Để điều chế được 78 gam Cr từ Cr2O3 (dư) bằng phương pháp nhiệt nhôm với hiệu suất của phản ứng là 90% thì khối lượng bột nhôm cần dùng tối thiểu là A. 81,0 gam. B. 54,0 gam. C. 40,5 gam. D. 45,0 gam. Đề thi TSCĐ 2009 Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được 23,3 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit HCl (dư) thoát ra V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là A. 4,48. B. 3,36. C. 7,84. D. 10,08. Đề thi TSĐHCĐ khối B 2007 Khi cho 41,4 gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, Cr2O3 và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH đặc (dư), sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng 16 gam. Để khử hoàn toàn 41,4 gam X bằng phản ứng nhiệt nhôm, phải dùng 10,8 gam Al. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Cr2O3 trong hỗn hợp X là A. 20,33%. B. 50,67%. C. 36,71%. D. 66,67%. Đề thi TSCĐ 2007 Nung nóng m gam hỗn hợp Al và Fe2O3 (trong môi trường không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau: - Phần 1 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), sinh ra 3,08 lít khí H2 (đktc); - Phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH (dư), sinh ra 0,84 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là A. 22,75 B. 29,43. C. 29,40. D. 21,40. Đề thi TSĐHCĐ khối A 2008 Nung nóng m gam hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 trong điều kiện không có không khí. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được dung dịch Y, chất rắn Z và 3,36 lít khí H2 (ở đktc). Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Y, thu được 39 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 45,6. B. 48,3. C. 36,7. D. 36,7. Đề thi TSĐHCĐ khối B 2009 Đốt nóng một hỗn hợp gồm Al và 16 gam Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 1M sinh ra 3,36 lít H2 (đktc). Giá trị của V là A. 150. B. 100. C. 200. D. 300. Đề thi TSCĐ 2008 Câu 7: Nung hỗn hợp gồm 10,8 gam Al và 16,0 gam Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y. Khối lượng kim loại trong Y là A. 16,6 gam. B. 11,2 gam. C. 5,6 gam. D. 22,4 gam. Đề thi TSCĐ 2011 Câu 8: Dãy gồm các oxit đều bị Al khử ở nhiệt độ cao là: A. FeO, MgO, CuO. B. PbO, K2O, SnO. C. Fe3O4, SnO, BaO. D. FeO, CuO, Cr2O3. Đề thi TSCĐ 2011 Câu 9: Trộn 10,8 gam bột Al với 34,8 gam bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp rắn sau phản ứng bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được 10,752 lít khí H2 (đktc). Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là A. 80%. B. 70%. C. 60%. D. 90%. Đề thi TSĐHCĐ khối B 2010 Câu 10. Thực hiện pư nhiệt nhôm hoàn toàn hh X gồm Al và Fe3O4(trong đk không có kk) rồi chia chất rắn sau pư thành 2 phần bằng nhau: - Phần 1: T/d với dd NaOH(dư) thu được 6,72l khí(đktc). - Phần 2: T/d với dd HCl(dư) thu được 26,88 lít khí(đktc). Khối lượng của hh X là A. 96,6g. B. 193,2g. C. 96,9g. D. 185,4g. Câu 11. Trộn 0,81g bột Al với 3,2g Fe2O3 và 8g CuO rồi tiến hành pư nhiệt nhôm thu được hh A. Hòa tan hoàn toàn A trong dd HNO3 thu được V lít(đktc) hh khí X gồm NO và NO2 có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:3. Giá trị của V là A. 1,120. B. 0,896. C. 1,344. D. 0,672. Câu 12. Cho 0,3 mol FexOy tham gia pư nhiệt nhôm hoàn toàn thấy tạo ra 0,4 mol Al2O3. Công thức của oxít sắt có thể là A. Fe2O3. B. FeO. C. Fe3O4. D. Fe2O3 hoặc Fe3O4. Câu 13. Trộn 5,4g bột Al với 14g Fe2O3 rồi tiến hành pư nhiệt nhôm(không có kk, Fe2O3 bị khử về Fe). Sau 1thời gian làm nguội hh và hòa tan bằng dd NaOH(dư), cho đến khi các pư hoàn toàn thu được 1,68lít khí(đktc). Hiệu suất của pư nhiệt nhôm là A. 66,67%. B. 92,68%. C. 75%. D. 85,71%. Câu 14. Để 5,6g bột Fe trong kk 1thời gian thu được 7,2g hh X gồm các oxít sắt và sắt dư. Thêm 10,8g bột Al vào X rồi thực hiện pư nhiệt nhôm hoàn toàn được hh Y. Thể tích khí thoát ra(đktc) khi hòa tan Y bằng dd HCl(dư) là A. 13.44lít. B. 11,20lít. C. 6,72lít. D. 8,96lít. Câu 15. Trộn 8,1 gam bột Al với 10 gam Fe2O3 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm với hiệu suất 90%. Hỗn hợp sau phản ứng được hoà tan trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được hỗn hợp khí NO, N2 theo tỷ lệ mol là 2: 1. Thể tích của hỗn hợp khí (ở đktc) là A. 3,78 lít. B. 2,016 lít. C. 5,04 lít. D. 1,792 lít. Câu 16: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm giữa 6,48 gam Al với 17,6 gam Fe2O3. Chỉ có phản ứng nhôm khử oxit kim loại tạo kim loại. Đem hòa tan chất rắn sau phản ứng nhiệt nhôm bằng dung dịch xút dư cho đến kết thúc phản ứng, thu được 1,344 lít H2 (đktc). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là: A. 90,9%. B. 70%. C. 100%. D. 83,3%. Câu 17: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm 26,8 gam hỗn hợp bột nhôm và sắt (III) oxit được hỗn hợp G. Hoà tan G trong dung dịch NaOH dư, thoát ra 6,72 lít khí H2 (các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thể tích khí đo ở đktc). Khối lượng nhôm có trong hỗn hợp ban đầu bằng A. 5,4 gam. B. 10,8 gam. C. 8,1 gam. D. 11,2 gam Câu 18: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm (trong điều kiện không có không khí) hỗn hợp X gồm Al và Fe3O4 sau một thời gian thu được m gam hỗn hợp Y. Chia Y thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 0,5M. Phần 2 tác dụng hết với dd HNO3 đặc, nóng, dư thu được 3.696 lít khí NO2(ở đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là: A. 4,83 B. 8,46 C. 9,66 D. 19,32. Câu 19(KA – 2013): Hỗn hợp X gồm 3,92 gam Fe, 16 gam Fe2O3 và m gam Al. Nung X ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau. Phần một tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được 4a mol khí H2. Phần hai phản ứng với dung dịch NaOH dư, thu được a mol khí H2. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A. 5,40 B. 3,51 C. 7,02 D. 4,05 Câu 20: Cho 26,8g hỗn hợp bột X gồm Al và Fe2O3, tiến hành phản ứng nhiệt nhôm cho đến khi hoàn toàn. Hỗn hợp sản phẩm sau phản ứng cho tác dụng với lượng dư dd HCl được 11,2 lít H2 (đktc). Khối lượng của Al trong X là: A. 5,4g B. 7,02g C. 9,72g D. 10,8g
Tài liệu đính kèm: