Bài tập về Ancol

doc 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 3418Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập về Ancol", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập về Ancol
BÀI TẬP VỀ ANCOL
I - ANCOL PHẢN ỨNG VỚI KIM LOẠI KIỀM
Câu 1: Cho Na tác dụng vừa đủ với 1,24 gam hỗn hợp 3 ancol đơn chức X, Y, Z thấy thoát ra 0,336 lít khí H2 (đkc). Khối lượng muối natri ancolat thu được là
A. 2,4 gam.	B. 1,9 gam.	C. 2,85 gam.	D. 3,8 gam.
Câu 2: Cho 10 gam hỗn hợp 2 rượu no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng vừa đủ với Na kim loại tạo ra 14,4 gam chất rắn và V lít khí H2 (đktc). V có giá trị là 
 A. 1,12 lít B. 2,24 lít C. 3,36 lít 	D. 4,48 lít .
Câu 3: Cho 11gam hỗn hợp gồm hai ancol no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với Na dư, thu được 3,36lit H2 (đkc). CTPT 2 ancol: 	
A.CH3OH và C2H5OH. 	B. C3H7OH và C4H9OH. 
C. C3H5OH và C4H7OH..	D. C3H7OH và C2H5OH
Câu 4: Cho 7,8 gam hỗn hợp 2 ancol đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 4,6 gam Na được 12,25 gam chất rắn. Đó là 2 ancol
A. CH3OH và C2H5OH.	B. C2H5OH và C3H7OH.	
C. C3H5OH và C4H7OH. D. C3H7OH và C4H9OH.
Câu 5: 13,8 gam ancol A tác dụng với Na dư giải phóng 5,04 lít H2 ở đktc, biết MA < 100. Vậy A có công thức cấu tạo thu gọn là 
A. CH3OH.	B. C2H5OH.	C. C3H6(OH)2.	D. C3H5(OH)3.
Câu 6: Cho 12,8 gam dung dịch ancol A (trong nước) có nồng độ 71,875% tác dụng với lượng Na dư thu được 5,6 lít khí (đktc). Công thức của ancol A là
A. CH3OH.	B. C2H4 (OH)2.	C. C3H5(OH)3.	D. C4H7OH.
Câu 7: Ancol A tác dụng với Na dư cho số mol H2 bằng số mol A đã dùng. Đốt cháy hoàn toàn A được 
mCO2 = 1,833mH2O. A có cấu tạo thu gọn là
A. C2H4(OH)2.	B. C3H6(OH)2.	 C. C3H5(OH)3.	D. C4H8(OH)2.
Câu 8: Cho 30,4 gam gồm glixerol và một rượu đơn chức, no A phản ứng với Na thì thu được 8,96 lít khí (đktc). Nếu cho hỗn hợp trên tác dụng với Cu(OH)2 thì hoà tan được 9,8 gam Cu(OH)2. Công thức của A là 
A. C2H5OH.	 B. C3H7OH.	C. CH3OH.	D. C4H9OH.
Câu 9 (Năm 2007): Cho 15,6 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 9,2 gam Na, thu được 24,5 gam chất rắn. Hai ancol đó là 
 A. C3H5OH và C4H7OH. B. C2H5OH và C3H7OH.
 C. C3H7OH và C4 H9OH. D. CH3OH và C2H5OH
II - PHẢN ỨNG ĐỐT CHÁY ANCOL
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn m gam ancol đơn chức A được 6,6 gam CO2 và 3,6 gam H2O. Giá trị m là
A. 10,2 gam.	B. 2 gam.	C. 2,8 gam. 	D. 3 gam.
Câu 11: Đốt cháy rượu A bằng O2 vừa đủ nhận thấy: nCO2 : nO2: nH2O = 4 : 5: 6. A có công thức phân tử là
A. C2H6O.	B. C2H6O2.	C. C3H8O.	D. C4H10O.
Câu 12: X là một ancol (rượu) no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X cần 5,6 gam oxi, thu được hơi nước và 6,6 gam CO2. Công thức của X là 
A. C3H5(OH)3.	B. C3H6(OH)2.	C. C2H4(OH)2.	D. C3H7OH.
Câu 13: X là hỗn hợp 2 ancol đơn chức, cùng dãy đồng đẳng, có tỷ lệ khối lượng 1:1. Đốt cháy hết X được 21,45 gam CO2 và 13,95 gam H2O. Vậy X gồm 2 ancol là
A. CH3OH và C2H5OH.	B. CH3OH và C4H9OH.	
C. CH3OH và C3H7OH.	D. C2H5OH và C3H7OH.	
Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn a gam ancol X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình nước vôi trong dư thấy khối lượng bình tăng b gam và có c gam kết tủa. Biết b = 0,71c và c = . X có cấu tạo thu gọn là:
A. C2H5OH.	B. C2H4(OH)2.	C. C3H5(OH)3.	D. C3H6(OH)2.
Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp gồm metanol và butan-2-ol được 30,8 gam CO2 và 18 gam H2O. Giá trị a là
A. 30,4 gam.	B. 16 gam.	C. 15,2 gam.	D. 7,6 gam.
Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp X gồm ancol metylic, ancol etylic và ancol isopropylic, hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư được 80 gam kết tủa. Thể tích oxi (đktc) tối thiểu cần dùng là
A. 26,88 lít.	B. 23,52 lít.	C. 21,28 lít.	D. 16,8 lít.
Câu 17: Đốt cháy hỗn hợp X gồm 2 ancol có số mol bằng nhau thu được hỗn hợp CO2 và H2O theo lệ mol tương ứng 2 : 3. X gồm
A. CH3OH và C2H5OH.	B. C2H5OH và C2H4(OH)2.	
C. C3H7OH và C3H6(OH)2. 	D. C2H5OH và C3H7OH.
Câu 18: Đốt cháy một lượng ancol A cần vừa đủ 26,88 lít O2 ở đktc, thu được 39,6 gam CO2 và 21,6 gam H2O. A có công thức phân tử là
A. C2H6O.	 	 B. C3H8O.	C. C3H8O2.	D. C4H10O.
Câu 19: Cho hỗn hợp hai anken đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng với nước (có H2SO4 làm xúc tác) thu được hỗn hợp Z gồm hai rượu (ancol) X và Y. Đốt cháy hoàn toàn 1,06 gam hỗn hợp Z sau đó hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 2 lít dung dịch NaOH 0,1M thu được dung dịch T trong đó nồng độ của NaOH bằng 0,05M. Công thức cấu tạo thu gọn của X và Y là (Thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể)
A. C4H9OH và C5H11OH.	B. C3H7OH và C4H9OH.
C. C2H5OH và C3H7OH.	D. C2H5OH và C4H9OH.
Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M gồm hai rượu (ancol) X và Y là đồng đẳng kế tiếp của nhau, thu được 0,3 mol CO2 và 0,425 mol H2O. Mặt khác, cho 0,25 mol hỗn hợp M tác dụng với Na (dư), thu được chưa đến 0,15 mol H2. Công thức phân tử của X, Y là
A. C3H6O, C4H8O.	B. C2H6O, C3H8O.	C. C2H6O2, C3H8O2.	D. C2H6O, CH4O.
Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn 1 thể tích hơi ancol no đơn chức A thu được CO2 và H2O có tổng thể tích gấp 5 lần thể tích hơi ancol A đã dùng (ở cùng điều kiện). Vậy A là
A. C2H5OH.	B. C4H9OH.	C. CH3OH.	D. C3H7OH.
Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp 2 ancol no đơn chức X, Y là đồng đẳng liên tiếp thu được 11,2 lít CO2 cũng với lượng hỗn hợp trên cho phản ứng với Na dư thì thu được 2,24 lít H2 (ở đktc). Công thức phân tử của 2 ancol trên là
A. C2H5OH; C3H7OH.	B. CH3OH; C3H7OH.	
C. C4H9OH; C3H7OH.	D. C2H5OH ; CH3OH.
Câu 23 (Năm 2007): X là một ancol (rượu) no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X cần 5,6 gam oxi, thu được hơi nước và 6,6 gam CO2. Công thức của X là
 A. C3H7OH. B. C3H6(OH)2. C. C3H5(OH)3. D. C2H4(OH)2.
Câu 24 (Năm 2009): Cho hỗn hợp X gồm hai ancol đa chức, mạch hở, thuộc cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X, thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 4. Hai ancol đó là 
 A. C3H5(OH)3 và C4H7(OH)3. B. C2H5OH và C4H9OH. 
 C. C2H4(OH)2 và C4H8(OH)2. D. C2H4(OH)2 và C3H6(OH)2.
Câu 25 (Năm 2009): Khi đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, mạch hở thu được V lít khí CO2 (ở đktc) và a gam H2O. Biểu thức liên hệ giữa m, a và V là: 
 A. m = 2a – V/22,4. B. m = 2a – V/11,2. C. m = a + V/5,6. D. m = a – V/5,6
Câu 26 (Năm 2009): Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một ancol X no, mạch hở cần vừa đủ 17,92 lít khí O2 (ở đktc). Mặt khác, nếu cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với m gam Cu(OH)2 thì tạo thành dung dịch có màu xanh lam. Giá trị của m và tên gọi của X tương ứng là 
 A. 9,8 và propan-1,2-điol. B. 4,9 và propan-1,2-điol. 
 C. 4,9 và propan-1,3-điol. D. 4,9 và glixerol.
Câu 37 (Năm 2010): Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 3 ancol đơn chức, thuộc cùng dãy đồng đẳng, thu được 3,808 lít khí CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Giá trị của m là 
 A. 5,42. B. 7,42. C. 5,72. D. 4,72. 
Câu 28 (Năm 2010): Tách nước hỗn hợp gồm ancol etylic và ancol Y chỉ tạo ra 2 anken. Đốt cháy cùng số mol mỗi ancol thì lượng nước sinh ra từ ancol này bằng 5/3 lần lượng nước sinh ra từ ancol kia. Ancol Y là 
 A. CH3-CH2-CH2-OH. B. CH3-CH(OH)-CH3. 
 C. CH3-CH2-CH2-CH2-OH. D. CH3-CH2-CH(OH)-CH3
Câu 29 (Năm 2010): Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm 2 ancol (đều no, đa chức, mạch hở, có cùng số nhóm -OH) cần vừa đủ V lít khí O2, thu được 11,2 lít khí CO2 và 12,6 gam H2O (các thể tích khí đo ở đktc). Giá trị của V là 
 A. 11,20. B. 14,56. C. 4,48. D. 15,68.
Câu 30 (Năm 2012): Đốt cháy hoàn toàn một lượng ancol X tạo ra 0,4 mol CO2 và 0,5 mol H2O. X tác dụng với Cu(OH)2 tạo ra dung dịch màu xanh lam. Oxi hóa X bằng CuO tạo hợp chất hữu cơ đa chất Y. Nhận xét nào sau đây đúng với X?
A. X làm mất màu nước brom.
B. Trong X có hai nhóm –OH liên kết với hai nguyên tử cacbon bậc hai.
C. Trong X có ba nhóm –CH3.
D. Hiđrat hóa but-2-en thu được X.
Câu 31 (Năm 2012): Cho hỗn hợp X gồm ancol metylic, etylen glicol và glixerol. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc). Cũng m gam X trên cho tác dụng với Na dư thu được tối đa V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 6,72.	B. 11,20.	C. 5,60.	D. 3,36.
Câu 32 (Năm 2012): Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai ancol, thu được 13,44 lít khí CO2 (đktc) và 15,3 gam H2O. Mặt khác, cho m gam X tác dụng với Na (dư), thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
 A. 12,9.	B. 15,3.	C. 16,9.	D. 12,3.
Câu 33 (Năm 2013): Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,07 mol một ancol đa chức và 0,03 mol một ancol không no, có một liên kết đôi, mạch hở, thu được 0,23 mol khí CO2 và m gam H2O. Giá trị của m là
	A. 5,40	B. 2,34	C. 8,40	D. 2,70 .
Câu 34 (Năm 2013): Hỗn hợp X gồm ancol metylic, etylen glicol. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với Na dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được a gam CO2. Giá trị của a là
	A. 8,8	B. 6,6	C. 2,2	D. 4,4.
Câu 35 (Năm 2014): đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một ancol đơn chức trong 0,7 mol O2 (dư) thu được tổng số mol các khí và hơi bằng 1 mol. khối lượng ancol ban đầu đem đốt cháy là
	A. 8,6 gam.	B. 6,0 gam.	C. 9,0 gam.	D. 7,4 gam.
Câu 36 (Năm 2014): Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm ba ancol cùng dãy đồng đẳng, thu được 4,704 lít khí CO2 (đktc) và 6,12 gam H2O. Giá trị của m là
	A. 4,98.	B. 4,72.	C. 7,36.	D. 5,28.
III - PHẢN ỨNG TÁCH NƯỚC CỦA ANCOL
Câu 37: Đun nóng hỗn hợp gồm hai rượu (ancol) đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng với H2SO4 đặc ở 140oC. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 6 gam hỗn hợp gồm ba ete và 1,8 gam nước. Công thức phân tử của hai rượu trên là
A. CH3OH và C2H5OH.	B. C2H5OH và C3H7OH.	
C. C3H5OH và C4H7OH.	D. C3H7OH và C4H9OH.
Câu 38: Đun nóng hỗn hợp X gồm 2 ancol đơn chức liên tiếp trong dãy đồng đẳng với H2SO4 đặc ở 140oC. Sau phản ứng được hỗn hợp Y gồm 5,4 gam nước và 19,4 gam 3 ete. Hai ancol ban đầu là
A. CH3OH và C2H5OH.	B. C2H5OH và C3H7OH.	
C. C3H5OH và C4H7OH.	D. C3H7OH và C4H9OH.
Câu 39: Đun nóng hỗn hợp X gồm 2 ancol đơn chức no (có H2SO4 đặc làm xúc tác) ở 140oC. Sau khi phản ứng được hỗn hợp Y gồm 21,6 gam nước và 72 gam ba ete có số mol bằng nhau. Công thức 2 ancol là
A. CH3OH và C2H5OH.	B. C2H5OH và C3H7OH.	
C. C2H5OH và C3H7OH.	D. C3H7OH và C4H9OH.
Câu 40: Đun nóng hỗn hợp X gồm 0,1 mol CH3OH và 0,2 mol C2H5OH với H2SO4 đặc ở 140oC, khối lượng ete thu được là 
A. 12,4 gam.	B. 7 gam.	C. 9,7 gam.	D. 15,1 gam.
Câu 41: Đun nóng ancol đơn chức X với H2SO4 đặc ở 1400C thu được Y. Tỉ khối hơi của Y đối với X là 1,4375. X là
A. CH3OH.	B. C2H5OH.	C. C3H7OH.	D. C4H9OH.
Câu 42: Đun nóng một rượu (ancol) đơn chức X với dung dịch HSO4 đặc trong điều kiện nhiệt độ thích hợp sinh ra chất hữu cơ Y, tỉ khối hơi của X so với Y là 1,6428. Công thức phân tử của X là
A. C3H8O.	B. C2H6O.	C. CH4O.	D. C4H8O.
Câu 43: Khi đun nóng một ancol đơn chức no A với H2SO4 đặc ở điều kiện nhiệt độ thích hợp thu được sản phẩm B có tỉ khối hơi so với A là 0,7. Vậy công thức của A là
A. C4H7OH.	B. C3H7OH.	C. C3H5OH.	D. C2H5OH.
Câu 44: Đề hiđrat hóa 14,8 gam ancol thu được 11,2 gam anken. CTPT của ancol là
A. C2H5OH.	B. C3H7OH.	C. C4H9OH.	D. C5H11OH.
Câu 45: Ancol X tách nước chỉ tạo một anken duy nhất. Đốt cháy một lượng X được 11 gam CO2 và 5,4 gam H2O. X có thể có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp ?
A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 46: Đun nóng V (ml) ancol etylic 95o với H2SO4 đặc ở 1700C được 3,36 lít khí etilen (đktc). Biết hiệu suất phản ứng là 60% và ancol etylic nguyên chất có d = 0,8 g/ml. Giá trị của V (ml) là
A. 8,19.	B. 10,18.	C. 12.	D. 15,13
Câu 47 (Năm 2008): Khi tách nước từ rượu (ancol) 3-metylbutanol-2 (hay 3-metylbutan-2-ol), sản phẩm chính thu được là
 A. 2-metylbuten-3 (hay 2-metylbut-3-en). B. 2-metylbuten-2 (hay 2-metylbut-2-en).
C. 3-metylbuten-2 (hay 3-metylbut-2-en). D. 3-metylbuten-1 (hay 3-metylbut-1-en).
Câu 48 (Năm 2008):: Đun nóng hỗn hợp gồm hai rượu (ancol) đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng với H2SO4 đặc ở 140oC. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 6 gam hỗn hợp gồm ba ete và 1,8 gam nước. Công thức phân tử của hai rượu trên là
 A. CH3OH và C2H5OH B. C3H7OH và C4H9OH.
 C. C3H5OH và C4H7OH. D. C2H5OH và C3H7OH.
Câu 49 (Năm 2008):: Đun nóng một rượu (ancol) đơn chức X với dung dịch H2SO4 đặc trong điều kiện nhiệt độ thích hợp sinh ra chất hữu cơ Y, tỉ khối hơi của X so với Y là 1,6428. Công thức phân tử của Y là
 A. C4H8O. B. CH4O. C. C2H6O. D. C3H8O
Câu 50 (Năm 2009): Đun nóng hỗn hợp hai ancol đơn chức, mạch hở với H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp gồm các ete. Lấy 7,2 gam một trong các ete đó đem đốt cháy hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí CO2 (ở đktc) và 7,2 gam H2O. Hai ancol đó là 
 A. C2H5OH và CH2=CH-CH2-OH. B. C2H5OH và CH3OH. 
 C. CH3OH và C3H7OH. D. CH3OH và CH2=CH-CH2-OH.
Câu 51 (Năm 2010): Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm ba ancol (đơn chức, thuộc cùng dãy đồng đẳng), thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc) và 11,7 gam H2O. Mặt khác, nếu đun nóng m gam X với H2SO4 đặc thì tổng khối lượng ete tối đa thu được là 
 A. 6,50 gam. B. 7,85 gam. C. 7,40 gam. D. 5,60 gam.
Câu 52 (Năm 2011): Chia hỗn hợp gồm hai ancol đơn chức X và Y (phân tử khối của X nhỏ hơn của Y) là đồng đẳng kế tiếp thành hai phần bằng nhau: 
- Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 5,6 lít CO2 (đktc) và 6,3 gam H2O. 
- Đun nóng phần 2 với H2SO4 đặc ở 140oC tạo thành 1,25 gam hỗn hợp ba ete. Hoá hơi hoàn toàn hỗn hợp ba ete trên, thu được thể tích hơi bằng thể tích của 0,42 gam N2 (trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). 
Hiệu suất phản ứng tạo ete của X, Y lần lượt là 
 A. 20% và 40%. B. 40% và 20%. C. 25% và 35%. D. 30% và 30%.
Câu 53 (Năm 2015): Hỗn hợp T gồm hai ancol đơn chức là X và Y (MX < MY), đồng đẳng kế tiếp của nhau. Đun nóng 27,2 gam T với H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp các chất hữu cơ Z gồm: 0,08 mol ba ete (có khối lượng 6,76 gam) và một lượng ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn Z cần vừa đủ 43,68 lít O2 (đktc). Hiệu suất phản ứng tạo ete của X và Y lần lượt là 
	A. 20% và 40%.	B. 40% và 30%.	C. 30% và 30%.	D. 50% và 20%

Tài liệu đính kèm:

  • docANCOL_that_hay.doc