BỘ ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 8 – TIẾT 138 Năm học 2015 – 2016 I. ĐỀ CƯƠNG Học sinh cần nắm vững: - Phần lí thuyết các nội dung Tiếng Việt đã học trong chương trình Ngữ Văn 8 (HK2). - Biết vận dụng kiến thức vào việc tạo lập văn bản nói và viết. 1. Đặc điểm hình thức và chức năng của các kiểu câu: + Câu nghi vấn, + Câu cầu khiến, + Câu cảm thán, + Câu trần thuật, + Câu phủ định. 2. Hành động nói 3. Hội thoại 4. Trật tự từ trong câu. II. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng Nội dung 1. Các kiểu câu: nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định. Điền tên kiểu câu ở cột A sao cho phù hợp với công dụng ở cột B và cho ví dụ thích hợp. (2đ) Viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) chủ đề Vào hạ, trong đó có sử dụng được ba kiểu câu đã học (2đ) Tổng - Số câu - Số điểm - Tổng Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Số câu: 2 Số điểm: 4 Tỉ lệ: 40% Nội dung 2. Hội thoại - Xác định quan hệ các nhân vật tham gia hội thoại? Ai ở vai trên, ai ở vai dưới? (1đ) - Đoạn trích trên có mấy lượt lời ? Chỉ ra các lượt lời ấy ? (1đ) Tổng - Số câu - Số điểm - Tổng - Số câu: 0.5 - Số điểm: 2 - Tỉ lệ: 20% Số câu: 0.5 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Nội dung 2. Hành động nói. Đặt một câu dùng hành động nói trực tiếp, một câu dùng hành động nói trực tiếp? (1đ) Hành động nói của các lượt lời ấy nhằm mục đích gì ? (1đ) Tổng - Số câu - Số điểm - Tổng - Số câu: 0.25 - Số điểm: 1 - Tỉ lệ: 10% - Số câu: 0.25 - Số điểm: 1 - Tỉ lệ: 10% Số câu: 0.5 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Nội dung 3. Lựa chon trật tự từ trong câu. Hãy đảo trật tự từ của câu sau thành hai cách khác nhau mà nghĩa của câu không thay đổi: «Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính.» (2đ) Tổng - Số câu - Số điểm - Tổng Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Tổng - Số câu - Số điểm - Tổng Số câu: 1, 25 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 30% Số câu: 0.75 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 30% Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Số câu: 4 Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% Trường THCS Phú Hải Năm học: 2015- 2016 Họ và Tên: .. Kiểm tra: Tiếng Việt Lớp 8/ Thời gian: 45 Phút Điểm Nhận xét của Giáo viên Câu 1. Điền tên kiểu câu ở cột A phù hợp với công dụng ở cột B và cho ví dụ thích hợp. (2đ) A. Tên kiểu câu B. Công dụng Ví dụ a. Dùng để phản bác một ý kiến, một nhận định. b. Dùng để kể, tả, thông báo, nhận định, đánh giá, c. Dùng để ra lệnh, yêu cầu, động viên, khuyên bảo, d. Dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc, e. Dùng để hỏi. Câu 2. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi. “ Cô giáo Tâm gỡ tay Thủy, đi lại phía bục giảng, mở cặp lấy một cuốn sổ cùng với một cây bút máy nắp vàng đưa cho Thủy và nói: - Cô tặng em. Về trường mới, em cố gắng học nhé! Thủy đặt vội quyển sổ và cây bút máy xuống bàn và nói: - Thưa cô, em không dám nhận . Em không đi học nữa. - Sao vậy? (Cô tâm sửng sốt). - Nhà bà ngoại em xa trường học lắm. Mẹ em bảo sẽ sắm cho em một thúng hoa quả ra chợ ngồi bán.” (Theo Khánh Hoài- Cổng trường mở ra) a. Quan hệ của các nhân vật tham gia hội thoại là quan hệ gì? Ai ở vai trên? Ai ở vai dưới? (1đ) ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................ b. Đoạn trích trên có mấy lượt lời ? Chỉ ra các lượt lời ấy ? (1đ) ... ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................... c. Hành động nói của các lượt lời ấy nhằm mục đích gì ? (1đ) ... d. Đặt một câu dùng hành động nói trực tiếp, một câu dùng hành động nói gián tiếp? (1đ) ... ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Câu 3. Hãy đảo trật tự từ của câu sau thành hai cách khác nhau mà nghĩa của câu không thay đổi: «Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính.» (2đ) ... Câu 4. Viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) chủ đề Vào hạ, trong đó có sử dụng được hai kiểu câu đã học. (Gạch chân và cho biết đó là kiểu câu gì) (2đ). ... ... ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................... IV. ĐÁP ÁN Câu 1. Học sinh cần điền đúng các kiểu câu phù hợp (ở cột A) với các công dụng ở các kiểu câu (ở cột B) và cho ví dụ đúng (2đ) A. Tên kiểu câu B. Công dụng Ví dụ Câu phủ định a. Dùng để phản bác một ý kiến, một nhận định. Câu trần thuật b. Dùng để kể, tả, thông báo, nhận định, đánh giá, Câu cầu khiến c. Dùng để ra lệnh, yêu cầu, động viên, khuyên bảo, Câu cẩm thán d. Dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc, Câu nghi vấn. e. Dùng để hỏi. Câu 2. a. Quan hệ giữa những người tham gia hội thoại là quan hệ cô- trò. Cô giáo ở vai trên, Thủy ở vai dưới (1đ) b. Đoạn trích gồm 4 lượt lời, xác định đúng một câu được (0,25đ) - Cô tặng em. Về trường mới, em cố gắng học nhé! - Thưa cô, em không dám nhận . Em không đi học nữa. - Sao vậy? - Nhà bà ngoại em xa trường học lắm. Mẹ em bảo sẽ sắm cho em một thúng hoa quả ra chợ ngồi bán. c. Hành động nói của các lượt lời ấy nhằm mục đích là: - Cô tặng em. Về trường mới, em cố gắng học nhé!: Động viên. - Thưa cô, em không dám nhận . Em không đi học nữa.: Phủ định, từ chối. - Sao vậy? : Hỏi - Nhà bà ngoại em xa trường học lắm. Mẹ em bảo sẽ sắm cho em một thúng hoa quả ra chợ ngồi bán.: Kể, trần thuật. Xác định đúng một hành động nói được (0,25đ) d. Đặt đúng một câu có sử dụng được hành động nói trực tiếp, một câu có hành động nói gián tiếp, mỗi câu được (0,5 đ) Câu 3. Học sinh thay đổi trật tự từ của câu «Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính.» thành hai câu khác nhau có nghĩa tương đương, Ví dụ: - “Dưới bóng tre của ngàn xưa, mái đình, mái chùa cổ kính thấp thoáng.” - “Mái đình, mái chùa cổ kính thấp thoáng dưới bóng tre của ngàn xưa”. Thay đổi đúng trật tự từ, mỗi câu được (1đ). Câu 4. Học sinh viết đoạn văn, đúng chủ đề, đúng hình thức.(1đ) Trong đó có 2 kiểu câu đã học. Xác định đúng một kiểu câu được (0,5đ) Giáo viên bộ môn Nguyễn văn Thành
Tài liệu đính kèm: