Bộ đề ôn thi giữa học kì 2 lớp 12 môn Hóa - Đề 3

docx 6 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 3265Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề ôn thi giữa học kì 2 lớp 12 môn Hóa - Đề 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ đề ôn thi giữa học kì 2 lớp 12 môn Hóa - Đề 3
Y @Đề 3 (30 câu - thời gian: 45 phút)? Y
Câu 1: Cho phản ứng: aAl + bHNO3 → cAl(NO3)3 + dNH4NO3 + eH2O. Hệ số a, b, c, d, e là các số nguyên, tối giản. Giá trị (b - e) bằng
	A. 54.	B. 21. 	C. 38. 	D. 23.
Câu 2: Thực hiện các thí nghiệm sau: 
	(1) Điện phân NaOH nóng chảy. 	(2) Điện phân NaCl nóng chảy. 
	(3) Điện phân dung dịch NaCl.	(4) Cho Na2CO3 tác dụng với dung dịch HCl.
	(5) Cho dd NaOH vào dd NH4Cl.	(6) Cho dd NaOH tác dụng với dd CuCl2. 
Trường hợp ion Na+ còn tồn tại trong dung dịch là 
	A. (2), (3), (6).	B. (2), (3), (5).	C. (3), (4), (5), (6).	D. (1), (2), (4).
Câu 3: Phèn chua được dùng trong ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước. Công thức hoá học của phèn chua là
	A. KAl(SO4)2.12H2O.	B. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
	C. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. 	D. A và B đều đúng.
 Câu 4: Cho phương trình phản ứng bên dưới và các nhận định. Nhận định đúng là 
	A. Chiều (1) thể hiện sự tạo thành thạch nhũ, sự tạo thành cặn trong ấm đun nước.
	B. Chiều (2) thể hiện sự tạo thành thạch nhũ, sự tạo thành cặn trong ấm đun nước.
	C. Chiều (1) và (2) đều thể hiện sự tạo cặn trong ấm đun nước. 
	D. Chỉ có chiều (1) mới thể hiện sự tạo cặn trong ấm đun nước. 
Câu 5: Nguyên liệu chủ yếu để điều chế nhôm là quặng nhôm boxit (Al2O3.2H2O). Khi điều chế nhôm người ta thêm vào đó Criolit (Na3AlF6) với mục đích là
	A. Tạo hỗn hợp có nhiệt độ nóng chảy thấp (từ 20500C xuống còn 9600C). 
	B. Làm tăng độ dẫn điện trong quá trình điện phân. 
	C. Tạo lớp chất rắn che chắn nhôm mới tạo thành khỏi sự oxi hóa của không khí. 
	D. A, B, C đều đúng. 
 Câu 6: Cho các cặp chất sau: 
	(1) dd Na2CO3 và AlCl3.	(2) dd Na2S và FeCl3. 
	(3) dd Ba(HCO3)2 và dd HCl.	(4) dd CuSO4 và dd NaOH. 
	(5) dd Ba(HCO3)2 và dd H2SO4.	(6) dd (NH4)2CO3 và dd Ba(OH)2. 
Trong điều kiện thích hợp, có bao nhiêu cặp chất phản ứng với nhau vừa có ↓ và vừa có ↑ sinh ra?
	A. 3.	B. 5.	C. 4.	D. 6. 
Câu 7: Có 3 chất gồm: Al, Al2O3, Mg. Để phân biệt 3 chất trên cần dùng?
	A. dd HCl.	B. dd NaOH.	C. dd HNO3 loãng.	D. H2O. 
Câu 8: Cho các dung dịch sau: HCl, NaOH, Na2SO4, NaHCO3, NaCl, Na2CO3, NH4Cl, AlCl3, Na2S. Số chất làm quỳ tím hóa xanh là?
	A. 4.	B. 3.	C. 6.	D. 7. 	 
Câu 9: Khi cho kim loại K vào dung dịch FeCl3 thì sẽ xảy ra hiện tượng
	A. Ban đầu có xuất hiện kết tủa nâu đỏ, sau đó kết tủa tan ra, dung dịch trong suốt.
	B. Ban đầu có sủi bọt khí, sau đó xuất hiện kết tủa nâu đỏ không tan. 
	C. Ban đầu có sủi bọt khí, sau đó có tạo kết tủa trắng xanh, rồi kết tủa tan ra, dd trong suốt.
	D. Chỉ có kết tủa màu trắng xanh. 
Câu 10: Cho các phát biểu sau
	(1) Nhôm bền trong không khí là do có lớp oxit nhôm bảo vệ bên ngoài. 
	(2) Nước cứng chứa ion HCO3-, Cl-, SO42- gọi là nước cứng vĩnh cửu. 
	(3) Mg và Be không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường. 
	(4) Al, Al2O3, Al(OH)3 đều là những chất lưỡng tính. 
	(5) Số oxi hóa của nhôm trong hợp chất luôn luôn là +3. 
	(6) Có thể điều chế Na bằng cách nhiệt phân muối NaNO3. 
Các phát biểu không đúng là 
	A. (2), (4), (6).	B. (1), (3), (5).	C. (2), (4).	D. (2), (6). 
Câu 11: Hiện tượng nào đúng khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH và dung dịch AlCl3? 
	A. Xuất hiện kết tủa keo trắng. 
	B. Xuất hiện kết tủa keo trắng, tăng dần tới cực đại rồi kết tủa tan dần đến hết. 
	C. Xuất hiện kết tủa nâu đỏ.
	D. Xuất hiện kết tủa nâu đỏ, tăng dần tới cực đại rồi kết tủa tan dần đến hết.
Câu 12: Nhỏ từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2. Hiện tượng quan sát được
	A. có kết tủa keo trắng tăng dần đến cực đại, sau đó kết tủa tan dần đến hết.
	B. có kết tủa keo trắng, không thấy kết tủa tan.
	C. có kết tủa keo trắng rồi tan, sau đó lại có kết tủa.
	D. dung dịch trong suốt. 
Câu 13: Nhỏ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Na2CO3. Hiện tượng quan sát được
	A. Sủi bọt khí không màu. 
	B. Ban đầu chưa có bọt khí, lúc sau mới thấy sủi bọt khí không màu. 
	C. Không có hiện tượng gì. 
	D. Có kết tủa màu trắng. 
Câu 14: Cho các phát biểu sau 
	(1) Bảo quản kim loại kiềm bằng dầu hỏa. 
	(2) Điều chế kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm bằng cách điện phân dung dịch. 
	(3) Quặng boxit nhôm có công thức là Al2O3.2H2O. 
	(4) Thạch cao nung có công thức là 2CaSO4.H2O hay CaSO4.0,5H2O. 
	(5) Nhiệt phân muối Al(NO3)3 thu được kim loại nhôm. 
Số phát biểu đúng là? 
	A. 2.	B. 4.	C. 3.	D. 5. 
Câu 15: Cho sơ đồ chuyển hóa sau
X + Y → Z + H2O	Y Z + H2O + T↑	T + X → Y hoặc Z
Biết X,Y,Z là hợp chất của một kim loại, khi đốt nóng cho ngọn lửa màu vàng, T là hợp chất của cacbon. X,Y,Z,T là chất nào sau đây :
X
Y
Z
T
A
Ca(OH)2
Ca(HCO3)2
CaCO3 
CO2 
B
KOH
KHCO3 
K2CO3 
CO2 
C 
NaOH
NaHCO3 
Na2CO3 
CO2 
D
NaOH
Na2CO3
NaHCO3
CO2 
Câu 16: Hòa tan hoàn toàn 20,7 gam hỗn hợp gồm nhôm và oxit nhôm bằng dung dịch NaOH dư thu được 6,72 lít khí H2 ở đktc. Phần trăm theo số mol của nhôm trong hỗn hợp là 
	A. 26,08%.	B. 73,92%.	C. 57,14%.	D. 42,86%. 
Câu 17: Hoà tan m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng chỉ thu được hỗn hợp khí gồm 0,1 mol N2O và 0,1 mol N2 (không còn sản phẩm khử khác). Giá trị của m là
A. 48,6 gam.	B. 13,5 gam.	C. 16,2 gam.	D. 21,6 gam.
Câu 18: Cho 300ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào 200ml dung dịch AlCl3 0,75M và HCl 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là 
	A. 7,80.	B. 3,90.	C. 11,70.	D. 5,85. 
Câu 19: Hòa tan hết 7,74 gam hỗn hợp gồm Mg và Al bằng 500 ml hỗn hợp gồm HCl 1M và H2SO4 0,28M thu được dung dịch X và 8,736 lít khí H2 ở đktc. Cô cạn dung dịch X thu được lượng muối khan là 
 	A. 38,93 gam.	B. 25,95gam.	C. 103,85 gam. 	D. 77,86 gam.
Câu 20: Hòa tan hoàn toàn 8,94 gam hỗn hợp gồm Na, K, Ba và nước dư thu được dung dịch X và 2,688 lít khí H2 (đktc). Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4 tỉ lệ mol tương ứng là 4 : 1. Trung hòa dung dịch X bởi dung dịch Y, tổng khối lượng các muối được tạo ra là
	A. 13,70.	B. 12,78.	C. 18,46.	D. 14,62. 
Câu 21: Hoà tan hỗn hợp Ba và K theo tỷ lệ số mol 2:1 vào H2O dư thu được dung dịch A và 2,24 lít khí ở đktc. Cho 1,344 lít khí CO2 ở đktc hấp thụ hết vào dung dịch A. Khối lượng kết tủa tạo thành là:
A. 15,67 gam.	B. 11,82 gam.	C. 9,85gam.	D. Đáp án khác.
Câu 22: Thêm từ từ 70ml dung dịch H2SO4 1,25M vào 100ml dung dịch Na2CO3 1M thu được dung dịch Y. Cho Ba(OH)2 vào dung dịch Y thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây
	A. 22,22.	B. 28,13.	C. 11,82.	D. 25,31. 
Câu 23: Dung dịch X chứa 0,1 mol Ca2+ ; 0,3 mol Mg2+ ; 0,4 mol Cl- ; a mol HCO3- . Đun dung dịch X đến cạn thu được muối khan có khối lượng là
	A. 49,4 gam.	B. 23,2 gam.	C. 37,4 gam.	D. 28,6 gam.
Câu 24: Hòa tan hết 26,43 gam hỗn hợp bột gồm Mg, Al, Al2O3 và MgO bằng 795 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,5M và H2SO4 0,75M (vừa đủ). Sau phản ứng thu được dung dịch X và 4,368 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam muối khan ?
A. 95,92 gam.	B. 86,58 gam.	C. 100,52 gam.	D. 88,18125 gam.
Câu 25: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp rắn X gồm: 9,4 gam K2O; 26,1 gam Ba(NO3)2; 10 gam KHCO3; 8 gam NH4NO3. Sau khi các phản ứng xảy ra, lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch chứa a gam muối. Giá trị của a là 
	A. 20,2.	B. 30,3.	C. 35,0.	D. 40,4. 
Câu 26: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm K, K2O, KOH, KHCO3, K2CO3 trong một lượng vừa đủ dung dịch HCl 14,6% thu được 6,72 lít (đktc) hỗn hợp hai khí có tỉ khối so với H2 là 15 và dung dịch Y có nồng độ là 25,0841%. Cô cạn dung dịch Y thu được 59,6 gam muối khan. Giá trị m là
	A. 46,6.	B. 37,6.	C. 18,2.	D. 36,4. 
Câu 27: Hấp thụ hoàn toàn 11,2 lít khí CO2 ở đktc vào dung dịch chứa x mol Ca(OH)2, y mol NaOH, x mol KOH. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 32,3 gam muối (không có kiềm dư) và 15 gam kết tủa. Bỏ qua sự thủy phân của các ion, tỉ lệ x : y có thể là 
	A. 2 : 3.	B. 8 : 3.	C. 49 : 33. 	D. 4 : 1. 
Câu 28: Hấp thụ hết 0,2 mol CO2 vào 100ml dung dịch chứa đồng thời NaOH 1,5M và Na2CO3 1M thu được dung dịch X. Cho BaCl2 dư vào dung dịch X thu được a gam kết tủa. Biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là 
	A. 19,7.	B. 9,85.	C. 29,55.	D. 49,25. 
Câu 29: Hòa tan hoàn toàn 6,9 gam hỗn hợp Na vào 200ml dung dịch X gồm NaHCO3 1M và KHCO3 1M thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, sau đó nung chất rắn tới khối lượng không đổi thu được m gam muối khan. Giá trị của m là 
	A. 43,4. 	B. 36,5.	C. 48,8.	D. 40,3. 
Câu 30: Hoà tan hoàn toàn 10,1 gam hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Al, Al2O3 trong dung dịch chứa HNO3 vừa đủ thu được dung dịch Y và 1,12 lít (đktc) hỗn hợp khí NO và N2O có tỉ khối với H2 là 16,4. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được 49,86 gam chất muối khan. Cho NaOH dư vào Y thấy có 0,83 mol NaOH tham gia phản ứng. Phần trăm của O trong X là 
	A. 39,60%.	B. 31,68%.	C. 28,51%.	D. 38,02%. 
-----Hết-----
(Cho biết: H = 1, O = 16, C = 12, N=14, Na = 23, K = 39, Li = 7, Mg = 24, Be = 9, Ca = 40, 
Ba = 137,S = 32, Al = 27, Fe = 56, Cl = 35,5)

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_lop_12_giua_ki_2_03.docx