Bộ 10 đề thi học kỳ 2 Hóa 8

docx 15 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1649Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 10 đề thi học kỳ 2 Hóa 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ 10 đề thi học kỳ 2 Hóa 8
ĐỀ1
. Trắc nghiệm1,5 đ) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án đúng :
Câu 1. Để điều chế 3,36 l khí H2 . Số gam kim loại Mg tác dụng với dung dịch HCl là.
A. 2,4 g          B. 3,2g            C. 3,6 g             D.   4,8 g
Câu 2. Thể tích không khí ( ở đktc) cần dùng để đốt cháy hết 1,2 kg C là.
A. 112 (l)        B. 11200 (l)     C. 22400 (l)         D. 22,4 (l)
Câu 3.  Nhóm chất đều tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ là:
A. SO3 , Na2O , BaO         B. Na2O , K2O, BaO
C. CaO, BaO, Li2O            D. Cả B và C
Câu 4. Nhóm kim loại đều tác dụng với nước là:
A. Ca , Na , Fe, K        B. Na , Ba, Ca , K
C. K , Na , Ba , Al       D. Li , Na , Cu , K
Câu 5. Nhóm chất gồm toàn Bazơ là:
A. NaOH, H2SO4 ,              B. Ca(OH)2, Cu(OH)2, Fe(OH)3
C. KOH, Al(OH)3, FeSO4      D. Cả A, B, C
Câu 6. Nhóm chất làm quỳ tím chuyển màu xanh là
A. H2SO4, KOH, Al(OH)3,  SO3 , Na2O
B. Ca(OH)2, Cu(OH)2, Fe(OH)3
C. NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2,
D. KOH, Al(OH)3, FeSO4
 Câu 7. Nhóm chất đều làm quỳ tím chuyển màu đỏ là
A. BaO, Na2O, CaO
B. SO3, P2O5, N2O5
C. Ca(OH)2, Cu(OH)2, Fe(OH)
D. HCl, HNO3, H3PO4, H2SO4
Câu 8. Dẫn 2,24 l khí H2  qua ống sứ nung nóng đựng 4 gam CuO. Khối lượng Cu thu được là.
A. 3,2 g        B. 0,32 g             C. 1,6 g              D. 2,4 g
II. Tự luận: (8đ)
Câu 1. (3 đ) Cho các chất sau: NaOH, CO2, Na2O, SO2, K, MgO, H2SO4, CaO, P2O5. Chất nào tác dụng với nước. Viết PTHH minh họa.
Câu 2. (1 đ)
a) Trong 200 ml dung dịch có hòa tan 16 gam CuSO4. Hãy tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4?
b) Dung dịch H2SO4 có nồng độ 14 %. Hãy tính khối lượng H2SO4 có trong 150 gam dung dịch?
Câu 3. (4 đ) Dẫn khí hiđro lấy dư qua 8,1g ZnO nung nóng.
a) Tính thể tích khí hiđro cần dùng ở đktc?
b) Tính khối lượng Zn thu được ?
c) Cho toàn bộ Zn thu được trên vào 200 gam dung dịch axit clohiđric (HCl) 7,3%. Hãy tính thể tích khí hiđro tạo thành (đktc)?
d) Nếu dẫn lượng khí hiđro cần dùng cho phản ứng ở câu a qua 3,24 gam FexOy nung nóng thấy phản ứng vừa đủ. Xác định công thức hóa học của FexOy?
( Cho Fe = 56, O = 16, H =1, Cl = 35,5 )
ĐỀ 2
I. Trắc nghiệm khách quan: (4,0 điểm)
Hãy chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1. Chất nào cho dưới đây có thể dùng để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm ?
A. Fe3O4              B. CaCO3                    C.CuSO4                D. KMnO4                   
Câu 2. Khí hiđro phản ứng được với tất cả các chất nào trong dãy các chất sau ?
A. CuO, HgO, H2O.                                     B. CuO, HgO, O2 .             
C. CuO, HgO, H2SO4                                   D. CuO, HgO, HCl.
Câu 3. Dãy các chất hoàn toàn là công thức hóa học của các oxít :
A. SO2, CaO, P2O5, MgO, CuO               B. SO2, CaO, KClO3, P2O5, MgO
C. CaO, H2SO4, P2O5, MgO, CuO             D. SO2, CaO, KClO3, NaOH, O3    
Câu 4. Trong 800ml một dung dịch NaOH có chứa 8 gam NaOH.Nồng độ mol của dung dịch này là:
  A. 0,2M                   B. 0,25M           C. 0,3M          D. 0,15M        
 Câu 5. Dãy các chất hoàn toàn là công thức hóa học của các axít :
A. HCl, Ca(OH)2, H2SO4 , NaOH, H2CO3      B. NaCl,HCl, K2SO4, H2SO4, HNO3
C. HCl, H2SO4, HNO3, H2CO3, H3PO4        D. NaCl,HCl, KNO3, H2SO4, HNO3
Câu 6. Dãy các chất hoàn toàn là công thức hóa học của các bazơ:
A. Ca(OH)2, K2SO4, NaOH, Cu(OH)2      B. KOH, K2SO4 , Ca(OH)2, Al(OH)3, Al2O3
C. Ca(OH)2, NaCl, NaOH, KOH, K2SO4   D. KOH, Ca(OH)2, NaOH, Al(OH)3, Cu(OH)2 
Câu 7. Dãy các chất hoàn toàn tác dụng được với nước là:
A. MgO, CuO, CaO, SO2 , K                         B. CuO, PbO, Cu, Na, SO3                       
C. CaO, SO3 , P2O5 , Na2O , Na                     D. CuO, CaO, SO2 , Al, Al2O3
Câu 8. Trộn 5ml rượu etylic (cồn) với 10ml nước cất. Câu nào sau đây diễn đạt đúng:
A. Chất tan là rượu, dung môi là nước.               
B. Chất tan là nước, dung môi là rượu. 
C. Nước hoặc rượu etylic có thể là chất tan hoặc là dung môi.
D. Cả 2 chất nước và rượu etylic vừa là chất tan vừa là dung môi.
II. Tự luận: (6,0 điểm)
Câu 1. (1,0 điểm) Có 3 lọ đựng 3 chất khí không màu là: Oxi; Hiđro và không khí. Em hãy nhận biết 3 chất khí tròn bằng phương pháp hoá học.
Câu 2. (2,0 điểm) Hãy lập PTHH của các phản ứng sau:
1)Barioxit + nước                                       2) Khí Cacbon đioxit +  nước
3) Kẽm + dung dịch axit sunfuric loãng        4) Khí hiđro + Sắt(III) oxit
Câu 3. (3,0 điểm)  Hoà tan hoàn toàn 2,8 gam kim loại sắt vào dung dịch HCl 10%.
a. Viết PTHH xảy ra.
b. Tính thể tích khí thoát ra ở ĐKTC.
c. Tính khối lượng dung dịch HCl 10% cần dùng.
(Cho Fe = 56 ; H = 1 ; Cl = 35,5)
ĐỀ 3
I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm)
Câu 1. Ghép một trong các chữ A hoặc B, C, D ở cột I với một chữ số 1 hoặc 2, 3,
4, 5, ở cột II để có nội dung phù hợp.
Cột I
Cột II
A
o
H2 + CuO →t
1
của dung môi và chất tan
B
Phản ứng thế là phản ứng hóa
học trong đó
2
Không thể hòa tan thêm được chất
tan nữa.
C
Thành phần phần trăm theo thể
tích của không khí là:
3
H2O + Cu
D
Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất
4
nguyên tử của đơn chất thay thế
nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất
5
78% nitơ, 21% oxi, 1% các khí khác
(khí cacbonnic, hơi nước, khí hiếm...)
A - ... B- ... C- ... D- ... E- ...
Hãy khoanh tròn một trong các chữ A, B, C, D trước phương án chọn đúng. Câu 2. Nhóm các chất nào sau đây chỉ gồm các oxit?
A. CaO , NaOH , CO2 , Na2SO4
B. Fe2O3 , O3 , CaCO3 , CO2
C. CaO , CO2 , Fe2O3 , SO2
D. CO2 , SO2 , Na2SO4 , Fe2O3
Câu 3. Nhóm các chất nào sau đây đều là axit?
A. HCl , HNO3 , NaOH , NaCl
B. HNO3 , SO2 , H2SO4 , Ca(OH)2
C. HCl , H2SO4 , NaNO3 , HNO3
D. HNO3 ; H2SO4 , HCl , H3PO4 .
Câu 4. Nhóm các chất nào sau đây đều là bazơ?
A. NaOH , HCl , Ca(OH)2 , NaCl
B. Ca(OH)2 , CaO , NaOH , H2SO4
C. NaOH , Ca(OH)2 , CaO , MgO
D.` Mg(OH)2 ; Ca(OH)2 , KOH , NaOH .
Câu 5. Có các phản ứng hóa học sau:
1. H2 + PbO

⎯t⎯0→ Pb + H2O
2. CaO + CO2 → CaCO3
3. 2H2 + O2
4. Fe2O3 + 2Al
5. 3Fe + 2O2
⎯t⎯0→ 2H2O
⎯t⎯0→ Al2O3 + 2Fe
⎯t⎯0→ Fe3O4
6. CaO + H2O → Ca(OH)2
7. 2Cu + O2
8. 2CO + O2

⎯t⎯0→ 2CuO
⎯t⎯0→ 2CO2
Nhóm các phản ứng hóa học nào sau đây vừa thuộc loại phản ứng hóa hợp vừa thuộc loại phản ứng oxi hóa khử?
A . 1 , 2 , 4 , 5
B. 2 , 3 , 6 , 7
C. 3 , 5 , 7 , 8
D . 5 , 2 , 7 , 8
Câu 6. Số gam KMnO4 cần dùng để điều chế 2,24 lít khí oxi (đktc) trong phòng thí nghiệm là
A. 15,8 ; B. 31,6 ; C. 23,7 ; D. 17,3
Câu 7. Số gam NaCl trong 50 gam dung dịch NaCl 40% là
A. 40 gam ; B. 30 gam ; C. 20 gam ; D. 50 gam
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 8. (2,5 điểm)
Để điều chế 4,48 lít khí O2 (đktc) trong phòng thí nghiệm, có thể dùng một trong hai chất KClO3 và KMnO4 . Hãy tính toán và chọn chất có khối lượng nhỏ hơn.
Câu 9. (2,5 điểm)
Cho 3,25 gam Zn tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ. Dẫn toàn bộ lượng khí thu được qua CuO nung nóng.
a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
b. Tính khối lượng Cu thu được sau phản ứng. Cho biết chất nào là chất khử, chất nào là chất oxi hóa ?
Câu 10. (1 điểm)
Nước biển chứa 3,5% NaCl. Tính lượng NaCl thu được khi làm bay hơi 150 kg nước biển.
( K = 39, Cl = 35,5, O= 16, Mn = 55, Cu = 64, Zn = 65)
ĐỀ 4
I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm)
Câu 1. (1 điểm) Có những từ và cụm từ: phản ứng hoá hợp, sự khử, phản ứng phân huỷ, sự oxi hoá, chất khử, phản ứng thế, chất oxi hoá.
Hãy chọn từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong những câu sau:
1) Phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng hoá học trong đó xảy ra đồng thời............................ và .............................
2) ............................. là phản ứng hoá học trong đó từ một chất sinh ra nhiều chất mới.
3) ............................. là phản ứng hoá học trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế cho nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất.
4) ............................. là phản ứng hoá học trong đó có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.
 Hãy khoanh tròn một trong các chữ A, B, C, D trước phương án chọn đúng.
Câu 2. Có các chất sau đây: SO3 , P2O5 , CuO, SiO2, Fe2O3, CO2.
Dãy các chất nào sau đây đều gồm các chất là oxit axit?
A. SO3, P2O5, SiO2, CO2
B. SO3, P2O5, Fe2O3, CO2
C. SO3, P2O5, SiO2, Fe2O3
D. SO3, P2O5, CuO, CO2.
Câu 3. Có các chất sau đây: K2SO4, Mg(OH)2, Al(OH)3, H2SO4, H3PO4, NaHCO3. Dãy các chất nào sau đây gồm các axit và bazơ ?
A. K2SO4, Mg(OH)2, Al(OH)3, H2SO4.
B. Mg(OH)2, Al(OH)3, H2SO4, H3PO4.
C. Mg(OH)2, H2SO4, H3PO4, NaHCO3.
D. Mg(OH)2, Al(OH)3, H2SO4, NaHCO3.
Câu 4. Một oxit của nitơ có phân tử khối bằng 108. Công thức hóa học của oxit đó là
A. NO	 	B. NO2	 C. N2O3 	D. N2O5.
Câu 5.
Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi nguyên tố X với nhóm SO4 là X2(SO4)3 và
hợp chất tạo bởi nhóm nguyên tử Y với H là HY.
Công thức hoá học của hợp chất giữa nguyên tố X với nhóm nguyên tử Y là
A. XY2 	B. X3Y 	C. XY3	 D. XY
Câu 6.2,24 gam CaCl2 được hoà tan trong nước để được 100 ml dung dịch. Nồng độ mol	của dung dịch là
A. 0,20	 M 	B. 0,02 M 	C. 0,01 M 	D. 0,029 M
(cho Ca = 40 ; Cl = 35,5 ) 
Câu 7. 40 ml dung dịch H2SO4 8 M được pha loãng đến 160 ml. Nồng độ mol của dung	dịch H2SO4 sau khi pha loãng là
A. 0,5 M 	B. 1,0 M 	C. 1,6 M 	D. 2,0 M
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 8. (1 điểm)Viết công thức hoá học của các hợp chất tạo bởi các thành phần cấu tạo sau và tính phân tử khối của các hợp chất đó.
1) Pb và NO3 	2) Ca và PO4 	3) Fe và Cl 4) 	Ag và SO4
(Pb= 207; Fe= 56 ; Ca = 40 ; P = 31 ; O = 16; N = 14, Ag = 108, S = 32, Cl = 35,5)
Câu 9. (2 điểm) Hãy lập các phương trình hóa học theo sơ đồ phản ứng sau:
1) Na + O2 ---
2) Fe + HCl --- FeCl2 + H2
3) Al + CuCl2 --- AlCl3 + Cu
4) BaCl2 + AgNO3 --- AgCl + Ba(NO3)2
5) NaOH + Fe2(SO4)3 --- Fe(OH)3 + Na2SO4
6) Pb(NO3)2 + Al2(SO4)3 --- Al(NO3)3 + PbSO4
Câu 10. (3 điểm) Cho 5,4 gam nhôm phản ứng hoàn toàn với dung dịch axit clohiđric. Phản ứng hóa học xảy ra theo sơ đồ sau: Al + HCl ------- AlCl3 + H2
1. Lập phương trình hoá học của phản ứng trên.
2. Tính thể tích khí hiđro thu được ở đktc.
3. Tinh khối lượng muối AlCl3 tạo thành sau phản ứng.
ĐỀ 5
I - Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ A hoặc B, C, D trước phương án chọn đúng.
Câu 1. Độ tan của 1 chất trong nước ở nhiệt độ xác định là
A. số gam chất đó tan trong 100 g nước.
B. số gam chất đó tan trong 100 g dung dịch. C. số ml chất tan trong 100 ml dung dịch.
D. số gam chất đó tan trong 100 g nước để tạo thành dung dịch bão hoà.
Câu 2. Có thể dùng thuốc thử nào sau đây để nhận biết 3 chất rắn sau : CaO, P2O5, Al2O3
A. Quỳ tím ; B. Nước ; C. Quỳ tím và nước; D. Dung dịch HCl.
Câu 3. Dãy chất nào sau đây chỉ gồm CTHH của bazơ ? A. KOH, CuCl2, H2S ;
B. NaOH, Cu(OH)2, Mg(OH)2 ;
C. Na2S, H2SO4, MgCl2 ; D. NaOH, HCl, Cu(OH)2.
Câu 4. Hoà tan 20g đường vào 180 g nước. Nồng độ phần trăm của dung dịch đường là
A. 10%. B. 15%. C. 12%. D. 20%.
Câu 5. Cho các chất sau : (1) kẽm, (2) đồng, (3) sắt, (4) HCl, (5) H2SO4 loãng, (6) NaOH.
Những chất nào có thể dùng để điều chế H2 trong phòng thí nghiệm ?
A. (1), (2), (4), (5) ; B. (2), (3), (5), (6) ; C. (1), (3), (4), (5) ; D. (1), (2), (4), (6). 
Câu 6. Cho các phương trình hoá học của các phản ứng sau :
Zn + CuCl2 → ZnCl2 + Cu (1)
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 (2)
HCl + NaOH → NaCl + H2O (3)
⎯ 2
Fe2O3 + 3CO
⎯t 0 → 2Fe + 3CO (4)
Phản ứng nào là phản ứng thế ?
A. (1), (3) ; B. (1), (2) ; C. (2), (3) ; D. (2), (4).
II - Tự luận (7 điểm)
Câu 7. (2 điểm) Viết các phương trình phản ứng theo dãy chuyển hoá sau :
CaàCaOàCa(OH)2
SàSO2 à H2SO3
Câu 8. (1,5 điểm) Viết công thức hoá học các muối có tên gọi sau :
a) Sắt(III) sunfat. b) Kẽm clorua.
c) Natri cacbonat.
Câu 9. (3,5 điểm) Dùng 500 ml dung dịch H2SO4 1,2M để hoà tan hết lượng kim loại sắt. a) Viết phương trình hoá học của phản ứng.
b) Tính khối lượng muối sắt(II) sunfat thu được. c) Tính thể tích khí H2 thoát ra (ở đktc) ?
(Biết H = 1, S = 32, O = 16, Fe = 56)
ĐỀ 6
A/ TRẮC NGIỆM : ( 3đ) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng?
Câu 1: Khí H2 có tính khử vì :
A. Khí nhẹ nhất . B.Khí cháy được
C.Khí cháy tạo thành hơi nước D.Chiếm oxi của chất khác
Câu 2: Công thức phân tử của khí hidro là:
A. H2 B.H C.H3 D.H2O
Câu 3:Khí hidro được điều chế trong phòng thí nghiệm bằng cách bằng cách :
A.Cho Cu tác dụng với HCl B. Cho Zn tác dụng với HCl
C.Điện phân nước D.Nhiệt phân thuốc tím.
Câu4: Nguyên liệu điều chế khí oxi trong công nghiệp :
A. KClO3 B.KMnO4 C.KNO3 D. H2O
Câu 5: Có 3 lọ lần lượt chứa các chất khí sau : Không khí, khí oxi, khí hidro. Nhận biết các khí trên bằng cách : A.Cho vào nước vôi trong. B.Dùng que đóm dang cháy để thử
C.Dùng quì tím. D.Dùng HCl.
Câu6: Phần trăm về khối lượng oxi cao nhất trong oxít nào cho dưới đây :
A. MgO B. CuO C. ZnO D.PbO
Câu 7: Hỗn hợp khí H2 và O2 nổ mạnh khi tỉ lệ về thể tích là : A. 1: 2 B. 2: 1 C. 1: 3 D . 3: 1
Câu8: Khử hồn tồn FeO cần vừa đủ 4,48 lít khí H2(đktc) . Khối lượng Fe thu được là :
A. 12,4 g B.13,4 g C.11,2 g D.15,4g
Câu 9: Điện phân 9 gam nước người ta thu được số mol H2 là :
A.9 mol B. 0,25mol C. 0,05mol D. 0,5 mol
Câu10: Tất cả các kim loại trong dãy nào sau đây tác dụng với nước ở nhiệt độ thường : A. Fe, Zn, Li, Sn B.Cu,Pb,Rb,Ag C.K, Na, Ca, Ba D.Al, Hg,Cs,Sr
Câu11: Trong các chất sau, chất nào làm quì tím hố đỏ:
A. nước B. Rượu C.Nước vôi D. Axít
Câu12: Axít là những chất sau :
A. H3PO4, HNO3, H2SiO3, HCl B. Al2O3,HNO3,NaHSO4, Ca(OH)2
C. H2SiO3, H3PO4, Cu(OH)2, Na2SiO3 D. HNO3, H2SiO3, NaCl
II/ TỰ LUẬN (7điểm )
Câu 13: Phản ứng oxi hóa khử là gì ? Cho ví dụ .(2 điểm)
Câu 14:Thực hiện dãy chuyển hố : S à SO2 à H2SO3
Câu 15: (3 điểm) Dùng khí H2 để khử 10,2 gam Nhôm oxit a.Viết phương trình hóa học.
b.Tính thể tích khí H2 cần dùng .
c. Khối lượng kim loai nhôm tạo thành .
(Biết O=16 ; Al = 27 ;H=1 )
ĐỀ 7
A.TRẮC NGHIỆM KHCH QUAN : (3điểm )
Khoanh trịn chữ ci A hoặc B,C,D trước cu trả lời đng
Cu 1: Nguyn liệu điều chế khí oxi trong phịng thí nghiệm :
A. KCl B. K2SO4
C. KClO3 D. H2O
Cu 2: Khơng khí l :
A. Một đơn chất
B. Một hợp chất 2 nguyn tố N v O
C. Một hỗn hợp chỉ gồm khí N2 v O2
D. Một hỗn hợp chủ yếu khí N2 v O2
Cu 3: Trong cc chất sau đy chất no lm quì chuyển sang xanh :
A. H2O B.Dung dịch H2SO4
C. Dung dịch KOH D.Dung dịch Na2SO4
Câu 4 : Số gam KMnO4 cần dùng để điều chế 2,24 lít khí oxi (đktc) trong phòng thí nghiệm là :
A. 15,8 g B.23,7 g C.31,6 g D. 17,3 g
Cu 5: Phản ứng giữa khí H2 với khí O2 gy nổ khi :
A. Tỉ lệ về khối lượng của Hidro v Oxi l 2:1
B. Tỉ lệ về khối lượng của Hidro v Oxi l 1:2
C. Tỉ lệ về số mol khí H2 với khí O2 là 1:2
D. Tỉ lệ về thể tích khí H2 với khí O2 là 2:1
Cu 6: Cặp chất dùng để điều chế khí Hidro là :
A. CuO , HCl B. MgO, HCl
C. Cu , HCl D. Mg, HCl
Cu 7: kim loại nào tác dụng với nước :
A. Fe B. Na C. Cu D. Zn
Cu 8: Chất oxi hóa là :
A. Đơn chất oxi B. Chất chiếm oxi
C. Chất nhuờng oxi D. Đơn chất oxi hoặc hợp chất nhường oxi
Cu 9: Cho các phản ứng sau :
1. CaCO3 à CaO + CO2
2. S + O2 à SO2
3. CaO + H2O à Ca(OH)2
4. H2 + CuO à Cu + H2O
5. 2 KMnO4 à K2MnO4 + MnO2 + O2
a/ Nhóm gồm phản ứng hóa hợp :
A. 1,3 B. 2,4 C. 2,3 D. 4,5
b/ Nhóm gồm phản ứng phân hủy :
A. 1,5 B. 3,4 C. 1,2 D. 2,3
c/ Nhóm gồm phản ứng oxi hóa – khử :
A.1,2 B. 2,5 C. 3,5 D. 2,4
Cu 10: Oxít nào sau đây còn gọi là nước đá khô :
A. CO B. CO2 C. SO2 D. NO2
B. TỰ LUẬN : ( 7 điểm )
Câu 1: ( 2 đ)
Thực hiện dãy chuyển hóa sau :
a/ P
 P2O5 
 H3PO4
b/ Na
 Na2O
 NaOH
Câu 2: ( 2 đ)
Viết phươmg trình hoá học điều chế :
a/ Khí oxi bằng cách nhiệt phân KClO3 ?
b/ Khí Hidro bằng cách cho Zn tác dụng với dung dịch HCl ?
Câu 3: ( 3 đ)
Khử Fe3O4 bằng khí H2 ở nhiệt độ cao thu được 4,2 g sắt và nước
a/ Viết phương trình hóa học xãy ra ?
b/ Tính khối lượng Fe3O4 bị khử ?
c/ Tính thể tích khí H2 (đktc) đã tham gia phản ứng ?
ĐỀ 8
A. TRẮC NGHIỆM (3 đ )
I - Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất :Mỗi câu trả lời đúng 0.25 đ
Câu 1 : Chất nào trong các chất dưới đây dùng điều chế Oxi trong phòng thí nghiệm?
A . H2O B. KMnO4 C. Không khí D. Không khí và H2O
Câu 2 : Dựa vào thành phần người ta chia axit ra làm mấy loại ?
A . 4 loại B. 3 loại C . 2 loại D. 1 loại
Câu 3 : Khi nhúng quỳ tím vào dung dịch HCl thì giấy quỳ chuyển thành màu:
A . Đỏ B. Xanh C. Tím D . Vàng
Câu 4 : Trong các hợp chất sau đây, dãy chất nào thuộc loại oxit : A. H2O, HCl, H2SO4 B. HCl, H2S, HNO3
C . CO2, SO2, P2O5 D. NaOH, Cu(OH)2, Al(OH)3.
Câu 5 : Người ta dùng khí H2 để nạp vào khinh khí cầu là dựa vào tính chất :
A . H2 nặng hơn không khí B . H2 nhẹ hơn không khí
C . H2 có tính khử D. H2 có tính oxi hoá
Câu 6 : Trong hợp chất , nguyên tố hiđrô thường có hoá trị là :
A. I B. II C . III D. IV
Câu 7 : Hòa tan 15g NaCl với 45g nước, ta được một dung dịch có nồng độ là:
A. 33,33%. B. 25% C. 300% D. 400%
Câu 8: Khi đốt cháy sắt trong không khí sinh ra sản phẩm là:
A. Fe B. FeO Fe2O3 D. Fe3O4
Câu 9 : Đốt chày hoàn toàn 1 lượng nhôm (Al) trong 6,72 lit khí oxi (đktc). Khối lượng Al bị đốt
cháy là:
A. 1,08g B. 10,8g C. 8,1g D.6,075g
Câu 10: Tên gọi của Fe2O3 là:
A. sắt oxit B. đi sắt tri oxit C. sắt (III) oxit D. sắt(II)oxit
Câu11: Trong các câu phát biểu dưới đây câu phát biểu nào đúng:
A. H2 là chất khí nhẹ nhất trong các chất khí .
B. Sự nhường oxi cho chất khác là sự oxi hoá .
C. Chất nhường oxi cho chất khác gọi là chất khử .
D. Phản ứng hóa hợp là phản ứng hoá học trong đó một chất sinh ra nhiều chất .
Câu 12: Bari hidro sunfit có công thức hóa học là:
A. BaHSO4 B. BaHSO3 C. Ba(HSO3)2 D. Ba(HSO4)2
B – TỰ LUẬN ( 7 đ)
Câu 1: Viết công thức tính nồng độ phần trăm và đơn vị của các đại lượng có trong
công thức ?(1đ)
Câu 2: Hoàn thành các phương trình sau : (2đ)
1. FeO + H2 t0
2. P2O5 + H2O
3 . KClO3 t0
4. Al + O2 t0
Câu 3 : Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt 3 lọ mất nhản đựng chất lỏng riêng biệt sau :
dung dịch HCl , dung dịch NaOH , H2O. (1đ)
Câu 4 : Đốt cháy hoàn toàn 1 lượng khí H2 trong khí O2 thu được 4,5 g nước . (3đ)
a. Viết phương trình phản ứng xảy ra?
b. Tìm thể tích O2 cần dùng ở đktc ?
c. Nếu cho lượng nước sinh ra ở phản ứng trên tác dụng với 11,7 g K thì khối lượng KOH
sinh ra là bao nhiêu?
Cho biết: H = 1 ; O = 16 ; Zn = 65 ; Fe = 56 , K=39; Na = 23; Cl = 35,5 ; Al = 27
ĐỀ 9
A.	TRẮC NGHIỆM 
Câu 1: Thể tích mol chất khí là : 
A. Thể tích chiếm bởi N nguyên tử chất khí đó	B. Thể tích chiếm bởi 6.1023 phân tử chất khí đó
C. Thể tích chiếm bởi 1 phân tử chất khí đó	D. Tất cả đều đúng
Câu 2: Hiện tượng nào là các hiện tượng hóa học :
a. Mặt trời mọc , sương bắt đầu tan	b.Thủy tinh nóng chảy thổi thành bình cầu c. Sự kết tinh muối ăn	
d. Sự quang hợp cây xanh	đ.Trứng bị thối 	e.Rượu để lâu ngày trong không khí bị chua
A. b , đ , e	B. d , đ , e	C a , b , c	D. a , c , d
Câu 3: Trong PTN , để thu được khí oxi vào bình , người ta đặt bình
A. Nằm ngang	b. Úp ngược bình	c. Đặt đứng bình	d.Úp ngược hoặc đặt đứng đều được
Câu 4: CaCO3 " CaO + CO2. Khi nung đấ vôi (thành phần chính là CaCO3) thì thấy khối lượng :
A. Không thay đổi	B. Tăng	C. Giảm	D. Kết quả khác
Câu 5: Câu sau có 2 ý về nước cất : “ Nước cất là chất tinh khiết , sôi ở 1020C”
A. 2 ý đều sai	B. 2 ý đều đúng	C. ý 1 sai , ý 2 đúng	D. ý 1 đúng , ý 2 sai
Câu 6: Cần phải lấy bao nhiêu gam CO2 để số mol CO2 ít hơn số mol của 0,9.1023 phân tử O2 là 0,05 mol
A. 2,2g	B. 4,4g	C. 8,8g	D. Kết quả khác
Câu 7: Có 2 khí A va B. Biết dA/KK = 1,2 và dA/B = 0,5. B có công thức dạng chung là RO2. Vậy CTHH B là:
A. CO2	B. NO2	C. SO2	D. CTHH khác
Câu 8: Khi đung nóng hợp chất A, thì A bị phân hủy thành than và hơi nước. A tạo bởi nguyên tố :
A. C , O	B. C , H , O	C. C , H	D. Tất cả sai
Câu 9: Phương trình hóa học nào lập đúng nhất
A. CuO + H2 "-> H2O + Cu	
B. 4H2 + 2O2 -> " 4H2O	
C. 3Cl + Fe ->" FeCl3	 
D. 2Al2 + 3O2 -> " 2Al2O3
Câu 10: Để có cùng thể tích là 5,6 lít (đktc) thì khối lượng của các chất : CH4 , N2 , Cl2 lần lượt là :
A. 7g ; 17,75g ; 4g	B. 17,75g ; 4g ; 7g	C. 4g ; 7g ; 17,75g	D. Kết quả khác
Câu 11: Hỗn hợp A gồm 0,05mol N2 ; 2,24 lít O2 (đktc) ; 0,3.1023 phân tử CO2. A có thể tích (đktc) là
A. 2,24 lít	B. 4,48 lít	C. 44,8 lít	D. Kết quả khác
Câu 12: 4 nguyên tử magie nặng bằng 3 nguyên tử nguyên tố X. Vậy X là:
A. Nittơ	B. Lưu huỳnh	C. Sắt	D. Oxi
B. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Lập PTHH của các phản ứng sau:
a) Để điều chế hidro , người ta cho nhôm phản ứng với axit clohidric HCl sinh ra nhôm 
clorua
b) Cho kẽm phản ứng với sắt (III) sunfat được kẽm sunphat và sắt
c) Đốt quặng pirits sắt ( FeS2 ) trong oxi thu được sắt III oxit và lưu huỳnh IV oxit
d) Nung kali clorat ( KClO3) thu được kali clorua và khí oxi
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hợp chất A ( dA/O2 = 0,5) trong bình đựng oxi thu được 1,2.1023 phân tử khí cacbonic và 7,2g nước 
a) Tính thể tích oxi phản ứng (đktc)
b) Xác định CTHH của A , biết A cóa dạng RH4
c) Lập PTHH của phản ứng trên
cho biết : N = 14 , O = 16 , C = 12 , H = 1 , Cl = 35,5 , S = 32 , Mg = 24 )
Câu 3: Cần phải lấy bao nhiêu phân tử O2 để có khối lượng gấp 4 lần khối lượng của 8,96 lít N2 (đktc)
Câu 4: Hỗn hợp X gồm N2 và O2. Ở đktc 8,96 lít X có khối lượng N2 nhiều hơn O2 là 5,2g. Tính % về thể tích mỗi khí trong hỗn hợp X
ĐỀ 10
I.TRẮC NGHIỆM: ( 3đ) Chọn câu trả lời đúng (mỗi câu 0,25)đ.
Câu 1: Trong các phản ứng sau đây, phản ứng nào dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm:
a) 2H2O à 2H2 ↑ + O2 ↑
b) 2KClO3à 2KCl + 3O2 ↑
c) 2KMnO4 àK2MnO4 + MnO2 + O2 ↑
 d) Câu b và c đúng.
Câu 2: Dãy nào chỉ toàn là oxit bazơ:
a) K2O, Na2O, BaO, CaO. 
b) MgO, CO2, CuO, Fe3O4.
 c) P2O5, HgO, FeO, ZnO.
d) Fe2O3, Ag2O, PbO, SO2.
Câu 3 : Cho 2,3 gam kim loại natri vào nước.Thể tích nước dùng cho phản ứng trên là bao nhiêu?
Biết đã dùng dư 2,2 ml.
a) 40 ml b) 20 ml c) 4 ml d) 4 lit .
Câu 4: Thuốc thử nào để phân biệt dung dịch axit, dung dịch bazơ và nước. 
a) Kim loại Zn. b) Giấy quỳ tím.
c) Phenolphtalein d) Cả b, c đều đúng.
Câu 5: Phương trình hóa học nào sau đây là phản ứng thế:
a) 2Al + 6HCl à 2AlCl3 + 3H2 ↑
b) CaCO3à CaO + CO2
c) 3H2 + Fe2O3 à 2Fe + 3H2O
 d) Câu a và c đúng.
 Câu 6: Dãy chất nào trong các câu sau đây hoàn toàn tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường:
a) K, CaO, CO2, P2O5. 	b) H2, SO2, BaO, CuO. 
c) N2O5, SO3, Na, Mg. 	d) Ca, Ba, K2O, Fe.
Câu 7: Dãy nào chỉ toàn là oxit axit:
a) BaO, CaO, MgO, CO2. c) N2O5, CO2, P2O5, SO3. 
b) CO2, K2O, ZnO, SO2. d) CO2, P2O5, SO3, CaO.
Câu 8: Nồng độ % của dung dịch thu được khi hòa tan 15 gam NaOH vào 85 gam nước là:
c) 15%. b) 20%. c) 25%. d) 10%.
Câu 9: Trong dãy các bazơ sau đây, dãy nào toàn là kiềm:
a) KOH, NaOH, Fe(OH)2, Ca(OH)2.
b) Ba(OH)2, NaOH, Ca(OH)2, Mg(OH)2.
c) Ca(OH)2, KOH, Cu(OH)2, NaOH.
d) KOH, NaOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2.
Câu 10: Hòa tan 20 gam NaOH vào nước để được 200 ml dung dịch. Nồng độ mol/lit của dung
dịch là:
a) 2M b) 2,5M c) 1M d) 1,5M
Câu 11: Có 3 gói bột sau: CaO, ZnO, P2O5. Thuốc thử để nhận biết chúng là:
a) H2O. 	 b) Dung dịch HCl.
c) Dung dịch NaOH. 	d) Dùng nước và quỳ tím.
Câu 12: Khi cho mạt sắt vào dung dịch axit sunfuric (lấy dư) thì thu được 1,68 lit khí hidro (ở đktc). Khối lượng mạt sắt đã phản ứng là:
a) 4,2g. b) 2,4g. c) 4g. d) 4,3g.
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm) Cho các lớp 8.3 đến 8.9
Câu 1: (2 đ) Trình bày tính chất hóa học của oxi? Mỗi tính chất có 1 PTHH minh họa.
Câu 2: (2 đ ) Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
H2Oà+.
KCLO3à+
K+ H2Oà+..
Zn+HClà..+
Câu 3: (3đ): Đốt cháy 12,4g photpho trong khí oxi tạo thành điphotpho penta oxit.
a/ Viết phương trình phản ứng xảy ra ? b/ Tính khối lượng sản phẩm thu được ? c/ Tính thể tích khí oxi cần dùng (đktc) ?
d/ Sản phẩm tạo thành cho tác dụng với 12,6 gam nước.
Tính khối lượng axit photphoric sinh ra? (Cho P = 31 ; O = 16 ; H = 1

Tài liệu đính kèm:

  • docxbo_10_de_thi_hoc_ky_2_hoa_8.docx