % mỗi muối trong dung dịch sau phản ứng.
ĐỀ SỐ 6
Câu 1: (1,5đ) Bổ túc đầy đủ chuỗi phản ứng kèm theo điều kiện nếu có:
Câu 2: (1đ) Viết phương trình phản ứng chứng minh: 
Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi.
H2SO4 đặc nóng oxi hóa được phi kim.
Câu 3: (1,5đ) Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch riêng biệt mất nhãn sau: Na2SO4, K2SO3, NaNO3, BaCl2.
Câu 4: (1đ) Từ nguyên liệu chính là bột sắt, axit clohiđric và bột lưu huỳnh hãy trình bày 2 phương pháp điều chế hiđrosunfua bằng phương trình phản ứng.
Câu 5: (1đ) Cho FeO vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch A. Thêm từ từ đến dư dung dịch KMnO4 vào dung dịch A. Viết các phương trình phản ứng.
Câu 6: (1đ) Xét hệ cân bằng sau trong một bình kín:
	NaHCO3(r) Na2CO3(r) + CO2(k) + H2O(k) ΔH = 129KJ
Cân bằng này dịch chuyển theo chiều nào khi:
Rút bớt Na2CO3
Tăng nhiệt độ
Giảm áp suất
Thêm chất xúc tác
Câu 7: (2đ) Cho 11,28 gam hỗn hợp gồm Mg, Fe tác dụng với dung dịch có x mol H2SO4 đặc, nóng (dư 10% so với lượng phản ứng) thu được 7,728 lít SO2 đktc (sản phẩm khử duy nhất). Tính x?
Câu 8: (1đ) Cho 7,2 gam kim loại M hóa trị II không đổi phản ứng hoàn toàn với hỗn hợp khí Cl2, O2. Sau phản ứng thu được 23 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (đktc). Xác định kim loại M.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ki_2_hoa_10_cut_hot.docx