Bộ đề kiểm tra cuối học kì II môn Hóa học 9 - Bùi Trung Hiếu

docx 8 trang Người đăng Trịnh Bảo Kiên Ngày đăng 05/07/2023 Lượt xem 330Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề kiểm tra cuối học kì II môn Hóa học 9 - Bùi Trung Hiếu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ đề kiểm tra cuối học kì II môn Hóa học 9 - Bùi Trung Hiếu
TUYỂN TẬP ĐỀ KIỂM TRA CUỒI KÌ II
ĐỀ 1
Câu 1. (2,0 điểm) Viết phương trình hóa học, biểu diễn cho chuổi chuyển đổi sau:
Glucozơ Rượu etylic Axit axetic Natri axetat Metan.
Câu 2. (2,0 điểm) Nhận biết các dung dịch dưới đây bằng phương pháp hóa học:
Rượu etylic, axit axetic, glucozơ
Câu 3. (3,0 điểm)
Axit axetic có thể tác dụng được với những chất nào sao đây: ZnO, KOH, Cu, Na2SO4, C2H5OH. Viết phương trình hóa học (nếu có)?
Cho 13,8 gam rượu etylic tác dụng với Na (dư) thu được bao nhiêu gam muối và bao nhiêu lít khí hidro ở điều kiện tiêu chuẩn?
Câu 4. (3,0 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 4,8 gam hợp chất hữu cơ A, sau phản ứng thu được 6,6 gam CO2 và 5,4 gam H2O. Biết rằng khi hóa hơi ở điều kiện tiêu chuẩn 2,24 lít khí A nặng 3,2 gam. 
Xác định công thức phân tử của hợp chất hữu cơ A. 
Biết rằng A tác dụng được với Na. Tính thể tích khí H2 sinh ra ở đktc khi cho toàn bộ lượng A ở trên tác dụng hết với Na dư. 
(biết: C= 12, H = 1, O = 16, Na = 23)
ĐỀ 2
Câu 1. (2,5 điểm) Cho 28 gam hỗn hợp CH4 và C2H4 tác dụng vừa đủ với 80 gam Br2.
Viết phương trình hóa học. 
Tính thành phần % theo khối lượng của từng khí trong hỗn hợp đầu.
Câu 2. (3,0 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 0,39 gam hợp chất hữu cơ A. Sau phản ứng thu được 0,672 lít khí CO2 (ở đktc) và 0,27 gam H2O. Tìm công thức phân tử của A biết 25 < MA < 30. 
Câu 3. (2,0 điểm) Bằng phương pháp hóa học hãy trình bày cách nhận biết các dung dịch mất nhãn sau: 
C2H5OH, CH3COOH, C6H12O6
Viết phương trình hóa học (nếu có).
Câu 4. (2,5 điểm) Viết phương trình hóa học biểu diễn cho chuổi chuyển đổi hóa học sau: (ghi rõ điều kiện nếu có).
(2)
C2H4 C2H5OH CH3COOH CH3COOC2H5
 C2H5OK
(Biết: C = 12, H = 1, O = 16, Br = 80)
ĐỀ 3
Câu 1. (3,0 điêm)
Trong phòng thí nghiệm để điều chế và thử phản ứng của khí X với dung dịch Brom, ta cần chuẩn bị các hóa chất:H2O, đất đèn (CaC2), dung dịch Brom màu da cam. Mở khóa phiểu cho nước chảy từ từ xuống đất đèn, khí X thoát ra dẫn vào bình đựng dung dịch Brom (Hình 1). Khí X là gì? Nêu hiện tượng xảy ra với bình đựng brom? Viết phương trình hóa học (nếu có). 
Hình 1 Hình 2
Trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu phản ứng của glucozơ với dung dịch AgNO3 trong NH3, ta cần chuẩn bị các dung dịch: AgNO3, NH3 và C6H12O6. Nhỏ vài giọt dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm chứa NH3. Thêm tiếp glucozơ vào và đặt ống nghiệm trong cốc nước nóng (Hình 2). Nêu hiện tượng thí nghiệm, viết phương trình hóa học?
Câu 2. (2,0 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít (ở đktc) một hỗn hợp X gồm CH4 và C2H2. Sau phản ứng thú được H2O và 2,688 lít khí CO2 (đktc). 
Viết phương trình hóa học. 
Tính thành phần % theo thể tích của các khí trong X. 
Câu 3. (2,0 điểm) Tiến hành sản xuất rượu etylic bằng 10 kg gạo (chứa 81% tinh bột). Bằng phương pháp lên men, thu được V lít rượu etylic 40o (Biết hiệu suất quá trình lên men là 56% và khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8 gam/ml). Tính giá trị V.
Câu 4. (3,0 điểm) Hoàn thành các phương trình hóa học sau:
C2H5OH + O2 ? + ? 
CH3COOH + ? (CH3COO)2Ca + ? + ?.
 ? + ? CH3COOC2H5 + H2O. 
(Biết C = 12, H = 1, O = 16)
ĐỀ 4
Câu 1. (1.5 điểm)
Viết công thức phân tử của Metan.
Gọi tên khí có công thức CO2.
Viết phương trình hóa học khi đốt cháy: C2H4, C2H5OH.
Câu 2. (2,5 điểm) Viết các phương trình hóa học theo sơ đồ chuyển hóa sau:
C CO2 NaHCO3 Na2CO3
CaC2 C2H2 C2H2Br4
Câu 3. (2,0 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 5,5 gam hỗn hợp X gồm CH4 và C2H2 thu được 17,6 gam CO2 và m gam H2O. 
Xác định phần trăm về thể tích của các chất trong X. 
Tính thành phần % về khối lượng của các chất trong X. 
Tính giá trị m. 
Câu 4. (3,0 điểm)
Đốt cháy hoàn toàn 2,3 gam hợp chất hữu cơ A thu được 4,4 gam CO2 và 2,7 gam H2O. Biết khối lượng phân tử A là 46 g/mol. Tìm công thức phân tử của A. 
Kể 3 dụng cụ thí nghiệm cần dùng để tiến hành thí nghiệm điều chế khí C2H2. 
Câu 5. (1,0 điểm) Có 2 bình bị mất nhãn gồm CH4 và C2H4. Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết khí trong mỗi bình. Viết phương trình hóa học (nếu có). 
(biết: C = 12, H = 1, O = 16, Na = 23)
ĐỀ 5
Câu 1. (2,0 điểm) Cho 56,25 ml rượu etylic 46o phản ứng hoàn toàn với lượng dư kim loại Kali (K)
Viết phương trình hóa học. 
Tính khối lượng rượu nguyên chất đã tham gia phản ứng. Biết rượu etylic nguyên chất có khối lượng riêng là 0,8 g/ml. 
Tính thể tích khí hidro thu được (ở đktc). Biết khối lượng riêng của nước 1,0 g/ml. 
Câu 2. (2,0 điểm) Nêu hiện tượng thí nghiệm và viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi dẫn từ từ đến dư khí etilen qua bình đựng dung dịch Brom (có màu da cam). 
Câu 3. (2,0 điểm) Viết phương trình hóa học của các sơ đồ phản ứng sau:
CO2 + NaOH (dư) 
H2C=CH2 + H2O 
CH3COOH + Zn 
CH3COOH + Na2CO3 
Câu 4. (2,0 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 4,6 gam hợp chất hữu cơ X (CnH2n+2Om) bằng khí O2 (dư) thu được 0,2 mol CO2 và 0,3 mol H2O. 
Xác định công thức phân tử của X.
Viết công thức cấu tạo có thể có của X. 
Câu 5. (2,0 điểm) Thực hiện quá trình lên men giấm với 4,6 lít etylic 8o.
Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. 
Tính khối lượng axit axetic thu được. Biết hiệu suất của quá trình lên men là 90% và khối lượng riêng của rượu nguyên chất là 0,8 g/ml. 
Nếu pha khối lượng axit axetic thu được ở trên thành dung dịch giấm 5% thì thể tích dung dịch giấm thu được là bao nhiêu lít. Coi khối lượng giấm 5% là 1 g/ml. 
(Biết: C = 12, H = 1, O = 16, Na = 23, K = 39)
ĐỀ 6
Câu 1. (2,5 điểm) Viết các phương trình hóa học minh họa cho chuỗi chuyễn đổi hóa học sau: 
CH4 C2H2 C2H4 C2H5OH CH3COOH CH3COOC2H5 
Câu 2. (2,5 điểm) Có 3 lọ không nhãn đựng ba lọ dung dịch gồm: Hồ tinh bột, glucozơ, saccarozơ. Hãy nêu cách nhận biết các dung dịch trên bằng phương pháp hóa học.
Câu 3. (2,5 điểm) Hòa tan hoàn toàn 11,3 gam hỗn hợp kim loại gồm Mg và Zn trong 200 gam dung dịch CH3COOH a% vừa đủ tạo thành dung dịch A và 6,72 lít khí H2 (đktc).
Viết phương trình hóa học. 
Tính thành phần % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu?
Tính nồng độ % của dung dịch CH3COOH đã dùng và dung dịch muối thu được sau phản ứng. 
Câu 4. (2,5 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 7,4 gam hợp chất hữu cơ A thu được 17,6 gam CO2 và 9 gam H2O.Biết phân tử A chỉ chứa 1 nguyên tử O trong phân tử và tác dụng với Na giải phóng khí H2. Hãy các định công thức phân tử và công thức cấu tạo có thể có của A.
(Biết C = 12, H = 1, O = 16, Mg = 24, Zn = 65)
ĐỀ 7
Câu 1. (2,5 điểm) Viết phương trình hóa học thực hiện dãy biến đổi hóa học sau: (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có):
C2H4 C2H5OH CH3COOH CH3COOC2H5
Câu 2. (2,5 điểm) Chỉ dùng quỳ tím và nước hãy phân biết các dung dịch không màu sau: rượu etylic, axit axetic, dầu ăn bị hòa tan trong rượu etylic. 
Câu 3. Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam hợp chất hữu cơ A thu được 10,56 gam CO2 và 4,32 gam H2O.
Xác định công thức phân tử của A, biết rằng ở điều kiện tiêu chuẩn 1 lít khí A có khối lượng 2,679 gam 
Biết A là axit hữu cơ. Hãy xác định công thức cấu tạo đúng của A. 
Câu 4. (2,5 điểm) Em hãy cho biết nguyên nhân thường xảy ra các vụ nổ ở các hầm lò? Biện pháp hạn chế các vụ nổ trên?
(Biết: C = 12, H = 1, O = 16)
ĐỀ 8
Câu 1. (2,5 điểm) Hoàn thành các phương trình hóa học sau: (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có)
CaC2 + H2O 
CaCO3 + HCl
 C2H4 + Br2
C2H5OH + CH3COOH 
Câu 2. (2,5 điểm) Chỉ dùng quỳ tím hãy nhận biết các dung dịch không màu, chứa riêng biệt trong các lọ không nhãn gồm: Na2CO3, C2H5OH, CH3COOH.
Câu 3. (2,5 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 4,6 gam hợp chất hữu cơ A thu được 8,8 gam CO2 và 5,4 gam H2O. Biết rằng dA/O2 = 1,4375 và A có nhiệt độ sôi là 78,3oC đồng thời có chứa gốc Hydroxyl.
Tìm công thức phân tử của A.
Chất A có ảnh hưởng như thế nào đối với cơ thể con người? 
Câu 4. (2,5 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 9,2 gam rượu etylic thu được khí cacbonic và hơi nước. 
Viết phương trình hóa học. 
Tính thể tích khí cacbonic sinh ra ở điều kiện tiêu chuẩn. 
Tính thể tích không khí cần dùng cho phản ứng trên.
(Biết C = 12, H = 1, O = 16)
ĐỀ 9
Câu 1. (2,0 điểm)
Hãy chỉ ra các chất hữu cơ trong dãy các chất sau: CaCO3, CH4, C6H12O6, CO2, C2H2, NaCl, C6H6. 
Hãy chỉ ra các chất tan nhiều trong nước (ở điều kiện thường) trong số các chất sau: rượu etylic, khí metan, etyl axetat, đường glucozơ. 
Viết công thức cấu tạo của các chất sau: axetilen, rượu etylic, axit axetic. 
Câu 2. (2,0 điểm) Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học minh họa cho các thí nghiệm sau:
Cho dung dịch NaHCO3 tác dụng với HCl.
Cho dung dịch K2CO3 tác dụng với CaCl2.
Cho mẫu Na với ống nghiệm chứa rượu etylic.
Dẫn khí etilen đi qua dung dịch brom màu da cam. 
Câu 3. (2,0 điểm) Viết các phương trình hóa học của các phản ứng sau:
CH4 + Cl2 
C2H2 + O2 
C6H12O6 
(RCOO)3C3H5 + NaOH
Câu 4. (2,0 điểm) Hòa tan hoàn toàn 36,8 gam hỗn hợp CaCO3, MgCO3 (có số mol bằng nhau) trong 500 ml dung dịch HCl aM vừa đủ. Thu được V lít khí CO2 (ở đktc).
Viết phương trình hóa học. 
Tính các giá trị a và V. 
Câu 5. (2,0 điểm) Cho 69 gam rượu etylic tác dụng với 45 gam axit axetic (xúc tác H2SO4 đặc) đun nóng thu được 41,25 gam etyl axetat. Tính hiệu suất phản ứng este hóa. 
(Cho: Ca = 40, Mg = 24, C = 12, O = 16, Cl = 35,5, H = 1)
ĐỀ 10
Câu 1. (2,5 điểm)
Em hiểu thế nào là độ rượu?
Hãy cho biết ý nghĩa của những con số ghi trên nhãn chai rượu như sau: 40o, 22o.
Câu 2. (2,5 điểm) Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau: (ghi rõ điều kiện nếu có)
C2H4 C2H5OH CH3COOH CH3COOC2H5CH3COONa
Câu 3. (2,5 điểm) Có 3 lọ mất nhãn chứa riêng biệt 3 dung dịch không màu gồm: rượu etylic, axit axetic và dầu ăn trong rượu. Hãy phân biệt chúng và viết các PTHH nếu có. 
Câu 4. (2,5 điểm) Cho axit axetic tác dụng với rượu etylic (khi có nhiệt độ thích hợp và axit sunfuric đặc làm xúc tác), sau phản ứng thu được 11 gam etyl axetat. 
Tính khối lượng axit axetic cần dùng. 
Tính khối lượng rượu đã tham gia phản ứng. 
(cho C = 12, H = 1, O = 16).
ĐỀ 11
Câu 1. (1,0 điểm) Viết tất cả các công thức cấu tạo có thể có của công thức phân tử C3H7Cl.
Câu 2. (2,5 điểm) Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
(RCOO)3C3H5 + H2O 
C2H5OH + O2 
CH3COOH + C2H5OH 
 C2H2 + O2 
CH3COOH + CuO 
Câu 3. (1,0 điểm) Tính thể tích rượu nguyên chất có trong 50 ml rượu 46o. Từ lượng rượu trên pha chế được bao nhiêu ml rượu 23o. 
Câu 4. (1,0 điểm) Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học khi dẫn từ từ đến dư khí C2H2 qua dung dịch Brom. 
Câu 5. (1,5 điểm) Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất lỏng không màu sau: axit axetic, rượu etylic, dầu ăn trong rượu. 
Câu 6. (3,0 điểm) Cho 13 gam kẽm tác dụng vừa đủ với dung dịch CH3COOH 2M.
Tính thể tích khí Hidro thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn. 
Tính thể tích dung dịch axit đã dùng.
Nếu lấy 100 ml dung dịch CH3COOH ở trên tác dụng vừa đủ với NaHCO3. Tính khối lượng muối thu được. Biết sự hao hụt là 10%.
(Cho Zn = 65, C = 12, H = 1, O = 16, Na = 23)
ĐỀ 12
Câu 1. Hãy viết tất cả các công thức cấu tạo dạng đầy đủ và thu gọn có thể có của công thức phân tử C2H6O. 
Câu 2. Viết các phương trình hóa học biểu diễn chuyển đổi hóa học sau:
C2H5OH CH3COOH CH3COONa CH3COOH CH3COOC2H5
Câu 3. Hãy nêu phương pháp hóa học loại bỏ khí etilen ra khỏi hỗn hợp khí với metan để thu được khí metan tinh khiết. 
	Viết phương trình hóa học, gọi tên sản phẩm và cho biết dấu hiệu gì để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra?
Câu 4. Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít khí etilen cần dùng:
Bao nhiêu lít khí oxi.
Bao nhiêu lít không khí. Biết rằn oxi chiếm 1 phần 5 thể tích không khí. 
Dẫn toàn bộ lượng khí sinh ra qua bình chứa dung dịch nước vôi trong dư, khối lượng kết tủa thu được là bao nhiêu gam. 
Các khi trên đo ở cùng điều kiện tiêu chuẩn
(Cho: C = 12, H = 1, O = 16, Ca = 40)
ĐỀ 13
Câu 1.  (1,5 điểm) Để xác minh đường glucozơ (thường có trong nước tiểu của người bệnh đái đường) người ta chọn thuốc thử nào? Viết phương trình hóa học để minh họa.
Câu 2. (2,0 điểm) Khi đốt cháy cùng số mol các khí: CH4, C2H4, C3H4, C4H4. Tính tỉ lệ theo thể tích của khí oxi cần dùng để đốt cháy mỗi chất (đo cùng điều kiện).
Câu 3. (2,5 điểm) Xà phòng hóa hoàn toàn 964,2g một loại chất béo thuộc dạng (RCOO)3C3H5, cần vừa đủa 130g NaOH. Tính khối lượng muối của axit hữu cơ thu được 
Câu 4.  (2,0 điểm) Nhỏ 10ml dung dịch AgNO3 1M trong NH3 vào ống nghiệm đựng dung dịch glucozơ dư, sau khi kết thúc phản ứng, người ta thu được một lượng Ag cân nặng 0,864g. Tính hiệu suất phản ứng.
Câu 5. (2,0 điểm) Trộn 50ml axit axetic (D = 1,03 g/cm3) với 50ml nước cất (D = 1 g/cm3). Tính nồng độ % của axit axetic trong dung dịch đó.
(Cho: C = 12, H = 1, O = 16, Na = 23, Ag = 108, N = 14)
ĐỀ 14
Câu 1.  (2,0 điểm) Tính thể tích dung dịch CH3COOH 1,25M cần để trung hòa 60ml dung dịch NaOH 0,75M.
Câu 2.  (2,0 điểm) Cho 0,1 lít dung dịch glucozo 0,1M tác dụng vừa đủ với dung dịch AgNO3 trong NH3. Tính khối lượng Ag thu được 
Câu 3.  (2,0 điểm) Khi đốt cùng số mol các chất: rượu etylic, axit axetic và glucozo cần các thể tích khí oxi (đktc) lần lượt là V1, V2, V3.
Xác định thứ tự tăng dần của V1, V2, V3.
Câu 4.  (2,0 điểm) Cho 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí axetilen và metan vào dung dịch brom, dung dịch brom bị nhạt màu. Sau phản ứng khối lượng dung dịch tăng 1,3g.
Tính khối lượng brom tham gia phản ứng.
Xác định thành phần % về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp.
Câu 5. (2,0 điểm) Có 3 dẫn xuất: rượu etylic, axit axetic, glucozơ được kí hiệu ngẫu nhiên là A, B, C. Bạn Hoa tiến hành thí nghiệm kiểm chứng và cho kết quả như bản sau:
Thuốc thử
A
B
C
dd AgNO3/NH3
Không hiện tượng 
Kết tủa bạc 
Không hiện tượng 
Dd Na2CO3
Không hiện tượng 
Không hiện tượng 
Có khí không màu
Em hãy giúp bạn Hoa xác định công thức phân tử của các chất A, B, C. 
Viết các phương trình hóa học minh họa cho các phản ứng xảy ra. 
(Cho C = 12, H = 1, O = 16, Ag = 108, Br = 80)
ĐỀ 15
Câu 1. (2,0 điểm) Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học khi:
Dẫn khí axetilen qua bình đựng dung dịch brom (dư).
Dẫn khí metan vào bình đựng khí clo đặt ngoài ánh sáng. 
Câu 2. (2,0 điểm)
	Cồn là dung dịch rượu etylic (C2H5OH) có khả năng thẩm thấu cao, có thể đi xuyên qua màng tế bào đi sâu vào bên trong gây đông tự protein làm cho tế bào bị chết. Cồn 75o có khả năng sát trùng cao nhất. Em hãy tính thể tích nước cần dùng để pha 500 ml cồn 75o.
	Theo các nghiên cứu xăng sinh học E5 (pha chế từ 95% xăng A92 và 5% ethanol khan) khi đốt cháy có mức khí thải độc hại thấp hơn hẳn so với các loại nhiên liệu thông thường. Kết quả thử nghiệm cho thấy, nhờ có hàm lượng oxi cao hơn xăng thông dụng, quá trình đốt cháy bên trong động cơ diễn ra tốt hơn. Giúp tăng công suất động cơ, đồng thời giảm hao hụt nhiên liệu. Ethanol chính là rượu etylic. Em hãy viết phương trình hóa học cho phản ứng cháy của ethanol trong động cơ. 
Câu 3. (2,0 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 0,896 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm Metan và Axetilen. Sau phản ứng thu được 3,08 gam khí cacbonic. 
Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. 
Tính thể tích mỗi khí trong hỗn hợp đầu. 
Câu 4. (2,0 điểm) Trên lon bia có thể tích thực là 330 ml có độ rượu là 5o
Hãy tính thể tích của rượu etylic có trong lon bia trên. 
Một loại trái cây có nhiều glucozơ dùng để sản xuất rượu etylic đó là quả nho. Viết phương trình hóa học lên men rượu của glucozơ. 
Hãy nêu một khẩu hiểu nhắc nhở người tham gia giao thông khi có uống rượu bia. 
Câu 5. (2,0 điểm) Cho 5,6 lít hỗn hợp A gồm axetilen và etilen tác dụng hoàn toàn với 300 ml dung dịch Br2 1M.
Viết phương trình hóa học. 
Tính thể tích và thành phần % theo thể tích của từng khí trong A. 
(Cho C = 12, H = 1, O = 16, Na = 23, Br = 80)
ĐỀ 16
Câu 1. (3,0 điểm) Viết phương trình hóa học của các sơ đồ phản ứng sau (ghi rõ điều kiện nếu có):
CH4 + Cl2 (tỉ lệ mol 1:1) 
C2H5OH + Na 
CH3COOH + NaOH 
(RCOO)3C3H5 + NaOH 
Câu 2. (3,0 điểm)
Viết công thức cấu tạo của C2H2 và C2H6.
Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt hai khí: metan (CH4) và etilen (C2H4). Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
Câu 3. (4,0 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm CH4 và C2H6. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 30 gam kết tủa.
Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
Tính thành phần phần trăm thể tích mỗi khí trong X.

Tài liệu đính kèm:

  • docxbo_de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_hoa_hoc_9_bui_trung_hieu.docx