Câu 1: Nội dung nào sau đây là sai với thuyết cấu tạo phân tử? A. Trong các hợp chất hữu cơ, hóa trị của C luôn là IV, H là I và các nguyên tố liên kết với nhau theo đúng hóa trị của chúng. B. Mỗi phân tử hợp chất hữu cơ có thể có một trật tự liên kết khác nhau giữa các nguyên tử trong phân tử. C. Các nguyên tử C trong phân tử hợp chất hữu cơ có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành mạch C (thẳng, vòng, nhánh). D. Cùng một công thức phân tử nhưng do trật tự liên kết khác nhau giữa các nguyên tử mà có thể tạo ra các chất khác nhau. Câu 2: Hợp chất hữu cơ A. là các hợp chất khi phân hủy tạo ra khí cacbonic và nước. B. là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, H2CO3, muối cacbonat kim loại). C. là tất cả các hợp chất của cacbon. D. là các chất khi cháy hay dưới tác dụng của nhiệt độ đều tạo ra khí cacbonic. Câu 3: Hợp chất hữu cơ A chứa các nguyên tố C, H, O. Trong đó thành phần % khối lượng của C là 60% và hiđro là 13,33%. Khối lượng mol của A là 60 gam. Công thức phân tử của A là A. C3H6O2 B. CH2O C. C2H5O D. C3H8O Câu 4: Có các chất sau: CaCO3, Na2CO3, C2H6, C2H6O, CO, C2H4, C2H5O2N. Đặc điểm chung của các hợp chất trên là A. Đều là các hợp chất của cacbon. B. Đều là các hợp chất hữu cơ. C. Đều là các hiđrocacbon. D. Đều là các hợp chất vô cơ. Câu 5: Cho một dãy các nguyên tố hóa học Ne, H, Na, N, O, Cl, C, Ar. Trong phân tử hợp chất hữu cơ thường có nguyên tố nào (trong dãy các nguyên tố dưới đây): A. H, O, C, N B. H, C, O, Ar C. H, O, Cl, Ar D. C, H, O, Ne Câu 6: Hóa học hữu cơ nghiên cứu: A. Tính chất của phần lớn các hợp chất của cacbon. B. Tính chất và sự biến đổi của các nguyên tố hóa học. C. Tính chất của các hợp chất thiên nhiên. D. Tính chất của tất cả các hợp chất của cacbon. Câu 7: Cho các chất sau: C4H10, CH4O, NaHCO3, NaOC2H5, CH3NO2, HNO2, CaCO3, C6H6, CH3Br, C2H6O. Hãy chỉ ra dãy các chất nào sau đây là chất hữu cơ: A. CH3NO2, NaHCO3, CaCO3, HNO2, C6H6, C2H6O, C4H10 B. NaOC2H5, NaHCO3, C4H10, CH3NO2, C6H6, CH3Br, C2H6O C. NaOC2H5, NaHCO3, CH3NO2, CH3Br, C2H6O, C4H10, C6H6. D. NaOC2H5, CH4O, C4H10, CH3NO2, C6H6, CH3Br, C2H6O Câu 8: Đốt cháy hết một hợp chất X thu được CO2 và hơi nước. Thành phần của hợp chất X chứa A. Chỉ chứa C và O. B. Chỉ chứa O và H. C. Chỉ chứa C và H. D. Chứa C, H và có thể có O Câu 9: Chọn câu trả lời đúng trong số những câu trả lời sau: A. Sự phân biệt hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ nhằm mục đích dễ cho việc nghiên cứu hóa học. B. Cơ thể động thực vật có cấu tạo từ những chất vô cơ. C. Các hợp chất hữu cơ luôn luôn có thành phần cấu tạo gồm C, H, O. D. Ngày nay CO, CO2 và các muối cacbonat đã được coi là hợp chất hữu cơ. Câu 10: Chọn câu đúng trong các câu sau: A. Tất cả các hợp chất có trong cơ thể sống là các hợp chất hữu cơ. B. Các hợp chất có trong tự nhiên là hợp chất hữu cơ. C. Chất hữu cơ có trong mọi bộ phận của cơ thể sống. D. Chỉ có những hợp chất có trong cơ thể sống mới là hợp chất hữu cơ. Câu 11: Phân tích 3g chất hữu cơ A thu được 5,4g H2O và 8,8g CO2. Khối lượng oxi trong chất hữu cơ là A. 1 gam B. 0 gam C. 1,2 gam D. Không xác định được Câu 12: Thành phần % cacbon trong các chất nào sau đây là cao nhất: A. CH2Cl2 B. CHCl3 C. CH4 D. CH3Cl Câu 13: Phân tử chất hữu cơ A chứa hai nguyên tố. Khi đốt cháy 3 gam chất A thu được 5,4g H2O. Khối lượng mol của A là 30 gam. Công thức của A là A. C2H2 B. C2H8 C. C2H6 D. CH4 Câu 14: Đốt cháy 1 lít khí X cần 5 lít khí oxi, sau khi phản ứng kết thúc thu được 3 lít khí CO2 và 4 lít hơi nước. Các thể tích khí và hơi nước đo ở cùng điều kiện. X có công thức cấu tạo nào sau đây: A. CH3-CH2-CH3 B. CH3-CH2-CH2-CH3 C. CH3-CH3 D. CH2=CH-CH3 Câu 15: Đốt cháy 0,2 mol một hiđrocacbon X thu được 26,4g CO2 và 7,2g nước. Công thức phân tử của X là A. CH4 B. C3H4 C. C2H2 D. C2H4 Câu 16: Thành phần % các nguyên tố trong axit axetic C2H4O2 lần lượt là A. 40%, 5,6%, 53,33% B. 40%, 6%, 53% C. 40%, 6,67%, 53,33% D. 40%, 4%, 53% Câu 17: Hai chất hữu cơ A và B có cùng công thức phân tử. Khi đốt cháy 5,8 gam A thu được 17,6 gam khí CO2 và 9 gam H2O. Ở điều kiện tiêu chuẩn 22,4 lít khí B có khối lượng 58 gam. Công thức phân tử của A và B là A. C3H8 B. C5H12 C. C4H8 D. C4H10 Câu 18: Hai chất hữu cơ X và Y có cùng công thức phân tử. Khi đốt cháy 2,9 g X thu được 8,8 g khí CO2 và 4,5 g H2O. Ở đktc 2,24 lít khí Y có khối lượng 5,8 g. X và Y có công thức cấu tạo nào sau đây: A. và CH3-CH2-CH2-CH3 (1) B. CH3-CH2-OH và CH3-O-CH3 (2) C. và CH3-CH2-CH2-CH2-CH3 (3) D. (1) và (3) đều đúng. Câu 19: Khi xác định công thức phân tử của chất hữu cơ trong hai mẫu thí nghiệm, ta thu được kết quả sau: - Đốt cháy hoàn toàn 2,2 gam chất trong mỗi mẫu thí nghiệm đều thu được 6,6 gam khí CO2 và 3,6 gam H2O. - Chất hữu cơ trong hai mẫu thí nghiệm đều có tỉ khối đối với H2 là 22. Hai mẫu thí nghiệm đó là của chất hữu cơ có công thức phân tử sau: A. CH4 và C2H6 B. C2H4 và C3H6 C. C2H4 và C2H6 D. C3H8 Câu 20: Chọn câu sai trong các câu sau: A. Mỗi công thức cấu tạo biểu diễn nhiều chất hữu cơ. B. Mỗi công thức cấu tạo chỉ biểu diễn một chất hữu cơ. C. Ứng với mỗi công thức phân tử có thể có nhiều chất hữu cơ. D. Trong các hợp chất hữu cơ, cacbon luôn có hóa trị 4. Câu 21: Propan C3H8 cháy trong oxi tạo khí cacbon đioxit và hơi nước Theo phương trình sau: 5 O2 + C3H8 3CO2 + 4H2O A. 1 lít O2 phản ứng với 5 lít C3H8 B. 1 lít O2 tạo 3/5 lít CO2 C. 1 lít CO2 tạo ra từ 3 lít C3H8 D. 1 lít nước được tạo ra từ 4/5 lít O2 Câu 22: Hợp chất X có công thức phân tử C5H12 (cùng loại với metan), khi tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ 1 : 1 về số mol chỉ cho một dẫn xuất. X có công thức cấu tạo là A. B. C. CH3-CH2-CH2-CH2-CH3 D. Đáp án khác. Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn 30cm3 hỗn hợp metan và hiđro cần 45cm3 oxi. Thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Thể tích mỗi khí metan và hiđro trong hỗn hợp lần lượt là A. 18cm3 và 12cm3 B. 19cm3 và 11cm3 C. Cùng là 15cm3 D. 20cm3 và 10cm3 Câu 24: Thể tích khí oxi (đktc) cần đốt cháy 8 g khí metan là A. 11,2 lít B. 4,48 lít C. 22,4 lít D. 33,6 lít Câu 25: Cho 8 g metan phản ứng vừa đủ với 22,4 lít khí clo (đktc). Công thức sản phẩm tạo thành và khối lượng sản phẩm đó thu được là A. CH2Cl2 : 42,5g B. CH4Cl4: 79g C. CH3Cl : 25,25g D. CCl4 : 77g Câu 26: Chọn câu đúng trong các câu sau: A. Metan có nhiều trong các mỏ khí, mỏ dầu và mỏ than. B. Metan có nhiều trong nước biển. C. Metan có nhiều trong khí quyển. D. Metan có nhiều trong nước ao, hồ. Câu 27: Cho khí clo và metan vào trong ống nghiệm. Phản ứng sẽ xảy ra khi: A. Đặt dưới ánh sáng khuếch tán B. Thêm chất xúc tác Fe C. Đun nóng trên đèn cồn. D. Tất cả đều sai Câu 28: Phân tử C5H12 ứng với bao nhiêu chất có công thức cấu tạo khác nhau (trong các số cho dưới đây): A. 3 B. 4 C. 2 D. 5 Câu 29: Trong phân tử metan A. có 4 liên kết đơn C-H B. có 1 liên kết đơn C-H và 3 liên kết đôi C=H C. có 2 liên kết đơn C-H và 2 liên kết đôi C=H D. có 1 liên kết đôi C=H và 3 liên kết đơn C-H Câu 30: Khối lượng CO2 và H2O thu được khi đốt cháy 8g khí metan là A. 44g và 9g B. 22g và 36g C. 22g và 18g D. Đáp án khác. Câu 31: Đốt cháy 4,48 lít etilen, thể tích oxi cần dùng ở điều kiện tiêu chuẩn là A. 44,8 lít B. 13,44 lít C. 4,48 lít D. 8,96 lít Câu 32: Dẫn khí etilen qua dung dịch brom thấy dung dịch brom mất màu. Phương trình hóa học được viết là A. CH2=CH2 + Br2 CH2=CHBr + HBr B. CH2=CH2 + Br2 CH2-Br-Br-CH2 C. CH2=CH2 + Br2 BrCH2-CH2Br D. CH2=CH2 + Br2 CH3-CHBr2 Câu 33: Cho các chất có công thức cấu tạo sau đây: CH3-CH3, CH2=CH2, CH2=CH-CH3, HCCH, HCC - CH3. Tổng số liên kết đơn giữa các nguyên tử C trong phân tử năm chất trên là A. 13 B. 7 C. 1 D. 3 Câu 34: Thể tích khí etilen (đktc) cần dùng để phản ứng hết với 500 ml dung dịch brom 0,2M là A. 2,24 lít B. 33,6 lít C. 22,4 lít D. 11,2 lít Câu 35: Cho các chất có công thức cấu tạo sau đây: CH3-CH3, CH2=CH2, CH2=CH-CH3, HCCH, HCC-CH3. Tổng số liên kết đôi giữa các nguyên tử C trong phân tử năm chất trên là A. 13 B. 7 C. 2 D. 3 Câu 36: Trong phản ứng cháy giữa etilen và oxi, tỉ lệ số mol CO2 và số mol H2O sinh ra là A. 2 : 1 B. 1 : 1 C. 1 : 2 D. 1 : 3 Câu 37: Cho 7g etilen vào dung dịch brom thấy dung dịch vừa đủ mất màu, lượng brom tham gia phản ứng là A. 160g B. 40g C. 80g D. 20g Câu 38: Cho các chất có công thức cấu tạo sau đây: CH3-CH3, CH2=CH2, CH2=CH-CH3, HCCH, HCC-CH3. Tổng số liên kết ba giữa các nguyên tử C trong phân tử năm chất trên là A. 13 B. 7 C. 1 D. 2 Câu 39: Cho 2,8lít hỗn hợp etilen và metan (đktc) đi qua bình chứa dung dịch brom thấy có 4 gam brom tham gia phản ứng. Thể tích metan trong hỗn hợp là: A. 2,24 lít B. 0,56 lít C. 1,12 lít D. Đáp án khác. Câu 40: Khi cho etilen vào dung dịch brom làm bình chứa dung dịch brom tăng lên a gam. Đó là khối lượng: A. của khí etilen. B. của brom và etilen. C. của dung dịch brom. D. của khí brom. Câu 41: Đốt cháy 7,75 lít hỗn hợp khí metan và axetilen cần phải dùng hết 18,6 lít khí oxi, biết thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Phần trăm theo thể tích mỗi khí trong hỗn hợp lần lượt là: A. 25% và 75% B. 30% và 70% C. 20% và 80% D. Kết quả khác. Câu 42: Phản ứng xảy ra khi cho 1 mol axetilen phản ứng với 2 mol brom trong nước được biểu diễn bằng phương trình hóa học nào? A. C2H2 + 2Br2 Br2CH-CHBr2 (1) B. C2H2 + 2Br C2Br2 + 2HBr (2) C. C2H2 + 2Br2 BrCH-CBr3 (3) D. Cả (1) và (2) Câu 43: Một hợp chất hữu cơ có tính chất sau: - Chất khí, ít tan trong nước. - Cháy tỏa nhều nhiệt, tạo thành khí cacbonic và hơi nước. - Một mol khí này tác dụng hết với 2 mol brom trong dung dịch. Hợp chất đó là: A. C2H4 B. C6H6 C. C2H2 D. CH4 Câu 44: Một hợp chất hữu cơ không làm mất màu dung dịch brom, trong phân tử có số nguyên tử hiđro bằng số nguyên tử cacbon. Hợp chất đó là: A. Axetilen B. Metan C. Benzen D. Etilen Câu 45: Trong phòng thí nghiệm, người ta thu khí axetilen bằng phương pháp nào là tốt nhất trong các phương pháp sau: A. Đẩy không khí (1) B. Đẩy nước (2) C. Đẩy nước brom (3) D. Cả (1) và (2) Câu 46: Đốt cháy hoàn toàn một thể tích gồm C2H6 và C2H2 thu được CO2 và nước có tỉ lệ số mol là 1: 1. Phần trăm thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp đầu là: A. 30% và 70% B. 50% và 50% C. 70% và 30% D. 25% và 75% Câu 47: Cho 11,2 lít (đo ở đktc ) etilen vào dung dịch brom thấy dung dịch vừa đủ mất màu, lượng brom tham gia phản ứng là A. 160g B. 40g C. 80g D. 20g Câu 48: Đốt cháy hoàn toàn V lít (đktc) một ankin ở thể khí thu được H2O và CO2 có tổng khối lượng là 25,2 g. Nếu cho sản phẩm cháy đi qua dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được 45 g kết tủa. V có giá trị là: A. 2,24 lít B. 6,72 lít C. 4,48 lít D. 3,36 lít Câu 49: Đốt cháy hoàn toàn V lít (đktc) một ankin thu được 5,4 g hơi H2O. Tất cả sản phẩm cháy cho hấp thụ hết vào nước vôi trong thấy khối lượng bình tăng 25,2 g. V có giá trị là: A. 3,36 lít B. 6,72 lít C. 6 lít D. 2,24 lít Câu 50: Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít (đktc) một ankin thu được 7,2 g hơi H2O. Nếu cho tất cả sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng nước vôi trong dư thì khối lượng bình tăng 33,6 g. Ankin đó là: A. C2H2 B. C4H6 C. C5H8 D. C3H4 Câu 51: Benzen và etilen đều có liên kết đôi trong phân tử. Etilen có thể làm mất màu dung dịch brom. Benzen có tính chất đó không? Vì sao? A. Không. Vì nó có cấu tạo vòng khép kín, có 3 liên kết đôi C = C xen kẽ ba liên kết đơn C - C. B. Không. Vì nó có 3 liên kết đôi liền kề nhau. C. Có, phản ứng mạnh hơn etilen vì nó có 3 liên kết đôi trong phân tử. D. Có. Vì nó có liên kết đôi trong phân tử. Câu 52: Đốt cháy hoàn toàn 4,5 g hợp chất hữu cơ X chứa C, H và O thì thu được 9,9 g khí CO2 và 5,4 g H2O. CTPT của X là: A. C2H4CO2 B. C3H8O C. C2H6O D. Đáp án khác Câu 53: Lượng clobenzen thu được khi cho 15,6 g C6H6 tác dụng hết với Cl2 (xúc tác bột Fe) biết hiệu suất phản ứng đạt 80% là: A. 22,5 g B. 16 g C. 20 g D. 18 g Câu 54: Câu nào đúng nhất trong các câu sau đây? A. Benzen là một hiđrocacbon không no. B. Benzen là một hiđrocacbon thơm. C. Benzen là một hiđrocacbon. D. Benzen là một hiđrocacbon no. Câu 55: Có hai hiđrocacbon có thành phần phần trăm các nguyên tố giống nhau: 92,3%C và 7,7%H. Tỉ khối của chất thứ nhất đối với hiđro là 13. Khối lượng hơi của 1 lít chất thứ hai (ở đktc) là 3,48 g. Công thức phân tử hai hiđrocacbon là: A. C6H12 và C6H6 B. C2H4 và C6H6 C. C2H2 và C6H6 D. C2H2 và C4H8 Câu 56: Thể tích không khí (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol benzen là: A. 82 lít B. 84 lít C. 74 lít D. 83 lít Câu 57: Đốt cháy hoàn toàn 4,5 g hợp chất hữu cơ X chứa C, H và O thì thu được 9,9 g khí CO2 và 5,4 g H2O. Khối lượng phân tử của X bằng 60. Vậy X là: A. CH3COOH B. C3H8O C. C2H5OH D. Đáp án khác Câu 58: Cho clo tác dụng với 78 g benzen (bột sắt làm xúc tác), người ta thu được 78 g clobenzen. Hiệu suất phản ứng là: A. 65% B. 69,33% C. 71% D. 75,33% Câu 59: Cấu tạo của phân tử benzen có đặc điểm gì? A. Sáu nguyên tử C liên kết với nhau tạo thành vòng sáu cạnh đều (1) B. Có 3 liên kết đôi C = C xen kẽ ba liên kết đơn C - C (2) C. Có 3 liên kết đơn C - C và ba liên kết đôi C = C (3) D. Cả (1) và (2) Câu 60: Thể tích không khí (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol benzen là: A. 83 lít B. 82 lít C. 74 lít D. 84 lít Câu 61: Đốt cháy hiđrocacbon X người ta thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mCO: mHO = 22 : 4,5. Biết X không làm mất màu dung dịch nước brom. X là hiđrocacbon nào trong số các hiđrocacbon sau đây: A. Benzen B. CH3-CH3 C. CH2=CH2 D. CHCH Câu 62: Biết rằng 1 lít etilen có thể làm mất màu tối đa 0,5 lít một dung dịch brom. Nếu dùng 1 lít khí axetilen ở cùng điều kiện thì có thể làm mất màu tối đa bao nhiêu lít dung dịch brom? A. 1,5 lít B. 0,5 lít C. 2 lít D. 1 lít
Tài liệu đính kèm: