Bộ đề luyện thi vào Lớp 10 môn Hóa học

doc 68 trang Người đăng Trịnh Bảo Kiên Ngày đăng 05/07/2023 Lượt xem 467Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề luyện thi vào Lớp 10 môn Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ đề luyện thi vào Lớp 10 môn Hóa học
    Đề thi vào lớp 10 môn Hóa học
    Thời gian: 60 phút
Đề bài:
Câu I (2,0 điểm): Viết các phương trình hóa học thực hiện những chuyển đổi hóa học sau:
Câu II (2 điểm): Có 4 lọ đựng 4 dung dịch sau: dd KNO3, dd K2SO4, dd KOH, dd K2CO3. Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt từng dd trên, viết phương trình hóa học.
Câu III (2 điểm): Nêu hiện tượng xảy ra, viết phương trình hóa học khi cho:
1) Na vào C2H5OH.
2) Dung dịch CH3COOH vào dd Na2CO3.
3) Ba vào dd Na2SO4.
Câu IV (2 điểm): Hòa tan hoàn toàn 21,6 gam hỗn hợp bột: Fe, Fe2O3 cần V lít dd HCl 1M thu được dd X và 2,24 lít H2 ( đktc).
1) Viết PTHH xảy ra.
2) Tính phần trăm khối lượng của Fe và Fe2O3 trong hỗn hợp ban đầu.
3) Tính nồng độ mol/lit của từng chất tan trong dd X ( coi thể tích của dd không đổi).
Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể sau phản ứng.
Câu V (2 điểm): Đốt cháy hoàn toàn 6 gam chất hữu cơ Y chứa các nguyên tố: C, H, O thu được 4,48 l CO2 (đktc) và 3,6 g H2O.
1) Hãy xác định công thức phân tử của Y, biết khối lượng mol của Y là 60 (g/mol).
2) Viết công thức cấu tạo của Y, biết Y làm quì tím chuyển sang màu đỏ.
(Cho biết: Fe = 56 ; O = 16 ; H = 1 ; C = 12)
Đáp án & Thang điểm
Câu I.
Mỗi phương trình hóa học 0,5 điểm
Câu II.
- Đánh số thứ tự từng lọ mất nhãn, trích mỗi lọ một ít sang ống nghiệm đánh số tương ứng.
- Nhỏ vào mỗi ống nghiệm một vài giọt dung dịch Ba(OH)2:
+ Nếu có kết tủa trắng xuất hiện → K2SO4; K2CO3 (nhóm I)
K2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 (↓ trắng) + 2KOH
K2CO3 + Ba(OH)2 → BaCO3 (↓ trắng) + 2KOH
+ Nếu không có hiện tượng → KNO3; KOH (nhóm II)
- Phân biệt nhóm I:
Nhỏ HCl đến dư vào 2 kết tủa trắng vừa tạo thành:
Nếu kết tủa tan, có khí thoát ra, xác định kết tủa là BaCO3, hóa chất ban đầu đem phân biệt là K2CO3.
BaCO3 (↓) + 2HCl → BaCl2 + CO2 (↑) + H2O
Nếu không có hiện tượng xuất hiện, xác định kết tủa là BaSO4, hóa chất ban đầu đem phân biệt là K2SO4.
Phân biệt nhóm II:
Sử dụng quỳ tím làm thuốc thử:
Nếu quỳ tím chuyển sang màu xanh → dd KOH.
Nếu quỳ tím không đổi màu → dd KNO3
- Dán nhãn từng lọ hóa chất.
Câu III.
1) Hiện tượng: Có bọt khí thoát ra, mẩu Na tan dần
PTHH:
2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2 (↑)
2) Hiện tượng: Có khí thoát ra
PTHH:
2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + CO2 (↑) + H2O
3) Hiện tượng: Có bọt khí thoát ra, mẩu Ba tan dần, xuất hiện kết tủa trắng
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2 (↑)
Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4 (↓ trắng) + 2NaOH.
Câu IV
1) Các phương trình hóa học xảy ra:
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O (1)
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (↑) (2)
Dung dịch X gồm FeCl3 và FeCl2
Câu V
1. Gọi công thức phân tử của Y có dạng: CxHyOz
Ta có x : y : z = nC : nH : nO = 0,2 : 0,4 : 0,2 = 1 : 2 : 1
Vậy công thức đơn giản nhất của Y là: (CH2O)n
Có MY = 60 (g/mol) → 30.n = 60 → n = 2.
Vậy công thức phân tử của Y là: C2H4O2.
2. Y làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ nên Y là axit.
Công thức cấu tạo của Y là: CH3 – COOH.
Xem thêm các Đề ôn thi vào lớp 10 môn Hóa học có đáp án hay khác:
   Đề thi vào lớp 10 môn Hóa học
    Thời gian: 60 phút
Đề bài:
Câu I (2,0 điểm): Viết các phương trình hóa học thực hiện những chuyển đổi hóa học sau:
Câu II (2 điểm): Có 4 lọ đựng 4 chất bột màu trắng riêng biệt: NaCl, Na2CO3, CaCO3, BaSO4. Chỉ dùng H2O và dd HCl. Hãy phân biệt từng lọ. Viết phương trình hóa học?
Câu III (2 điểm): Nêu hiện tượng xảy ra, viết phương trình hóa học khi cho:
1) Na vào dd CuSO4.
2) Dây Cu vào dd AgNO3.
3) dd CH3COOH vào Cu(OH)2.
Câu IV (2 điểm): Hòa tan hoàn toàn 11 gam hỗn hợp bột các kim loại: Fe, Al cần V lít dd H2SO4 0,5 M thu được dd A và 8,96 lít H2 (đktc).
1) Viết PTHH xảy ra.
2) Tính phần trăm khối lượng của từng kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
3) Tính nồng độ mol/lit của từng chất tan trong dd A (coi thể tích của dd không đổi).
Câu V (2 điểm): Đốt cháy hoàn toàn 12 gam chất hữu cơ X chứa các nguyên tố: C, H, O thu được 13,44 l CO2 (đktc) và 14,4 g H2O.
1) Hãy xác định công thức phân tử của X, biết khối lượng mol của X là 60 (g/mol).
2) Viết công thức cấu tạo của X, biết X có nhóm - OH.
(Cho biết: Al = 27 ; Fe = 56 ; C = 12 ; H = 1 ; O = 16 )
Đáp án & Thang điểm
Câu I
1) 4Na + O2 → 2Na2O
2) Na2O + H2O → 2NaOH
3) CO2 + 2NaOH (dư) → Na2CO3 + H2O
4) CO2 (dư) + NaOH → NaHCO3
Câu II.
- Đánh số thứ tự từng lọ mất nhãn.
- Hòa tan từng chất vào nước
+ Nếu chất rắn bị hòa tan → dd NaCl và dd Na2CO3 (nhóm I)
+ Nếu chất rắn không bị hòa tan → CaCO3 và BaSO4 (nhóm II)
- Phân biệt các dung dịch nhóm I: Dùng dung dịch HCl
+ Nếu có sủi bọt khí → Na2CO3
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 (↑) + H2O
+ Nếu không có hiện tượng → NaCl
- Phân biệt nhóm II: Dùng dung dịch HCl
+ Nếu chất rắn tan dần, có khí thoát ra → CaCO3
CaCO3 (↓) + 2HCl → CaCl2 + CO2 (↑) + H2O
+ Nếu không có hiện tượng gì → BaSO4.
- Dán nhãn từng lọ.
Câu III
1) Hiện tượng: Có sủi bọt khí, mẩu Na tan dần, xuất hiện kết tủa xanh.
PTHH:
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 (↑)
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 (↓ xanh) + Na2SO4.
2) Hiện tượng: Có chất rắn màu xám bám vào dây đồng. Dung dịch ban đầu không màu, sau phản ứng thu được dung dịch có màu xanh lam.
PTHH:
3) Hiện tượng: Cu(OH)2 tan dần tạo dung dịch.
PTHH:
Cu(OH)2 (r) + 2CH3COOH (dd) → (CH3COO)2Cu (dd) + 2H2O
Câu IV
1) PTHH:
2Al + 3H2SO4 (loãng) → Al2(SO4)3 + 3H2 (↑) (1)
Fe + H2SO4 (loãng) → FeSO4 + H2 (↑) (2)
2) Gọi số mol của Al và Fe lần lượt là x (mol) và y (mol)
Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể sau phản ứng.
Dung dịch A gồm Al2(SO4)3 và FeSO4
Theo PTHH (1) có:
Câu V
1/ Gọi CTPT của X có dạng CxHyOz
Vậy công thức đơn giản nhất của X là: (C3H8O)n
MX = 60 (g/mol) → 60n = 60 → n = 1.
Công thức phân tử của X là: C3H8O.
2/ X có nhóm – OH nên công thức cấu tạo của X là:
CH3 – CH2 – CH2 – OH hoặc 
Xem thêm các Đề ôn thi vào lớp 10 môn Hóa học có đáp án hay khác:
  Đề thi vào lớp 10 môn Hóa học
    Thời gian: 60 phút
Đề bài:
Câu I : (2,0 điểm) Cho các chất: Cu ; Ba(OH)2; Mg; MgO; NaCl.
1. Những chất nào tác dụng được với dung dịch HCl?.
2. Viết các phương trình phản ứng hoá học xảy ra?
Câu II : (2,0 điểm) Viết các phương trình hoá học xảy ra theo chuỗi biến hoá sau, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có):
Câu III : (2,0 điểm)
1. Trình bày phương pháp hoá học nhận biết các chất sau đựng trong các lọ mất nhãn: dung dịch axit axetic; rượu etylic; benzen. Viết các phương trình phản ứng hoá học xảy ra (nếu có)
2. Nêu phương pháp làm sạch khí O2 bị lẫn các khí C2H4 và C2H2. Viết các phương trình phản ứng hoá học xảy ra (nếu có).
Câu IV : (2,0 điểm) Hoà tan hoàn toàn 8,0 gam một oxit kim loại A (A có hoá trị II trong hợp chất) cần dùng vừa đủ 400ml dung dịch HCl 1M
1. Xác định kim loại A và công thức hoá học của oxit.
2. Cho 8,4 gam ACO3 tác dụng với 500ml dung dịch H2SO4 1M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch sau phản ứng (coi thể tích dung dịch sau phản ứng vẫn là 500 ml).
Câu V : (2,0 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 11,2 lít hỗn hợp khí gồm C2H4 ; C2H2 thu được khí CO2 và 12,6 gam nước.
Tính phần trăm thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp (thể tích các khí đều đo ở đktc)
Cho biết: O = 16; Br = 80; H = 1; C = 12; Mg = 24; Fe = 56; Ca = 40; Ba = 137; Cl = 35,5
Đáp án & Thang điểm
Câu I.
1. Các chất tác dụng được với dung dịch HCl là: Ba(OH)2; Mg; MgO.
2. PTHH:
Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 (↑)
MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O.
Câu II.
Câu III.
1/
- Đánh số thứ tự từng lọ mất nhãn, trích mỗi lọ một ít sang ống nghiệm đánh số tương ứng.
- Nhúng quỳ tím vào các mẫu thử:
+ Mẫu thử nào làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ là axit axetic.
+ Mẫu thử không làm quỳ tím chuyển màu là rượu etylic và benzen (nhóm I)
- Phân biệt nhóm I: Cho vào mỗi mẫu thử của nhóm I một mẩu Na.
+ Mẫu thử nào có hiện tượng sủi bọt khí, mẩu Na tan dần là rượu etylic
2C2H5OH + 2Na →2 C2H5ONa + H2 (↑)
+ Mẫu thử không có hiện tượng gì là benzen
2/
Cho hỗn hợp khí đi qua bình brom dư, C2H4 và C2H2 phản ứng với Br2 bị giữ lại trong bình; O2 không phản ứng thoát ra thu được O2 tinh khiết.
C2H4 + Br2 → C2H4Br2
C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4
Câu IV:
1.
nHCl = CM.V = 0,4.1 = 0,4 mol
A có hóa trị II trong hợp chất nên oxit của A có dạng: AO
Khối lượng mol phân tử của oxit là:
Vậy A là Mg, oxit là MgO.
2.
Muối là MgCO3
MgCO3 + H2SO4 → MgSO4 + CO2 (↑) + H2O
Dung dịch sau phản ứng gồm: MgSO4: 0,1 mol và H2SO4 dư
Câu V:
Gọi số mol của C2H4 và C2H2 lần lượt là x mol và y mol.
Theo các PTHH có: nnước = 2x + y
→ 2x + y = 0,7 (2)
Từ (1) và (2) có x = 0,2 mol và y = 0,3 mol.
Do các khí ở cùng điều kiện nên tỉ lệ về thể tích cũng chính là tỉ lệ về số mol
Xem thêm các Đề ôn thi vào lớp 10 môn Hóa học có đáp án hay khác:
  Đề thi vào lớp 10 môn Hóa học
    Thời gian: 60 phút
Đề bài:
Câu I : (2,0 điểm) Cho các chất: CuO ; Ag ; NaOH ; Zn ; Na2SO4
1. Những chất nào tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng?
2. Viết các phương trình phản ứng hoá học xảy ra?
Câu II : (2,0 điểm) Viết các phương trình hoá học xảy ra theo chuỗi biến hoá sau, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có):
Câu III : (2,0 điểm)
1. Trình bày phương pháp hoá học nhận biết các dung dịch trong các lọ mất nhãn: H2SO4; CH3COOH; BaCl2; NaOH. Viết các phương trình phản ứng hoá học xảy ra (nếu có)
2. Nêu phương pháp làm sạch khí C2H2 bị lẫn các khí CO2 và SO2. Viết các phương trình phản ứng hoá học xảy ra (nếu có).
Câu IV : (2,0 điểm) Hoà tan hoàn toàn 19,5 gam một kim loại M (M có hoá trị II trong hợp chất) dung dịch HCl 1M dư thu được dung dịch A và 6,72 lít khí H2 (ở đktc)
1. Xác định kim loại M.
2. Để trung hoà axit dư trong A cần 200ml dung dịch NaOH 1M. Tính thể tích dung dịch HCl 1M đã dùng.
Câu V : (2,0 điểm) Dẫn 8,96 lít hỗn hợp khí gồm CH4; C2H4; C2H2 vào dung dịch brom dư thấy có 2,24 lít khí thoát ra và có 80,0 gam brom đã tham gia phản ứng.
Tính phần trăm thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu (biết thể tích các khí đều đo ở cùng đktc)
Cho biết: O = 16; Br = 80; H = 1; C = 12; Mg = 24; Fe = 56; Ca = 40; Ba = 137; Cl = 35,5; Zn = 65.
Đáp án & Thang điểm
Câu I.
1. Những chất tác dụng được với H2SO4 loãng là: CuO; NaOH; Zn.
2. PTHH:
CuO + H2SO4 (loãng) → CuSO4 + H2O
2NaOH + H2SO4 (loãng) → Na2SO4 + 2H2O
Zn + H2SO4 (loãng) → ZnSO4 + H2 (↑).
Câu II.
1. 
2. MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 (↓) + 2NaCl
3. Mg(OH)2 + 2CH3COOH → (CH3COO)2Mg + 2H2O
4. (CH3COO)2Mg + Na2CO3 → MgCO3 (↓) + 2CH3COONa.
Câu III.
1.
- Đánh số thứ tự từng lọ mất nhãn, trích mỗi lọ một ít sang ống nghiệm đánh số tương ứng.
- Sử dụng quỳ tím làm thuốc thử:
+ Nếu quỳ tím chuyển sang màu đỏ → H2SO4; CH3COOH (nhóm I)
+ Nếu quỳ tím chuyển sang màu xanh → NaOH
+ Nếu quỳ tím không đổi màu → BaCl2.
- Phân biệt các hóa chất ở nhóm I: Sử dụng BaCl2 vừa nhận ra làm thuốc thử.
+ Nếu có kết tủa trắng xuất hiện → H2SO4
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 (↓ trắng) + 2HCl
+ Nếu không có hiện tượng gì → CH3COOH.
- Dán nhãn các lọ.
2.
Dẫn hỗn hợp khí qua bình đựng nước vôi trong dư; SO2 và CO2 phản ứng bị giữ lại trong bình; C2H2 không phản ứng thoát ra khỏi dung dịch thu được C2H2 tinh khiết.
SO2 + Ca(OH)2 dư → CaSO3 (↓) + H2O
CO2 + Ca(OH)2 dư → CaCO3 (↓) + H2O
C2H2 + Ca(OH)2 → không phản ứng.
Câu IV.
Câu V.
Gọi số mol của CH4; C2H4 và C2H2 lần lượt là x, y và z (mol)
Thay x = 0,1 vào (1) có y + z = 0,3 (3)
Từ (2) và (3) giải hệ phương trình được y = 0,1 và z = 0,2.
Ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất thì tỉ lệ về thể tích cùng là tỉ lệ về số mol
Xem thêm các Đề ôn thi vào lớp 10 môn Hóa học có đáp án hay khác:
    Đề thi vào lớp 10 môn Hóa học
    Thời gian: 60 phút
Đề bài:
Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: C = 12; H = 1; N = 14; S = 32; Ca = 40; Mg = 24; Al = 27; Fe = 56; Ag = 108; Zn = 65.
Câu 1. Dãy các kim loại được xếp theo chiều mức độ hoạt động hóa học tăng dần từ trái sang phải là
A. Fe, Cu, Al.
B. Cu, Fe, Al.
C. Al, Fe, Cu.
D. Cu, Al, Fe.
Câu 2. Trên bề mặt của chậu nước vôi để ngoài không khí thường bao phủ lớp váng màu trắng đục. Lớp váng đó là
A. Ca(HCO3)2.
B. Ca(OH)2.
C. CaCO3.
D. CaO.
Câu 3. Cho 13,6 gam hỗn hợp X gồm axit axetic và rượu etylic được trộn theo tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 2. Đun nóng X với H2SO4 đặc một thời gian thu được m gam este CH3COOCH2CH3 với hiệu suất phản ứng là 80%. Giá trị của m là
A. 7,04g.
B. 8,80g.
C. 10,56g.
D. 11,00g.
Câu 4. Cho 180g dung dịch glucozơ nồng độ 20% tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư. Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng Ag thu được là
A. 64,8g.
B. 32,4g.
C. 21,6g.
D. 43,2g.
Câu 5. Kim loại X phản ứng với axit HCl tạo muối XCl2. Kim loại X phản ứng với Cl2 tạo muối XCl3. X là
A. Cu.
B. Zn.
C. Al.
D. Fe.
Câu 6. Chất khí nào sau đây được dung làm nhiên liệu cho đèn xì để hàn cắt kim loại?
A. cacbon monooxit.
B. etilen.
C. metan.
D. axetilen.
Câu 7. Trung hòa 200ml H2SO4 nồng độ aM cần vừa đủ 200ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của a là
A. 0,50.
B. 1,20.
C. 0,75.
D. 1,00.
Câu 8. Cho m gam kim loại Mg tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau phản ứng cô cạn dung dịch được 19 gam muối khan. Giá trị của m là
A. 9,6.
B. 7,2.
C. 2,4.
D. 4,8.
Câu 9. Công thức chung của tinh bột là
A. C6H12O6.
B. (-C6O10O5-)n.
C. (- C6H12O6 -)n.
D. C12H22O11.
Câu 10. Hiện tượng xảy ra khi nhỏ dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm chứa dung dịch KCl là
A. không có hiện tượng gì.
B. xuất hiện kết tủa vàng.
C. xuất hiện kết tủa trắng.
D. xuất hiện kết tủa đen.
Câu 11. Axit clohiđric phản ứng với tất cả các chất nào trong dãy sau?
A. Ca(OH)2, Cu.
B. Fe, Ag.
C. FeCl2, Mg.
D. Fe2O3, Al.
Câu 12. Thuốc thử để nhận biết dung dịch glucozơ và dung dịch rượu etylic là
A. phenolphtalein.
B. Na.
C. Quỳ tím.
D. AgNO3 trong NH3.
Câu 13. Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Metan, benzen đều làm mất màu dung dịch brom.
B. Etilen, benzen đều làm mất màu dung dịch brom.
C. Metan, etilen, axetilen đều làm mất màu dung dịch brom.
D. Etilen, axetilen đều làm mất màu dung dịch brom.
Câu 14. Khí CO được dùng làm chất đốt trong công nghiệp, có lẫn tạp chất là CO2 và SO2. Hóa chất nào sau đây có thể loại bỏ các tạp chất trên?
A. H2O dư.
B. Dung dịch NaCl dư.
C. Dung dịch Ca(OH)2 dư.
D. Dung dịch HCl dư.
Câu 15. Khí nào sau đây không phản ứng với H2O và dung dịch NaOH?
A. Cl2.
B. SO2.
C. CO.
D. CO2.
Câu 16. Dao, cuốc, xẻng bằng thép sau khi sử dụng sẽ giữ được độ bền lâu nếu?
A. Rửa sạch, lau khô.
B. Ngâm trong nước tự nhiên lâu ngày.
C. Ngâm trong nước muối một thời gian.
D. Để trong tự nhiên.
Câu 17. Muối nào sau đây không tan trong nước?
A. K2SO3
B. Na2SO3
C. CuCl2
D. BaSO4.
Câu 18. Đun nóng chất béo trong dung dịch NaOH thu được các sản phẩm là
A. Muối natri của axit axetic và glixerol.
B. Axit axetic và glixerol.
C. Axit béo và glixerol.
D. Muối natri của axit béo và glixerol.
Câu 19. Có 3 dung dịch: NaOH, HCl, NaCl. Bằng một lần thử duy nhất có thể dùng thuốc thử nảo để nhận biết ba dung dịch trên?
A. Dung dịch BaCl2.
B. BaCO3.
C. Phenolphtalein.
D. Quỳ tím.
Câu 20. Cho kim loại đồng vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng sẽ xảy ra hiện tượng nào sau đây?
A. Đồng tan, thu được dung dịch không màu và khí không màu, mùi hắc.
B. Đồng tan, thu được dung dịch màu xanh và khí không màu, mùi hắc.
C. Đồng tan, thu được dung dịch không màu và khí không màu, không mùi.
D. Đồng tan, thu được dung dịch màu vàng và khí không màu, mùi hắc.
Câu 21. Cho 9,2 gam rượu etylic tác dụng với Na dư thu được V lít H2 ở đktc. Giá trị của V là
A. 2,24 lít.
B. 4,48 lít.
C. 3,36 lít.
D. 1,12 lít.
Câu 22. Cho các oxit sau: Na2O, FeO, SO2. Những oxit phản ứng được với nước là
A. FeO, SO2.
B. Na2O, SO2.
C. Na2O, FeO.
D. Cả 3 oxit trên.
Câu 23. Cho 12,8 gam kim loại R có hóa trị II tác dụng hết với khí clo tạo thành 27 gam muối. Kim loại R là
A. Mg.
B. Zn.
C. Cu.
D. Ca.
Câu 24. Chất X được sinh ra từ phản ứng thủy phân protein có khối lượng mol phân tử là 89 g/mol. Đốt cháy hoàn toàn 13,35 gam X thu được 19,8 gam CO2; 9,45 gam H2O và 1,68 lít khí N2 ở đktc. X có công thức phân tử là
A. C2H5NO2.
B. C3H7NO2.
C. C3H5NO2.
D. C4H9NO2.
Câu 25. Phân đạm ure có công thức là
A. CO(NH2)2.
B. NaNO3.
C. (NH4)2SO4.
D. NH4NO3.
Câu 26. Cho các dung dịch: HCl, KCl, Ca(OH)2, BaCl2. Dung dịch Na2CO3 phản ứng với
A. hai chất.
B. bốn chất.
C. ba chất.
D. một chất.
Câu 27. Sản phẩm thu được khi cho dung dịch NaOH vào dung dịch FeCl3 là
A. NaCl và Fe(OH)2.
B. NaCl và Fe(OH)3.
C. Fe2O3 và NaCl.
C. Fe(OH)2; Fe(OH)3 và NaCl.
Câu 28. Dẫn 1,5 mol khí CO2 từ từ đến hết vào dung dịch chứa 1,8 mol NaOH thu được dung dịch có chứa chất tan là
A. NaHCO3.
B. NaOH và Na2CO3.
C. Na2CO3.
D. NaHCO3 và Na2CO3
Câu 29. Dẫn khí CO quan m gam bột Fe2O3 nung nóng, sau một thời gian thu được 24 gam chất rắn X và hỗn hợp khí Y. Dẫn khí Y vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 30 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 26,4g.
B. 28,8g.
C. 23,2g.
D. 33,6g.
Câu 30. Phương pháp điều chế nhôm trong công nghiệp là
A. điện phân nóng chảy Al2O3.
B. điện phân nóng chảy Al(OH)3.
C. dùng CO khử Al2O3.
D. dùng kim loại Na tác dụng với dung dịch AlCl3.
Câu 31. Cho m gam hỗn hợp Mg, Al và Zn được chia thành hai phần bằng nhau.
- Phần 1. Tác dụng với H2SO4 loãng, dư thu được 5,6 lít khí H2 ở đktc.
- Phần 2. Tác dụng với oxi dư thu được 11,15 gam hỗn hợp các oxit kim loại.
Giá trị của m là:
A. 7,15g.
B. 18,3g.
C. 14,3g.
D. 9,15g.
Câu 32. Các chất X và Y đều là chất rắn màu đen. Bình hấp thụ khí Z chứa Ca(OH)2. Tiến hành thí nghiệm theo hình vẽ:
Hỗn hợp các chất X, Y, Z và T là
A. Al2O3, C, CO2 và CaCO3.
B. CuO, C, CO2 và CaCO3.
C. MnO2, KClO3, O2 và CaCO3.
D. CuO, C, CO và CaCO3.
Câu 33. Cho các chất: CH3 –COOH, CH4, C2H6, C2H2, C12H22O11. Dãy chất chỉ gồm các hiđrocacbon là
A. CH3 –COOH, CH4, C2H6, C2H2, C12H22O11.
B. CH3 –COOH, CH4, C2H6, C2H2,
C. CH4, C2H6, C2H2, C12H22O11.
D. CH4, C2H6, C2H2.
Câu 34. Polime nào sau dây không phải là polime thiên nhiên?
A. Poli(vinyl clorua).
B. Xenlulozơ.
C. Protein.
D. Tinh bôt.
Câu 35. Cho sơ đồ phản ứng (chưa cân bằng) sau:
CH3 – COOH + X → CH3COOK + Y
Cặp chất X, Y phù hợp là
A. KOH, H2.
B. K, H2.
C. KCl, HCl.
D. K, H2O.
Câu 36. Cho các oxit sau: CO2, SO2, BaO, Na2O, CO. Dãy gồm các oxit axit là
A. BaO, Na2O, CO.
B. CO2, SO2, CO.
C. CO2, SO2.
D. CO2, SO2, BaO.
Câu 37. Cho 8 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe vào dung dịch HCl dư. Phản ứng kết thúc thu được 4,48 lít khí H2 ở đktc. Phần trăm khối lượng của sắt trong hỗn hợp là
A. 70%.
B. 30%.
C. 60%.
D. 40%.
Câu 38. Một dung dịch A có pH = 3. Dung dịch A có môi trường là
A. không xác định được.
B. axit.
C. bazơ.
D. trung tính.
Câu 39. Hiđrocacbon X là chất khí ở điều kiện thường, có khả năng làm mất màu dung dịch nước brom, có tác dụng làm quả xanh mau chín. X là
A. etilen.
B. benzen.
C. metan.
D. axetilen.
Câu 40. Hai chất CH3 – CH2 – OH và CH3 – O – CH3 khác nhau về
A. công thức cấu tạo.
B. số lượng nguyên tử.
C. khối lượng mol phân tử.
D. công thức phân tử.
Đáp án & Thang điểm
Câu 1. B
Dãy hoạt động hóa học của một số kim loại: K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au.
→ Chiều mức độ hoạt động hóa học tăng dần từ trái sang phải là: Cu; Fe; Al.
Câu 2. C
Nguyên nhân xuất hiện lớp váng là do:
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 (↓) + H2O.
Câu 3. A
Gọi số mol của CH3COOH là 3a mol → số mol của CH3CH2OH là 2a mol
mX = 13,6 gam → 60.3a + 46.2a = 13,6 → a = 0,05 mol
PTHH:
Giả sử hiệu suất là 100% thì rượu etylic hết, nên số mol sản phẩm phản ứng tính theo số mol rượu etylic.
Số mol este là: neste thực tế = neste lý thuyết. H = 0,1.80% = 0,08 mol
→ m = n.M = 0,08.88 = 7,04 gam.
Câu 4. D
Khối lượng glucozơ có trong dung dịch là:
Câu 5. D
Câu 6. D
Khi axetilen cháy trong oxi, nhiệt độ ngọn lửa có thể lên tới 3000°C. Vì vậy axetilen được sử dụng làm nhiên liệu trong đèn xì oxi – axetilen để hàn cắt kim loại.
Câu 7. A
nNaOH = CM.V = 1.0,2 = 0,2 mol;
nH2SO4 = CM.V = 0,2.a mol
Theo PTHH có: nNaOH = 2.naxit → 0,2 = 2.0,2.a → a = 0,5.
Câu 8. D
Câu 9. B
Công thức chung của tinh bột là: (-C6O10O5-)n.
Câu 10. C
AgNO3 + KCl → AgCl (↓ trắng) + KNO3.
Câu 11. D
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 (↑)
Câu 12. D
Sử dụng dung dịch AgNO3 trong NH3
+ Có chất màu sáng bạc bám trên thành ống nghiệm → glucozơ.
+ Không hiện tượng → rượu etylic.
Câu 13. D
Etilen, axetilen đều làm mất màu dung dịch brom. PTHH:
C2H4 + Br2 → C2H4Br2
C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4.
Câu 14. C
Sử dụng dung dịch Ca(OH)2 dư. SO2 và CO2 phản ứng bị giữ lại, còn CO không phản ứng thoát ra khỏi dung dịch thu được CO tinh khiết.
SO2 + Ca(OH)2 dư → CaSO3 (↓) + H2O
CO2 + Ca(OH)2 dư → CaCO3 (↓) + H2O
Câu 15. C
CO là oxit trung tính nên không tác dụng với H2O và NaOH.
Câu 16. A
Lau chùi sạch sẽ đồ dùng bằng thép sau khi sử dụng sẽ giúp kim loại bị ăn mòn chậm hơn, đồ đạc được bền lâu hơn.
Câu 17. D
BaSO4 không tan trong nước.
Câu 18. D
Đun nóng chất béo trong dung dịch NaOH thu được muối natri của axit béo và glixerol.
Câu 19. D
Sử dụng quỳ tím:
+ Quỳ tím chuyển sang màu đỏ → HCl.
+ Quỳ tím chuyển sang màu xanh → NaOH.
+ Quỳ tím không chuyển màu → NaCl.
Câu 20. B
Khí SO2 không màu, mùi hắc. Dung dịch CuSO4 có màu xanh.
Câu 21. A
Câu 22. B
Na2O + H2O → 2NaOH
SO2 + H2O ⇄ H2SO3
Câu 23. C
R + Cl2 → RCl2
Bảo toàn khối lượng có: mclo = mmuối – mM = 27 – 12,8 = 14,2 gam
Vậy kim loại R là Cu.
Câu 24. B
Gọi công thức phân tử của X có dạng: CxHyOzNt
Ta có:
Vậy công thức đơn giản nhất của X là: (C3H7O2N)n
Khối lượng mol phân tử của X là 89 (g/mol) → 89n = 89 → n = 89.
Vậy công thức phân tử của X là C3H7O2N.
Câu 25. A
Đạm ure: CO(NH2)2.
Câu 26. C
Các phản ứng xảy ra:
2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2 (↑) + H2O
Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 (↓) + 2NaOH
BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3 (↓) + 2NaCl
Câu 27. B
3NaOH + FeCl3 → Fe(OH)3 (↓) + 3NaCl.
Câu 28. D
Ta có: 
Vậy sau phản ứng thu được hai muối là NaHCO3 và Na2CO3.
Câu 29. B
Câu 30. A
Phương pháp điều chế nhôm trong công nghiệp là điện phân nóng chảy Al2O3
Câu 31. A
Gọi số mol của Mg, Al và Fe lần lượt là x, y và z mol
Phần 1:
Phần 2:
Câu 32. B
A sai do C không phản ứng được với Al2O3.
C sai do O2 không phản ứng với Ca(OH)2
D sai do CO không phản ứng với Ca(OH)2.
Câu 33. D
CH4, C2H6, C2H2 là các hiđrocacbon.
Câu 34. A
Protein, tinh bột, xenlulozơ là các polime thiên nhiên.
Câu 35. B
2CH3COOH + 2K → 2CH2COOK + H2 (↑)
Câu 36. C
CO2, SO2: oxit axit.
BaO, Na2O: oxit bazơ.
CO: oxit trung tính.
Câu 37. A
Gọi số mol của Mg và Fe lần lượt là x và y (mol)
mhh = 8 gam → 24x + 56y = 8 (1)
PTHH:
Câu 38. B
pH = 3 < 7 → dung dịch có môi trường axit.
Câu 39. D
Axetilen là chất khí ở điều kiện thường, có khả năng làm mất màu dung dịch nước brom, có tác dụng làm quả xanh mau chín.
Câu 40. A
B sai vì hai chất đều có 2 nguyên tử C, 6 nguyên tử H và 1 nguyên tử O.
C sai vì hai chất đều có khối lượng mol phân tử là 46.
D sai vì hai chất đều có công thức phân tử là C2H6O.
Xem thêm các Đề ôn thi vào lớp 10 môn Hóa học có đáp án hay khác:
  Đề thi vào lớp 10 môn Hóa học
    Thời gian: 60 phút
Đề bài:
Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: C = 12; H = 1; N = 14; S = 32; Ca = 40; Mg = 24; Al = 27; Fe = 56; Ag = 108; Zn = 65; Si = 28; Cl = 35,5; Ba = 137.
Câu 1. Oxit nào sau đây là oxit axit?
A. SO2.
B. MgO.
C. Na2O.
D. CO.
Câu 2. Công thức hóa học của axit sunfuric là
A. H2SO3.
B. HCl.
C. H2SO4.
D. H2S.
Câu 3. Sắt (III) clorua có công thức hóa học là
A. FeCl3.
B. FeCl2.
C. FeBr2.
D. FeBr3.
Câu 4. Chất nào sau đây được dùng làm nguyên liệu điều chế trực tiếp rượu etylic?
A. Etilen.
B. Metan.
C. Axetilen.
D. Etan.
Câu 5. Bột CaCO3 có thể phản ứng với chất nào sau đây?
A. HCl.
B. NaOH.
C. KNO3.
D. NaCl.
Câu 6. Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ
A. trên 25%.
B. 20%.
C. từ 2% - 5%.
D. từ 8% - 15%.
Câu 7. Benzen không tác dụng được với chất nào sau?
A. Khí H2 (xúc tác Ni, đun nóng).
B. Br2 (xúc tác bột Fe).
C. Khí O2 (nhiệt độ cao).
D. Br2 (trong dung môi nước).
Câu 8. Muối nào sau đây không bị nhiệt phân hủy?
A. CaCO3.
B. Na2CO3.
C. KMnO4.
D. KClO3.
Câu 9. Dung dịch nào sau đây phản ứng được với kim loại sắt?
A. CuSO4.
B. H2SO4 đặc, nguội.
C. MgCl2.
D. NaCl.
Câu 10. Công thức cấu tạo của axetilen là
A. CH2 = CH2.
B. CH3 – CH3.
C. CH ≡ CH.
D. CH3- CH2 – OH.
Câu 11. Cho các nguyên tố thuộc nhóm VII: clo, iot, flo, brom. Nguyên tố có tính phi kim mạnh nhất là
A. Clo.
B. Iot.
C. Flo.
D. Brom.
Câu 12. Chất nào sau đây tác dụng với lưu huỳnh tạo ra sản phẩm là muối?
A. Magie.
B. Flo.
C. Oxi.
D. Hiđro.
Câu 13. Khí nào sau đây có màu vàng lục?
A. Hiđro.
B. Clo.
C. Cacbon monooxit.
D. Oxi.
Câu 14. Loại than nào sau đây có tính hấp phụ cao, được dùng để chế tạo mặt nạ phòng độc?
A. Than chì.
B. Than cốc.
C. Than mỡ.
D. Than hoạt tính.
Câu 15. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Kim loại Cu phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng.
B. Kim loại Al không phản ứng được với dung dịch KCl.
C. Kim loại K phản ứng được với nước.
D. Kim loại Cu không phản ứng với nước ở điều kiện thường.
Câu 16. Chất nào sau đây không tham gia phản ứng thủy phân?
A. Glucozơ.
B. Protein.
C. Chất béo.
D. Tinh bột.
Câu 17. Chất nào sau đây không là hợp chất hữu cơ?
A. CH3COOH.
B. C2H2.
C. CO2.
D. CH3CH2OH.
Câu 18. Chất nào sau đây không tan trong nước ở điều kiện thường?
A. NaCl.
B. CH3COOH.
C. C2H5OH.
D. MgCO3.
Câu 19. Chất nào sau đây có thể làm mất màu dung dịch brom?
A. CO2.
B. C2H4.
C. CH4.
D. C2H5OH.
Câu 20. Axit axetic và rượu etylic đều phản ứng với chất nào sau đây?
A. Dung dịch NaOH.
B. Dung dịch HCl.
C. Dung dịch NaCl.
D. Kim loại Na.
Câu 21. Chất nào sau đây phản ứng được với dung dịch HCl?
A. CuO.
B. Ag.
C. BaSO4.
D. Cu.
Câu 22. Khí O2 có lẫn các tạp chất là các khí CO2 và SO2. Dẫn hỗn hợp khí qua lượng dư dung dịch nào sau đây để thu được O2 tinh khiết?
A. NaCl.
B. Ca(OH)2.
C. Br2.
D. HCl.
Câu 23. Có 3 dung dịch: KOH, H2SO4, NaCl. Bằng một lần thử duy nhất có thể dùng thuốc thử nảo để nhận biết ba dung dịch trên?
A. Dung dịch BaCl2.
B. BaCO3.
C. Phenolphtalein.
D. Quỳ tím.
Câu 24. Chất nào sau đây tác dụng với nước ở điều kiện thường tạo ra dung dịch bazơ tương ứng?
A. CO2.
B. SO3.
C. K2O.
D. CuO.
Câu 25. Thể tích oxi tối thiểu cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 11,2 lít khí metan ở đktc là
A. 22,24 lít.
B. 11,2 lít.
C. 33,6 lít.
D. 44,8 lít.
Câu 26. Để phân biệt hai dung dịch Ca(OH)2 và NaOH người ta dùng
A. quỳ tím.
B. phenolphtalein.
C. dung dịch HCl.
D. khí CO2.
Câu 27. Để thu khí clo trong phòng thí nghiệm, người ta sử dụng dụng cụ theo hình vẽ nào sau đây?
A. Hình (1).
B. Hình (2).
C. Hình (1) hoặc (3).
D. Hình (2) hoặc (3).
Câu 28. Cho m gam bột magie vào dung dịch axit sunfuric loãng dư, phản ứng hoàn toàn tạo ra 8,96 lít (đktc) khí hiđro. Giá trị của m là
A. 16,0.
B. 19,2.
C. 6,4.
D. 9,6.
Câu 29. Hòa tan 12,4 gam Na2O vào nước dư thu được 400 ml dung dịch X. Nồng độ mol của chất tan trong dung dịch X là
A. 0,10M.
B. 0,50M.
C. 0,75M.
D. 1,00M.
Câu 30. Để hòa tan hoàn toàn 11,82 gam hỗn hợp gồm Mg, Al, Fe cần vừa đủ 200 ml dung dịch H2SO4 1,85M. Cô cạn dung dịch thu được khối lượng muối thu được là
A. 47,34 gam.
B. 7,89 gam.
C. 15,78 gam.
D. 23,67 gam.
Câu 31. Cho metan tác dụng với khí clo theo tỉ lệ mol 1 : 1, có ánh sáng thu được sản phẩm hữu cơ là
A. CH3Cl.
B. CH2Cl2.
C. CHCl3.
D. CCl4.
Câu 32. Cho 23 gam rượu etylic tác dụng với axit axetic (xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng, hiệu suất phản ứng este hóa đạt 60%). Khối lượng etyl axetat (tính theo lượng rượu etylic) thu được là
A. 26,4 gam.
B. 30,8 gam.
C. 44,0 gam.
D. 32,1 gam.
Câu 33. Nhỏ vài giọt dung dịch iot vào ống nghiệm đựng hồ tinh bột ở nhiệt độ thường sẽ thấy xuất hiện
A. màu hồng.
B. màu xanh.
C. màu đỏ.
D. màu vàng.
Câu 34. Cho Na2O vào dung dịch muối X thu được kết tủa màu trắng. Muối X là chất nào sau đây?
A. NaCl.
B. FeCl3.
C. CuCl2.
D. MgCl2.
Câu 35. Hấp thụ hết V lít (ở đktc) khí CO2 vào dung dịch chứa 0,1 mol Ca(OH)2, thu được 5 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 2,24.
B. 1,68.
C. 1,12 và 2,24.
D. 1,12 hoặc 3,36.
Câu 36. Khái niệm đúng về polime là
A. Polime là hợp chất được tạo thành từ các phân tử lớn
B. Polime là hợp chất được tạo thành từ các phân tử có phân tử khối nhỏ hơn
C. Polime là sản phẩm duy nhất của phản trùng hợp hoặc trùng ngưng
D. Polime là hợp chất cao phân tử gồm n mắt xích tạo thành
Câu 37. Mắt xích của PE?
A. Metan
B. Aminoaxit
C. Etilen
D. Etanol
Câu 38. Đun nóng protein trong dung dịch axit hoặc bazơ sản phẩm là
A. Este và nước.
B. Hỗn hợp aminoaxit.
C. Chất bay hơi có mùi khét.
D. Các axit béo.
Câu 39. Để tráng bạc một chiếc gương soi, người ta phải đun nóng dung dịch chứa 3,6g glucozơ với lượng vừa đủ dung dịch AgNO3 trong amoniac. Khối lượng bạc đã sinh ra bám vào mặt kính của gương là (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn)
A. 3,4 gam.
B. 1,7 gam.
C. 4,32 gam.
D. 2,16 gam.
Câu 40. Phân tử khối trung bình của PVC là 750 000. Hệ số polime hoá của PVC là bao nhiêu ?
A. 12000.
B. 1200.
C. 2400.
D. 24000.
Đáp án & Thang điểm
Câu 1. A
SO2: oxit axit.
MgO; Na2O: oxit bazơ.
CO: oxit trung tính.
Câu 2. C
Axit sunfuric: H2SO4.
Câu 3. A
FeCl3: sắt (III) clorua.
Câu 4. A
Câu 5. A
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 (↑) + H2O.
Câu 6. C
Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ từ 2% - 5%.
Câu 7. D
Câu 8. B
Câu 9. A
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.
Câu 10. C
Axetilen: CH ≡ CH.
Câu 11. C
Flo có tính phi kim mạnh nhất.
Câu 12. A
Câu 13. B
Khí clo có màu vàng lục.
Câu 14. D
Than hoạt tính có tính hấp phụ cao, được dùng trong mặt nạ phòng độc.
Câu 15. A
Cu đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học nên không phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng.
Câu 16. A
Glucozơ không tham gia phản ứng thủy phân.
Câu 17. C
Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon trừ cacbonđioxit, cacbon monooxit, muối cacbonat
Câu 18. D
MgCO3 không tan trong nước.
Câu 19. B
C2H4 + Br2 → C2H4Br2.
Câu 20. D
2CH3COOH + 2Na → 2CH3COONa + H2 ↑
2CH3CH2OH + 2Na → 2CH3CH2ONa + H2 ↑
Câu 21. A
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
Câu 22. B
Dẫn hỗn hợp khí qua lượng dư dung dịch Ca(OH)2. Khí SO2 và CO2 phản ứng bị giữ lại, O2 không phản ứng thoát ra khỏi dung dịch thu được O2 tinh khiết.
SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3

Tài liệu đính kèm:

  • docbo_de_luyen_thi_vao_lop_10_mon_hoa_hoc.doc