Bộ đề học sinh giỏi Hóa 8, 9

doc 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1496Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề học sinh giỏi Hóa 8, 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ đề học sinh giỏi Hóa 8, 9
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
VÒNG HUYỆN NĂM HỌC 2010 – 2011
Môn: Hóa học - lớp 8 , thời gian: 150 phút
(không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2 điểm)
Có hai lọ đậy kín, mỗi lọ đựng một chất khí oxi hoặc khí cacbonic.
a/ Làm thế nào có thể nhận biết được chất khí đựng trong mỗi lọ?
b/ Nếu trộn 2 chất khí trên với nhau, bằng cách nào có thể tách riêng được khí oxi ?
Câu 2: (2,5 điểm)
Dựa vào hóa trị của các nguyên tố hãy cho biết công thức hóa học nào viết đúng, sai ?
Tính phân tử khối của các công thức hóa học đã viết đúng ?
Sứa lại các công thức hóa học viết sai ?
Câu 3: (5 điểm)
Cho sơ đồ của các phản ứng hóa học sau:
Hãy chọn hệ số và công thức hóa học thích hợp điền vào những chỗ có dấu hỏi.
Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong mỗi phương trình hóa học.
Câu 4: (3 điểm)
Cho 22,2 g hỗn hợp gồm Mg, Fe, Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl có chứa 38,325g HCl, thu được 1,05g H2 và dung dịch chứa các muối: MgCl2, FeCl2, ZnCl2.
a/ Viết các sơ đồ phản ứng và lập các phương trình hóa học trên.
b/ Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được a gam muối khan. Tính a.
Câu 5: (4 điểm)
a/ Biết rằng: 1đvC = 1,66.10-24g. Nguyên tử A nặng 179,28.10-24g. Hãy xác định tên và kí hiệu của nguyên tố A ?
b/ Một nguyên tử Z có tổng số hạt (proton, nơtron và electron) là 115 số hạt không mang điện chiếm xấp xỉ 39,13%. Hãy xác định cấu tạo nguyên tử của Z.
Câu 6: (3,5 điểm)
Phân tử của hợp chất X gồm hai nguyên tử của nguyên tố R liên kết với 6 nguyên tử hidro. Phân tử X nặng bằng phân tử nitơ oxit NO.
a/ - Xác định nguyên tử khối, tên gọi và kí hiệu hóa học của R
 - Viết công thức hóa học của X.
b/ Tính thành phần % về khối lượng R trong hợp chất. 
----HẾT----
====================================================
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN
NĂM HỌC 2011 – 2012
ĐỀ THI MÔN HÓA HỌC LỚP 9
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu I (5,5 điểm): 
a/ Viết phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển đổi hóa học sau :
+HCl 
 3 
+H2O 
 2 
 to
 1 
 6 
 	 A B C
+NaOH 
 5 
+NaOH 
 4 
 CaCO3 	 CaCO3 
 X Y Z
b/ Từ những nguyên liệu ban đầu : Quặng pirit sắt, muối ăn, không khí, nước và các thiết bị cần thiết. Hãy viết các phương trình hóa học điều chế các chất : Fe, H2SO4, FeSO4, Fe(OH)3, NaHSO4.	
Câu II ( 5 điểm) :
a/ Có 5 lọ bị mất nhãn, đựng riêng biệt từng dung dịch sau: NaNO3, NaHSO4, NaCl, NaOH, Na2SO4. Hãy nêu cách nhận biết các dung dịch bằng phương pháp hóa học. Viết phương trình minh họa (nếu có). 
b/ Có hỗn hợp bột gồm Fe2O3 và Al2O3. Làm thế nào để tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp.
Câu III (4,5 điểm) :
 Cho một lượng bột sắt phản ứng vừa đủ với dung dịch H2SO4 1M thu được dung dịch A và khí B. Cho toàn bộ dung dịch A phản ứng với 250ml dung dịch KOH. Sau khi kết tủa đổi hoàn toàn sang màu nâu đỏ, lọc lấy kết tủa nung khô đến khối lượng không đổi thu được 20g chất rắn.(Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Hãy tính :
a/ Khối lượng sắt đã dùng.
b/ Thể tích khí B thoát ra (đktc).
c/ Thể tích dung dịch H2SO4 đã dùng.
d/ Nồng độ mol của dung dịch KOH.
Câu IV (5 điểm):
 Hòa tan hoàn toàn 14,2 gam hỗn hợp A gồm MgCO3 và muối cacbonat của kim loại R vào axit HCl 7,3% vừa đủ, thu được dung dịch B và 3,36 lít khí CO2 (đktc). Nồng độ MgCl2 trong dung dịch B bằng 6,028 %.
a/ Xác định kim loại R.
b/ Tính thành phần % về khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp A.
(Biết: Mg = 24, K = 39, Fe = 56, C = 12, H = 1, Cl = 35,5, O = 16, S = 32)
---HẾT---
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN
NĂM HỌC 2013 – 2014
Khóa ngày 17/11/2013
ĐỀ THI MÔN HÓA HỌC LỚP 9
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu I (3,5 điểm): 
 Chỉ dùng nước hãy nhận biết 3 bột kim loại : Ba, Al và Ag.
 Từ các chất sau : Na2O, HCl, H2O, Al có thể điều chế được những chất mới nào mà không dùng thêm phương tiện nào khác. Viết phương trình phản ứng minh họa. 
Câu II ( 2 điểm) :
 Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình phản ứng khi :
Sục khí CO2 vào dung dịch nước vôi trong.
Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3
Câu III (4 điểm) :
Cho dung dịch A có nồng độ x M H2SO4, dung dịch B có nồng độ y M NaOH. Thực hiện 2 thí nghiệm sau :
Thí nghiệm 1 : cho 3 lít dung dịch A phản ứng với 2 lít dung dịch B thu được dung dịch C còn dư dung dịch H2SO4 0,2 M.
Thí nghiệm 2 : cho 2 lít dung dịch A phản ứng với 3 lít dung dịch B thu được dung dịch D còn dư dung dịch NaOH 1 M.
Tìm x, y trong các dung dịch ban đầu ?
Câu IV (5 điểm):
 Cho 4,6 gam natri tác dụng hoàn toàn với nước, sau phản ứng thu được 100 gam dung dịch A. Dùng 50 gam dung dịch A cho tác dụng với 30 gam dung dịch CuSO4 16% thu được kết tủa B và dung dịch C.
Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
Tính nồng độ phần trăm các chất có trong dung dịch A, C.
Lọc kết tủa B, rửa sạch đem nung đến khối lượng không đổi thu được chất rắn X. Cho một luồng khí H2 qua X ở điều kiện nhiệt độ cao, sau phản ứng thu được 2,08 gam chất rắn. Tìm lượng X tham gia phản ứng với H2.
Câu V (5,5 điểm) :
 Hòa tan a gam oxit của một kim loại M hóa trị II bằng lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 (loãng) nồng độ 24,5% thu được dung dịch muối A có nồng độ 33,33%.
Tìm công thức oxit
Đun nóng 300 gam dung dịch A cho tới khi có 40,06 gam nước bay hơi sau đó hạ nhiệt độ xuống 10oC thì thấy có 125 gam kết tủa B tách ra. Xác định công thức của B, biết độ tan của MSO4 ở 10oC là 17,4 gam.
(Biết: Cu = 64, Fe = 56 , Na = 23, H = 1, Cl = 35,5, O = 16, S = 32)
---HÊT---
	KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN
NĂM HỌC 2012 – 2013
Khóa ngày 04/11/2012
ĐỀ THI MÔN HÓA HỌC LỚP 9
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu I (2,5 điểm): 
 Viết phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển đổi hóa học sau :
8
 7
 6
4
 5
 2
 1
 A 	 D C A
10
9
 3
 FeS2 A B H2SO4 	 
 E BaSO4 ↓
 C
Câu II ( 5,5 điểm) :
 1. Có 4 lọ bị mất nhãn, đựng riêng biệt từng dung dịch sau: Na2CO3, HCl, Ba(NO3)2, Na2SO4. Chỉ dùng thêm một thuốc thử hãy nêu cách nhận biết các dung dịch bằng phương pháp hóa học. Viết phương trình minh họa (nếu có). 
 2. Cho hỗn hợp gồm ba chất rắn : Al2O3, SiO2, Fe2O3 vào dung dịch chứa một chất tan A thì thu được một chất rắn B duy nhất. Hãy cho biết A, B có thể là những chất gì ? Viết phương trình hóa học minh họa.
Câu III (2 điểm) :
Để hòa tan hoàn toàn 5,1 gam oxit kim loại có hóa trị III cần phải dùng 43,8 gam dung dịch HCl 25%. Xác định oxit kim loại.
Câu IV (6 điểm):
 Chia 46 gam hỗn hợp A gồm Al, Fe, Cu thành hai phần bằng nhau.
Phần I: Hòa tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư thu được 11,2 lít khí H2 (đktc).
Phần II: Tác dụng vừa đủ với 15,68 lít khí Cl2 (đktc).
Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Tính khối lượng và thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp A.
Câu V (4 điểm) :
 Trộn 100ml dung dịch Na2SO4 0,5M với 100ml dung dịch CaCl2 0,4M thì thu được một lượng kết tủa đúng bằng lượng kết tủa thu được khi trộn 100ml dung dịch Na2SO4 đã cho ở trên với 100ml dung dịch BaCl2.
Tính khối lượng kết tủa thu được.
Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch sau phản ứng đầu tiên.
Tính nồng độ mol BaCl2 đã dùng.
(Biết: Al = 27, Cu = 64, Fe = 56, Ba = 137, Ca = 40, H = 1, Cl = 35,5, O = 16, S = 32)

Tài liệu đính kèm:

  • docBo_de_HSG_hoa_8.doc