Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Lý 11

docx 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1208Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Lý 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Lý 11
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: (1,5 điểm) Viết biểu thức xác định suất điện động cảm ứng trong trường hợp mạch điện là một khung dây dẫn có N vòng dây. Phát biểu định luật Len−xơ về chiều dòng điện cảm ứng.
Câu 2: (1,5 điểm) Phát biểu định luật khúc xạ ánh sáng và viết biểu thức định luật, chú thích đại lượng. Nêu định nghĩa chiết suất tuyệt đối của một môi trường và ghi công thức.
Câu 3: (2,0 điểm) Thế nào là sự điều tiết của mắt?
	Áp dụng: Một mắt bình thường khi về già khả năng điều tiết kém, nên khi điều tiết tối đa độ tụ chỉ tăng thêm 0,8 điốp. Xác định điểm cực cận của mắt.
Câu 4: (3,0 điểm) Cho một thấu kính hội tụ có độ tụ 5dp. Vật sáng AB hình mũi tên đặt trên trục chính và vuông góc với trục chính.
Tìm tiêu cự của thấu kính.
Điều chỉnh vị trí của vật sáng AB để có ảnh lớn gấp 2 lần vật. Tính khoảng cách từ vật đến ảnh.
Đặt một màn (E) phía sau thấu kính, vuông góc với trục chính của thấu kính và cách vật AB một khoảng D không đổi. Giả sử khi di chuyển thấu kính trong khoảng giữa từ vật đến màn, ta tìm được hai vị trí O1 và O2 của thấu kính cho ảnh rõ nét trên màn. Biết ảnh này lớn gấp 2 lần ảnh kia. Tìm khoảng cách O1O2.
Câu 5: (2,0 điểm) Xét một khung dây ABCD cứng, phẳng, diện tích 30cm2, gồm 100 vòng dây. Khung dây được đặt trong từ trường đều có vectơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng khung dây và có chiều như hình vẽ. Biết cảm ứng từ biến thiên theo thời gian như đồ thị hình vẽ.
Tính suất điện động cảm ứng trong khung, ứng với các giai đoạn biến thiên của từ thông.
Xác định chiều dòng điện cảm ứng trong khung.
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: (2,0 điểm)
Nêu đường đi của 3 tia sáng đặc biệt qua thấu kính.
Nêu điều kiện để có phản xạ toàn phần.
Câu 2: (2,0 điểm) 
Phát biểu và viết biểu thức định luật khúc xạ ánh sáng.
Một người thợ lặn không bị các tật về mắt cho biết: Khi lặn dưới nước mà không mang kính lặn thì không trông thấy rõ các vật như trên cạn. Khi có mang kính lặn (thực chất chỉ là một tấm kính phẳng gắn vào một cái ốp bằng cao su giữ không cho nước chạm vào mắt) thì có thể trông thấy rõ các vật dưới nước. Hãy giải thích tại sao như vậy? 
Câu 3: (1,0 điểm) Một ống dây có chiều dài 31,4cm, quấn 1000 vòng dây, mỗi vòng có diện tích 20cm2, có dòng điện I = 2A chạy qua. Bên trong lòng ống dây là chân không, điện trở ống dây nhỏ.
Tính từ thông qua mỗi vòng dây.
Tính độ lớn suất điện động tự cảm trong ống dây khi ngắt dòng điện trong thời gian 0,1s.
Câu 4: (1,5 điểm) Một cái thước được cắm thẳng đứng vào bình nước có đáy phẳng, ngang. Phần thước nhô khỏi mặt nước là 4cm. Chếch ở trên có một ngọn đèn. Bóng của thước trên mặt nước dài 4cm và ở đáy dài 8cm. Biết chiết suất của nước là 4/3. Tính chiều sâu của nước trong bình.
Câu 5: (1,0 điểm) Một thấu kính có hai mặt lồi với bán kính bằng nhau được đặt trong không khí. Một vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính sẽ tạo một ảnh thật và cách AB một đoạn 90cm. Biết chiết suất của thấu kính là n = 1,5. Xác định tiêu cự của thấu kính và bán kính hai mặt cong.
Câu 6: (2,5 điểm) (Dành riêng cho học sinh chuyên Văn)
	Mắt của một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5cm đến 50cm.
Người này phải đeo kính gì để sửa tật? Tính tiêu tự và độ tụ của kính. (Kính đeo sát mắt).
Khi đeo kính trên thì người này có khoảng nhìn rõ là bao nhiêu?
Để có khoảng nhìn rõ gần nhất như mắt bình thường là 25cm, người này cần đeo kính có độ tụ là bao nhiêu? (Kính đeo cách mắt 2cm).
Câu 7: (2,5 điểm) (Dành riêng cho học sinh lớp 11.1; 11.2; 11.3; 11.4; 11.5, chuyên Toán, chuyên Anh)
Mắt của một người cận thị khi về già có điểm cực cận và điểm cực viễn cách mắt lần lượt là 40cm và 100cm.
Người này phải đeo kính L1 loại gì, có tiêu cự và độ tụ bằng bao nhiêu để có thể thấy rõ vật ở xa vô cùng mà mắt không phải điều tiết? (Kính đeo sát mắt).
Khi đeo kính L1, người này có thể thấy được vật cách mắt gần nhất là bao nhiêu?
Để đọc sách gần nhất cách mắt 25cm mà không lấy kính L1 ra thì phải dán thêm một tròng L2 nữa vào kính L1. Tính độ tụ của kính L2 cần dán thêm.
ĐỀ SỐ 3
I. PHẦN CHUNG (8,0 điểm) (Dành cho tất cả các lớp)
Câu 1: (1,5 điểm) Nêu định nghĩa hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Phát biểu định luật khúc xạ ánh sáng.
Câu 2: (1,5 điểm) Khi nào xuất hiện dòng điện cảm ứng trong mạch kín? Phát biểu định luật Lenxơ về chiều dòng điện cảm ứng.
Câu 3: (1,5 điểm) Một tia sáng truyền từ môi trường trong suốt có chiết suất n ra không khí, dưới góc tới 300 thì tia khúc xạ ra không khí lệch so với tia tới một góc bằng 150.
Vẽ đường truyền của tia sáng. Xác định giá trị chiết suất n của môi trường.
Để không có tia khúc xạ ra không khí thì phải tăng góc tới ít nhất bao nhiêu độ?
Câu 4: (1,0 điểm) Một ống dây có hệ số tự cảm L = 10 mH, cường độ dòng điện qua ống dây có cường độ 5 A.
Tính từ thông riêng của ống dây.
Nếu dòng điện qua ống dây giảm đều đến 0 trong khoảng thời gian là 0,1 s thì độ lớn suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống bằng bao nhiêu?
Câu 5: (1,5 điểm) Một thấu kính phân kỳ có tiêu cự 20 cm. Đặt vật AB cách thấu kính 20 cm.
Xác định vị trí và độ phóng đại của ảnh. Vẽ hình ảnh của vật AB qua thấu kính.
Phải dời vật như thế nào để thu được ảnh bằng một nửa ảnh ban đầu.
II. PHẦN BẮT BUỘC (2 điểm) 
A. Phần bắt buộc dành cho ban cơ bản A, A1 (11A1 → 11A3; 11A5 → 11A10)
Câu 6: (1,0 điểm) Nêu định nghĩa hiện tượng phản xạ toàn phần. Nêu điều kiện để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.
Câu 7: (1,0 điểm) Một quả cầu trong suốt, đồng chất, chiết suất , bán kính R = 10cm, đặt trong không khí. Một tia sáng SI tới song song với một đường kính AB, cách đường kính này một đoạn d, rọi vào điểm I của mặt cầu cho tia khúc xạ IB đi qua B (hình vẽ bên). Xác định giá trị của d. 
B. Phần bắt buộc dành cho các lớp ban cơ bản B, D (11A4; 11A11 → 11A15)
Câu 8: (1,0 điểm) Lăng kính là gì? Nêu đặc điểm của tia ló khi ra khỏi lăng kính.
Câu 9: (1,0 điểm) Một khối bán trụ trong suốt có bán kính R, chiết suất n, đặt trong không khí. Trong một mặt phẳng của tiết diện vuông góc, một tia sáng truyền qua khối bán trụ được biểu diễn như hình vẽ. Biết OI = R/2. Tính chiết suất n của khối bán trụ.
ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Thế nào là sự điều tiết mắt? Thế nào là điểm cực cận và điểm cực viễn của mắt.
Câu 2: Thấu kính là gì? Độ tụ là gì? Viết công thức tính độ tụ − ghi chú ý nghĩa và đơn vị các đại lượng trong công thức.
Câu 3: Một hồ kim loại hình chữ nhật chứa đầy một chất lỏng chưa xác định được chiết suất (hình vẽ). Một quan sát viên đặt mắt trên thành hồ chỉ nhìn thấy được góc C. Tính chiết suất chất lỏng.
Câu 4: Một tia sáng tới mặt AB của một lăng kính thủy tinh góc chiết quang A (n = 1,52) như hình vẽ. Tính giá trị lớn nhất của góc để có phản xạ toàn phần tại mặt AC trong 2 trường hợp:
Lăng kính đặt trong không khí.
Lăng kính đặt trong nước? (Chiết suất nước n’ = 4/3).
Câu 5: Một vật sáng AB qua thấu kính K tạo được một ảnh thật ngược chiều, cao bằng nửa vật. Khoảng cách từ vật đến ảnh là 40cm.
K là thấu kính gì? Vì sao? Vẽ hình.
Thấu kính đặt cách vật bao nhiêu?
Tính tiêu cự thấu kính K. (làm đúng thứ tự câu hỏi).
BỘ 34 ĐỀ THI HỌC KỲ 2 VẬT LÝ 11
ĐỂ DOWNLOAD ĐẦY ĐỦ (FILE WORD) VÀO LINK:

Tài liệu đính kèm:

  • docxBO_DE_ON_THI_HK2_LY_11.docx