@Đề 2 (30 câu - thời gian: 45 phút)? Câu 1: Nếu M là kim loại kiềm thì oxit của nó có dạng A. MO2. B. M2O3. C. MO. D. M2O. Câu 2: Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Điện phân NaOH nóng chảy. (2) Điện phân NaCl nóng chảy. (3) Điện phân dung dịch NaCl. (4) Cho Na2CO3 tác dụng với dung dịch HCl. (5) Cho dd NaOH vào dd NH4Cl. (6) Cho dd NaOH tác dụng với dd CuCl2. Trường hợp ion Na+ bị khử là A. (1), (3), (6). B. (2), (3), (5). C. (1), (2). D. (1), (2), (4). Câu 3: Các chất sau đây đều hiện diện trong quá trình điều chế Na, đó là: Na (1), NaOH (2), NaCl (3), NaHCO3 (4), Na2CO3 (5). Thứ tự các chất trong quá trình điều chế Na là A. 3, 5, 2, 4, 1. B. 4, 5, 3, 2, 1. C. 4, 3, 2, 5, 1. D. 4, 3, 5, 2, 1. Câu 4: Hỗn hợp X chứa Na2O, NH4Cl, NaHCO3, BaCl2 có số mol mỗi chất bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào H2O(dư), đun nóng, dd thu được chứa: A. NaCl, NaOH. B. NaCl, NaOH, BaCl2. C. NaCl, NaOH, BaCl2, NH4Cl. D. NaCl. Câu 5: Cho sơ đồ phản ứng: NaHCO3 + X → Na2CO3 + K2CO3 + H2O. Chất X là? A. KOH. B. NaOH. C. K2CO3. D. KCl. Câu 6: Cho các phát biểu sau (a) NaHCO3 là chất có tính lưỡng tính và thường được dùng làm thuốc trị đau bao tử. (b) Điện phân nóng chảy muối ăn NaCl sẽ thu được kim loại Na, khí clo và khí hidro. (c) Muối iot có thành phần gồm NaCl và I2. (d) Trong PTN người ta điều chế NaOH bằng cách cho dd NaCl vào dd KOH. (e) Tất cả các kim loại kiềm đều có mạng tinh thể lập phương tâm khối. Các nhận định đúng trong số nhận định trên là? A. (a), (b), (d). B. (b), (c), (e). C. (a), (e). D. (c), (d). Câu 7: Chọn phát biểu không đúng trong các phát biểu sau A. Các kim loại kiềm thổ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2. B. Các kim loại kiềm thổ đều tan hoàn toàn trong nước. C. Mg và Be có cấu trúc mạng tinh thể lục phương. D. Ca và Sr có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm diện. Câu 8: Cho các cặp chất sau đây: (1) dd CuSO4 + dd NaOH. (2) dd CuCl2 + dd AgNO3. (3) dd KCl + dd Ba(OH)2. (4) dd Na3PO4 + dd Ba(NO3)2. (5) dd Na2CO3 + dd AlCl3. (6) dd KOH + dd HCl. Số cặp chất phản ứng với nhau sinh ra kết tủa là? A. 3. B. 4. C. 6. D. 5. Câu 9: Sự tạo thành thạch nhũ trong hang động núi đá vôi có thể giải thích bằng phản ứng: A. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2. B. Ca(HCO3)2 → CaCO3 + H2O + CO2↑. C. CaO + CO2 → CaCO3. D. CaCO3 + HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O. Câu 10: Một mẫu nước cứng chứa các loại ion: Ca2+, Mg2+, K+, Cl-, SO42-. Nên dùng hóa chất nào để loại bỏ tính cứng của mẫu nước này mà không thêm cation khác vào? A. KCl. B. Na3PO4. C. K2CO3. D. KNO3. Câu 11: Kim loại kiềm, kiềm thổ và nhôm có thể được điều chế bằng phương pháp nào sau đây? A. Nhiệt luyện. B. Thuỷ luyện. C. ĐP nóng chảy. D. ĐP dung dịch. Câu 12: Cho các phương trình phản ứng sau: Chất (X) và chất (Y) lần lượt là A. Ba(OH)2 và NaOH. B. BaCO3 và NaHCO3. C. Ba(OH)2 và NaHCO3. D. BaCO3 và Na2CO3. Câu 13: Một dung dịch chứa a mol Cl-, b mol HCO3-, c mol Ca2+, d mol Mg2+. Biểu thức giữa a ,b ,c, d là A. a + b = 2c + 2d. B. 2a + 2b = c + d. C. 3a + 3b = c + d. D. 2a + b = c + d. Câu 14: Loại giấy bạc thường dùng để gói thức ăn trước khi nướng có thành phần chính là A. Sắt. B. Bạc. C. Chì. D. Nhôm. Câu 15: Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do A. Nhôm là kim loại kém hoạt động. B. Nhôm có tính thụ động với không khí và nước. C. Có màng hidroxit Al(OH)3 bền vững bảo vệ. D. Có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ. Câu 16: Cho biết Al (Z=13). Vị trí của Al trong bảng tuần hoàn là A. Ô thứ 13, chu kì IV, nhóm IIA. B. Ô thứ 13, chu kì II, nhóm IIA. C. Ô thứ 13, chu kì III, nhóm IIIA. D. Ô thứ 13, chu kì III, nhóm IIIB. Câu 17: Dẫn từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2. Hiện tượng quan sát được A. có kết tủa keo trắng tan dần đến hết. B. có kết tủa keo trắng, không thấy kết tủa tan. C. có kết tủa keo trắng rồi tan, sau đó lại có kết tủa. D. dung dịch trong suốt. Câu 18 : Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là A. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên. B. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan. C. không có kết tủa, có khí bay lên. D. chỉ có kết tủa keo trắng. Câu 19: Hòa tan 4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại kiềm thổ vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra V lít khí ở đktc.Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 5,1 gam muối khan. Giá trị của V là A. 1,12 lít. B. 1,68 lít. C. 2,24 lít. D. 3,36 lít. Câu 20: Cho 100 gam hỗn hợp X chứa CaCO3 và KHCO3 tác dụng với một lượng dư axit HCl thu được V lít khí không màu ở điều kiện 270C, 2atm. Giá trị của V là A. 22,4. B. 12,3. D. 23,1. D. 24,2. Câu 21: Cho 200ml dung dịch X chứa AlCl3 có nồng độ 0,2M tác dụng vừa đủ với dung dịch Y chứa a mol KOH và b mol NaOH. Mặt khác, khi cô cạn dung dịch Y ta thu được 6 gam chất rắn khan. Tỉ lệ a : b là A. 1,667. B. 0,6. C. 2,334. D. 1,19. Câu 22: Hoà tan m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng chỉ thu được hỗn hợp khí gồm 0,1 mol N2O và 0,1 mol N2 (không còn sản phẩm khử khác). Giá trị của m là A. 48,6 gam. B. 13,5 gam. C. 16,2 gam. D. 21,6 gam. Câu 23: Cho một mẫu hợp kim Na-Ba tác dụng với nước (dư) thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (ở đktc). Thể tích dung dịch axit HCl 2M cần dùng để trung hòa dung dịch X là A. 150 ml. B. 60 ml. C. 75 ml. D. 30 ml. Câu 24: Nung 100g hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaHCO3 cho đến khi khối lượng hỗn hợp không đổi được 69g chất rắn. Thành phần % về khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp lần lượt là : A. 16% và 84%. B. 84% và 16%. C. 26% và 74%. D. 74% và 26%. Câu 25: Cho 10 lit (đktc) hỗn hợp X gồm N2 và CO2 ở đktc vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,02M thì thu được 1 gam kết tủa. Thành % thể tích CO2 trong hỗn hợp X là: A. 2,24%. B. 2,24% hay 13,44%. C. 2,24% hay 15,68%. D. 2,24% hay 11,20%. Câu 26: Cho hỗn hợp gồm Na và Al có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2 vào nước (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (ở đktc) và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là A. 10,8. B. 5,4. C. 7,8. D. 43,2. Câu 27: Hoà tan hoàn toàn 47,4 gam phèn chua KAl(SO4)2.12H2O vào nước, thu được dung dịch X. Cho toàn bộ X tác dụng với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 7,8. B. 46,6. C. 54,4. D. 62,2. Câu 28: Cốc A đựng 0,3 mol Na2CO3 và 0,2 mol NaHCO3. Cốc B đựng 0,4 mol HCl. Đổ rất từ từ cốc B vào cốc A, số mol khí CO2 thoát ra có giá trị nào? A. 0,2. B. 0,25. C. 0,1. D. 0,5. Câu 29: Dung dịch (Z) gồm 0,3 mol FeCl2 và 0,2 mol Al2(SO4)3. Thêm 0,95 mol Ba(OH)2 nguyên chất vào (Z) thu được kết tủa. Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn có khối lượng là: A. 198g. B. 190,2g. C. 179,1g. D. 194,4g. Câu 30: Dung dịch X chứa các ion: Fe3+, NH4+ , SO42- , Cl- . Chia dd X thành hai phần bằng nhau - Phần một tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng thu được 0,672 lít khí (ở đktc) và 1,07 gam kết tủa; - Phần hai tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 4,66 gam kết tủa. Tổng khối lượng các muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X là: A. 7,46 g. B. 7,04 g. C. 3,73 g. D. 3,52 g -----Hết----- (Cho biết: H = 1, O = 16, C = 12, N=14, Na = 23, K = 39, Li = 7, Mg = 24, Be = 9, Ca = 40, Ba = 137,S = 32, Al = 27, Fe = 56, Cl = 35,5)
Tài liệu đính kèm: