Bài tập tổng ôn cơ bản – Số I - Môn Hóa 12

doc 9 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1517Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập tổng ôn cơ bản – Số I - Môn Hóa 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập tổng ôn cơ bản – Số I - Môn Hóa 12
BÀI TẬP TỔNG ÔN CƠ BẢN – SỐ I
MÙA THI 2015 - 2016
Câu 1: Tên gọi của monome trùng hợp tạo thủy tinh hữu cơ là.
A. metyl acrylat	B. alyl axetat	C. metyl metacrylat	D. vinyl fomiat
Câu 2: Nhận định nào sau đây đúng.
A. Khi đốt cháy hợp chất hữu cơ bất kỳ luôn thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol nhất định.
B. Những hợp chất chứa cacbon là hợp chất hữu cơ.
C. Dẫn xuất hydrocacbon là hợp chất hữu cơ mà trong phân tử ngoài các nguyên tố C, H còn có các nguyên tố khác.
D. Ancol etylic tác dụng với Na vì trong phân tử chứa thành phần C, H, O.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng
A. Tơ tằm và tơ nilon-6 đều thuộc loại tơ poliamit.
B. Stiren, vinyl clorua, etilen, butađien, metyl metacrylat đều có thể tham gia phản ứng trùng hợp để tạo ra polime.
C. Phản ứng xà phòng hóa xảy ra nhanh hơn phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit.
D. Hợp chất C10H14OCl2 có chứa vòng benzen trong phân tử.
Câu 4: Hợp chất X là 1 amin đơn chức bậc 1 chứa 31,11% nitơ. Công thức phân tử của X là:
A. C4H7NH2	B. C2H5NH2	C. C3H5NH2	D. CH3NH2
Câu 5: Tỉ khối hơi của một este no, đơn chức X so với hiđro là 30. Công thức phân tử của X là:
A. C3H6O2	B. C5H10O2	C. C4H8O2	D. C2H4O2
Câu 6: Cho dãy các chất: tinh bột, xenlulozơ, glucozơ, fructozơ, saccarozơ. Số chất trong dãy thuộc loại monosaccarit là:
A. 2.	B. 1.	C. 3.	D. 4.
Câu 7: Liên kết hoá học giữa các nguyên tử trong phân tử H2O là liên kết:
A. ion. B. hiđro. C. cộng hoá trị phân cực. D. cộng hoá trị không phân cực.
Câu 8: Cho dãy các chất: glucozơ, saccarozơ, xenlulozơ, tinh bột. Số chất trong dãy không tham gia phản ứng thủy phân là:
A. 2.	B. 1.	C. 4.	D. 3
Câu 9: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ nhân tạo?
A. Tơ visco.	B. Tơ tằm.	C. Tơ nitron.	D. Tơ capron.
Câu 10: Trong công nghiệp, kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ được điều chế bằng phương pháp:
A. thủy luyện.	B. điện phân nóng chảy.	C. điện phân dung dịch.	D. nhiệt luyện.
Câu 11: Phân tử tinh bột được cấu tạo từ
A. Các gốc α glucozơ.	B. Các gốc β fructozơ.	C. Các gốc β glucozơ.	D. Các gốc α fructozơ.
Câu 12: Dãy nào sau đây gồm các chất chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân:
A. F2, Na, Ca, Al, Mg.	B. Mg, Al, Cr, Ca.	C. O2, F2, Na, Al.	D. Cr, Ba, Na, Ca.
Câu 13: Saccarozơ và axit fomic đều có phản ứng:
A. thuỷ phân trong môi trường axit.	B. với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
C. với AgNO3 trong dung dịch NH3.	D. với dung dịch NaCl.
Câu 14: Chất hữu cơ chủ yếu dùng điều chế trực tiếp axit axetic trong công nghiệp hiện nay là:
A. axetanđehit.	B. etyl axetat.	C. ancol etylic.	D. ancol metylic.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây đúng:
A. Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá theo % về khối lượng của K2O trong phân.
B. Phân đạm cung cấp nitơ cho cây trồng dưới dạng ion NH4+ hoặc NO3-.
C. Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá theo % về khối lượng của kali trong phân.
D. Supephotphat đơn có thành phần chính là Ca(H2PO4)2.
Câu 16: Nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản bằng 34. Nguyên tố Y có tổng hạt cơ bản bằng 28. Loại liên kết trong phân tử được hình thành từ X và Y là:
A. Liên kết cộng hóa tự phân cực	B. Cộng hóa tự không phân cực
C. Cho nhận	D. Ion
Câu 17: Cho các phát biểu sau:
(1) Anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử
(2) Phenol tham gia phản ứng thế với brôm khó hơn benzen
(3) Anđehit tác dụng với H2 dư có xúc tác Ni, đun nóng thu được ancol bậc 1.
(4) Axit axetic tác dụng được với Cu(OH)2
 (5) Trong các Anđehit mạch hở, no, chỉ có Anđehit fomic phản ứng với AgNO3 dư trong NH3 tạo ra Ag theo tỉ lệ mol 1:4
(6) Dung dịch phenol có tính axit yếu, làm quỳ tím hóa đỏ.
(7) Có thể điều chế trực tiếp axetandehit từ etilen
(8) Từ metanol có thể điều chế axit axetic bằng 1 phản ứng
Số phát biểu đúng là:
A. 4	B. 7	C. 5	D. 6
Câu 18: Cho các Polime: nhựa PVC, cao su isopren, thủy tinh hữu cơ, nilon-6, tơ nitron, tơ lapsan, tơ visco, nilon-6,6, tơ capron, số polime là sản phẩm trùng ngưng là.
A. 3	B. 4	C. 5	D. 6
Câu 19: Este nào sau đây khi đun nóng với lượng dư dung dịch NaOH, thu được các sản phẩm hữu cơ đều không làm mất màu nước brom ?
A. CH3COOCH=CH2. B. CH2=CHCOOCH=CH2. C. CH3CH2COOCH3.	 D. CH3COOCH2CH=CH2.
Câu 20: Este X có công thức cấu tạo thu gọn CH3COOCH2CH2CH3. Vậy tên gọi của X là
A. metyl butirat.	B. propyl axetat.	C. etyl propionat.	D. isopropyl axetat.
Câu 21: Một học sinh nghiên cứu một dung dịch X đựng trong lọ không dán nhãn và thu được kết quả sau: 
- X đều có phản ứng với cả 3 dung dịch: NaHSO4, Na2CO3 và AgNO3.
- X không phản ứng với cả 3 dung dịch: NaOH, Ba(NO3)2, HNO3.
Vậy dung dịch X là dung dịch nào sau đây ?
A. Dung dịch BaCl2.	B. Dung dịch CuSO4.	C. Dung dịch Mg(NO3)2.	D. Dung dịch FeCl2.
Câu 22: Cho các hợp kim sau: Al – Zn (1); Fe – Zn (2); Zn – Cu (3); Mg – Zn (4). Khi tiếp xúc với dung dịch axit H2SO4 loãng thì các hợp kim mà trong đó Zn bị ăn mòn điện hóa học là
A. (1), (2) và (3).	B. (3) và (4).	C. (2), (3) và (4).	D. (2) và (3).
Câu 23: Tơ nitron dai, bền với nhiệt và giữ nhiệt tốt nên thường được dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi "len" đan áo rét. Tơ nitron được tổng hợp từ monome nào sau đây ?
A. Vinyl clorua.	B. Acrilonitrin.	C. Caprolactam.	D. Axit e-aminocaproic.
Câu 24: Trong dung dịch, chất nào sau đây không có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là
A. glucozơ.	B. axit axetic.	C. ancol etylic.	D. saccarozơ.
Câu 25: Thạch cao sống được dùng để sản xuất xi măng. Công thức hóa học của thạch cao sống là
A. CaSO4.0,5H2O.	B. CaSO4.H2O.	C. CaSO4.	D. CaSO4.2H2O.
Câu 26: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH3COOH, C6H5COOH (axit benzoic), C2H5COOH, HCOOH và giá trị nhiệt độ sôi được ghi trong bảng sau:
Chất
X
Y
Z
T
Nhiệt độ sôi (°C)
100,5
118,2
249,0
141,0
Nhận xét nào sau đây là đúng ?
A. T là C6H5COOH.	B. X là C2H5COOH.	C. Y là CH3COOH.	D. Z là HCOOH.
Câu 27: Một dung dịch chứa các ion: x mol Mg2+, y mol K+, z mol Cl và t mol SO. Biểu thức liên hệ giữa x, y, z, t là
A. 2x + 2t = y + z.	B. x + y = z + t.	C. x + 2y = 2z + t.	D. 2x + y = z + 2t.
Câu 28: Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực.
(b) Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo.
(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.
(d) Tristearin có nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ nóng chảy của triolein.
Số phát biểu đúng là
A. 2.	B. 1.	C. 4.	D. 3.
Câu 29: Kim loại nào sau đây phản ứng mạnh với nước ở nhiệt độ thường ?
A. Ca.	B. Fe.	C. Cu.	D. Ag.
Câu 30: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Z từ dung dịch X và chất rắn Y: 
Dung dịch X
 Khí Z
 Dung dịch X
Chất rắn Y
 Khí Z
 H2O
Hình vẽ trên minh họa cho phản ứng nào sau đây ?
A. CuO (rắn) + CO (khí) Cu + CO2­ B. NaOH + NH4Cl (rắn) NH3­ + NaCl + H2O
C. Zn + H2SO4 (loãng) ZnSO4 + H2­ D. K2SO3 (rắn) + H2SO4 K2SO4 + SO2­ + H2O
Câu 31: Cho dãy các chất: CH3CHO, HCOOH, C2H5OH, CH3COCH3. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là
A. 1.	B. 3.	C. 2.	D. 4.
Câu 32: Nhận định nào sau đây đúng đối với tính chất của kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ?
A. Tính khử của các nguyên tố kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ đều tăng dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.
B. Các kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ có cấu trúc mạng tinh thể giống nhau.
C. Các kim loại kiềm thổ cứng hơn, có nhiệt độ nóng chảy cao hơn, có khối lượng riêng lớn hơn, có tính khử mạnh hơn so với kim loại kiềm cùng chu kỳ.
D. Các kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ là những kim loại có tính khử mạnh nhất, đều tan trong nước tạo dung dịch kiềm.
Câu 33: Chất nào sau đây không có khả năng tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng?
A. Xenlulozơ.	B. Mantozơ.	C. Tinh bột.	D. Fructozơ.
Câu 34: Cho dung dịch chứa FeCl2, ZnCl2 và CuCl2 tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, đem toàn bộ lượng kết tủa thu được nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được hỗn hợp rắn gồm
A. FeO, CuO, ZnO.	B. Fe2O3, ZnO, CuO.	C. FeO, CuO.	D. Fe2O3, CuO.
Câu 35: Amin có tính bazơ yếu nhất trong các amin dưới đây là
A. C2H5NH2. B. C6H5NH2 (phenylamin) C. CH3NH2.	 D. (C6H5)2NH (điphenylamin).
Câu 36. Nguyên tử X có cấu hình electron: 1s22s22p5. Xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn?
A. Ô thứ 9; Chu kỳ 2; nhóm VIIB	B. Ô thứ 9; Chu kỳ 2; nhóm VB
C. Ô thứ 9; Chu kỳ 2; nhóm VIIA	D. Ô thứ 9; Chu kỳ 2; nhóm VA
Câu 37: Kết luận nào sau đây không đúng khi nói về CrO3 ?
A. Bốc cháy khi tiếp xúc với C, S, P và C2H5OH.	B. Tan được trong nước.
C. Là oxit bazơ.	D. Là chất rắn màu đỏ thẫm.
Câu 38: X là một hợp chất của sắt. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch Y. Cho bột Cu vào dung dịch Y thu được dung dịch có màu xanh. Mặt khác, cho dung dịch KMnO4 vào dung dịch Y thấy dung dịch KMnO4 mất màu. Vậy X có thể là chất nào sau đây?
A. Fe(OH)2	B. Fe(OH)3	C. Fe3O4	D. FeO
Câu 39: Chất X được sử dụng trong quá trình sản xuất nhôm trong công nghiệp để giảm nhiệt đô nóng chảy của nhôm oxit, tăng khả năng dẫn điện của hỗn hợp nóng chảy... X là
A. Bôxit.	B. Criolit.	C. Manhetit.	D. Đôlômit.
Câu 40: Trường hợp nào dưới đây, kim loại không bị ăn mòn điện hóa ?
A. Đốt Al trong khí Cl2. B. Để gang ở ngoài không khí ẩm.
C. Vỏ tàu làm bằng thép neo đậu ngoài bờ biển D. Fe và Cu tiếp xúc trực tiếp cho vào dung dịch HCl.
Câu 41: Ong đốt , hoặc kiến đốt gây cảm giác ngứa hoặc đau nhức, trong thành phần nước bọt của côn trùng trên có chứa axit fomic. Để giảm đau nhức do vết đốt nên dùng
A. Muối ăn.	B. Giấm ăn.	C. Cồn iot.	D. Vôi bột.
Câu 42: Cho sơ đồ điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm:
Vì sao người ta phải rút ống dẫn khí ra khỏi ống nghiệm trước khi ngừng đun?
A. Ngăn không cho bột K2MnO4 và bột KMnO4 còn dư trộn lẫn với khí oxi.
B. Giúp KMnO4 nhiệt phân hết thành oxi và thoát ra môi trường ngoài.
C. Khai thông ống dẫn khí bị tắc nghẽn bởi bột K2MnO4 sau phản ứng.
D. Tránh nước bị hút ngược vào trong làm nứt, vỡ ống nghiệm.
Câu 43: Nước cứng tạm thời chứa các muối nào sau đây?
A. Ca(HCO3)2 và CaCl2 B. CaSO4 và CaCl2 C. Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2	 D. MgSO4 và CaSO4
Câu 44: Đường mía, đường phèn có thành phần chính là đường nào dưới đây ?
A. Glucozơ.	B. Fructozơ.	C. Saccarozơ.	D. Mantozơ.
Câu 45: Hãy cho biết dãy các kim loại nào sau đây tác dụng với Cl2 và dung dịch HCl đều cho cùng một muối.
A. Al, Fe và Ba	B. Fe, Zn và Mg	C. Al, Mg và Cu	D. Mg, Na và Al
Câu 46: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Cho kim loại Ba vào dung dịch chứa K2SO4 hoặc K2Cr2O7 đều thu được kết tủa.
B. Trong tự nhiên, kim loại kiềm có thể tồn tại ở cả dạng đơn chất và hợp chất.
C. Quặng boxit là nguyên liệu chính để sản xuất nhôm kim loại hiện nay.
D. Al(OH)3 và Cr(OH)3 đều là các hiđroxit lưỡng tính.
Câu 47: Những người sống ở gần các lò gạch, lò vôi hay là các trường hợp đốt than trong phòng kín, thường bị đau đầu, buồn nôn, hô hấp khó và có thể dẫn đến tử vong, hiện tượng này gọi là ngộ độc khí than. Nếu trong phòng kín khi ngộ độc khí than thì phải nhanh chóng mở thông thoáng tất cả các cánh cửa cho không khí lưu thông. Chất nào sau đây là thủ phạm chính gây nên hiện tượng ngộ độc khí than:
A. CO	B. CH4	C. CO và CO2	D. CO2
Câu 48: Kết luận nào sau đây đúng?
 A. Trong công nghiệp, người ta oxi hóa CH3OH có xúc tác để điều chế HCHO.
 B. Nồng độ glucozơ trong máu người hầu như không đổi khoảng 0,1%.
 C. Nhúng giấy quỳ vào dung dịch anilin, màu quỳ tím chuyển thành xanh.
 D. Poli (etylen terephtalat) được điều chế từ phản ứng trùng hợp.
Câu 49: Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Phenol và triolein cùng tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch Br2.
B. Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat là tơ thiên nhiên.
C. Hiđro hóa hoàn toàn hỗn hợp buta-1,3-đien, but-1-in và vinylaxetilen thu được một hiđrocacbon duy nhất.
D. Dùng Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường và dung dịch AgNO3/NH3, chứng minh glucozơ là hợp chất hữu cơ tạp chức.
Câu 50: Trường hợp nào sau đây không thu được kim loại tự do sau khi kết thúc thí nghiệm?
A. Cho dung dịch Fe(NO3)2 tác dụng với dung dịch AgNO3.
B. Nhiệt phân hết một lượng AgNO3.
C. Cho Fe3O4 tác dụng với một lượng H2 dư nung nóng.
D. Cho K tác dụng với dung dịch CuSO4 dư.
Câu 51: Các thiết bị sử dụng điện cao áp, như ti vi hoặc máy photocopy, khi hoạt động thường sinh ra khí X (có mùi hăng mạnh, độc). Trong công nghiệp X được dùng để tẩy trắng và khử trùng nước uống khi đóng chai; trong y học X được dùng để chữa bệnh sâu răng. X là khí nào sau đây ?
A. N2O.	B. CO2.	C. SO2.	D. O3.
Câu 52: Nhận định nào sau đây là sai ?
A. Đồng là kim loại có khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, chỉ kém vàng.
B. Nhôm là kim loại phổ biến nhất trong vỏ trái đất.
C. Gang, thép là loại hợp kim phổ biến nhất hiện nay.
D. Crom là kim loại cứng nhất, có thể rạch được thuỷ tinh.
Câu 53: Chọn phát biểu đúng:
A. Axit oleic có công thức là cis–CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7-COOH.
B. Dầu mỡ để lâu thường bị ôi, nguyên nhân là do liên kết đôi C = O của chất béo bị oxi hóa chậm bởi oxi không khí tạo thành peoxit.
C. Etylen glicol, axit ađipic, acrilonitrin đều có thể tham gia phản ứng trùng ngưng để tạo ra polime
D. Thành phần của mì chính (bột ngọt) là muối đinatri của axit glutamic.
Câu 54: Thuốc thử để phân biệt ancol etylic nguyên chất và cồn 96o là
A. CuSO4	B. Na	C. NaOH	D. HCl
Câu 55: Trong 4 đơn chất của phân nhóm halogen, có một chất ở trạng thái rắn là chất:
A. Br2	B. I2	C. F2	D. Cl2
Câu 56: Amophot và nitrophotka có chứa chung hợp chất nào dưới đây ?
A. K3PO4.	B. NH4H2PO4.	C. (NH4)2HPO4.	D. KNO3.
Câu 57: Cho 1 mol anđehit no đơn chức X mạch hở,tác dụng với dung dịch AgNO3 dư trong NH3 thu được 4 mol Ag.X là
A. Anđehit acrylic.	B. Anđehit fomic.	C. Anđehit oxalic.	D. Anđehit axetic.
Câu 58: Bốn kim loại Na; Al; Fe và Cu được ấn định không theo thứ tự X; Y; Z; T. Biết rằng:
- X; Y được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy.
- X đẩy được kim loại T ra khỏi dung dịch muối của T.
- Z tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nóng nhưng không tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nguội.
X; Y; Z; T theo thứ tự là
A. Na; Al; Fe; Cu.	B. Al; Na; Cu; Fe.	C. Al; Na; Fe; Cu.	D. Na; Fe; Al; Cu.
Câu 59: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Dẫn luồng khí clo qua bông tẩm lượng dư dung dịch KI.
(2) Nhỏ HCl vào ống nghiệm có chứa dung dịch Na2CO3.
(3) Dẫn khí flo vào nước nóng.
(4) Cho đinh sắt vào ống nghiệm chứa dung dịch HCl.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hoá – khử là
A. 3.	B. 1.	C. 4.	D. 2.
Câu 60: Cho các chất sau: axetilen, phenol , glucozơ, fructozơ, toluen, isopren, axit acrylic, axit oleic, etanol, anilin. Số chất làm mất màu nước brom ở điều kiện thường là
A. 6	B. 7	C. 5	D. 4
Câu 61: Hợp chất hữu cơ nào dưới đây là hợp chất đơn chức ?
A. Axit lactic.	B. Axit oxalic.	C. Anilin.	D. Alanin.
Câu 62: Trong phòng thí nghiệm, cách xử lí một số tình huống bất ngờ xảy ra nào sau đây không hợp lí ?
A. Dùng bột lưu huỳnh để thu hổi thủy ngân khi làm vỡ nhiệt kế thủy ngân.
B. Dùng nước vôi trong để xử lí brom lỏng khi làm đổ bình chứa ra phòng thí nghiệm.
C. Phun nước vôi trong vào phòng thí nghiệm khi sơ suất để khí Cl2 thoát ra khỏi bình chứa.
D. Khi bị bỏng nhẹ do phenol, axit cần dùng nước và cồn để xử lí ngay vết bỏng.
Câu 63: Kim loại nào thuộc cùng nhóm với sắt trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học?
A. niken	B. mangan	C. kẽm	D. thiếc
Câu 64: Amin CH3-NH-C2H5 có tên gọi gốc - chức là
A. N-metyletanamin	B. metyletylamin	C. Etylmetylamin	D. propan-2-amin
Câu 65: Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử Z = 12. Số electron lớp ngoài cùng trong nguyên tử nguyên tố X là
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 66: X, Y là hai nguyên tố thuộc cùng chu kỳ của bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố. Trong đó X thuộc IIA và Y thuộc IIIA với ZX + ZY = 25. Nhận định nào sau đây là sai?
A. Hợp chất của X được dùng để chế tạo máy bay, ô tô.
B. Oxit và hydroxit của Y tan trong môi trường bazơ mạnh.
C. X, Y đều được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy muối clorua của chúng.
D. Y là kim loại phổ biến nhất trong vỏ trái đất.
Câu 67: Tripanmitin có công thức là
A. (C17H31COO)3C3H5.	B. (C17H35COO)3C3H5.	C. (C15H31COO)3C3H5.	D. (C17H33COO)3C3H5.
Câu 68: Cho phương trình ion: Cu2+ + 2OH- → Cu(OH)2↓. Phản ứng nào sau đây có phương trình ion thu gọn đã cho?
A. Cu(NO3)2 + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2 + 2NH4NO3. B. CuCl2 + 2KOH → Cu(OH)2 + 2KCl.
C. CuS + 2NaOH→ Cu(OH)2 + Na2S. D. CuSO4 + Ba(OH)2 → Cu(OH)2 + BaSO4.
Câu 69: Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch NaOH?
A. Axit axetic.	B. Anilin.	C. Alanin.	D. Phenol.
Câu 70: Cho các cân bằng hóa học sau : 
 (1) H2 (k) + Cl2 (k) 2HCl (k).	(2) 2SO2 (k) + O2 (k)2SO3 (k).	
 (3) N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3 (k).	 (4) 2NO2 (k) N2O4 (k).
Khi tăng áp suất, các cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là
A. (1), (2), (3), (4).	B. (2), (3), (4).	C. (1), (2), (3).	D. (1), (3), (4).
Câu 71: Cho cấu hình electron các nguyên tử của các nguyên tố sau:
(1) X: [He] 2s1 (2) Y: [He] 2s22p5 (3) Z: [Ne] 3s23p1	(4) T: [Ar] 4s2
Nguyên tử thuộc halogen là.
A. Z	B. Y	C. X	D. T
Câu 72: Khẳng định nào sau đây là đúng ?
A. Nhôm có thể tác dụng với H2SO4 đặc nguội vì nhôm có tính khử mạnh.
B. Các kim loại K, Ba, Be, Ca đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch kiềm.
C. Glyxin, nhôm oxit, natri hiđrocacbonat đều là hợp chất lưỡng tính.
D. axit acrylic, vinylaxetilen, toluen đều làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường.
Câu 73: Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit
A. H2N-CH2CO-NH-CH(CH3)-COOH	B. H2N-CH2-NH-CH2COOH
C. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH	D. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH
Câu 74: Cho các chất sau : CO2, NO2, CO, CrO3, P2O5, Al2O3. Có bao nhiêu chất tác dụng được với dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường?
A. 3.	B. 6.	C. 4.	D. 5.
Câu 75: Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm theo mô hình sau
 Chất X
Nhận định nào sau đây là sai?
A. X là KMnO4.	B. X là NaHCO3.	C. X là (KClO3 + MnO2).	D. X là NaNO3
Câu 76: Công thức của tơ olon, tơ capron lần lượt là
A. (–CH2–CHCl–)n, (–HN–(CH2)5–CO–)n.	B. (–CH2–CH(CN)–)n, (–HN–(CH2)6–CO–)n.
C. (–CH2–CHCl–)n, (–HN–(CH2)6–CO–)n.	D. (–CH2–CH(CN)–)n, (–HN–(CH2)5–CO–)n.
Câu 77: Dãy nào sau đây gồm các polime dùng làm chất dẻo:
A. polietilen; poli(vinyl clorua); poli(metyl metacrylat).
B. polibuta-1,3-đien; poli (vinyl clorua); poli(metyl metacrylat).
C. nilon-6; xenlulozơ triaxetat; poli(phenol-fomandehit).
D. poli stiren; nilon-6,6; polietilen.
Câu 78: Chất nào sau đây là monosaccarit?
A. Saccarozơ.	B. Xenlulozơ.	C. Amilozơ.	D. Glucozơ.
Câu 79: Hàm lượng dinh dưỡng của phân lân được tính dựa theo phần trăm khối lượng của?
A. PO43-.	B. P.	C. H2PO4-.	D. P2O5.
Câu 80: Cho các phát biểu sau đây:
(a) Ancol có nhiệt độ sôi cao hơn nhiệt độ sôi của andehit tương ứng.
(b) Dung dịch AgNO3 trong NH3 có thể oxi hóa axetilen tạo kết tủa vàng.
(c) Để trái cây nhanh chín có thể cho tiếp xúc với khí axetilen.
(d) Cho axetilen phản ứng với nước có xúc tác HgSO4/H2SO4 thu được duy nhất một ancol.
(e) Trùng hợp etilen thu được teflon.
(f) Dung dịch AgNO3 trong NH3 có thể oxi hóa andehit tạo kết tủa trắng, ánh kim.
Trong số các phát biểu trên, số phát biểu không đúng là
A. 4.	B. 2.	C. 3.	D. 5.
Câu 81: Xây hầm bioga là cách xử lí phân và chất thải gia xúc đang được tiến hành. Quá trình này không những làm sạch nơi ở và vệ sinh môi trường mà còn cung cấp một lượng lớn khí ga sử dụng cho việc đun, nấu. Vậy thành phần chính của khí bioga là:
A. etan.	B. metan.	C. butan.	D. propan.
Câu 82: Amin X (có chứa vòng benzen) có công thức phân tử C7H9N. Số đồng phân của X là:
A. 4.	B. 5.	C. 3.	D. 6.
Câu 83: Trong các chất: Mg, KHCO3, CuS và Cu, số chất phản ứng được với dung dịch HCl, tạo chất khí là
A. 1	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 84: Trong quá trình tiến hành thí nghiệm không may tai nạn đã xảy ra, axit H2SO4 đặc bắn đúng cánh tay của một bạn trong lớp. Cách sơ cứu cần thiết nhất để hạn chế tối đa tác hại của tai nạn không mong muốn này là:
A. xả nước sạch vào vết thương liên tục để pha loãng, rửa trôi axit và gọi ngay cho nhân viên y tế.
B. gọi cho cấp cứu ngay để đưa bạn đến bệnh viện gần nhất.
C. bôi cồn iot vào vết thương và đưa đi cấp cứu ngay.
D. đổ nước vôi trong hoặc dung dịch NaOH vào để trung hòa axit loại bỏ khỏi vết thương.
Câu 85: Thực hiện các thí nghiệm sau:
	(I) Cho MnO2 vào dung dịch HCl đặc, đun nóng. (II) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH. 
(III) Cho dung dịch H2SO4 vào dung dịch Na2SO3.	 (IV) Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng. 
(V) Cho kim loại Mg vào dung dịch H2SO4 loãng. 
 Các thí nghiệm có phản ứng oxi hoá - khử xảy ra là:
A. (I), (II), (IV).	B. (I), (II), (V).	C. (II), (III), (V).	D. (I), (III), (IV).
Câu 86: Chất nào trong các chất sau đây không phải là chất có tính lưỡng tính
A. NaHCO3.	B. Al(OH)3.	C. Cr2O3.	D. Al.
Câu 87: Hợp chất nào sau đây không làm đổi màu quì tím ẩm?
A. CH3COOH. B. CH3NH3Cl. C. H2NCH2COOH.	 D. CH3NH2.
Câu 88: Xét sáu hợp chất gồm: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, mantozơ, tinh bột và xenlulozơ. Phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Có ba chất có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.
B. Có bốn chất có khả năng tham gia phản ứng thủy phân.
C. Có ba chất có khả năng làm nhạt màu dung dịch brom.
D. Có một chất chất tác dụng với I2 ở điều kiện thích hợp tạo dung dịch màu xanh
Câu 89: Hóa chất không sử dụng làm phân bón hóa học là
A. Ca(H2PO4)2.	B. NaCl.	C. KCl.	D. (NH4)2HPO4.
Câu 90: Các hình vẽ sau mô tả một số phương pháp thu khí thường tiến hành ở phòng thí nghiệm. Cho biết từng phương pháp (1), (2), (3) có thể áp dụng để thu được khí nào trong các khí sau: O2, N2, Cl2, HCl, NH3, SO2?
A. (1) thu NH3, N2, Cl2; (2) thu SO2; (3) thu O2, HCl.
B. (1) thu O2, HCl; (2) thu SO2, NH3; (3) thu N2 Cl2.
C. (1) thu NH3; (2) thu HCl, SO2, Cl2; (3) thu O2, N2.
D. (1) thu O2, N2; (2) thu SO2 Cl2; (3) thu NH3, HCl.
Câu 91: Cho dãy các chất: NH4Cl, (NH4)2SO4, NaCl, MgCl2, FeCl2, AlCl3. Số chất trong dãy tácdụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 tạo thành kết tủa là
A. 3.	B. 4.	C. 1.	D. 5.
Câu 92: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong tự nhiên, clo tồn tại cả ở dạng đơn chất và hợp chất. 
B. Tất cả các muối halogenua của bạc đều không tan.
C. Ở điều kiện thường, flo là chất lỏng màu lục nhạt, rất độc. 
D. Axit iothiđric (HI) có tính axit mạnh hơn axit clohiđric.
Câu 93: Với dung môi là H2O thì chất nào sau đây không phải là chất điện li ?
A. C6H12O6 (glucozơ).	B. HCl.	C. Na2SO4.	D. CH3COONa.
Câu 94: Chất X dùng để sản xuất HNO3, sản xuất phân đạm, thuốc nổ  Chất X còn được sử dụng để khử độc khi có một lượng nhỏ khí Clo làm ô nhiễm phòng thí nghiệm. Chất X là
A. NO2. B. N2. C. NH3.	 D. Ca(OH)2.
Câu 95: Alanin và anilin đều tác dụng với chất nào sau đây?
A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch HCl. C. Dung dịch nước brom. D. Dung dịchNaHCO3.
Câu 96: Kim loại không tan trong dung dịch HNO3 đặc, nguội là
A. Al.	B. Cu.	C. Zn.	D. Mg.
Câu 97: Cho dãy các chất sau: Fe3O4, AgNO3, Zn, Fe(NO3)2. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl và xảy ra phản ứng oxi hoá – khử là
A. 2.	B. 3.	C. 1.	D. 4.
Câu 98: Kết tủa xuất hiện khi nhỏ dung dịch nước brom vào
A. Etanol. B. Axit axetic. C. Anilin.	 D. Benzen.
Câu 99: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Etylen glicol, phenol, axit ađipic, acrilonitrin đều có thể tham gia phản ứng trùng ngưng để tạo ra polime.
B. Vật liệu compozit gồm chất nền (là polime), chất độn, ngoài ra còn có các chất phụ gia khác.
C. Tơ tằm và tơ nilon-6,6 đều thuộc loại tơ poliamit.
D. Stiren, vinyl clorua, etilen, butađien, metyl metacrylat đều có thể tham gia phản ứng trùng hợp để tạo ra polime.
Câu 100: Kim loại M có thể được điều chế bằng cách khử ion của nó trong oxit bởi khí H2 ở nhiệt độ cao. Mặt khác, kim loại M khử được ion H+ trong dung dịch axit loãng thành H2. Kim loại M là
A. Cu.	B. Mg.	C. Al.	D. Fe.
Câu 101: Phát biểu sai là
A. Rau quả được rửa bằng nước muối ăn vì nước muối có tính oxi hóa tiêu diệt vi khuẩn.
B. Để khử mùi tanh của cá tươi (do amin gây ra) người ta rửa bằng giấm ăn.
C. Đốt than, lò than trong phòng kín có thể sinh ra khí CO độc, nguy hiểm.
D. Tầng ozon có tác dụng ngăn tia cực tím chiếu vào trái đất.
Câu 102: Một mẫu nước cứng có chứa các ion: Ca2+, Mg2+, HCO, Cl, SO. Chất làm mềm mẫu nước cứng trên là
A. BaCl2.	B. HCl.	C. Na3PO4.	D. NaHCO3.
Câu 103: Chất X có công thức phân tử C4H6O2. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức phân tử C3H3O2Na. Chất X có tên gọi là
A. etyl acrylat.	B. metyl axetat.	C. metyl acrylat.	D. metyl metacrylat.
Câu 104: Xà phòng hóa hoàn toàn chất béo X trong NaOH (dư) đun nóng thu được 9,2 gam glixerol và 91,2 gam một muối natri của axit béo. Tên của X là
A. tristearin.	B. triolein.	C. tripanmitin.	D. trilinolein.
Câu 105: Cho 14,36 gam hỗn hợp gồm Mg, Al và Fe vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 8,96 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được lượng muối khan là.
A. 52,76 gam	B. 57,26 gam	C. 91,16 gam	D. 96,11 gam
Câu 106: Amino axit X có dạng H2N-R-COOH (R là gốc hiđrocacbon). Cho 0,1 mol X phản ứng hết với dung dịch HCl (dư) thu được dung dịch chứa 11,15 gam muối. Tên gọi của X là
A. glyxin.	B. valin.	C. alanin.	D. phenylalanin.
Câu 107: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, khối lượng dung dịch giảm 0,8 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Khối lượng Fe đã phản ứng là
A. 6,4 gam.	B. 8,4 gam.	C. 11,2 gam.	D. 5,6 gam.
Câu 108: Cho 5 lít dung dịch HNO3 68%(D=1,4g/ml) phản ứng với xenlulozơ dư thu được m kg thuốc súng không khói(xenlulozơ trinitrat), biết hiệu suất phản ứng đạt 90%. Giá trị gần với m nhất là:
A. 8,5.	B. 9,5.	C. 7,5.	D. 6,5.
Câu 109: Trung hòa 6,75 gam amin no, đơn chức, mạch hở X bằng lượng dư dung dịch HCl. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 12,225 gam muối. Số đồng phân cấu tạo của X là
A. 2.	B. 4.	C. 3.	D. 1.
Câu 110: Thực hiện phản ứng tráng bạc 18 gam hỗn hợp X gồm anđehit axetic, anđehit acrylic, anđehit malonic OHC-CH2-CHO và anđehit oxalic OHC-CHO thu được 108 gam Ag. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 18 gam hỗn hợp X thu được V lit CO2 (đktc) và 9 gam H2O. Giá trị của V lit là :
A. 17,92	B. 16,80	C. 13,44	D. 14,56
Câu 111: Hoà tan m gam hỗn hợp gồm KHCO3 và CaCO3 trong lượng dư dung dịch HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của m là
A. 40.	B. 50.	C. 60.	D. 100.
Câu 112: Capsaicin là chất tạo nên vị cay của quả ớt. Capsaicin có công dụng trị bệnh được dùng nhiều trong y học, có thể kết hợp Capsaicin với một số chất khác để trị các bệnh nhức mỏi, sưng trặc gân, đau bụng, đau răng, nhức đầu, sưng cổ họng, tê thấp, thần kinh  Khi phân tích định lượng Capsaicin thì thu được thành phần % về khối lượng các nguyên tố như sau: %C = 70,13%; %H = 9,09%; %O = 20,78%. Công thức phân tử của Capsaicin là?
A. C8H8O2	B. C9H14O2	C. C8H14O3	D. C9H16O2
Câu 113: Tamiflu chứa hoạt chất oseltamivir (X) được chiết suất từ cây hoa Hồi là thuốc chống lại dịch cúm A/H1N1 trên thế giới hiện nay. Đốt cháy hoàn toàn 15,6 gam X chỉ thu được 35,2 gam CO2, 12,6 gam H2O và 1,12 lít N2 (ở đktc). Tỷ khối hơi của X so với Oxi là 9,75. Tổng số các nguyên tử trong một phân tử X là
A. 49.	B. 51.	C. 52.	D. 50.
Câu 114: Chia 11,52 gam hỗn hợp X gồm axit axetic và ancol etylic thành hai phần bằng nhau. Cho phần một tác dụng với Na dư thu được 1,232 lít H2 (đktc). Đun phần hai với H2SO4 đặc thu được m gam este với hiệu suất 80%. Giá trị của m là
A. 4,400.	B. 4,224.	C. 3,520.	D. 5,280.
Câu 115: Trộn dung dịch A chứa x mol NaOH với dung dịch B chứa y mol H3PO4 thu được dung dịch D chứa m gam hỗn hợp hai muối. Biểu thức liên hệ giữa m với x và y là
A. m = 40x + 98y.	B. m = 22x + 80y.	C. m = 22x + 98y.	D. m = 40x + 80y.
Câu 116: Cho 300 ml dung dịch (NH4)2SO4 1M tác dụng với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M được bao nhiêu gam kết tủa 
A. 13,2	B. 59,8	C. 73,8	D. 46,6
Câu 117: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào 750 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 29,55	B. 9,85	C. 19,70	D. 39,40
Câu 118: Cho 300 ml dung dịch NaOH 0,1M phản ứng với 100ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 1,17.	B. 2,34.	C. 1,56.	D. 0,78.
Câu 119: Cho 6.12 gam este (E) no đơn chức có công thức phân tử C5H10O2 tác dụng với dung dịch chứa 3.24 gam NaOH . Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 5.76 gam chất rắn. Este (E) có công thức nào sau đây.
A. CH3COOC3H7	B. C2H5COOC2H5.	C. HCOOC4H9.	D. C3H7COOCH3.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_tong_on_ly_thuyet_so_1_THPT_quoc_gia.doc