Bài tập ôn tập Chương Điện li – Hóa 11 NC

docx 2 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1658Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập Chương Điện li – Hóa 11 NC", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập ôn tập Chương Điện li – Hóa 11 NC
BÀI TẬP ÔN TẬP CHƯƠNG ĐIỆN LI – 11NC 
Dạng 1: Viết phương trình
1. Cho các dung dịch KHCO3, KHSO4, KOH, HCl, Ca(OH)2, K2CO3, FeCl3. Cho các dung dịch tác dụng với nhau từng đôi một. Viết các phương trình phản ứng có thể xảy ra dưới dạng phân tử và ion thu gọn.
2. Cho các chất Na2CO3, BaCl2, NaHCO3, H2SO4, NaOH. Cho các chất trên tác dụng với nhau từng đôi một. Viết các phương trình dạng phân tử và ion thu gọn.
3. Viết phương trình phản ứng dạng phân tử và ion thu gọn ( nếu có )
a. NaHCO3 + NaOH         b. Na2CO3 + CaCl2              c. MgCl2 + K3PO4
d. BaCl2  + H2SO4            e. HCl + AgNO3                  f. FeCl2 + H2S
g. CH3COONa + HCl       h. CaCO3 + HCl                  i. NaOH + MgCl2
j. KOH + BaCl2                k. H2SO4 + NaOH              l. ZnSO4 + KOH
m. Fe(OH)2 + H2SO4 (l )  n. Na2CO3 + Ca(NO3)2       o. NaHCO3 + HCl
p. FeSO4 + NaOH             q. K2CO3 + HCl                 r. CuO + H2SO4
4. Viết phương trình phản ứng dạng phân tử và ion thu gọn ( nếu có )
a. CuCl2 + NaOH              b. SO2 + 2NaOH                   c. Na2SO4 + Ba(OH)2
d. Ba(OH)2 + (NH4)2SO4  e. Al + H2SO4 (l)                   f. Cu + HNO3(l)
g. NaSO3 + H2SO4            h. KHCO3 + Ba (OH )2 dư     i. Zn(OH)2 + NaOH
j. Al(OH)3 + NaOH          k. KNO3 + NaCl                    l. CuSO4 + Na2S
m. BaCO3 + Na2SO4         n. Fe2(SO4)3 + NaOH
5. Cho các chất NaHCO3, NaHS, Al(OH)3, Zn(OH)2. Viết PT chứng minh các chất trên có tính chất lưỡng tính.
6. Viết phương trình phân tử và ion rút gọn (nếu có) khi trộn lẫn các chất
a. dd HNO3 và CaCO3.	b. dd KOH và dd FeCl3.
c. dd H2SO4 và dd NaOH.	d. dd Ca(NO3)2 và dd Na2CO3.
e. dd NaOH và Al(OH)3.	f. dd NaOH và Zn(OH)2.
g. FeS và dd HCl.	h. dd CuSO4 và dd H2S.
i. dd NaHCO3 và HCl	j. Ca(HCO3)2 và HCl.
7. Viết phương trình phân tử ứng với phương trình ion thu gọn của các phản ứng
a. Ba2+ + CO32– → BaCO3↓.	b. NH4+ + OH– → NH3 + H2O.
c. S2– + 2H+ → H2S↑.	d. Fe3+ + 3OH– → Fe(OH)3↓.
e. Ag+ + Cl– → AgCl↓.	f. H+ + HCO3– → CO2 + H2O.
8. Hoàn thành phương trình dạng phân tử và viết phương trình ion rút gọn theo sơ đồ sau:
a. Pb(NO3)2 + ? → PbCl2↓ + ?	b. FeCl3 + ? → Fe(OH)3 + ?
c. BaCl2 + Na2SO4 → ?↓ + ?	d. HCl + ? → ? + CO2↑ + H2O.
e. NH4NO3 + ? → ? + NH3↑ + H2O.	f. H2SO4 + ? → ? + H2O.
Dạng 2: Nhận biết
 1. Dùng thuốc thử thích hợp nhận biết các dung dịch mất nhãn sau:
a. NaCl, KI, H2SO4, KOH
b. H2SO4, NaOH, HCl, Ba(OH)2
c. Na2CO3, K2SO4, NaCl, BaCl2
2. Chỉ dùng thêm quì tím, nhận biết các dung dịch sau:
a. Na2CO3, BaCl2, H2SO4, HCl
b. Na2SO4, HNO3, NaCl, Ba(OH)2
c. NaOH, H2SO4, Na2SO4, Ba(OH)2, NaCl
3. Nhận biết các dung dịch của các chất sau bằng phương pháp hóa học.
a. NH4NO3, (NH4)2CO3, Na2SO4, NaCl.
b. NaOH, NaCl, Na2SO4, NaNO3.
c. NaOH, H2SO4, BaCl2, Na2SO4, NaNO3 (chỉ dùng thêm quỳ tím).
Dạng 3: Bài toán tổng hợp
Câu 14. Dung dịch X chứa 0,01 mol Fe3+, 0,02 mol , 0,02 mol và x mol .
a. Tính x.
b. Trộn dung dịnh X với 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,3 M thu được m gam kết tủa và V lít khí ở đktc. Tính m và V.
Câu 15. Trộn 240 ml dung dịch FeCl3 0,5M với 360 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch D và m gam kết tủa. Bỏ qua sự điện li của nước. Tính nồng độ các ion trong D và tính m.
Câu 20. Chia 19,8 gam Zn(OH)2 thành hai phần bằng nhau. Cho 150 ml dung dịch H2SO4 1M vào phần một. Cho 150 ml dung dịch NaOH 1M vào phần hai. Tính khối lượng muối tạo thành ở mỗi phần.
Câu 23. Cho dung dịch A gồm 2 chất HCl và H2SO4. Trung hòa 1000 ml dung dịch A thì cần 400 ml dung dịch NaOH 0,5M. Cô cạn dung dịch tạo thành thu được 12,95 gam muối.
a. Tính nồng độ mol/l của các ion trong dung dịch A.
b. Tính pH của dung dịch A.
Câu 24. Cho 200 ml dung dịch gồm MgCl2 0,3M; AlCl3 0,45M; và HCl 0,55M tác dụng hoàn toàn với V lít dung dịch C gồm NaOH 0,02M và Ba(OH)2 0,01M. Hãy tính thể tích V để được kết tủa lớn nhất và lượng kết tủa nhỏ nhất? Tính lượng kết tủa đó?
Câu 25. Trộn 250 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,08 mol/l và H2SO4 0,01M với 250 ml dung dịch NaOH a mol/l, thu được 500 ml dung dịch có pH = 12. Tính a.
Câu 26. Để trung hòa 500 ml dung dịch X chứa hỗn hợp HCl 0,1M và H2SO4 0,3M cần bao nhiêu ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,3M và Ba(OH)2 0,2M?
Câu 6. Nhỏ từ từ đến hết 30 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được V lít khí CO2 (đktc). Tính V.
Câu 4. Dung dịch A gồm 5 ion: Mg2+, Ca2+, Ba2+, 0,1 mol Cl– và 0,2 mol NO3–. Thêm từ từ dung dịch K2CO3 1M vào dung dịch A đến khi lượng kết tủa lớn nhất. Tính thể tích dung dịch K2CO3 cần dùng.

Tài liệu đính kèm:

  • docxkiem_tra_mot_tiet_dien_ly_lop_8.docx