Bài tập về muối - Hóa học 9

doc 2 trang Người đăng daohongloan2k Ngày đăng 24/12/2022 Lượt xem 584Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập về muối - Hóa học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập về muối - Hóa học 9
BÀI TẬP VỀ MUỐI
Bài 1: Cho 20g hỗn hợp hai muối là NaCl và Na2CO3 tác dụng vừa đủ với 400 ml dd HCl thu được 2,24 lít khí (ở đktc).
Viết PTHH xảy ra.
Tính nồng độ mol của dd HCl đã dùng.
Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.
Bài 2: Một sợi dây nhôm có khối lượng là 16,2g được nhúng vào dd CuSO4 25%.
Viết PTHH xảy ra.
Tính khối lượng dd CuSO4 25% cần dùng để làm tan hết sợi dây nhôm trên.
Tính khối lượng Đồng tạo thành sau phản ứng.
Bài 3: Cho 200 g dung dịch BaCl2 10,4% tác dụng vừa đủ với 400g dung dịch Na2SO4.
Viết PTHH xảy ra.
Tính khối lượng kết tủa tạo thành
Tính nồng độ phần trăm của chất còn lại trong dung dịch thu được sau khi đã lọc bỏ kết tủa.
Bài 4: Ngâm 1 lá kẽm trong 32g dd CuSO4 10% cho tới khi kẽm không thể tan được nữa.
Viết PTHH. Phản ứng trên thuộc loại phản ứng gì?
Tính khối lượng kẽm đã phản ứng.
Xác định nồng độ % của dd sau phản ứng.
Bài 5: Trộn 60ml dd có chứa 4,44g CaCl2 với 140ml dd có chứa 3,4g AgNO3.
Cho biết hiện tượng quan sát được và viết PTHH.
Tính khối lượng chất rắn sinh ra.
Tính CM của chất còn lại trong dd sau phản ứng. Biết thể tích dd thay đổi không đáng kể.
Bài 6: Nếu chỉ dùng dung dịch NaOH thì có thể phân biệt được 2 muối trong mỗi cặp chất sau được không?
dung dịch Na2SO4 và dung dịch Fe2(SO4)3.
dung dịch Na2SO4 và dung dịch CuSO4.
dung dịch Na2SO4 và dung dịch BaCl2.
Giải thích và viết phương trình hóa học.
Bài 7: Biết 5 gam hỗn hợp hai muối là CaCO3 và CaSO4 tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl, sinh ra được 448 ml khí (đktc).
Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng.
Tính thành phần trăm theo khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.
Bài 8*: Cho m gam hỗn hợp gồm CaCO3 và CaSO3 tác dụng với dung dịch HCl loãng dư thấy thoát ra 4,48 lít hỗn hợp hai khí ở đktc. Cho toàn bộ lượng hỗn hợp khí trên vào dung dịch Ba(OH)2 dư thấy tạo ra (m+a) gam kết tủa. Hãy tính a.
Bài 9: Cho 24,8 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và Na2SO4 tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thấy tạo ra a gam kết tủa. Cho a gam kết tủa trên tác dụng với dung dịch HCl dư thấy thoát ra 2,24 lít khí ở đktc. Tính khối lượng kết tủa (a gam). 
Bài 10: Cho a gam hỗn hợp BaCO3 và CaCO3 tác dụng hết với 1 lít dung dịch HCl 0,4M thấy giải phóng khí CO2 ( đktc). Dẫn khí thu được vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì thấy khối lượng kết tủa thu được có giá trị là m gam? Tìm m?
Bài 11: Có những chất sau: Fe, CaO, BaCO3, CuO, Zn(OH)2. Hãy chọn một trong những chất đã cho tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo ra:
a) Dung dịch có màu xanh lam.
b) Khí nhẹ nhất trong tất cả các khí.
c) Có kết tủa trắng ít tan.
d) Khí nặng hơn không khí và không duy trì sự cháy.
e) Dung dịch không màu.
Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Bài 12: Dùng một thuốc thử để nhận biết các lọ mất nhãn sau: HCl, NaOH, NaCl, H2SO4. Viết phương trình hóa học nếu có.
Bài 13: Cho 400 gam dung dịch H2SO4 9,8% tác dụng với dung dịch Na2CO3 10%, sau phản ứng người ta thu được dung dịch A và khí B.
a) Tính khối lượng dung dịch Na2CO3 đã tham gia phản ứng.
b) Tính thể tích khí B thu được sau phản ứng( đktc).
c) Tính nồng độ % dung dịch A.
Bài 14: Khi cho 20 ml dung dịch NaOH vào 250 ml dung dịch MgSO4 0,1M người ta thu được 1,16 gam kết tủa. Tính nồng độ mol của dung dịch NaOH.
Bài 15: 
a)Tính thể tích dung dịch HCl 20% ( D = 1,1 g/cm3) cần hòa tan hết khi phản ứng với 10 gam CaCO3.
b) Tính nồng độ % của dung dịch muối thu được sau phản ứng.
Bài 16*: Một dung dịch chứa đồng thời hai muối CuCl2 và MgCl2; chia dung dịch làm hai phần bằng nhau.
Phần 1: cho phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 ta được 14,35 gam kết tủa.
Phần 2: Cho phản ứng với lượng dư dung dịch NaOH. Lọc lấy kết tủa , rửa sạch rồi nung ở nhiệt độ cao thu được 3,2 gam hỗn hợp chất rắn.
Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp.
Bài 17: Tiến hành điều chế khí theo 2 thí nghiệm sau :
Thí nghiệm 1: Cho dung dịch HCl tác dụng vừa đủ với 1,26 gam Na2SO3.
Thí nghiệm 2: Cho dung dịch H2SO4 loãng nóng dư tác dụng với 0,27 gam bột Al.
Giả sử các khí thoát ra hoàn toàn và được đo ở cùng điều tiêu chuẩn.
a) So sánh thể tích khí thoát ra trong hai thí nghiệm trên
b) Nếu dẫn đồng thời hai khí trên vào một bình thì hỗn hợp thì hỗn hợp khí thu được nặng hay nhẹ hơn không khí? Biết khối lượng mol trung bình của không khí là 29 gam/mol
Bài 18: Cho các chất sau: BaO, CaCO3, HCl, P, CuSO4, NaOH, AgNO3, C, CO2, Ag, Al2O3, Cu(OH)2, H2SO4, Al, Ca(OH)2, Cu, S, HNO3.
Sắp xếp các chất trên thành từng nhóm theo bảng bên dưới
Stt
Oxit
Axit
Bazơ
Muối
Kim loại
Phi kim
01
02
03
2. Chỉ chọn các chất trên điền vào mỗi sơ đồ phản ứng và hoàn thành phương trình hóa học.
a) ?...+ Ca(OH)2 ----> Ca(HCO3)2	b) HCl +?...----> ?...+ CO2 +?...
c) ?...+ AgNO3 ----> Cu(NO3)2 + ?...	d) Al2O3 + ?... ----> Al2(SO4)3 + ?...
e) NaOH + ?...----> Cu(OH)2 + ?...	f) NaCl + ?...----> NaNO3 + ?...
Câu 19: Muối ăn là một chất rắn ở dạng tinh thể có màu từ trắng tới các vết màu hồng hoặc xám rất nhạt thu được từ nước biển hay muối mỏ có thành phần chính là natri clorua. Muối ăn là một khoáng chất có vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất.
Nêu ứng dụng của muối ăn.
Cần dùng bao nhiêu m3 nước biển để khai thác được 1 tấn muối natri clorua. Giả sử trong 1 m3 nước biển có hòa tan khoảng 27 kg muối natri clorua, 5 kg muối magiê clorua, 1 kg muối canxi sunfat và một lượng nhỏ những muối khác. 

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_ve_muoi_hoa_hoc_9.doc