Bài tập Tốc độ phản ứng, cân bằng hóa học (phần 2)

doc 3 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1500Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Tốc độ phản ứng, cân bằng hóa học (phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập Tốc độ phản ứng, cân bằng hóa học (phần 2)
TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG
Câu 1: Một phản ứng ở 100C diễn ra mất thời gian 34 phút 8 giây. Nếu tăng nhiệt độ lên gấp đôi thì chỉ mất thời gian 17 phút 4 giây. Để phản ứng trên thực hiện xong trong 32 giây thì phải thực hiện ở nhiệt độ là
A. 800C	B. 500C	C. 700C	D. 600C
Câu 2: Để hòa tan một mẩu Zn trong dung dịch HCl ở 250C cần 243 phút. Cũng mẩu Zn đó tan hết trong dung dịch HCl như trên ở 650C cần 3 phút. Để hòa tan hết mẩu Zn đó trong dung dịch HCl có nồng độ như trên ở 450C cần thời gian là
A. 27 phút.	B. 81 phút.	C. 18 phút.	D. 9 phút.
Câu 3: Cho 5g kẽm viên vào cốc đựng 50ml dung dịch H2SO4 4M ở nhiệt độ thường (250). Trường hợp nào tốc độ phản ứng không đổi ?
A. Đun nóng dung dịch
B. Thay 5g kẽm viên bằng 5g kẽm bột.
C. Thay 50 ml dung dịch H2SO4 4M bằng 100ml dung dịch H2SO4 2M
D. Thêm 50 ml dung dịch H2SO4 4M nữa
CÂN BẰNG HOÁ HỌC
Câu 4: Cho cân bằng hóa học sau: N2(k) + 3H2(k) 2NH3(k), ∆H0pư = -92 kJ/mol. Khi tăng nhiệt độ thì:
A. cân bằng chuyển dịch về phía nghịch, tỷ khối của hỗn hợp phản ứng giảm.
B. cân bằng chuyển dịch về phía nghịch, tỷ khối của hỗn hợp phản ứng tăng.
C. cân bằng chuyển dịch về phía thuận, tỷ khối của hỗn hợp phản ứng giảm.
D. cân bằng chuyển dịch về phía thuận, tỷ khối của hỗn hợp phản ứng tăng.
Câu 5: Cho cân bằng sau: H2 (k) + I2 (k) 2HI (k) (1). Tong bình kín dung tích không đổi, tại nhiệt độ T, ban đầu lấy số mol H2 gấp đôi số mol I2. Tại thời điểm cân bằng, số mol của HI gấp đôi số mol của I2. Hằng số cân bằng Kc của cân bằng (1) là:
A. 4,00	B. 1,33	C. 1,67	D. 2,67
Câu 6: Tìm nhận xét đúng:
A. Khi thay đổi bất kì 1 trong 3 yếu tố: áp suất, nhiệt độ hay nồng độ của một hệ cân bằng hoá học thì hệ đó sẽ chuyển dịch sang một trạng thái cân bằng mới.
B. Trong bình kín tồn tại cân bằng 2NO2(nâu) N2O4. Nếu ngâm bình trên vào nước đá thấy màu nâu trong bình nhạt dần. Điều đó chứng tỏ chiều nghịch của phản ứng là chiều thu nhiệt.
C. Trong bình kín, phản ứng 2SO2 + O2 2SO3 ở trạng thái cân bằng. Thêm SO2 vào đó, ở trạng thái cân bằng mới, chỉ có SO3 là có nồng độ cao hơn so với ở trạng thái cân bằng cũ.
D. Khi thêm chất xúc tác, hiệu suất phản ứng tổng hợp NH3: N2 + 3H2 NH3 sẽ tăng.
Câu 7: Cho cân bằng hoá học sau: 2SO2 (k) + O2 (k) ⇄ 2SO3 (k); ∆H < 0. Cho các biện pháp: (1) tăng nhiệt độ, (2) tăng áp suất chung của hệ phản ứng, (3) hạ nhiệt độ, (4) dùng thêm chất xúc tác V2O5, (5) giảm nồng độ SO3, (6) giảm áp suất chung của hệ phản ứng. Những biện pháp nào làm cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận?
A. (2), (3), (5).	B. (1), (2), (4), (5).	C. (2), (3), (4), (6).	D. (1), (2), (4).
Câu 8: Xét cân bằng: N2O4 (k) ⇄ 2NO2 (k) ở 25oC. Khi chuyển dịch sang một trạng thái cân bằng mới nếu nồng độ của N2O4 tăng lên 9 lần thì nồng độ của NO2
A. giảm 3 lần.	B. tăng 3 lần.	C. tăng 9 lần.	D. tăng 4,5 lần.
Câu 9: Trong bình kín dung tích 2 lít, người ta cho vào 11,2 gam khí CO và 10,8 gam hơi nước. Phản ứng xảy ra là CO + H2O CO2 + H2. Ở 850oC hằng số cân bằng của phản ứng trên K = 1, nồng độ mol/l của CO và H2O ở trạng thái cân bằng là
A. 0,08M và 0,2M	B. 0.08 M và 0,18M	C. 0,2M và 0,3M	D. 0,12M và 0,12M
Câu 10: Nếu hằng số cân bằng của phản ứng có giá trị là 4,16.10-3 ở 250C và 2,13.10-4 ở 1000C thì có thể nói rằng phản ứng này là
A. tỏa nhiệt khi thể tích tăng.	B. tỏa nhiệt
C. thu nhiệt	D. thu nhiệt khi áp suất tăng
Câu 11: Cho phản ứng sau: 2SO2(k) + O2(k) 2SO3(k) ;H < 0
Để cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận thì: (1): tăng tăng nhiệt độ, (2): tăng áp suất, (3): hạ nhiệt độ, (4): dùng xúc tác là V2O5, (5): Giảm nồng độ SO3. Biện pháp đúng là:
A. 1, 2, 3, 4, 5.	B. 2, 3, 5.	C. 1, 2, 5.	D. 2, 3, 4, 5.
Câu 12: Khi tăng áp suất chung của hệ thì cân bằng nào sau đây chuyển dịch theo chiều nghịch (giữ nguyên các yếu tố khác) ?
A. CO2 (k) + H2 (k) D CO (k) + H2O (k)	B. N2O4 (k) D 2NO2 (k)
C. 2SO2 (k) + O2 (k) D 2SO3 (k)	D. N2 (k) + 3H2 (k) D 2NH3 (k)
Câu 13: Cho cân bằng sau: .
Khi cho 1 mol axit tác dụng với 1,6 mol ancol, khi hệ đạt đến trạng thái cân bằng thì hiệu suất của phản ứng là
A. 66,67%	B. 80%	C. 33,33%	D. 50%
Câu 14: Quá trình sản xuất amoniac trong công nghiệp dựa trên phản ứng thuận nghịch sau:
 N2(k) + 3H2(k) ↔ 2NH3(k). ∆H = -92 kJ
Khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng, những thay đổi nào dưới đây làm cho cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận tạo ra nhiều amoniac: (1) Tăng nhiệt độ; (2) Tăng áp suất; (3) Thêm chất xúc tác; (4) Giảm nhiệt độ; (5) Lấy NH3 ra khỏi hệ
A. (2), (3), (4), (5).	B. (2), (3), (5).	C. (2), (4), (5).	D. (1), (2), (3), (5).
Câu 15: Cho phương trình phản ứng: 2A(k) + B (k) 2X (k) + 2Y(k). Người ta trộn 4 chất, mỗi chất 1 mol vào bình kín dung tích 2 lít (không đổi). Khi cân bằng, lượng chất X là 1,6 mol. Hằng số cân bằng của phản ứng này là
A. 29,26	B. 33,44.	C. 58,51	D. 40,96.
Câu 16: Cho cân bằng sau: CO2 (k) + C(r) 2CO(k) ΔH = 172KJ. 
Tác động các yếu tố sau vào cân bằng trên: 
(1) Tăng lượng khí CO2; 	 (2) Thêm lượng C; (3) tăng lượng khí CO; 	
(4) lấy bớt CO2 ra; (5) lấy bớt khí CO ra; 	 (6) Thêm chất xúc tác vào; 
(7) Giảm áp suất của hệ phản ứng; (8) Tăng nhiệt độ của hệ. 
Các yếu tố làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là
A. (2); (4); (6); (8).	B. (5); (6); (7); (8).	C. (1); (3); (5); (8).	D. (1); (5); (7); (8).
Câu 17: Cho cân bằng sau trong bình kín: 2NO2 (k) D N2O4 (k).
 (màu nâu đỏ) (không màu)
Khi ngâm bình vào nước đá thì màu nâu đỏ nhạt dần. Điều đó chứng tỏ rằng phản ứng thuận có:
A. ΔH 0, phản ứng thu nhiệt.
C. ΔH 0, phản ứng tỏa nhiệt.
Câu 18: Một bình phản ứng có dung tích không đổi, chứa hỗn hợp khí N2 và H2 với nồng độ tương ứng là 0,3 M và 0,7 M. Sau khi phản ứng tổng hợp NH3 đạt trạng thái cân bằng ở t0C, H2 chiếm 50% thể tích hỗn hợp thu được. Hằng số cân bằng KC ở t0C của phản ứng có giá trị là
A. 0,609	B. 3,125	C. 0,500	D. 2,500
Câu 19: Cho phản ứng sau: 2SO2(k) + O2(k) 2SO3(k) ;H < 0
Để cân bằng trên chuyển dịch theo chiều nghịch thì: (1): tăng tăng nhiệt độ, (2): tăng áp suất, (3): hạ nhiệt độ, (4): dùng xúc tác là V2O5; (5):giảm áp suất; (6): tăng nồng độ SO3. Biện pháp đúng là:
A. 1, 2, 5,6.	B. 2, 3, 4, 5.	C. 1, 2, 3, 4, 5.	D. 1, 5, 6.
Câu 20: Ở nhiệt độ không đổi, cân bằng của phản ứng thuận - nghịch bị chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng áp suất của hệ là:
A. 2SO3(k) « 2SO2(k) + O2(k)	B. CaCO3(r) « CaO(r) + CO2(k)
C. N2(k) + 3H2(k) « 2NH3(k)	D. I2(k) + H2(k) « 2HI(k)

Tài liệu đính kèm:

  • docBT_toc_do_phan_ung_can_bang_hoa_hoc.doc