Bài tập vận dụng Vật lý 7 - Chương 3: Điện học (Đề 1)

docx 5 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 15/06/2022 Lượt xem 504Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập vận dụng Vật lý 7 - Chương 3: Điện học (Đề 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập vận dụng Vật lý 7 - Chương 3: Điện học (Đề 1)
PHẦN II: BÀI TẬP VẬN DỤNG VẬT LÝ 7 - Chương III – ĐIỆN HỌC (Đề 1)
I. Trắc nghiệm:
Câu 1: Chọn phát biểu sai:
A. Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật nhẹ.
B. Hai vật nhiễm điện cùng dấu thì hút nhau.
C. Hai vật nhiễm điện khác dấu thì hút nhau.
D. Vật nhiễm điện là vật mang điện tích.
Câu 2: Tổng điện tích hạt nhân của nguyên tử Sắt là 26 nên khi
trung hòa về điện thì tổng số electron của nguyên tử sắt này là:
A. 26 B. 52 C. 13 D. Không có electron nào
Câu 3: Chất nào sau đây là chất dẫn điện?
A. Sắt B. Nhựa C. Thủy tinh D. Cao su
Câu 4: Thiết bị nào sau đây không phải là nguồn điện?
A . Ăc quy B. Pin C. Máy phát điện D. Bóng đèn điện
Câu 5: Đèn pin đang sáng bình thường, nếu tháo pin ra và đảo chiều 1 cục pin thì hiện tượng gì xảy ra?
A. Đèn vẫn sáng bình tthường C. Đèn bị cháy
B. Đèn không sáng D. Đèn sáng mờ
Câu 6: Những đồ dùng nào sau đây sử dụng nguồn điện là Pin?
A. Đồng hồ B. Xe máy C. Quạt điện D. Ti vi
Câu 7: Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây?
A. Làm tê liệt dây thần kinh C. Làm nóng dây dẫn
B. Làm quay kim nam châm D. Hút các vụn giấy
Câu 8: Có mấy loại điện tích:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 9. Ba kim loại t dùng làm vật dẫn điện là.
A. Đồng, nhôm, chì C. Thiếc, vàng, nhôm.
D. Đồng, vônfram, thép. B. Chì, vônfram, kẽm .
Câu 10. Trong nguyên tử có.
A. Hạt electron và hạt nhân
B. Hạt nhân mang điện tích âm, electron mang điện tích dương.
C. Hạt nhân mang điện tích dương, electron không mang điện âm.
D. Hạt nhân mang điện dương, electron mang điện âm.
Câu 11. Vật nào dưới đây có thể gây ra tác dụng từ.
A. Mảnh ni lon được cọ xát mạnh.
B. Sợi dây cao su có hai đầu nối với hai cực của pin.
C. Một cuộn dây dẫn có dòng điện chạy qua
D. Một pin còn mới đặt riêng trên bàn .
Câu 12. Phát biểu nào sau đây sai:
A. Mỗi nguồn điện có hai cực.
B. Hai cực của pin hay ắc quy là cực dương (+) và cực âm (-)
C. Nguồn điện là thiết bị dùng để cung cấp dòng điện lâu dài cho các vật dùng điện hoạt động .
D. Vật nào nhiễm điện vật ấy là nguồn điện.
Câu 13. Cọ xát hai thước nhựa cùng loại như nhau bằng mảnh vải khô. Đưa hai thước nhựa này lại gần nhau thì xảy ra hiện tượng nào dưới đây?
A. Hút nhau. B. Đẩy nhau.
C. Không hút cũng không đẩy nhau. D. Lúc đầu chúng hút nhau, sau đó đẩy nhau.
Câu 14. Cần đo hiệu điện thế giữa hai cực của một nguồn điện thì phải mắc vôn kế.
A. Nối tiếp với nguồn điện B. Phía trước nguồn điện
C. Song song với nguồn điện D. Phía sau nguồn điện
Câu 15. Dòng điện là:
A. Dòng chất lỏng dịch chuyển có.
B. Dòng các nguyên tử dịch chuyển có hướng.
C. Dòng các phần tử dịch chuyển có hướng.
D. Dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
Câu 16. Các bóng đèn điện trong gia đình được mắc song song không phải vì lí do nào dưới đây?
A. Vì các bóng đèn có cùng hiệu điện thế định mức.
B. Vì tiết kiệm được số đèn cần dùng.
C. Vì có thể bật, tắt các đèn độc lập với nhau.
D. Vì khi một bóng đèn bị hỏng thì các bóng còn lại vẫn sáng
Câu 17. Hai vật nhiễm điện tích cùng loại, khi đưa chúng lại gần nhau thì chúng sẽ:
A. Hút nhau. B. Đẩy nhau.
C. Vừa hút vừa đẩy nhau. D. Không có hiện tượng gì cả.
Câu 18. Các vật liệu dẫn điện t dùng là:
A. Đồng, nhôm, sắt. B. Đồng, nhôm, bạc.
C. Đồng, nhôm, chì. D. Đồng, nhôm, vàng.
Câu 19. Dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường, đều làm cho vật dẫn này:
A. Nóng lên. B. Lạnh đi.
C. Ban đầu nóng, sau đó lạnh. D. Không có hiện tượng gì cả.
Câu 20. Nếu sơ ý để dòng điện đi qua cơ thể người thì có thể làm cho các cơ co giật, tim ngừng đập, ngạt thở và thần kinh bị tê liệt. Đó là tác dụng gì của dòng điện?
A. Tác dụng nhiệt. B. Tác dụng hóa học.
C. Tác dụng từ. D. Tác dụng sinh lí.
Câu 21. Chiều dòng điện trong mạch điện kín là chiều đi:
A. từ cực âm qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực dương của nguồn điện.
B. từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.
C. từ cực âm tới cực dương rồi lại từ cực dương tới cực âm của nguồn điện.
D. không theo một quy luật nào cả.
Câu 22. Bóng đèn bút thử điện, bóng đèn LED hoạt động là nhờ tác dụng gì của dòng điện?
A. Tác dụng nhiệt. B. Tác dụng hóa học.
C. Tác dụng phát sáng. D. Tác dụng sinh lí.
Câu 23. Trong các thiết bị dưới đây, thiết bị nào ứng dụng tác dụng từ của dòng điện:
A. Máy sấy tóc B. Nam châm điện
C. Bàn là điện D. Nam châm vĩnh cửu
Câu 24. Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua bộ phận hay dụng cụ điện nào dưới đây khi chúng đang hoạt động bình thường?
A. Ruột ấm nước điện. B. Công tắc.
C. Dây dẫn điện của mạch điện trong gia dình. D. Đèn báo của tivi.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ
I – Lý thuyết môn Vật lý lớp 7 học kì 2
1. Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật nhiễm điện có những tính chất gì?
2. Có mấy loại điện tích? Các điện tích tương tác với nhau như thế nào?
3. Nguyên tử có cấu tạo như thế nào? Khi nào vật nhiễm điện âm? Vật nhiễm điện dương?
4. Dòng điện là gì? Dòng điện trong kim loại là gì? Đèn, quạt điện thế nào khi có dòng điện?
5. Kể tên vài nguồn điện thường gặp? Nguồn điện có đặc điểm gì? Tác dụng của nguồn điện?
6. Chất dẫn điện là gì? Chất cách điện là gì? Kể tên 3 chất dẫn điện, 3 chất cách điện thường gặp?
7. Các bộ phận của mạch điện được biểu diễn bằng cái gì? Sơ đồ mạch điện dùng để làm gì?
8. Nêu quy ước về chiều của dòng điện? So sánh chiều dòng điện và chiều chuyển động có hướng của các electron tự do trong dây dẫn kim loại?
9. Tác dụng nhiệt của dòng điện thể hiện thế nào? Nêu tác dụng nhiệt của dòng điện trên bàn là? Trên dây tóc bóng đèn? Trên dây chì của cầu chì?
10. Tác dụng phát sáng của dòng điện thể hiện rõ trên những thiết bị nào? Dòng điện đi qua bóng bút thử điện làm bộ phận nào phát sáng? Mắc đèn LED như thế nào thì đèn sáng?
11. Tác dụng từ của dòng điện thể hiện như thế nào? Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt có dòng điện đi qua gọi là gì? Có tính chất thế nào?
12. Tác dụng hóa học của dòng điện thế nào khi đi qua dung dịch muối đồng? Để mạ kền cho vỏ đèn pin ta phải làm thế nào?
13. Tác dụng sinh lý của dòng điện thể hiện như thế nào? Làm gì để tránh tác hại của tác dụng sinh lý của dòng điện? Tác dụng sinh lý của dòng điện có ích gì không?
14. Cường độ dòng điện cho ta biết gì về dòng điện? Nêu ký hiệu, đơn vị cường độ dòng điện?
15. Đo cường độ dòng điện bằng dụng cụ gì? Nhận diện dụng cụ bằng cách nào? Cách xác định giới hạn đo? Độ chia nhỏ nhất? Cách mắc dụng cụ để đo cường độ dòng điện?
II – Bài tập môn Vật lý lớp 7 học kì 2
1. Giải thích các hiện tượng, ứng dụng:
a. Vào những ngày trời khô ráo khi chải đầu bằng lược nhựa, nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút?
b. Thổi nhẹ mặt bàn bụi bay đi mà cánh quạt quay gió đi qua rất mạnh thì lại có bụi bám vào?
c. Ngày trời hanh khô dùng khăn bông khô lau gương, kính thì bụi và sợi bông vẫn bám vào?
d. Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo những tấm kim loại đã nhiễm điện ở trên cao?
2. Dùng mảnh vải khô để cọ xát một ống bằng gỗ, một ống bằng thép, một ống bằng giấy, một ống bằng nhựa. Ống nào sẽ mang điện tích?
3. Đưa một đầu thước nhựa dẹt lại gần một quả cầu nhựa xốp nhẹ được treo vào dưới một sợi chỉ mảnh thì quả cầu nhựa xốp bị đẩy ra xa. Có thể nói gì về hai vật này?
4. Thanh nhựa, thanh thủy tinh đều cấu tạo bởi các nguyên tử, trong đó có điện tích dương, điện tích âm. Tại sao trước khi cọ xát chúng không hút các vụn giấy nhỏ?
5. Sau khi cọ xát thanh nhựa sẫm vào mảnh len thì thanh nhựa nhiễm điện âm và chúng hút nhau. Giải thích hiện tượng?
6. Trong mỗi hình sau đây các mũi tên đã cho chỉ tác dụng giữa các vật mang điện tích. Hãy ghi dấu điện tích chưa biết của vật thứ hai!
7. Hải đưa một chiếc lược nhựa lại gần một mảnh nilon mỏng thì thấy lược nhựa hút mảnh nilon. Hải cho rằng lược nhựa và mảnh nilon bị nhiễm điện khác loại. Nhưng Sơn lại cho rằng chỉ cần một trong hai vật nhiễm điện thì chúng vẫn có thể hút nhau. Ai đúng? Ai sai? Kiểm tra thế nào?
8. Có ba vật A, B, C được nhiễm điện do cọ xát. A hút B; B đẩy C; C mang điện tích âm. Vậy A và B mang điện tích gì?
9. Chỉ ra vật dẫn điện, vật cách điện trong các vật sau đây: thanh gỗ khô; ruột bút chì; dây nhựa; thanh thủy tinh; đoạn dây thép; đoạn dây nhôm; mảnh sứ; dây cao su; cành cây tươi; nước bẩn; không khí ẩm; giấy ẩm.
10. Gắn 2 quả cầu kim loại A, B lên 2 giá nhựa đặt cách nhau một quãng ngắn trong không khí. Dưới mỗi quả cầu có treo một cặp lá nhôm mỏng, nhẹ, sát nhau.
a. Khi làm quả cầu A nhiễm điện thì 2 lá nhôm treo bên dưới xòe ra. Vì sao?
b. Đặt thanh nhựa nối trên 2 quả cầu thì không có điều gì xảy ra. Vì sao?
c. Đặt thanh kim loại nối trên 2 quả cầu thì 2 lá nhôm dưới quả cầu A khép bớt lại, 2 lá nhôm dưới quả cầu B xòe ra một tí. Vì sao?
11. Quan sát dưới gầm xe các ô tô chở xăng bao giờ ta cũng thấy có một dây xích sắt. Một đầu dây xích này được nối với vỏ thùng chứa xăng, đầu kia được thả kéo lê trên mặt đường. Hãy cho biết dây xích này được sử dụng như thế để làm gì? Tại sao?
12. Khi gần có mưa dông thì có gió rất mạnh thổi các đám mây bay vần vũ. Sau đó, giữa các đám mây có hiện tượng chớp, sấm. Giải thích hiện tượng?
13. Trong các cụng cụ dùng điện: quạt điện, nồi cơm điện, máy thu hình, bàn là, máy thu thanh, ấm điện, máy bơm nước, bóng đèn, khi hoạt động tác dụng nhiệt là có ích đối với dụng cụ nào? Không có ích đối với dụng cụ nào?
14. Người ta sử dụng ấm điện để đun nước. Hãy cho biết:
a. Khi trong ấm còn nước thì nhiệt độ cao nhất của ấm là bào nhiêu?
b. Nếu vô ý để quên, nước trong ấm cạn hết thì có sự cố gì xảy ra? Vì sao?
15. Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chay qua những bộ phận nào?
Ruột ấm điện; Công tắc điện; Đèn LED; Dây dẫn điện; Quạt điện; Đèn báo ti vi; Bóng neon; Loa phóng thanh; Bơm nước; Bút thử điện.
16. Bộ phận chính của cần cẩu điện là một nam châm điện. Hãy nêu cách hoạt động của cần cẩu điện dùng để bốc các kiện hàng bằng sắt?
17. Có các dụng cụ sau: 1 nguồn điện 3V; 1 cuộn dây dẫn; 1 khóa điện; 1 kim la bàn. Hãy nêu cách làm thí nghiệm chứng tỏ dòng điện có tác dụng từ.
18. Hãy kẻ các đoạn thẳng nối mỗi điểm ở cột bên trái với một điểm ở cột bên phải trong khung dưới đây cho phù hợp nội dung
Tác dụng sinh lý
Bóng đèn bút thử điện sáng
Tác dụng nhiệt
Mạ điện
Tác dụng hóa học
Chuông điện kêu
Tác dụng phát sáng
Dây tóc bóng đèn nóng sáng
Tác dụng từ
Cơ co giật
19. Đổi đơn vị cho các giá trị sau đây:
a. 0,35A = ........... mA b. 425mA = ........... A
c. 1,5V = ......... mV d. 6kV = ................ V

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_van_dung_vat_ly_7_chuong_3_dien_hoc_de_1.docx